Giáo án dạy môn Ngữ văn 8 - Tuần 16, 17, 18

Giáo án dạy môn Ngữ văn 8 - Tuần 16, 17, 18

Tập làm văn

THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC

A. Mục tiêu.

- Giúp học sinh biết thuyết minh về một thể loại văn học.

- Thấy được muốn làm bài thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu.

- Rèn luyện năng lực quan sát, dùng kết quả quan sát để làm bài thuyết minh.

B. Chuẩn bị:

- GV: bảng phụ ghi bảng mẫu bằng - trắc bài thơ ''Vào nhà .tác”

- HS: ôn lại thể thơ TN

C.Tiến trình bài dạy.

I. Tổ chức lớp: (1')

II. Kiểm tra bài cũ :(5')

?Bài thơ ''Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác '' viết theo thể thơ nào? Trình bày những hiểu biết của em về thể thơ đó.

- GV dẫn dắt vào bài.

 

doc 27 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy môn Ngữ văn 8 - Tuần 16, 17, 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Tiết 61 Ngày soạn:16/12/2006 
 Ngày dạy: 20/12/2006
Tập làm văn
thuyết minh về một thể loại văn học
A. Mục tiêu.
- Giúp học sinh biết thuyết minh về một thể loại văn học.
- Thấy được muốn làm bài thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu.
- Rèn luyện năng lực quan sát, dùng kết quả quan sát để làm bài thuyết minh.
B. Chuẩn bị:
- GV: bảng phụ ghi bảng mẫu bằng - trắc bài thơ ''Vào nhà ...tác”
- HS: ôn lại thể thơ TN
C.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
?Bài thơ ''Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác '' viết theo thể thơ nào? Trình bày những hiểu biết của em về thể thơ đó.
- GV dẫn dắt vào bài.
III.Bài mới. 
T/g
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
10'
12'
13'
Yêu cầu học sinh đọc kĩ bài thơ:
 " Vào nhà ngục...tác''
? Nêu xuất xứ của thể thơ thất ngôn bát cú và giải thích:
? Số dòng? số chữ? Có thể thêm bớt được không
*Bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng 7 chữ
? Ghi bảng kí hiệu B-T theo từ tiếng trong bài thơ đó 
- Giáo viên treo bảng phụ sau khi học sinh ghi kí hiệu 
- yêu cầu học sinh đối chiếu
- Thanh bằng: thanh huyền, không
- Thanh trắc: sắc hỏi ngã nặng
? Nhận xét về quan hệ bằng trắc trong các dòng với nhau
? Nhận xét về phép đối ( ý đối ý, thanh đối thanh, đối từ loại)
? Nhận xét về niêm( dính)
? Luật
* Luật bằng, trắc: căn cứ vào chữ thứ hai trong câu đầu của bài - bằng, trắc; nhị, tứ, lục phân minh, nhất tam ngũ bất luận
* Đối: câu 3-4; 5-6 (chữ 2, 4, 6) đối ý, thanh, từ loại
 Niêm (dính), (khoá lại), câu 1-8, 2-3, 4-5, 6-7
? Hãy cho biết bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong câu và đó là vần bằng hay trắc
* Hiệp vần ở cuối câu 2, 4, 6, 8 - vần chân, vần bằng (cũng có thể là vần trắc)
? Hãy cho biết câu thơ trong bài ngắt nhịp như thế nào.
? Bố cục của thơ TN
* Nhịp thường là 4/3
* Bố cục: đề, thực, luận, kết
? Từ tìm hiểu trên, em thấy mở bài có thể trình bày như thế nào .
- Gợi ý: thể thơ này có từ thời nào?
( Có từ thời Đường- ĐườngThi) Các nhà thơ áp dụng thơ Đường luật bắt chước thơ thời Đường- Thơ Đường luật có hai loại chính: Thất ngôn bát cú , tứ tuyệt
* TNBC: Là một thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường luật được các nhà thơ Việt nam ưa chuộng, áp dụng sáng tác.
? Nhiệm vụ của phần thân bài
- Yêu cầu học sinh trình bày từng đặc điểm dựa vào kết quả phân tích ở trên
? Thể thơ này có ưu điểm gì( nhạc điệu luật bằng trắc - cân đối nhịp nhàng)
? Thể thơ này có nhược điểm gì
? Phần kết bài có nhiệm vụ gì
? Vậy muốn thuyết minh đặc điểm của thể loại văn học thì phải làm gì
- Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK.
- Yêu cầu học sinh lập dàn bài bài tập 1
? Truyện có những yếu tố nào
? Cốt truyện của truyện ngắn diễn ra trong một không gian như thế nào
? Bố cục, lời văn chi tiết ra sao
I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học
1. Tìm hiểu đề bài 
a. Quan sát
b. Nhận xét
- Học sinh đọc diễn cảm bài thơ
- Giải thích : Thất ngôn bát cú ( 8 câu 7 chữ), có từ thời nhà Đường 
- Đường luật
- Bài thơ có 8 dòng ( bát cú) mỗi dòng 7 chữ (thất ngôn)
- Số dòng số chữ bắt buộc không thể thêm bớt tuỳ ý
- Học sinh ghi kí hiệu cho hai bài thơ
+ " Vào nhà ngục QĐCT"
(T B B T, T B B
T T B B T T B
T T B B B T T
T B T T T B B
T B B T B B T
T T B B T T T
B T T B B T T
B B B T T B B
+ Tham khảo thêm bài (Đập đá ở Côn Lôn)
B B T T T B B
B T B B T T B
T T T B B T T
B B T T T B B
T B B T B B T 
B T B B T T B
T T T B B T T
B B B T T B B
- Bài 1 hiệp vần ở cuối câu 2,4,6,8
Tù- thù; châu- đâu : vần bằng
- Bài 2 hiệp vần ở cuối câu 2,4,6,8
non-hòn son- con : vần bằng
- Nhịp 4/3
- Bố cục: đề, thực, luận, kết
2. Lập dàn bài:
a. Mở bài
- Nêu định nghĩa chung về thể thơ TNBC Đường luật: Là một thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường luật được các nhà thơ Việt nam ưa chuộng. Các nhà thơ cổ điển Việt nam ai cũng làm thể thơ này bằng chữ Hán và chữ Nôm.
b. Thân bài
- Nêu các đặc điểm của thể thơ về:
+ Bố cục
+ Số câu, số chữ trong mỗi bài
+ Qui luật bằng, trắc của thể thơ
+ Đối, niêm
+ vần
+ Ngắt nhịp
- Nhận xét ưu, nhược điểm và vị trí của thể thơ trong thơ Việt nam 
+ Ưu điểm: đẹp về sự tề chỉnh hài hoà cân đối cổ điển, nhạc điệu trầm bổng, đăng đối, nhịp nhàng.
+ Nhược điểm: gò bó vì có nhiều ràng buộc, không được phóng khoáng như thơ tự do.
c. Kết bài:
- Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thể thơ này và nêu vị trí của thể thơ trong thơ Việt nam : thể thơ quan trọng, nhiều bài thơ hay được làm theo thể thơ này và ngày nay vẫn được ưa chuộng.
3. Ghi nhớ: ( SGK - tr154 )
- HS khái quát, đọc ghi nhớ.
II. Luyện tập 
Bài tập 1:
a. Mở bài: định nghĩa truyện ngắn
b. Thân bài: Đặc điểm của truyện ngắn.
- Tự sự: yếu tố chính quyết định cho sự tồn tại của truyện ngắn gồm sự việc chính, nhân vật chính, sự việc và nhân vật phụ
- Kết hợp miêu tả và biểu cảm 
- Cốt truyện ngắn
- Chi tiết: bất ngờ, độc đáo không kể trọn vẹn 1 quá trình diễn biến của cuộc đời người mà chọn những khoảnh khắc của cuộc sống thể hiện
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí
- Lời văn trong sáng
c. Kết bài
- Vai trò truyện ngắn.
IV. Củng cố:(3')
- Học sinh đọc bài tham khảo
? Thuyết minh đặc điểm của thể loại văn học cần chú ý điều gì.
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Học ghi nhớ.
- Hoàn thiện bài tập: thuyết minh đặc điểm của thể thơ TNBCĐL
- Ôn tập phần tập làm văn ( tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm ; văn thuyết minh (1 đồ dùng, ...)
Tuần 15 
Tiết 62 Ngày soạn: 16/12/2006 
 Ngày dạy:16/12/2006
Văn bản: Đập đá ở côn lôn
 ( Phan Châu Trinh) 
A. Mục tiêu.
- HS cảm nhận được hình ảnh cao đẹp của người yêu nước trong gian nan nguy hiểm vẫn bền gan vững chí.
- Nhân cách anh hùng của nhà yêu nước Phan Châu Trinh 
- HS hiểu được sức truyền cảm của ngth
B. Chuẩn bị:
- Đọc tài liệu tham khảo, chân dung Phan Châu Trinh.
- Hs ; soạn bài
C.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
- Đọc thuộc lòng bài thơ ''Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác''
- Em hiểu gì về nhà yêu nước Phan Bội Châu qua bài thơ đó
III.Bài mới: 
T/g
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
7/
5/
9/
9/
5/
- Y/ c học sinh đọc chú thích
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Phan Châu Trinh 
-Hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã.
? Hãy nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Ngày đầu tiên Phan Châu Trinh đã ném 1 mảnh giấy vào khám để an ủi, động viên các bạn tù :'' Đây là trường học tự nhiên. Mùi cay đắng trong ấy, làm trai trong thế kỉ XX này không thể không nếm cho biết. ''ở Côn Đảo người tù phải làm công việc khổ sai đập đá. Bài thơ được khơi nguồn từ cảm hứng đó. 
- Y/c đọc chú ýkhẩu khí ngang tàng, giọng điệu phấn chấn hào hùng.
? Giọng điệu trong thơ để lại cho em ấn tượng gì.
- Bổ sung thêm: đập đá ?
- Công việc lao động khổ sai này làm không ít tù nhân kiệt sức, không ít người đã gục ngã
? Bài thơ được làm theo thể thơ TNBCĐL gồm 4 phần đề - thực - luận - kết nhưng xét về ý thì 4 câu đầu có ý liền mạch, 4 câu sau ý cũng liền mạch. Hãy nêu ý lớn dựa vào cách chia đó.
? Bốn câu thơ đầu giúp em hình dung thế đứng của nhân vật trữ tình như thế nào 
- Quan niệm làm trai của nhà thơ : hiên ngang, đàng hoàng trên đất Côn Lôn
? Tác giả đã kế thừa chí anh hùng của thời đại trước như thế nào
 - Hai câu thơ đầu gợi tả con người hiên ngang, ngạo nghễ trong tù ngục xiềng xích không hề chút sợ hãi, câu thơ toát lên một vẻ đẹp cao cả, hùng tráng
* Giọng thơ hùng tráng,khẩu khí ngang tàng ngạo nghễ
? Công việc đập đá ở Côn Lôn được tác giả miêu tả như thế nào 
? Nghệ thuật mà tác giả sử dụng ở đây? tác dụng.
- Hình ảnh một con người phi phàm, 1 anh hùng thần thoại đang thực hiện một sứ mạng thiêng liêng khai sông phá núi, vạt đồi, chuyển đá vang động cả đất Côn Lôn
*Bút pháp lãng mạn, nhữngđộngtừ mạnh
biện pháp nghệ thuật nói quá
? Từ công việc đập đá thật đó còn liên tưởng tới 1 ý nào khác.
- 4 câu thơ đầu đã dựng lên một bức tượng đài uy nghi về những tù nhân Côn Đảo, những anh hùng cứu nước trong chốn địa ngục trần gian với khí phách hiên ngang lẫm liệt trong đất trời.
? Như vậy 4 câu thơ đầu sử dụng phương thức biểu đạt nào.
* Miêu tả chính kết hợp biểu cảm
*Một bức tượng đài uy nghi về người anh hùng với khí phách hiên ngang, lẫm liệt sừng sững trong đất trời
? Em có nhận xét gì về giọng điệu 4 câu cuối? Hiệu quả của việc chuyển đổi giọng điệu.
? Câu 5 - 6 tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật này.
* Nghệ thuật đối, hình ảnh ẩn dụ.
? ý nghĩa của 2 câu thơ này (K/đ điều kiện gì ?)- toát lên phong cách nào của người yêu nước
- Muốn xứng danh anh hùng, để hoàn thành sự nghiệp cứu nước vĩ đại phải bền gan vững chí, có tấm lòng son sắt, vững tin sắt đá. Tất cả những khó khăn trên kia chỉ là sự thử thách rèn luyện tinh thần.
*Tinh thần chịu đựng gian khổ, bất chấp nguy hiểm, bền gan, bền chí.
? Em hiểu ý 2 câu thơ kết như thế nào ? Cách kết thúc này có giống với bài thơ ''Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác'' của Phan Bội Châu không.
? Từ đó em thấy phẩm chất cao quí nào của người tù được bộc lộ.
? Em có nhận xét gì về giọng điệu của 2 câu thơ cuối.
*Giọng ngang tàng, hình ảnh mang tính biểu tượng gợi tả.
* Hình ảnh con người bất chấp gian nguy, tin tưởng mãnh liệt lí tưởng yêu nước của mình.
- Học tập quan niệm sống của tác giả: sống hết mình với lí tưởng, biến những gian khổ vất vả trong công việc đời thường thành những khát khao baybổng để làm việc hăng hái hơn, sống có ý nghĩa hơn.
? Hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
? Em rút ra bài học gì cho bản thân.
- Gọi học sinh đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng bài thơ.
? Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước đầu thế kỉ XX.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- HS trình bày chú thích: Là nhà nho yêu nước, nhà cách mạng lớn ở nước ta đầu thế kỉ XX - Dựa vào Pháp để lật đổ nền quân chủ phong kiến Việt nam từ đó xây dựng đất nước ...
2. Tác phẩm
- Sau vụ chống thuế ở Trung kì tháng 4 - 1908 Phan Châu Trinh, kết án ... và đày ra Côn Đảo, 1 hòn đảo nhỏ ở miền đông nam nước ta cách Vũng Tàu hơn 100km - nơi thực dân Pháp chuyên dùng làm chỗ đày ải tù nhân yêu nước ...
II. Đọc - hiểu văn bản 
1. Đọc - tìm hiểu chú thích
- HS đọc diễn cảm
- HS tự bộc lộ. (hùng tráng, khoẻ khoắn)
- Một hình thức lao động nặng nhọc ở Côn Đảo, bọn cai ngục bắt các tù nhân vào núi khai thác đá, đập đá hộc, đá to thành những mảnh, viên nhỏ để làm đường.
- HS trả lời
+ 4 câu thơ đầu: nói về công việc đập đá ở Côn Lôn
+ 4 câu thơ cuối: cảm nghĩ từ việc đập đá.
2. Phân tích
a) 4 câu thơ đầu
- Thế đứng của con người trong đất trời, biển rộng non cao, đội trời đạp đất, tư thế hiên ngang sừng sững
'' Đã mang tiếng ở trong trời đất
 Phải có danh gì với núi sông''
 (Nguyễn Công Trứ)
- Chí làm trai N, ... hấm vào nên mực đọng lại bao sầu tủi.
- Ông đồ ngồi ở chỗ cũ trên hè phố nhưng âm thầm, lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi người , ông hoàn toàn bị quên lãng, lạc lõng giữa phố phường.
- Mưa bụi bay chứ không mưa to gió lớn, cũng không phải mưa dầm rả rích mà lại rất ảm đạm, lạnh lẽo : mưa trong lòng người. Cả đất trời cũng ảm đạm, buồn bã.
-Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, ý tại ngôn ngoại trong thơ trữ tình, ngoại cảnh mà lại là tâm cảnh.
- Câu 2 và câu 4 đều mang thanh bằng.
- Vần xen kẽ: đấy - giấy, hay - bay.
diễn tả cảm xúc buồn thương kéo dài
3. Tâm tư của tác giả 
- Giống: đều có hình ảnh hoa đào nở.
- Khác: ông đồ xuất hiện như lệ thường - không còn hình ảnh ông đồ.
-Kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ thể hiện chủ đề tác phẩm.Thiên nhiên vẫn đẹp đẽ, con người trở thành xưa cũ.
- (?) tu từ thể hiện nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ. Câu hỏi như gieo vào lòng người đọc những cảm thương, tiếc nuối không dứt. Nhà thơ thương tiếc những giá trị tinh thần tốt đẹp bị tàn tạ, lãng quên.
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật 
- Thơ ngũ ngôn gồm nhiều khổ, mỗi khổ 4 câu thích hợp nhất với việc diễn tả tâm tình sâu lắng
- Kết cấu câu giản dị, chặt chẽ.
- Ngôn ngữ trong sáng, bình dị, hàm súc, dư ba
2. Nội dung 
- Tình cảm đáng thương của ông đồ.
- Niềm thương cảm chân thành của nhà thơ
- Học sinh đọc ghi nhớ.
IV. Củng cố:(3')
? Ông đồ là một trong những bài thơ lãng mạn tiêu biểu, từ bài thơ này em hiểu thêm đặc điểm nào trong thơ lãng mạn Việt Nam. (Nội dung nhân đạo và nỗi niềm hoài cổ)
- Đọc diễn cảm bài thơ.
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Học thuộc lồng bài thơ và ghi nhớ của bài, nắm chắc nội dung , nghệ thuật từng phần.
- Soạn bài ''Quê hương''.
Tuần 18
Tiết 69, 70
 Ngày soạn:21/12/2006 
 Ngày dạy: 
Tập làm văn
hoạt động ngữ văn: làm thơ bảy chữ
A. Mục tiêu.
- Giúp học sinh biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: Đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
- Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đọc kĩ những điều cần lưu ý, một số ví dụ sử dụng trong bài, máy chiếu, giấy trong ghi bảng mẫu luật bằng, trắc.
- Học sinh: Làm phần chuẩn bị ở nhà ( SGK - tr164)
C.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III.Bài mới: 
T/g
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- Gọi học sinh đọc bài thơ
? Hãy đọc, gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của 2 câu thơ kề nhau trong 2 bài thơ sau.
- Giáo viên gọi học sinh trình bày và nhận xét lẫn nhau.
- Giáo viên bật máy chiếu đưa ra đáp án
- Gọi học sinh đọc và phát hiện chỗ sai
? Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng bài thơ ''Tối''
I. Nhận diện luật thơ
1. Đọc, gạch nhịp, chỉ ra cách gieo vần và mối quan hệ bằng trắc(20')
- Câu thơ bảy chữ (có thể xen câu 6 chữ, 5 chữ)
- Ngắt nhịp 4/3 hoặc 3/4 nhưng phần nhiều là 4/3.
-Vần có thể trắc, bằng nhưng phần nhiều là bằng, vị trí gieo vần là tiếng cuối câu 2 và 4 có khi cả tiếng cuối câu 1
- Luật bằng trắc theo 2 mô hình sau:
a) B B T T T B B
 T T B B T T B 
 T T B B B T T 
 B B T T T B B
b) T T B B T T B 
 B B T T T B B 
 B B T T B T T 
 T T B B T B B 
2. Chỉ ra chỗ sai luật (19')
- Bài thơ ''Tối'' của Đoàn Văn Cừ chép sai hai chỗ: Sau ''Ngọn đền mờ'' không có dấu phẩy, dấu phẩy gây đọc sai nhịp. Vốn là ''ánh xanh lè'' chép thành ''ánh xanh xanh'', chữ ''xanh'' sai vần.
- Sửa: bỏ dấu phẩy, sửa chữ xanh thành một chữ hiệp vần với ''che'' ở trên. ở đây có chữ lè (xanh lè) là thích hợp, nhưng có thể nghĩ đến các tiếng vàng khè hoặc ''bóng đèn mờ tỏ, bóng đêm nhoè'', hay ''bóng trăng nhoè'', hay ''ánh trăng loe''.
Chuyển tiết 70
T/g
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- Người biên soạn đã dấu đi 2 câu cuối bài thơ của Tú Xương.
? Hãy làm tiếp 2 câu còn lại.
- Gợi ý: Xác định bài thơ viết theo luật nào của bảng mẫu (bảng b) vậy 2 câu tiếp theo phải theo luật của bảng này. Thơ Đường có luật: nhất, tam , ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh.
 Bài thơ mở đầu kể chuyện thằng Cuội ở cung trăng. Như thế là đề tài bài thơ xoay chuyện thằng Cuội ở cung trăng. Hai câu tiếp theo phải phát triển về đề tài đó theo một hướng nào đó. Muồn thế người làm phải biết các truyện về chú Cuội như Cuội nói dối, Cung trăng có chị Hằng, có cây đa, có con thỏ ngọc ...
? Hãy làm tiếp bài thơ cho trọn vẹn theo ý của mình.
- Gợi ý: Xét luật bằng trắc của 2 câu đã cho, thuộc bảng mẫu a. Vậy 2 câu tiếp theo phải theo luật của bảng này
Về nội dung 2 câu đầu đã vẽ ra cảnh mùa hè, thì 2 câu tiếp phải nói tới chuyện mùa hè, truyện nghỉ hè, chia tay bạn, dặn dò bạn, hẹn hò nhau năm sau ...
- Gọi học sinh trình bày bài thơ bảy chữ tự làm ở nhà, các học sinh khác nhận xét về luật bằng trắc, cách ngắt nhịp, nội dung bài thơ của bạn.
- Giáo viên nêu ưu nhược điểm và cách sửa, động viên cho điểm những bài làm tốt.
II. Tập làm thơ
1. Làm tiếp hai câu cuối theo ý mình (10')
 Ví dụ: 
- Nguyên văn 2 câu thơ cuối của Tú Xương là:
Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
- Nếu nhấn mạnh tới việc nói dối khiến thằng Cuội lên cung trăng, bị người chê cười có thể viết:
Đáng cho cái tội quân lừa dối
Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng.
- Hoặc giễu chú Cuội cô đơn nơi mặt trăng chỉ có đá với bụi:
Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá
Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng.
- Hoặc lo cho chị Hằng:
Coi trần ai cùng chường mặt nó
Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng
( Chữ mặt không đúng luật bằng, trắc)
2. Làm tiếp bài thơ dở dang cho trọn vẹn
(10')
Ví dụ:
- Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi,
Thoản hương lúa chín gió đồng quê.
- Cảnh ấy lòng ai không phấn chấn
... 
3. Trình bày bài thơ tự làm:(11')
- Học sinh đọc bài làm của mình.
- Các học sinh khác nhận xét.
IV. Củng cố:(3')
- Nhắc lại cách làm bài thơ bảy chữ. 
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra tổng hợp cuối học kì I.
Tuần 18 - Tiết 71
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
trả bài kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt:
- Nhận xét đánh giá kết quả bài kiểm tra Tiếng Việt của học sinh về kiến thức Tiếng Việt, kĩ năng trình bày, vận dụng trong các tình huống giao tiếp.
- Rèn kĩ năng diễn đạt bài kiểm tra Tiếng Việt.
- Học sinh được đánh giá và tự sửa chữa bài làm của mình
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: chấm bài, đánh giá ưu khuyết điểm của học sinh.
- Học sinh: xem lại bài làm của mình.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
? Nhắc lại khái niệm trường từ vựng, câu ghép.
? Khái niệm và tác dụng của biện pháp nói quá, nói giảm, nói tránh.
III. Tiến trình bài giảng: 
1. Đề bài: như tiết 60
2. Đáp án và biểu điểm: như tiết 60.
3. Nhận xét:
a. Ưu điểm: 
- Học sinh nắm chắc kiến thức về trường từ vựng, chỉ ra được các trường từ vựng về người trong đoạn văn đã cho, bổ sung từ cho mỗi trường từ vựng đúng theo yêu cầu.
- Phân tích đúng cấu tạo ngữ pháp của các câu ghép
- Sưu tầm được các câu ca dao, tục ngữ có sử dụng phép nói quá.
Những bài làm tốt: Phương B, Ngọc Anh, Dương, Đỗ Trang, Hằng, Yến, Đức, ...
b. Nhược điểm:
- Có em chưa hiểu đề, ghi lại tên trường từ vựng.
- Đa số chưa xác định đúng mối quan hệ ý nghĩa của các câu ghép.
- Bài sử dụng dấu câu, ít em làm đúng. Đa số chưa nắm chắc chức năng công dụng của dấu câu nhất là dấu ngoặc đơn đánh dấu phần chú thích.
- Chưa sưu tầm được các ví dụ có sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh.
4. Sửa lỗi trong bài:
- Căn cứ vào đáp án đã cho, yêu cầu học sinh sửa những lỗi sai mà bài viết đã mắc phải (nhất là phần mối quan hệ giữa các vế của câu ghép, dấu câu).
- Học sinh trao đổi bài cho nhau, góp ý nhận xét kiểm tra việc sửa lỗi lẫn nhau.
- Giáo viên kiểm tra việc sửa chữa lỗi trên bài của học sinh.
IV. Củng cố:(3')
- Nhắc lại các kiến thức Tiếng Việt đã học trong kì I về từ vựng, ngữ pháp.
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Tiếp tục ôn tập các kiến thức Tiếng Việt kể trên
- Xem trước bài Câu nghi vấn ( SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Tuần 18 - Tiết 72
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
trả bài kiểm tra tổng hợp
A. Mục tiêu cần đạt:
- Nhận xét đánh giá kết quả toàn diện của học sinh qua bài làm tổng hợp ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn.
- Đánh giá kĩ năng trình bày diễn đạt dùng từ đặt câu.
- Học sinh được củng cố kiến thức, rèn cách làm bài kiểm tra tổng hợp.
- Học sinh từ sửa chữa lỗi trong bài.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: chấm bài, đánh giá ưu nhược điểm của học sinh.
- Học sinh: xem lại bài kiểm tra, trình bày lại bài KT vào vở bài tập 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
- Giáo viên kiểm tra việc trình bày lại bài KT vào vở bài tập của học sinh.
III. Tiến trình bài giảng: (35')
1. Đề bài: (có đề in sẵn kèm theo)
2. Đáp án và biểu điểm: ( in sẵn kèm theo)
3. Nhận xét:
a. Ưu điểm:
- Đa số xác định đúng phần trắc nghiệm.
- Thực hiện phần điền dấu câu tốt.
- Viết bài thuyết minh về tác giả, tác phẩm tốt: Trình bày được những ý chính về Nam Cao (Tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, ... ), nêu được những giá trị chính của tác phẩm ''Lão Hạc''. 
b. Nhược điểm:
- Sai về nội dung các đáp án phần trắc nghiệm, nhất là câu 4 chọn đáp án c (Hồ thảo, Dương, Dũng, Việt, Đức, ...), câu 2 (Phong.., ).
- Đánh dấu câu sai: Dương (''Inter''), Hà (''các cú sút''), Hiền (''phong độ''), Hoạ, Thuỳ Linh thiếu dấu chấm ở cuối câu.
- Phần tự luận:
+ Sai về nội dung kiến thức: Dương (thầy giáo Thứ), Văn (Bỉ vỏ)
+ Chưa giới thiệu đối tượng thuyết minh ở phần mở bài (Tác phẩm ''Lão Hạc''): Hiệu, Phương Linh, Lý, Miêng, Tài, Hồ Thảo, Tú, ... 
+ Tên tác phẩm không đặt trong dấu ngoặc kép: Giang, Hà, Hằng, Hiệu, Thảo, Thêm, Kiên, Việt, ...
+ Đánh dấu * trong bài viết: Giang, ánh, Hậu, Tài, ...
+ Trình bày, diễn đạt tối nghĩa: Duy (dấu ngoặc đơn kép ), Hậu (năng lực quan sát và đau thương rất tinh tường), Kiên (nghệ thuật:)
+ Chấm câu sai: Hằng, Kiên, ...
+ Bài viết quá sơ sài: Phương a (ít nói về tác phẩm)
4. Chữa lỗi trong bài:
Lỗi sai
Loại lỗi
Chữa lại
Có nhiều tác phẩm được bạn đọc ưa chuộng
Chấm câu sai
Nam Cao có nhiều tác phẩm được bạn đọc ưa chuộng.
Năng lực quan sát và đau thương rất tinh tường
Diễn đạt
Năng lực quan sát và miêu tả rất tinh tế.
Gét ..., hạc ...
Chính tả
Ghét..., Hạc...
- Học sinh chữa theo mẫu trên. 
- Học sinh lập dàn ý chi tiết vào vở và viết một đoạn văn theo dàn ý đó.
- Học sinh đổi bài cho nhau, tự kiểm tra phần chữ lỗi lẫn nhau.
- Giáo viên kiểm tra việc chữa lỗi của học sinh.
5. Đọc và bình những bài văn hay: Hường, Đỗ Trang, Quyền.
IV. Củng cố:(3')
- Nhắc lại những kiến thức phân môn ngữ văn đã học trong học kì I
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Tiếp tục ôn tập kiến thức đã học, chuẩn bị cho học kì II.
- Xem trước bài: Viết một đoạn văn trong văn bản thuyết minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8(16,17,18).doc