Giáo án dạy Ngữ văn 8 tiết 59: Đập đá ở Côn Lôn

Giáo án dạy Ngữ văn 8 tiết 59: Đập đá ở Côn Lôn

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 Giúp HS :

 -- Cảm nhận được hình ảnh cao đẹp của người yêu nước : trong gian nguy vẫn hiên ngang, bền gan, vững chí, nhân cách cứng cỏi .

 -- Cảm nhận giọng điệu hùng tráng của thể thất ngôn bát cú trong lối thơ tỏ chí của các nhà thơ yêu nước Việt Nam.

 -- Bồi dưỡng lòng yêu kính, tự hào người anh hùng yêu nước.

 II. CHUẨN BỊ :

 GV : Đọc SGK, sách tham khảo, soạn bài

 HS : Đọc sách GK, trả lời câu hỏi chuẩn bị bài

 III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC :

1. ỔN ĐỊNH (1) Kiểm diện sĩ số, kiểm tra tác phong HS

2. KIỂM TRA (5)

? Đọc thuộc lòng bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

? Qua bài thơ , em hiểu gì về phẩm chất của người chiến sĩ yêu nước trong hoàn cảnh tù ngục của kẻ thù ?

3. BÀI MỚI :

GIỚI THIỆU BÀI (1)

Đầu năm 1908, nhân dân Trung Kì nổi dậy chống sưu thuế, Phan Châu Trinh bị bắt, bị kết án chém và đày ra Côn Đảo (tháng 4 – 1908). Vài tháng sau, nhiều thân sĩ yêu nước khắp Trung Kì, Bắc Kì cũng bị đày ra đây. Bài thơ này làm trong thời gian Phan Châu Trinh bị đày ra đảo. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học này.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 8 tiết 59: Đập đá ở Côn Lôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 4 / 12 / 04
Tiết 59
	I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
	Giúp HS :
	-- Cảm nhận được hình ảnh cao đẹp của người yêu nước : trong gian nguy vẫn hiên ngang, bền gan, vững chí, nhân cách cứng cỏi .
	-- Cảm nhận giọng điệu hùng tráng của thể thất ngôn bát cú trong lối thơ tỏ chí của các nhà thơ yêu nước Việt Nam.
	-- Bồi dưỡng lòng yêu kính, tự hào người anh hùng yêu nước.
	II. CHUẨN BỊ :
	GV : Đọc SGK, sách tham khảo, soạn bài 
	HS : Đọc sách GK, trả lời câu hỏi chuẩn bị bài
	III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC :
ỔN ĐỊNH (1’) Kiểm diện sĩ số, kiểm tra tác phong HS
KIỂM TRA (5’)
? Đọc thuộc lòng bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác 
? Qua bài thơ , em hiểu gì về phẩm chất của người chiến sĩ yêu nước trong hoàn cảnh tù ngục của kẻ thù ?
BÀI MỚI :
GIỚI THIỆU BÀI (1’)
Đầu năm 1908, nhân dân Trung Kì nổi dậy chống sưu thuế, Phan Châu Trinh bị bắt, bị kết án chém và đày ra Côn Đảo (tháng 4 – 1908). Vài tháng sau, nhiều thân sĩ yêu nước khắp Trung Kì, Bắc Kì cũng bị đày ra đây. Bài thơ này làm trong thời gian Phan Châu Trinh bị đày ra đảo. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học này.
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1
HOẠT ĐỘNG 1
I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH
+ Cho HS đọc diễn cảm bài thơ, chú ý thể hiện khẩu khí ngang tàng và giọng điệu hào hùng của tác giả .
Đọc diễn cảm bài thơ
Đọc chú thích
Tác giả :
+ Lưu ý lối nói ngụ ý khi đọc các chú thích 4, 5 và 6
? Dựa vào chú thích hãy cho biết vài nét về tác giả bài thơ ?
Hướng trả lời
Phan Châu Trinh(1872 -1926) hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, quê Quảng Nam , đỗ Phó bảng, làm quan nhưng chỉ trong một thời gian ngắn đã bỏ quan, hoạt động cách mạng . Ông là người đề xướng dân chủ, 
Phan Châu Trinh (1872 -1926) hiệu là Tây Hồ, là chí sĩ yêu nước tích cực đầu thế kỉ XX.
đòi bãi bỏ chế độ quân chủ sớm nhất ở Việt Nam .
Tác phẩm : Bài thơ viết trong thời gian 
? Bài thơ làm theo thể thơ gì, phương thức biểu đạt nào ?
-- Bài thơ làm theo thể thơ thất ngôn bát cú, phương thức biểu cảm 
ông bị đày ra Côn Đảo (1908)
- Phương thức biểu đạt : biểu cảm
- Thể thơ : thất ngôn bát cú Đường luật
HOẠT ĐỘNG 2
+ Đọc 2 câu thơ đầu
HOẠT ĐỘNG 2
Quan sát khổ thơ
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
? Câu thơ đầu giới thiệu với chúng ta điều gì?
Hướng trả lời :
-- Miêu tả bối cảnh không gian, đồng thời tạo dựng tư thế con người giữa đất trời Côn Đảo .
1. HAI CÂU ĐỀ
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn.
? Em hiểu gì về câu thơ thứ hai?
-- Bọn thực dân bắt người tù phải làm công việc khổ sai : đập núi làm đá
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
GIẢNG :
Theo quan niệm nhân sinh truyền thống, người làm trai “ Đã sinh làm trai thì cũng khác đời” ( Phan Bội Châu), “Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông – Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể” (Nguyễn Công Trứ) . Đó là lòng kiêu hãnh, là ý chí tự khẳng định mình, là khát vọng hành động mãnh liệt. Phan Châu Trinh đường hoàng giữa đất trời Côn Lôn, “đứng giữa” biển rộng, non cao, đội trời, đạp đất, tư thế hiên ngang, sừng sững! Công việc đập đá khổ sai là một thử thách vô cùng nặng nề, nhưng đối với kẻ làm trai càng thể hiện khí phách, uy dũng của mình. Hai câu thơ toát lên một vẻ đẹp hùng tráng, một khẩu khí mạnh mẽ, một lối nói khoa trương đầy ấn tượng về chí nam nhi: sẵn sàng chấp nhận thử thách, sống ngang tàng hiên ngang.
" Giữa đất trời Côn Lôn, người yêu nước sẵn sàng chấp nhận thử thách, sống hiên ngang. 
+ Gọi HS đọc hai câu 3 – 4
? Nghệ thuật trong hai câu thơ có gì đặc biệt ?
Đọc
Định hướng trả lời
-- Dùng những động từ mạnh : xách búa, đánh tan, ra tay, đập bể
2. HAI CÂU THỰC
Xách búa đánh tan năm bảy đống
? Em hiểu gì về công việc đập đá ?
Qua đó, hình ảnh người tù khổ sai đã 
-- Giọng điệu hùng tráng, sôi nổi.
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
hiện lên như thế nào ? 
GIẢNG :
Với những nét bút khoa trương nhằm làm nổi bật sức mạnh to lớn của con người : tư thế ngạo nghễ vươn cao ngang tầm vũ trụ, biến một công việc lao động cưỡng bức hết sức nặng nhọc, vất vả thành một cuộc chinh phục thiên nhiên dũng mãùnh với sức mạnh thần kì như một dũng sĩ thần thoại . Giọng thơ thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ của con người dám coi thường mọi thử thách gian nan. 
-- Phép đối 
-- Người tù phải dùng tay cầm búa, đập đá thành hòn, thành đống, đó là công việc thủ công, nặng nhọc.Người tù khổ sai dám đương đầu, vượt lên chiến thắng thử thách, gian khổ.
( Phép đối, động từ mạnh, giọng thơ hùng tráng, sôi nổi)
" Công việc lao động vất vả, người tù khổ sai dám đương đầu vượt lên thử thách, gian nan.
+ Đọc hai câu 5 – 6
? Từ chú thích (4), em hiểu cảm nghĩ nào của tác giả qua hai câu thơ ?
-- Người tù chịu mọi nhục hình đầy đọa kéo dài: tháng ngày, mưa nắng nhưng vẫn tự thấy mình có tinh thần cứng cỏi, trung kiên không sờn lòng, đổi chí trước mọi thử thách, gian lao.
3. HAI CÂU LUẬN
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
? Trong hai câu thơ , tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào
NÂNG CAO :
Để làm nổi bật chí lớn, gan to của người anh hùng, tác giả đã tạo thế tương quan đối lập : tháng ngày, mưa nắng, thân sành sỏi, dạ sắt son làm rõ sức chịu đựng mãnh liệt cả về thể xác lẫn tinh thần của con người trước thử thách, gian nan, toát lên phẩm chất trung thành với lí tưởng yêu nước . 
-- Phép đối, hình ảnh tượng trưng .
( Phép đối, ẩn dụ)
" Sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng.
+ Gọi HS đọc 2 câu 7 – 8
? Em hiểu ý hai câu này như thế nào ?
Dựa vào chú thích, cho biết hình ảnh “kẻ vá trời” có ý nghĩa gì?
? Nhận xét về nghệ thuật trong hai câu cuối?
BÌNH :
Hai câu thơ là sự đối lập giữa chí lớn của những con người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước vào những năm đầu 
Đọc hai câu cuối
Hướng trả lời
-- Những kẻ có gan làm việc lớn, khi phải chịu cảnh tù đày, chỉ là việc nhỏ, ko có gì đáng nói. “ Kẻ vá trời” ý nói người co ùchí làm những việc kinh thiên động địa .
4. HAI CÂU KẾT
Những kẻ vá trời khi lỡ bước, 
Gian nan chi kể việc con con.
(đối lập ; hình ảnh điển tích, nói quá)
thế kỉ XX, một công việc ko phải ai cũng tin sức người có thể làm được , với những thử thách khó khăn trên đường hoạt động. Hình ảnh điển tích
“ bà Nữ Oa vá trời” trong thần thoại Trung Quốc để nói lên chí lớn làm cách mạng, cứu nước, cứu dân. Tác giả cho rằng những thử thách phải gánh chịu trên bước đường chiến đấu được xem như việc con con, nhưng sự thực thì bản án và hoàn cảnh khắc nghiệt mà ông phải mang đâu có phải là việc con con.
-- Nghệ thuật đối lập ( gian nan >< con con), hình ảnh khoa trương (kẻ vá trời) để biểu thị dũng khí hiên ngang, tinh thần lạc quan trước cảnh tù đày.
" Dũng khí hiên ngang, tự hào, tin tưởng vào sự nghiệp cứu nước, coi thường gian lao tù đày.
+ Hướng dẫn tổng kết
? Bài thơ có những đặc sắc gì về nghệ thuật ?
? Qua đó, em hiểu thêm gì về người tù yêu nước Phan Châu Trinh cũng như các nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX ?
Dựa vào ghi nhớ phát biểu
GHI NHỚ/ SGK
HOẠT ĐỘNG 3
HOẠT ĐỘNG 3
III. LUYỆN TẬP
BÀI TẬP
Câu 1 : Nội dung của bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn” là gì?
A.Phong thái ung dung, tự tại.
B. Khí phách hiên ngang, bất khuất.
C. Niềm tin ko đổi dời vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 2 : Từ “ Làm trai” trong bài thơ gợi cho em nhớ tới những câu ca dao, tục ngữ nào?
Thảo luận nhóm
Hướng trả lời
Câu 1 : D
Câu 2 :
Làm trai cho đáng nên trai,
Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên.
(Ca dao) 
BÀI TẬP 
Câu 1 : D
Câu 2 :
Làm trai cho đáng nên trai,
Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên.
(Ca dao) 
	(2’) HƯỚNG DẪN HỌC TẬP :
	+ Học bài, nắm kiến thức cơ bản
	+ Làm bài tập 2 / SGK / 150	
	+ Chuẩn bị bài Muốn làm thằng Cuội 
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docDDA CLON.doc