Tuần 17
Tiết 65.
HAI CHỮ NƯỚC NHÀ.
A. Mục tiêu bài học.
Giúp học sinh cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.
Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải; cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thơ thống thiết
B. Chuẩn bị: Thầy soạn bài.
Trò soạn bài theo sgk.
C. Tiến trình: Ổn định lớp.
Kiểm tra: Học thuộc lòng và nêu nội dung bài “Muốn làm thằng cuội”
Ngày soạn: Dạy: Tuần 17 Tiết 65. hai chữ nước nhà. A. Mục tiêu bài học. Giúp học sinh cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước. Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải; cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thơ thống thiết B. Chuẩn bị: Thầy soạn bài. Trò soạn bài theo sgk. C. Tiến trình: ổn định lớp. Kiểm tra: Học thuộc lòng và nêu nội dung bài “Muốn làm thằng cuội” Bài mới. ? Nêu vài nét về tác giả. ? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào. ? Đọc đúng những câu cảm, thể hiện giọng điệu thống thiết, chứa nỗi đau đớn, xót xa. ? Đề bài cho em biết nội dung chính của bài là gì. ? Tác giả không trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ mà ông biểu hiện bằng cách nào (cha nói với con). ? Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn. ? ý mỗi đoạn nói gì. ? Nhận xét về giọng điệu bài thơ: (Tác giả chọn thể thơ lục bát rất thích hợp để diễn tả những tiếng lòng sầu thảm hay những nỗi giận dữ, oán thán -> Giọng thơ ở đây lâm li, thống thiết, nhiều lời cảm thán ? Đọc 8 câu đầu, theo em 8 câu thơ đầu biểu hiện nội dung gì (bối cảnh không gian - hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật). ? Cảnh tượng cuộc ra đi được miêu tả như thế nào. ? Không gian: chốn ải Bắc và cõi giời Nam (đặt trong thế tương phản) đã phản ánh trạng thái, tâm tư nào của con người. ( Cuộc chia li diễn ra ở một nơi biên giới ảm đạm, heo hút “ải bắcchim kêu” Đối với cuộc ra đi không có ngày trở lại của Nguyễn Phi Khanh thì đây là điểm cuối cùng để chia biệt vĩnh viễn với tổ quốc, quê hương). ? Các chi tiết “mây sầu, gió thảm” gợi tính chất gì của khung cảnh cuộc ra đi. ( Tâm trạng buồn thảm ấy phủ lên cảnh vật một màu tang tóc, thê lương, cảnh vật ấy lại càng như giục cơn sầu trong lòng người) ? Khung cảnh ấy như tiếng kêu bất bình của người cha - em hiểu nỗi bất bình ấy như thế nào. ? (Giáo viên giải thích về tính “ước lệ” của ngôn ngữ thơ). ? Giữa khung cảnh ấy, hình ảnh người cha hiện lên từ những lời thơ nào. ? Em hiểu gì về hoàn cảnh của người cha qua câu thơ. (Cha bị giải sangTàu không mong ngày trở lại, con muốn đi theo phụng dưỡng cha già cho tròn đạo hiếu nhưng cha đã nén lòng mình khuyên con trở lại lo tính đền nợ nước, trả thù nhà. Cả 2 cha con đều đau đớn tột cùng - tình nhà nghĩa nước đều sâu đậm thiết tha, cha con li biệt, trong tình cảnh này: máu hoà nước mắt) ? Em hiểu nước mắt của người cha xót thương (cho con, cho mình, cho cảnh nước mất nhà tan). ? Những điều đó giúp em hiểu gì về người cha -> Là người nặng lòng với đất nước, quê hương. ? Giáo viên: Trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như một lời trăng trối. Nó thiêng liêng xúc động và có sức truyền cảm mạnh hơn bao giờ hết, khiến cho người nghe phải nhập tâm, khắc cốt ghi xương, ghi nhớ chẳng thể nào quên. ? Người cha nhắc đến lịch sử dân tộc trong những lời khuyên nào. ? Có thể coi mục đích của những lời khuyên này là gì (tóm tắt truyền thuyết anh hùng của dân tộc) ? Qua các sự tích “ Giống Hồng Lạc, Giời Nam riêng một cõi, anh hùng hiệp nữ” đã nhắc tới đặc điểm nào của dân tộc. ? TS khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước, cứu nhà, người cha lại nhắc đến lịch sử anh hùng của dân tộc ( vì dân tộc ta có lịch sử hào hùng - vì người cha muốn khích lệ dòng máu anh hùng dân tộc ở người con). ? Điều này cho ta thấy tình cảm sâu đậm nào trong người cha. ? Sau khái quát truyền thuyết của dân tộc, tiếp theo tác giả miêu tả hoạ mất nước qua những câu thơ nào. ? Những câu thơ này tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì (miêu tả kết hợp với ẩn dụ “xương rừng, máu sông” - nối tiếp là những chi tiết khái quát “bỏ vợ, lìa con” ? Các hình ảnh ẩn dụ, đặc tả kết hợp với các chi tiết khái quát trên gợi cảnh đất nước như thế nào. ? Ngoài nghĩa thực của đoạn thơ là tả lại cảnh thê thảm của đất nước khi giặc Minh xâm lược, người đọc có thể hiểu rộng hơn điều gì (là cảnh đất nước dưới ách thống trị của thực dân Pháp). ? Những lời thơ nào diễn tả nỗi đau thương cho dân tộc, cho người yêu nước khi đất nước bị xâm lăng. ? Đoạn thơ này tác giả dùng các biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng (tác dụng dùng từ ngữ khoa trương, ẩn dụ và các hình ảnh lớn lao kì vĩ: Đất khóc, giời than, xây khối uấtCó tác dụng diễn tả nỗi đau mất nước, mất tự do lên đến tột đỉnh, kết lại thành những cơn đau xé tâm can, những khối đau cuồn cuộn, mờ mịt như xương khói phủ kín núi non, những dòng đau cuồn cuộn vật vã như sóng nước sông Hồng. Tác giả sử dụng kết hợp nhiều biện pháp tu từ rất phù hợp với những cung bậc cảm xúc vừa đau đớn xót xa, vừa cháy bỏng căm hờn. ? Những lời thơ trên đã bộc lộ cảm xúc nào trong lòng người cha (đau xót cho cảnh mất nước - căm phẫn trước tội ác trời không dung, đất không tha của giặc Minh). ? Đây là lời của nhà thơ, lời của non nước nhắn giử, kêu gọi, thức tỉnh đồng bào hãy nhận rõ tình hình đất nước để có suy nghĩ, hành động đúng, kịp thời đứng lên cứu nước - lời kêu gọi tập trung ở 8 câu cuối. ? Những lời thơ nào diễn tả tình cảnh thực của người cha. ? Các chi tiết “tuổi già, sức yếu, bó tay, thân lươn bao quản” cho thấy người cha trong cảnh ngộ như thế nào (bó tay - chấp nhận - đau xót -> đau cho bản thân và đau cho vận nước đang cơn bĩ cực, nhưng ông đành gửi gắm tất cả khát vọng và niềm tin vào con trai) ? TS khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước cứu nhà người cha lại nói tới cảnh ngộ bất lực của mình (để khích lệ con làm tiếp những điều cha chưa làm được, giúp ích cho nước nhà) ? TS trong phần kết này, người cha mong con nhớ đến “tổ tông khi trước” (một tổ tông đã vì nước gian lao vì ngọn cờ độc lập) - vì lời khuyên của người cha nhằm mục đích: ? Em thấy giọng điệu của lời khuyên như thế nào (thống thiết, chân thành) ? Từ những lời khuyên đó, em hiểu tình cảm của người cha như thế nào. ? Nêu những nét đặc sắc của nghệ thuật. ? Bài thơ là lời của ai (Nguyễn Phi Khanh dặn con là Nuyễn Trãi - cũng chính là tấm lòng của Trần Tuấn Khải). Bài thơ bộc lộ điều gì. I. Vài nét về tác giả, tác phẩm. - á Nam Trần Tuấn Khải (1895 - 1983) quê ở Mĩ Hà - Mĩ Lộc - Nam Định. - Thơ ông mang tâm sự thời thế, đất nước, dân tộcông thường mượn đề tài lịch sử để gửi gấm lòng yêu nước và khát vọng độc lập, tự do - Tác giả mượn lời người cha (Nguyễn Phi Khanh) dặn dò con (Nguyễn Trãi) để gửi gắm tâm sự yêu nước của mình. II. Đọc, tìm hiểu cấu trúc. - Bài thơ trình bày cảm nghĩ của con người về đất nước mình. + Đoạn 1: Từ đầu -> cha khuyên: Nỗi lòng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau dớn. + Đoạn tiếp -> đó mà: Thể hiện tình hình đất nước trong cảnh đau thương, tang tóc (nước mất nhà tan). + Đoạn 3 còn lại (8 câu cuối): Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con. III. Tìm hiểu văn bản: 1/ tâm trạng của người cha trong cảnh phải rời xa đất nước. a. Bối cảnh không gian: Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu, Bốn bề hổ thét chim kêu Đoái nom phong cảnh như kêu bất bình. - Phản ánh tâm trạng của người yêu nước buộc phải rời xa đất nước. - Buồn thảm, thê lương, làm não lòng người. - Nỗi đau của người yêu nước buộc phải rời xa đất nước, nỗi căm tức quân Minh xâm lược. - Đó là tình ảm vừa nhớ thương vừa căm phẫn nhưng bất lực b. Hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật: Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước Chút thân tàn lần bước dặm khơi Trông con tầm tã châu rơi Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên. -> Nói lên nhiệt huyết yêu nước của người cha cùng cảnh ngộ éo le, bất lực của ông. 2/ Tâm trạng người cha khi phải rời xa đất nước? Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay Giời Nam riêng một cõi này. Anh hùnh hiệp nữ xưa nay kém gì - Nòi giống cao quý, lịch sử lâu đời, nhiều anh hùng dân tộc. - Niềm tự hào dân tộc, biểu hiện của lòng yêu nước. Bốn phương khói lửa bừng bừng Xiết bao thảm hoạ xương rừng máu sông Nơi đô thị thành tung quách vỡ Chốn nhân gian bỏ vợ, lìa con -> Có giặc ngoại xâm, đất nước bị huỷ hoại -> cảnh nước mất nhà tan. Thảm vong quốc kể sao xiết kể Trông cơ đồ nhường xé tâm can Ngậm ngùi đất khóc giời than Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này Khói Nùng Lĩnh như xây khối uất Sông hồng giang nhường vật cơn sầu -> So sánh, ẩn dụ-> Cực tả nỗi đau mất nước thấm tận tâm can thấm đến cả trời đất, núi sông. -> Niềm xót thương vô hạn trước cảnh nước mất nhà tan, lòng căm thù giặc Minh -> cũng là biểu hiện lòng yêu nước. 3/ Tình thế của người cha và lời trao gửi cho con: Cha xót phận tuổi già sức yếu Lỡ xa cơ đành chịu bó tay Thân lươn bao quản vũng lầy -> Già yếu, bị bắt, không còn địa vị, bất lực, đó là cảnh ngộ ngặt nghèo đau đớn. -> Khích lệ con nối nghiệp vẻ vang của tổ tông. - Đặt niềm tin vào con và đất nước. - Tình yêu con hoà trong tình yêu đất nước, dân tộc. IV. Tổng kết - Nghệ thuật: ẩn dụ, hình ảnh kì vĩ, thể thơ dân tộc, nhịp thơ, câu cảm - Nội dung: Tình yêu nước thiết tha, tự hoà dân tộc, khích lệ lòng yêu nước của mọi người. Củng cố: Đọc lại bài thơ - đọc phần ghi nhớ. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc lòng - đọc thêm “Chiêu hồn nước” Ôn tập để chuẩn bị cho kiểm tra. D. Rút kinh nghiệm: _________________________________________ Ngày soạn: Dạy: Tiết 68. ông đồ A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh cảm nhận được tình cảnh đáng buồn của ông đồ, qua đó thấy rõ sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng; niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả trước một lớp người tài hoa, một nét văn hoá cổ truyền nay trở nên tàn tạ và đang vắng bóng. Sức truyền cảm của bài thơ thể hiện ở sự đối lập tương phản thể thơ ngũ ngôn, ngôn từ bình dị, cô đọng, chứa đựng nhiều cảm xúc. Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thể thơ ngũ ngôn, tìm hiểu phân tích hiệu quả của biện pháp đối lập, tương phản, câu hỏi tu từ trong thơ. B. Chuẩn bị: Giáo viên soạn bài + giáo án. Học sinh đọc, chuẩn bị bài. C. Tiến trình: ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ “ Nhớ rừng” - Thế Lữ. Bài mới. ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả. ? Nêu xuất sứ của bài thơ, Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài. Nêu cách đọc, đọc mẫu 1 đoạn. ? Giải thích “ Ông đồ” -> Người dạy chữ nho xưa. ? Bài thơ có phương thức biểu đạt như thế nào. -> Biểu cảm kết hợp miêu tả tự sự. ? Bài thơ có bố cục như thế nào. ? Đọc khổ thơ 1. ? ý chính của khổ thơ này là gì. -> Giới thiệu ông đồ. ? Ông đồ thường xuất hiện vào thời điểm nào. ? Thời điểm đó có ý nghĩa gì. -> Báo hiệu mùa xuân đến, mùa đẹp, mùa vui, hạnh phúc. ? Từ “mỗi năm”, “lại thấy” diễn tả điều gì. -> Thời gian lặp lại -> Viết chữ nho đã trở thành phong tục. ? Nhận xét về phong tục đó. -> Phong tục văn hoá đẹp. ? Hình ảnh ông đồ xuất hiện giữa mùa xuân gợi lên cảnh tượng như thế nào. ? Đọ ... _____ Duyệt của BGH Ngày tháng năm 200 Phan Thị Sử ________________________________________ Ngày soạn: Dạy: Tuần 35 Tiết 137. chương trình địa phương (phần tiếng việt). A. Mục tiêu bài học. - Ôn tập kiến thức về đại từ xưng hô. - Tích hợp với các văn bản văn đã học và các bài tiếng việt về hành động nói và hội thoại. - Rèn kỹ năng dùng đại từ xưng hô trong giao tiếp cho đúng “vai” và đúng màu sắc địa phương. B. Chuẩn bị: Giáo viên nghiên cứu – soạn giáo án. Học sinh học bài, chẩun bị bài. C. Tiến trình: ổn định tổ chức. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Bài mới. ? Giáo viên giải thích. ? Trong cuộc sống em thấy có các quan hệ xưng hô nào. ? Khi giao tiếp cần chú ý điều gì. ? Học sinh đọc đoạn văn/ 145. ? Xác định từ xưng hô địa phương. ? Tìm từ xưng hô ở địa phương em hoặc địa phương khác. ? Từ xưng hô của địa phương em, có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào. ? Đối chiếu những phương tiện xưng hô ở bài tập a và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc (phần địa phương tiếng việt ở kỳ I) em có nhận xét gì. I. Ôn về từ ngữ xưng hô. * Xưng hô. Xưng: Người nói tự gọi mình. Hô: Người nói gọi người đối thoại, tức người nghe. VD: Học sinh gọi mình là em, gọi giáo viên là thầy cô, tự gọi mình là con, gọi người sinh ra mình là cha mẹ. * Dùng từ ngữ xưng hô. - Dùng đại từ chỉ người (tôi, chúng tôi, ta, chúng ta, mình, nó ). - Dùng danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức tước (ông, bà, cô, dì, chú, bác ). * Quan hệ xưng hô. - Quan hệ quốc tế, giao tiếp trong hành động ngoại giao, đối ngoại. - Quan hệ quốc gia: Giao tiếp trong cơ quan nhà nước, trường học, nhà máy. - Quan hệ xã hội: Giao tiếp rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống xã hội như ở rạp chiếu phim, ở siêu thị, dạ hội - Khi giao tiếp cần chú ý đến các vai trên, dưới – ngang hàng. II. Xác định các từ ngữ xưng hô. - Từ xưng hô địa phương “u” dùng để gọi mẹ. - “Mợ” không phải là từ toàn dân cũng không phải là từ địa phương – là biệt ngữ xã hội. VD: Nghệ Tĩnh: Mi (mày) – choa (tôi). Thừa Thiên Huế: eng (anh) - ả ( chị). Nam trung bộ: Tau (tao) – mầy (mày) Nam bộ: Tui (tôi) – ba (cha) - U, bầm, bủ . + Được dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp như ở địa phương, đồng hương gặp nhau ở tỉnh bạn, hoặc ở nước ngoài. - Cũng có khi dùng trong tác phẩm văn học để tạo không khí địa phương. - Không dùng trong các hoạt động giao tiếp quốc tế quốc gia (các hoạt động có nghi thức trang trọng). * Nhận xét. - Trong tiếng việt có một số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ nghề nghiệp chức vụ được dùng làm từ ngữ xưng hô. VD: Để gọi một người tên Tuấn, ta có thể lựa chọn: Ông Tuấn, lão - Mỗi cách gọi kèm theo thái độ: Yêu, ghét, thương - Cách dùng từ ngữ xưng hô như trên có 2 cái lợi. + Nó giải quyết được một khó khăn đáng kể là trong vốn từ vựng tiếng việt, số lượng đại từ xưng hô còn rất hạn chế cả về số lượng và sắc thái biểu cảm. + Nó thoả mãn được nhu cầu giao tiếp của con người, đặc biệt là nhu cầu bày tỏ những biến thái vô cùng phong phú. Củng cố: Giáo viên nhận xét giờ luyện tập. Hướng dẫn: Học bài, tìm thêm các cách xưng hô. D. Rút kinh nghiệm: _____________________________________________ Ngày soạn: Dạy: Tiét 138. luyện tập văn bản thông báo. A. Mục tiêu bài học. Giúp học sinh ôn lại những tri thức về văn bản thông báo; mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một thông báo. Nâng cao năng lực viết thông báo cho học sinh. B. Chuẩn bị: Giáo viên soạn bài. Học sinh học, đọc sgk. C. Tiến trình: ổn định tổ chức. Kiểm tra. Bài mới. I. Ôn tập lí thuyết. Học sinh trả lời 3 câu hỏi (148 – 149 sgk) lưu ý các câu hỏi. - Ai thông báo? (Xác định chủ thể). - Thông báo cho ai? (Xác định đối tượng). - Trong tình huống nào? (Xác định ngôn ngữ, điều kiện). - Thông báo về việc gì? (Xác định nội dung) cần cụ thể, chính xác, rõ ràng. ? Lần lượt học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung nhận xét. ? Sau đó giáo viên tổng kết theo bảng hệ thống. Những tình huống cần làm các loại văn bản. Thông báo 1 Tường trình 2 Báo cáo 3 Đề nghị 4 Cấp trên hoặc tổ chức cơ quan. . cần báo cho cấp dưới hoặc nhân dân biết về một vấn đề chủ trương, chính sách, việc làm. Cấp dưới, cá nhân làm rõ một vấn đề, một sự việc, một hành động, kết quả để cấp trên hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan và trách nhiệm xem xét, kết luận Cấp dưới, cá nhân trình bày lại quá trình và kết quả công việc, nhiệm vụ đã được giao trước cấp trên tổ chức, cơ quan có liên quan phụ trách hoặc trước nhân dân trong hội nghị, trong trường hợp định kỳ, đột xuất. Cấp dưới hoặc cá nhân trình bày rõ những yêu câu đề nghị của bản thân hoặc tập thể để cấp trên hoặc tổ chức có liên quan đến trách nhiệm xem xét, giải quyết. II. Luyện tập. 1/ Học sinh lựa chọn và trình bày lí do lựa chọn của mình. a. Thông báo. - Hiệu trưởng viết thông báo. - Cán bộ, giáo viên, học sinh toàn trường nhận đọc thông báo. - Nội dung kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ. B. Báo cáo. - Các chi đội viết báo cáo. - BCH liên đội nhận báo cáo. - Nội dung tình hình hoạt động của chi đội trong tháng. C. Thông báo. - Ban quản lí dự án viết thông báo. - Bà con nông dân có đất đai, hoa màu trong phạm vi giải phóng mặt bằng của công trình dự án nhận thông báo. - Nội dung thông báo: Chủ trương của bản dự án. 2/ Học sinh phát hiện những lỗi sai trong bản thông báo và chữa lại. a. Những lỗi sai. - Không có số công văn, thông báo, nơi nhận, nơi lưu, viết ở góc trái phía trên và phía dưới văn bản thông báo. - Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo nên thông báo còn thiếu cụ thể các mục: Thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra. b. Chữa lại - Bổ sung và sắp xếp lại các mục cho đúng với tên bản thông báo. 3/ Những tình huống cụ thể cần viết thông báo. Người thông báo Người nhận thông báo Nội dung thông báo. - Giáo viên chủ nhiệm. - Giáo viên chủ nhiệm lớp. - Hiệu trưởng. - Ban công an xã. Gia đình học sinh cá biệt trong lớp. Gia đình học sinh cá biệt trong lớp. Giáo viên, học sinh, gia đình học sinh. Gia đình nạn nhân - Thu các khoản tiền đầu năm học. - Tình hình học tập và rèn luyện của học sinh cá biệt. - Kế hoạch tham quan thực tế Hạ Long – Quảng Ninh. - Đến nhận đồ bị mất cắp đã tìm thấy. Củng cố: Giáo viên nhận xét giờ luyện tập. Hướng dẫn: Xem thêm các văn bản hành chính công vụ. D. Rút kinh nghiệm: ____________________________________________ Ngày soạn: Dạy: Tiết 139. ôn tập phần tập làm văn. A. Mục tiêu bài học. Giúp học sinh hệ thống hoá các kiến thức và kĩ năng phần tập làm văn đã học trong năm. Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự, kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong nghị luận. B. Chuẩn bị: Giáo viên soạn bài. Học sinh học bài. C. Tiến trình: ổn định tổ chức. Kiểm tra. Bài mới. I. Về tình huống nhất của văn bản. ? Em hiểu như thế nào về tình huống thứ nhất của văn bản. Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở đâu. Biểu hiện trước hết trong chủ đề, tính thống nhất của chủ đề văn bản. - Chủ đề của văn bản là vấn đề chủ chốt, là đối tượng chính sách mà văn bản biểu đạt. - Chủ đề được thể hiện trong câu chủ đề, trong nhan đề văn bản, trong các đề mục, trong quan hệ giữa các phần và trong các từ ngữ then chốt thường được lặp đi lặp lại một cách có chủ ý. - Tính thống nhất về chủ đề, khi chỉ biểu đạt chủ đề xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Tính thống nhất của chủ đề còn được thể hiện ở chỗ mạch lạc trong liên kết giữa các phần, các đoạn trong văn bản. ? Giáo viên cho 2 câu chủ đề, hãy viết thành đoạn văn. - Em rất thích đọc sách. - Mùa hè thật hấp dẫn. Học sinh làm bài – giáo viên gọi học sinh đọc bài viết. II. Về văn bản tự sự. ? Thế nào là văn bản tự sự. ? Tóm tắt văn bản tự sự để làm gì? - Giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung, chủ yếu để tạo cơ sở cho việc tìm hiểu phân tích, bình giá. ? Muốn tóm tắt cần chú ý điều gì. - Đọc kỹ nhiều lần, phát hiện các đoạn, mạch, chi tiết. ? Các yếu tố miêu tả và biểu cảm tham gia vào văn bản tự sự như thế nào. - Yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm đan xen làm cho câu chuyện, sự vật và sự việc thêm cụ thể sinh động. Giáo viên: nêu một đoạn văn cho học sinh bổ sung yếu tố biểu cảm. III. Về văn bản thuyết minh. ? Khái niệm. ? Có những kiểu đề bài thuyết minh nào. Đề bài mở và đề bài giới hạn phạm vi mức độ đối tượng rõ ràng. ? Các phương pháp thuyết minh chủ yếu. - Phương pháp định nghĩa, miêu tả, giải thích, so sánh số liệu thống kê. ? Có các kiểu đề tài thuyết minh nào. Người (anh hùng, danh nhân, nhân vật lịch sử). Vật (thực và động vật). Đồ vật (dụng cụ, đồ nghề, nghề nghiệp). Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. ? Khi thuyết minh có cần trí tưởng tượng và sáng tạo không. - Trong bài thuyết minh cụ thể sử dụng miêu tả, tưởng tượng, biểu cảm sáng tạo nhưng không được dùng tuỳ tiện. ? Nêu sự khác nhau giữa các kiểu bài thuyết minh. IV. Về văn bản nghị luận. ? Em hiểu thế nào là luận điểm, luận chứng, luận cứ. Vai trò của luận điểm trong bài văn nghị luận. ? Các yếu tố miêu tả, biểu cảm có vai trò như thế nào trong văn nghị luận. - Làm cho văn nghị luận thêm cụ thể sinh động, đỡ khô khan, tăng tính thuyết phục, làm rõ luận điểm. Phân tích: Hịch tướng sĩ, tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Củng cố: Giáo viên nhận xét giờ ôn tập. Hướng dẫn: Tự ôn tập phần văn bản điều hành. D. Rút kinh nghiệm: ______________________________________________ Ngày soạn: Dạy: Tiết 140. trả bài kiểm tra tổng hợp. A. Mục tiêu bài học. Giúp học sinh nắm được những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình từ nội dung đến hình thức để từ đó thêm một lần nữa củng cố và hệ thống toàn bộ những kiến thức và kĩ năng chủ yếu đã được học trong chương trình. B. Chuẩn bị: Giáo viên nghiên cứu, chấm bài. Học sinh nhớ lại bài làm. C. Tiến trình: ổn định tổ chức. Kiểm tra. Bài mới. I. Nhận xét bài làm. 1/ Ưu điểm. - Đa số học sinh làm được bài. - Cách trình bày, diễn đạt đã tiến bộ. - Đã biết nêu luận điểm rồi dùng lí lẽ phân tích, dẫn chứng. - Đã chú ý tách đoạn, liên kết, chuyển ý. 2/ Nhược điểm. - Một số em còn sai trong phần trắc nghiệm. - Còn tẩy xoá, trình bầy chưa mạch lạc. - Liên kết, chuyển ý chưa tự nhiên. - Dùng từ chưa chính xác, viết câu chưa thoát ý, còn mắc lỗi chính tả. - Nhìn chung kĩ năng làm văn chưa nhanh nhạy. - Chưa có thói quen lập dàn ý. II. Trả bài và chữa bài. - Giáo viên trả bài cho học sinh. - Học sinh đọc bài, tự sửa lỗi. Củng cố: Nhận xét ý thức sửa lỗi. Đọc bài khá. Hướng dẫn: Học bài, tiếp tục sửa lỗi. D. Rút kinh nghiệm: ________________________________________ Duyệt của BGH Ngày tháng năm 200 Phan Thị Sử ________________________________________
Tài liệu đính kèm: