Giáo án dạy học Ngữ văn 8 - Tuần 13

Giáo án dạy học Ngữ văn 8 - Tuần 13

Tiết 54: Văn bản: Bài toán dân số.

A, Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

- Học sinh hiểu được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là: cần phải hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại “ của chính loài người.

2.Kĩ năng:

- Học sinh biết cách viết nhẹ nhàng kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.

3.Thái độ:

- Học sinh có ý thức trong việc kế hoạch hoá gia đình cho học sinh.

B, Đồ dùng dạy học:

- GV: giáo án, bảng phụ,phiếu học tập.

- HS: soạn bài theo câu hỏi.

C, Phương pháp:

Thuyết trình,đàm thoại,thảo luận.

D,Tổ chức giờ học:

1, ổn định tổ chức: /32 (1p)

2, Kiểm tra đầu giờ : (3p)

Em nhận thấy tác hại của thuốc lá như thế nào qua văn bản “ôn dịch, thuốc lá”?

- Thuốc lá gây hại tới người hút và những người xung quanh, thuốc lá còn là con đường dẫn đến phạm pháp, nêu gương xấu cho trẻ em.

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Ngữ văn 8 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS;19/11/09
NG:21/11/09 Tiết 54: Văn bản: Bài toán dân số.
A, Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Học sinh hiểu được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là: cần phải hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại “ của chính loài người.
2.Kĩ năng:
- Học sinh biết cách viết nhẹ nhàng kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.
3.Thái độ:
- Học sinh có ý thức trong việc kế hoạch hoá gia đình cho học sinh.
B, Đồ dùng dạy học: 
- GV: giáo án, bảng phụ,phiếu học tập.
- HS: soạn bài theo câu hỏi.
C, Phương pháp:
Thuyết trình,đàm thoại,thảo luận.
D,Tổ chức giờ học:
1, ổn định tổ chức: /32 (1p) 
2, Kiểm tra đầu giờ : (3p)
Em nhận thấy tác hại của thuốc lá như thế nào qua văn bản “ôn dịch, thuốc lá”?
- Thuốc lá gây hại tới người hút và những người xung quanh, thuốc lá còn là con đường dẫn đến phạm pháp, nêu gương xấu cho trẻ em.
3, Bài mới:
Khởi động:
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho hs học bài mới.
Thời gian:2p
Đồ dùng dạy học:
Cách tiến hành:
GV:Hiện nay, vấn đề dân só là một vấn đề mà nhân loại đang hết sức quan tâm, Nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số đang ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của con người và xã hội. Để hiểu rõ điều này, chúng ta cùng học bài hôm nay
HĐ1: Đọc - hiểu văn bản.
Mục tiêu:Đọc,xác định bố cục,hiểu tốc độ gia tăng dân số,biện pháp hạn chế sự gia tăng dân số.
Thời gian:26p
Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập,bảng phụ
Cách tiến hành:
Bước 1: Đọc- thảo luận chú thích.
GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu.
Gọi 3-4 em đọc.
Nhận xét. GV sửa lỗi.
Giải thích “tuổi cập kê”?
 Em hiểu “cấp số nhân” là gì?
Bước 2: Tìm bố cục.
Xác định bố cục của văn bản?
Phần thân bài có thể chia mấy ý nhỏ? 
- 3 ý.
ý 1: Nêu bài toán cổ và dẫn tới kết luận: mỗi ô bàn cờ ban đầu chỉ một vài hạt thóc nhưng cứ gấp đôi lên là số thóc lớn kinh khủng.
ý 2: so sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc.
ý 3: thực tế phụ nữ sinh rất nhiều con.
GV: Treo bảng phụ,trình bày bố cục trên bảng phụ.
Bước 3: Tìm hiểu văn bản
Vấn đề chính mà tác giả đặt ra trong văn bản là gì?
Theo em điều gì đã làm tác giả sáng mắt ra?
- Đó là vấn đề hiện đại mới được đặt ra: vấn đề dân số kế hoạch hoá gia đình. Tuy vậy khi nghe xong bài toán cổ, tác giả ngỡ như nó được dặt ra từ thời cố đại.
Để làm sáng tỏ vấn đề tác giả lập luận bằng cách nào?
- Đưa ra câu chuyện kén rể, và tỉ lệ sinh con ở một số nước.
Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nghĩa như thế náo trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói đến?
Tại sao tác giả so sánh số thóc ô bàn cờ với sự gia tăng dân số?
- Cùng theo cấp số nhân công bội là 2 ( mỗi cặp vợ chồng 2 con).
So sánh như vậy nêu bật điều gì?
Việc đưa những con số về tỉ lệ sinh con một số nước nhằm mục đích gì?
Trong số các nước kể tên, nước nào thuộc châu Phi? Nước nào thuộc Châu á?
- Châu Phi: Ru-an đa, Ja-da-ni-a, Ma-đa-gát- xca.
Châu á: VN, ấn Độ.
Bằng sự hiểu biết về hai châu lục này em rút ra điều gì?
- Các nước kém, chậm phát triển thì gia tăng dân số mạnh.
Em nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
- Phương thức lập luận là chính, cách viết bắt đầu bằng câu chuyện về bài toán cổ, cách nêu vấn đề nhẹ nhàng hấp dẫn, lập luận chặt chẽ, số liệu chứng minh phong phú và giàu sức thuyết phục.
Văn bản đem lại cho em những hiểu biết gì?
HS lên hệ và trả lời.
- Dân số thế giới tăng nhanh đòi hỏi mỗi gia đình phải có ý thức thực hiện kế hoạch hoá gia đình, hạn chế sự bùng nổ dân số.
I, Đọc và thảo luận chú thích.
1, Đọc .
2, Thảo luận chú thích(SGK).
II, Bố cục. 3 phần:
- P1: mở bài: từ đầu -> sáng mắt ra: Nêu vấn đề: Bài toán dân số và kế hoạch hoá dường như đã được đặt ra từ cổ đại.
- P2: Thân bài: Tiếp -> sang ô thứ 31 của bàn cờ: Tập chung làm sáng tỏ vấn đề, tốc độ gia tăng dân số trên thế giới là hết sức nhanh chóng.
- P3: Kết luận: Còn lại:Kêu gọi mọi người hạn chế bùng nổ gia tưng dân số-> đó là con đườn tồn tại của loài người.
III, Tìm hiểu văn bản.
1, Vấn đề đặt ra trong văn bản.
- Đất đai không sinh thêm, con người ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế gia tăng dân số thì con người sẽ làm hại chính mình.
2, Cách lập luận của tác giả.
a, Câu chuyện kén rể.
- Gây tò mò, cuốn hút người đọc.
- Đưa đến kết luận bất ngờ: số thóc lớn khủng khiếp có thể phủ kín mặt trái đất.
-> Tác giả nêu bật vấn đề trọng tâm cuảt bài viết: Tốc độ gia tăng dân số là vô cùng nhanh chóng.
b, Tỉ lệ sinh con của phụ nữ.
- Thực tế một phụ nữ có thể sinh nhiều con -> việc kế hoạch hoá gia đình theo chỉ tiêu rất khó khăn.
- Sự bùng nổ dân số bao giờ cũng đi với nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, văn hoá giáo dục không được nâng cao.
HĐ2: Hướng dẫn tổng kết
Mục tiêu: Khắc sâu nội dung ,nghệ thuật của bài.
Thời gian:3p
Đồ dùng dạy học:
Cách tiến hành:
Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài?
HS: Trả lời
Gv:Tổng kết rút ra ghi nhớ.
Đọc ghi nhớ- 2 em.
IV, Ghi nhớ
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập
Mục tiêu: Làm tốt các bài tập SGK
Thời gian:7p
Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập.
Cách tiến hành:
Đọc bài tập 1 (132). Nêu yêu cầu bài tập.
HS làm bài. gọi hai em lên bảng trình bày.
HS và GV nhận xét, bổ sung.
Đọc bài 2, nêu yêu cầu bài tập.
Thảo luận bàn 3 phút.
Báo cáo GV kết luận.
V, Luyện tập.
1, Bài tập 1:
Con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số là con đường giáo dục để mọi người hiểu nguy cơ bùng nổ dân số.
2, Bài 2:
Dân số phát triển mạnh mẽ nhất định sẽ ảnh hưởng đến con người ở nhiều phương diện: nhà và đất ở, lương thực, môi trường, việc làm, giáo dục... cuối cùng dẫn đến đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu
Kết luận : Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà(3p)
 Văn bản giúp em hiểu điều gì? Em dự định sẽ làm gì để thực hiện bài học đó?
- Học ghi nhớ, nội dung phân tích, làm bài 3SGK.
- Chuẩn bị: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. trả lời câu hỏi SGK, xem các bài tập.
..........................................................
Tiết 51: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn
A. Mục tiêu cần đạt:
- HS: hiểu đề văn và cách làm bài văn thuyết minh. Đặt biệt phải làm cho học sinh they làm bài văn thuyết minh không khó, chỉ cần học sinh biết quan sát, tích luỹ tri thức và trình bày có phương pháp là được.
- Rèn kĩ năng làm bài văn thuyết minh.
- Có ý thức quan sát, tích luỹ tri thức để thuyết minh.
B, Chuẩn bị:
- GV: giáo án.
- HS: soạn bài theo câu hỏi SGK.
C, Các bước lên lớp: 
1, ổn định tổ chức: 8A1: 8 A2 8A3
2, Kiểm tra: Thế nào là văn bản thuyết minh? Văn bản thuyết minh có những đặc điểm gì?
- Là kiểu văn bản cung cấp tri thức về dặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật, hiện tượng, bằng cách trình bày, giải thích, giới thiệu. Nó cung cấp tri thức khách quan, trung thực và chính xác.
3, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung.
HĐ1: Khởi động:
Để giúp các em biết cách làm bài văn thuyết minh và nhận diện đề bài thuyết minh , chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
HĐ2: Hình thành kiến thức mới:
Đọc các đề văn (SGK –tr 137-138).
GV ghi đề lên bảng.
Các đề này nêu lên điều gì?
- Đối tượng thuyết minh.
Đối tượng thuyết minh gồm những loại nào?
- Con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết.
Vì sao em biết đó là đề văn thuyết minh?
 - Vì các đề này không yêu cầu kể câu chuyện, miêu tả, biểu cảm tức là yêu cầu giới thiệu, thuyết minh, giảI thích-> là đề văn thuyết minh.
Em hãy ra một đề văn thuyết minh?
- Thuyết minh về cây tre Việt Nam.
Đọc bài văn ( SGK- 138).
Đối tượng thuyết minh của bài văn là gì?
Nếu so sánh với bài văn miêu tả chiếc xe đạp, em they bài này khác như thế nào?
- Nếu miêu tả thì phải miêu tả cụ thể chiếc xe đạp của em: xe màu gì? Xe nam hay xe nữ? Nơi sản xuất . Thuyết minh chỉ yêu cầu trình bày về xe đạp như một phương tiện giao thông phổ biến, cấu tạo, tác dụng của nó.
Đọc thầm bài văn.
Chỉ ra ba phần mở bài, thân bài, và kết bài? Cho biết nội dung trong phần?
Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết trình bày cấu tạo xe như thế nào?
- Gồm ba phần: bộ phận truyền động, bộ phận điều khiển, bộ phận chuyên chở.
Các bộ phận ấy được giới thiệu như thế nào? có hợp lí không?
- Giới thiệu theo trình tự hợp lí, theo lối liệt kê.: khung, bánh , càng , xích, líp, đĩa, bàn đạp.
Phương pháp thuyết minh trong bài là gì?
Nhận xét gì về ngôn từ trong bài văn?
Đề văn thuyết minh có nhiệm vụ gì? Để làm bài văn thuyết minh ta cần chú ý điều gì? Bố cục một bài văn thuyết minh?
Đọc ghi nhớ.
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập.
Đọc bài 1, xác định yêu cầu.
HS làm bài. gọi 1 em lên bảng giải.
HS nhận xét.
GV sủă chữa, bổ sung.
I Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
1, Đề văn thuyết minh.
a, Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam.
b, Giới thiệu một tập thơ.
c. Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
d., Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
e.Thuyết minh về chiếc xe đạp.
g. Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.
h. Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương.
i. Thuyết minh về một giống vật nuôI có ích.
k. Giới thiệu hoa ngày tết ở Việt Nam.
l. Thuyết minh về một món ăn dân tộc.
m. Giới thiệu về tết trung thu ở Việt Nam.
n. Giới thiệu một đồ chơi dân gian.
2, Cách làm bài văn thuyết minh.
a. Bài văn.
b. Nhận xét.
* Tìm hiểu đề:
- Đối tượng: chiếc xe đạp.
- Nội dung: cấu tạo, tác dụng của phương tiện giao thông: xe đạp.
* Bố cục, nội dung:
- Mở bài: Từ đầu-> nhờ sức người: giới thiệu chung về xe đạp.
- Thân bài: Tiếp -> hoạt động thể thao: thuyết minh cấu tạo và công dụng của xe đạp.
- Kết bài: Còn lại: khẳng định vai trò của xe đạp trong tương lai.
* Phương pháp thuyết minh: 
- Phương pháp phân tích, phân loại.
- Phương pháp liệt kê.
* Ngôn từ, chính xác, dễ hiểu.
* * Ghi nhớ:
III, Luyện tập:
1, Bài 1( 140). Lập ý và lập dàn ý cho đề bài: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
a. Mở bài: Nêu định nghĩa về chiếc nón lá Việt Nam.
b. Thân bài: 
- Hình dáng của nón.
- Nguyên liệu làm nón/
- Cách làm nón.
- Nón thường được sản xuất ở đâu? Vùng nào nổi tiếng về nghề làm nón?
- Tác dụng của nón trong đời sống của người Việt Nam.
- Có thể dùng nón làm quà tặng.
- em suy nghĩ gì về việc nón trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam?
c. Kết bài: - Cảm nghĩ của em về chiếc nón lá Việt Nam.
- Trong cuộc sống hiện tại, khi có nhiều đồ ding đội đầu khác, vai trò của nón Việt Nam như thế nào?
 4, Củng cố: Để làm tốt bài văn thuyết minh ta cần chú ý những điểm nào?
 5, Hướng dẫn học ở nhà: Học bài, làm bài tập SBT.
Chuẩn bị: chương trình đại phương phần văn. Liệt kê tác giả trước năm 1949 ở địa phương em.
Tiết 50: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
I, Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. - biết dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong khi viết.
2.Kĩ năng:
- Có kĩ năng sử dụng dấu câu.
3.Thái độ:
- Có thái độ sử dụng dấu câu đúng lúc ,đúng chỗ.
II, Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng ra quyết định
- Kĩ năng đạt mục tiêu.
III, Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Bảng phụ,phiếu học tập.
2.Học sinh:
- Vở bài tập, SGK.
IV, Phương pháp/ KTDH: 
- Gợi mở,thảo luận nhóm.
- KT hỏi và trả lời.
V,Tổ chức giờ học:
1, ổn định tổ chức: / (1p)
 2, Kiểm tra đầu giờ: (3p)
Giữa các vế câu ghép thường có mối quan hệ nào?
- Quan hệ điều kiện- giả thiết; nguyên nhân, bổ sung, tăng tiến.
3, Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Khởi động: 
GV: Có rất nhiều yếu tố tạo nên câu: tiếng,từ...và không thể không nhắc đến dấu câu trong đó có dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới : 21p
Mục tiêu: - Hình thành khái niệm dấu ngoặc đơn,dấu hai chấm
 - Tác dụng của hai dấu trên
Bước 1: 
GV: Treo bảng phụ.
 HS: Đọc ví dụ
Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên được dùng để làm gì?
- Phần a: đánh dấu phần giải thích nhằm làm rõ ngụ ý chỉ ai, ngoài ra còn có tác dụng nhấn mạnh.
- Phần b: Dùng đánh dấu phần thuyết minh về một loài đọng vật mà tên của nó - Ba khía- được dùng để gọi một con kênh.
- Phần c: dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm thông tin về tác giả.
Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của đoạn trích có thay đổi không?
- Không thay đổi nhưng sẽ không rõ nghĩa bằng có phần đó.
Vậy công dụng của dấu ngoặc đơn là gì?
Bước 2: Rút ra nhận xét
Đọc chú thích SGK.
Đặt một câu có dùng dấu ngoặc đơn?
-Lúc nhở, Nguyễn Sinh cung ( tên Bác Hồ hồi bé) đã có thời gian sống cùng cha tại Huế.
Bước 3: Rút ra ghi nhớ
Học sinh đọc ,giáo viên chốt.
Bước 1: Tìm hiểu bài tập SGK.
Đọc ví dụ trên bảng phụ.
Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?
Qua ví dụ trên em hãy nêu công dụng của dấu hai chấm?
Bước 2: Rút ra nhận xét
- Báo trươc lời dẫn trực tiếp, lời đối thoại, phần giải thích, thuyết minh trước đó.
Bước 3: Rút ra ghi nhớ
Đọc ghi nhớ 2 SGK. 
I. Dấu ngoặc đơn.
1, Bài tập .
a, Đánh dấu phần giải thích.
b, Đánh dấu phần thuyết minh.
c, Đánh dấu phần bổ sung thêm: thông tin về năm sinh, năm mất của tác giả, cho người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào.
-> Đánh dấu phần chú thích, giải thích, thuyết minh, bổ sung.
2, Nhận xét:
3, Ghi nhớ 1 (SGK).
II, Dấu hai chấm.
1, Bài. tập.
* Đánh dấu phần giải thích cho ý: họ thách nặng quá.
a, Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại.
b, Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp.
c, Phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả.
2, Nhận xét.
3, Ghi nhớ 2:
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập: 15p
GV: Hướng dẫnvà phát phiếu học tập cho học sinh.
Học sinh: làm bài.
GV: Bổ sung.
Đọc bài tập 2, nêu yêu cầu.
HS làm bài.
Gọi hai học sinh chữa.
HS nhận xét.
GV sửa chữa, bổ sung.
Đọc bài 4, nêu yêu cầu bài tập.
HS làm bài. Gọi 1,2 em nêu kết quả.
HS và GV nhận xét, bổ sung.
Đọc bài 5, xác định yêu cầu, làm bài.
Gọi một HS lên bảng giải.
HS và GV nhận xét, bổ sung.
III, Luyện tập.
1, Bài 1: Giải thích công dụng dấu ngoặc đơn.
a, Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ : tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư.
b, Đánh dấu phần thuyết minh làm giúp người đọc hiểu õ trong 2900m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn.
c, Vị trí 1: đánh dấu phần bổ sung.
- Vị trí 2: đánh dấu phần thuyết minh để làm rõ các phương tiện ngôn ngữ ở đây là gì.
2, Bài 2: Giải thích công dụng của dấu hai chấm.
a, Đánh dấu (báo trước) phần giải tích cho ý : Họ thách nặng quá.
b, Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại của Dế Choắt nói với Dế Mèn và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn.
e, Đánh dấu ( báo trước) phần thuyết minh cho ý: Đủ màu là những màu nào.
3, Bài 4: 
- Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn vì nghĩa của câu cơ bản không thay đổi.
4, Bài 5: 
- Viết như vậy là sai vì dấu ngoặc đơn (cũng như dấu ngoặc kép) bao giờ cũng được dùng thành cặp.
- Phần được đánh dấu bằng ngoặc đơn không phải là bộ phận của câu.
4.Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (3p)
Công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn như thế nào?
Học bài, làm bài tập 3, 6 (137).
Chuẩn bị: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. Đọc kĩ câu hỏi và trả lời câu hỏi SGK.
Tiết 63: Chương trình địa phương phần Văn.
I, Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Bước đầu có ý thức quan tâm đến truyền thống văn học của địa phương. Qua việc chọn chép một số bài thơ hoặc bài văn viết về địa phương.
2.Kĩ năng: 
Học sinh có năng lực thẩm bình và tuyển chọn thơ văn.
3.Thái độ: 
Học sinh củng cố tình cảm quê hương .
II, Các kĩ năng sống cơ bản cần giáo dục cho học sinh :
- Làm chủ bản thân.
III, Chuẩn bị : 
- GV: giáo án, tài liệu văn địa phương.
- HS: sưu tầm.
IV, Phương pháp:
Hướng dẫn,phân tích,định hướng.
V,Tổ chức giờ học:
1, ổn định tổ chức: (1p)
2, Kiểm tra đầu giờ :3p
 Kể tên các nhà văn ,nhà thơ của Lào Cai mà em biết ? 
3, Tiến trình tổ chức các hoạt động :
Khởi động: 3p
Mục tiêu: Tạo sự chú ý vào bài mới
Để tìm hiểu sâu hơn phần thơ văn của mỗi địa phương giúp chúng ta tự hào, yêu quý quê hương mình, hôm nay chúng ta sẽ học chương trình ngữ văn địa phương.
HĐ1: Hình thành kiến thức mới.21p
Mục tiêu: Hệ thống được các tác giả,tác phẩm của địa phương.
Kể tên các tác giả chính ở quê em ?
Tác phẩm tiêu biểu của họ?
HS trả lời.
GV nhận xét, ghi vào bảng.
Trình bày những bài văn, thơ viết về địa phương mình?
HS thảo luận, trao đổi ý kiến về tác phẩm ấy.
GV nhận xét, nêu định hướng.
I, Các tác giả ở địa phương.
Họ tên
Năm sinh(mất)
Tác phẩm chính
Lò Ngân Sủn
Mã A Lềnh
Huy Thức
Ngọc Dương
Nguyễn Thọ
26/4/45
1943
Người đẹp, Lòng xoè
Ngựa con.Nhớ bạn
Gửi Sa Pa
Trăng, Giọt mưa
Đường về Bản Phố, Sương nắng Sa Pa..
II, Trình bày bài thơ, văn viết về địa phương mà em thích nhất.
- Qua cổng tròi- Cao Văn Tư.
- Đêm Sa Pa- Lê Kiểm.
- Trở lại Sa Pa- Lê Minh Thảo.
- Tiếng đàn đêm –Nguyễn Thắng.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập.15p
Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
Đọc bài “ Lặng lẽ Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long?
Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận các vấn đề: nội dung, ngh thuật, màu sắc địa phương
III. GV đọc bài “ Lặng lẽ Sa Pa” cho học sinh nghe.
IV, HS trao đổi, thảo luận bài “ lặng lẽ Sa Pa” .
1, Giá trị nội dung:
Ca ngợi những con người lặng lẽ cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dung CNXH.
2, Giá trị nghệ thuật:
3, Màu sắc địa phương:
Truyện miêu tả cảnh Sa Pa – Lào Cai với những đại danh, cảnh sắc cụ thể, đặc trưng của Lao Cai.
4.Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà(3p)
 Yêu cầu HS tiếp tục sưu tầm những tác phẩm viết về địa phương, của địa phương.
Tìm hiểu tác giả, tác phẩm ở địa phương.
- Chuẩn bị: Dấu ngoặc kép theo câu hỏi SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan13.doc