Giáo án dạy học Ngữ văn 8 - Tuần 12

Giáo án dạy học Ngữ văn 8 - Tuần 12

Tiết 45: Ôn dịch, thuốc lá

A, Mục tiêu cần đạt:

- Xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng.

- Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản.

- Rèn kỹ năng đọc, phân tích văn bản nhật dụng.

- Giáo dục ý thức phòng chống thuốc lá cho học sinh.

B, Chuẩn bị:

C, Các bước lên lớp:

1, ổn định tổ chức:

2, Kiểm tra:

3, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 831Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Ngữ văn 8 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S:
G: Tiết 45: Ôn dịch, thuốc lá
A, Mục tiêu cần đạt:
- Xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng.
- Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản.
- Rèn kỹ năng đọc, phân tích văn bản nhật dụng.
- Giáo dục ý thức phòng chống thuốc lá cho học sinh.
B, Chuẩn bị:
C, Các bước lên lớp:
1, ổn định tổ chức:
2, Kiểm tra:
3, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Khởi động: Thuốc lá là một chủ đề thường xuyên được đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu, phân tích tác hại to lớn toàn diện của tệ nghiện thuốc lá và khói thuốc đối với đời sống con người. Để hiểu và tránh những tác hại đó, chúng ta cùng học bài hôm nay.
HĐ2: Đọc- hiểu văn bản.
GV hướng dẫn đọc: giọng mạch lạc, khúc triết thể hiện lập luận sắc bén của tác giả.
GV đọc mẫu, HS đọc.
Nhận xét.
Đọc thầm chú thích SGK.
Giải thích từ “ôn dịch”?
Từ “biểu tượng” có nghĩa là gì?
Theo em văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
Theo dõi từ đầu-> hơn cả AIDS.
Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề căn bản? Có thể sửa thành “Ôn dịch thuốc lá” hoặc “ Thuốc lá là một ôn dịch “ được không?
Tác giả so sánh tác hại của thuốc lá với nạn gì?
- AIDS. 
 Vì sao lại so sánh như vậy?
- AIDS là một bệnh rất nguy hiểm đe doạ sức khoẻ cộng đồng, hiện nay chưa có thuốc chữa, người mắc bệnh coi như đã lĩnh án tử hình. Vậy mà ôn dịch thuốc lá còn đe doạ hơn cả AIDS -> nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của ôn dịch thuốc lá.
Đọc thầm phần 2 -tr 119.
Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo trước khi phân tích tác hại của thuốc lá? Điều đó có tác dụng gì cho lập luận?
- Tác giả sử dụng lối so sánh của nhà quân sự thiên tài để khẳng định tác hại của thuốc lá. Nó không làm cho người ta lăn đùng ra chết nên không dễ phân biệt và nhìn thấy tác hại của nó, nhưng thực sự nó vô cùng độc hại.-> Phương pháp thuyết minh.
Tác giả phân tích tác hại của thuốc lá như thế nào?
Em nhận xét gì về cách phân tích, lập luận của tác giả? Tác dụng?
- Phân tích lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng, cụ thể -> tác hại kinh khủng của thuốc lá đối với những người hút thuốc lá.=> kiểu thuyết minh.
Đọc: Có người bảo ...tr 119.
Tại sao tác giả đưa giả định “ có người bảo ...” trước khi phân tích tác hại của khói thuốc đối với nững người xunh quanh?
- Tác giả đặt giả định với những lời lẽ chống chế thường gặp của những người hút thuốc lá rồi từ đó bác bỏ luận điệu sai lầm đó-> dẫn chứng sinh động và lời lẽ chân thành -> phương pháp thuyết minh.
- Qua sự phân tích của tác giả em thấy khói thuốc có tác hại như thế nào đối với những người xung quanh?
- Người xung quanh có thể bị nhiễm luồng khói độc gây bệnh: ung thư, viêm phế quản, bệnh tim mạch...
Đọc phần còn lại “ Tỉ lệ thanh niên hút thuốc lá...” tr 120.
Vì sao tác giả đưa ra số liệu so sánh tình hình hút thuốc lá của nước ta và các nước Châu Âu trước khi dưa ra kiến nghị?
- Tác giả phân tích tình hình để thức tỉnh lương tri mỗi người : nước ta còn nghèo, bệnh dịch còn nhiều - > hút thuốc lá còn làm hư hỏng trẻ em, đẩy các em vào phạm pháp-> đó là cách lập luận rất lí tình, chân thực của tác giả.
Qua phần này em còn hiểu thêm tác hại gì của thuốc lá?
Từ đó tác giả đưa ra lời kêu gọi như thế nào?
HĐ3: Tổng kết rút ra ghi nhớ.
Đọc ghi nhớ SGK- 2 em.
GV chốt.
HĐ4: Hướng dẫn luyện tập.
Đọc bài tập1, xác định yêu cầu, làm bài.
Gọi 1 vài em lên trình bày.
HS và GVnhận xét.
Đọc bài 2, nêu yêu cầu, làm bài.
GV hướng dẫn, bổ sung.
I, Đọc - tìm hiểu chú thích.
1, Đọc 
2, Chú thích (SGK).
II, Bố cục: 4 phần.
- P1: Từ đầu -> nặng hơn cả AIDS: tầm quan trọng và tính chất nghiêm trọng của vấn đề.
- P2: Tiếp -> sức khoẻ cộng đồng: chỉ ra kiểu cách mà thuốc lá đe doạ con người.
- P3: Cảm nghĩ và lời bình của tác giả.
III, Phân tích văn bản.
1, Tầm quan trọng và tính chất nghiêm trọng của ôn dịch, thuốc lá.
- Tác giả so sánh xác đáng nhằm nhấn mạnh sắc thái biểu cảm thể hiện sự căm tức, ghê tởm, nguyền rủa: thuốc lá, đồ ôn dịch.
- Tác giả đưa vào hơn 5 vạn công trình nghiên cứu khẳng định tính nghiêm trọng của thuốc lá đối với sức khoẻ con người.
2, Những kiểu cách mà thuóc lá đe doạ con người.
- Thuốc lá ngấm dần dần để huỷ hoại sức khoẻ con người.
- Tác hại rất lớn: các chất độc gây ra bệnh viêm phế quản, ung thư, bệnh tim mạch.
3, Tác hại của thuốc lá đối với những người xung quanh.
- Thuốc lá không những gây hại cho người hút mà còn gây hại cho những người xung quanh.
- Nêu gương xấu cho trẻ em.
4, Lời bình và cảm nghĩ của tác giả.
 - Thuốc lá còn là con đường dẫn đến phạm pháp, làm sa sút kinh tế gia đình.
- Mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này.
IV, Ghi nhớ (SGK).
V, Luyện tập.
1, Bài1: HS trình bày kết quả điều tra tình trạng hút thuốc lá ở người thân hoặc bạn bè quen biết.
2, Bài 2: HS viết đoạn văn.
Yêu cầu: Đoạn vưn không quá 5 dòng, cảm nghĩ phải chân thực, chỉ ra tác dụng cảnh báo mạnh mẽ của bản tin khi nêu lên cái chết thảm thương không phải của con một người nghèo khổ mà là con một tỉ phú ở Mĩ.
4, Củng cố: Tác hại của thuốc lá như thế nào? Là HS chúng ta phải làm gì trước hiểm hoạ do thuốc lá gây ra?
5, Hướng dẫn học ở nhà: Học ghi nhớ, nội dung phân tích.
- Làm bài tập SBT.
Chuẩn bị: Câu ghép theo câu hỏi SGK, xem trước bài tập.
S:
 G: Tiết 46 Câu ghép
A, Mục tiêu cần đạt:
- Khắc sâu đặc điểm của câu ghép, tiếp tục nắm được các cáh nối các vế câu ghép, quan hệ ý nghĩa của các vế câu.
- Rèn kỹ năng phân tích, nhận diện, giải bài tập về câu ghép.
- Có ý thức sử dụng câu ghép khi xây dựng văn bản.
B, Chuẩn bị:
C, Các bước lên lớp.
1, ổn định tổ chức: 
2, Kiểm tra:
Thế nào là câu ghép? Có mấy cách nối các vế của câu ghép? Cho ví dụ?
- Câu ghép là 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Có hai cách nối các vế của câu ghép: Dùng từ nối và không dùng từ nối.
- VD: Anh đi còn chị ở lại.
 Trời mưa to, đường lầy lội.
3, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung.
HĐ1: Khởi động: Giừo trước chúng ta đã tìm hiểu khái niệm câu ghép, cách nối các vế trong câu ghép. Giờ này chúng ta tiếp tục tìm hiểu mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép.
HĐ2: Hình thành kiến thức mới.
Đọc vd - sgk 123.
GV bổ sung một số ví dụ khác.
Phân tích cấu tạo của các câu sau:
a, Có lẽ tiếng Việt của chúng ta/ đẹp bởi vì 
 C V 
tâm hồn của người Việt Nam ta/ rất đẹp, bởi 
 C V
vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ 
 C
trước tới nay/ là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. V V V
b, Nếu cá/ ngon, chị/ mua cho em một con nhé. C V C V
c, Tôi/ đi hay anh/ đi.
 C V C V 
d, Hoa/ càng hát, giọng/ càng thanh.
 C V C V 
e, Ngọc/ không những học giỏi mà Ngọc/ còn 
 C V C V
chăm ngoan.
g, Em/ nấu cơm rồi em/ học bài.
 C V C V 
h, Tôi/ vừa xuôi thì anh ấy/ lại ngược.
 C V C V
Các câu trên là câu gì? 
- Câu ghép.
Chỉ ra mối quan hệ giữa các vế câu?
Em nhận xét gì về mối quan hệ giữa các vế của câu ghép? Có những mối quan hệ nào?
- Có mối quan hệ chặt chẽ.
Đặt mỗi loại quan hệ một câu?
- Vì trời nắng to nên cánh đồng nứt nẻ.
- Nếu vải đẹp thì cậu mua cho tớ hai mét.
- Trời càng nắng, nguy cơ cháy rừng càng cao.
Em hãy chỉ ra các quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp hô ứng trong các câu trên?
a, có lẽ...bởi vì. b, nếu.
c, hay. d, càng...càng.
e, mà. g, rồi.
h, QHT: thì; Cặp : mà...lại.
GV mỗi vế của câu thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng nhất định. Tuy vậy để nhận biết chính xác ta cần dựa vào văn cảnh.
Quan hệ giữa các vế câu ghép như thế nào? giữa các vế thường có dấu hiệu gì?
Đọc ghi nhớ -2em.
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập.
Đọc bài 1 (123), nêu yêu cầu.
HS làm bài.
Gọi 1 vài em lên bảng nêu kết quả.
HS nhận xét, GV sửa chữa, bổ sung.
Đọc bài 2, xác định yêu cầu, làm bài theo nhóm, (t) 6 phút.
 Nhóm 1, 2, 3: làm ý a.
Nhóm 4,5,6: làm ý b.
Nhóm 7,8,9 làm ý c.
Báo cáo.
Nhận xét.
GV kết luận.
Đọc bài 3, nêu yêu càu, làm bài.
 Gọi 2 em lên bảng giải.
HS nhận xét.
GV bổ sung.
I, Quan hệ ý nghĩa giữa cá vế câu ghép.
1, Bài tập.
2, Nhận xét.
a, Quan hệ nguyên nhân.
b, Quan hệ điều kiện - giả thiết.
c, Quan hệ lựa chọn.
d, Quan hệ tăng tiến.
e, Quan hệ bổ sung.
g, Quan hệ nối tiếp.
h, Quan hệ đối lập tương phản.
3, Ghi nhớ (SGK).
II, Luyện tập.
1, Bài 1: Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
a, Quan hệ nguyên nhân; vế 2, 3: quan hệ giải thích.
b, Quan hệ điều kiện giả thiết - kết quả.
c, Quan hệ tăng tiến.
d, Các vế câu có quan hệ tương phản.
e, Đoạn này có hai câu ghép.
- Câu đầu dùng quan hệ từ “rồi”-> thời gian nối tiếp.
- Câu sau không dùng quan hệ từ nối , nhưng vẫn hiểu được quan hệ nguyên nhân- kết quả.
2, Bài 2: 
a, Đoạn 1 có 4 câu ghép:
- Trời xanh thăm thẳm, biển cũng xanh thăm thẳm...
- Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng...
- Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.
- Trời ầm âm fgiông gió, biển đục ngầu giận dữ.
Đoạn 2: có hai câu: 
- Buổi sớm, mặt trời...trời mới quang.
- Buổi chiều, nắng ...xuống mặt biển.
b, Đoạn 1: Các vế ở cả 4 câu đều có quan hệ điều kiện - kết quả .
Đoạn 2: các vế của cả hai câu đều có quan hệ nguyên nhân- kết quả.
c, Không nên tách riêng thành các câu đơn vì ý nghĩa của chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
3, Bài 3: Xét về mặt lập luận mỗi câu ghép trình bày một việc mà lão hạc nhời ông giáo. Nếu tách mỗi vế trong từng câu thành câu đơn thì không đảm bảo được tính mạch lạch của lập luận. Xét về giá trị biểu cảm: tác giả cố tình viết câu dài để tái hiện cách kể lể dài dòng của lão Hạc.
4, Củng cố: quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép?
5, Hướng dẫn học ở nhà: Học bài, làm bài 4, bài tập SBT.
Chuẩn bị: Phương pháp thuyết minh. Trả lời các câu hỏi SGK.
..........................................................
S:
G: Tiết 47 Phương pháp thuyết minh.
A, Mục tiêu cần đạt: 
- HS nhận rõ các yêu càu của phương pháp thuyết minh, thấy rõ các phương pháp cơ bản thường sử dụng trong thuyết minh: so sánh, liệt kê, nêu định nghĩa, giải thích, phân tích, phân loại.
- Có kỹ năng áp dụng các phương pháp này khi viết văn thuyết minh.
- Có ý thức sử dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp.
B, Chuẩn bị: 
C, Các bước lên lớp: 
1, ổn định tỏ chức:
2, Kiểm tra: Thế nào là văn bản thuyết minh?
- Là kiểu văn bản cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân sự việc hiện tượng bằng cách trình bày, giải thích, giới thiệu.
3, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thày và trò.
Nội dung.
HĐ1: Khởi động: Để thuyết minh được tốt, ta cần nắm được các phương pháp thuyết minh. Vậy có những phương pháp thuyết minh nào? Tác dụng của từng phương pháp ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
HĐ2: Hình thành kiến thức mới.
Đọc lại các văn bản thuyết minh vừa học: Huế, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Cây dừa Bình Định, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất, cho biết các văn bản ấy sử dụng những loại tri thức nào?
- Cây dừa Bình Định: tri thức khoa học địa lí.
- Tại sao lá cây có màu xanh lục: tri thức khoa học thực vật.
- Huế: tri thức khoa học văn hoá.
- Khởi nghĩa Nông Văn Vân: tri thức khoa học lịch sử.
- Con giun đất: tri thức khoa học sinh vật.
Để có tri thức ấy ta phải làm gì?
- Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức.
Bằng tưởng tượng, suy luận có thể làm bài văn thuyết minh được không?
- Không.
Trong các câu văn trên ta thường gặp từ nào?
- Là.
Sau từ “là” người ta cung cấp kiến thức như thế nào?
- Chỉ ra đặc điểm, công dụng của sự vật.
Câu này có vị trí như thế nào trong bài thuyết minh?
- thường đứng đầu bài, đầu đoạn giữ vai trò giới thiệu..
Hãy định nghĩa: sách là gì?
- Sách là phương tiện giữ gìn và truyền bá kiến thức.
- Sách là đồ dùng học tập thiết yếu đối với học sinh.
Đọc vd SGK- 127.
Đoạn văn 1 trên nêu ra tác dụng gì của dừa?
- Thân làm máng, lá làm tranh, cọng làm vách, gốc làm chõ đồ xôi, nước để uống, kho cá, kho thịt.
-> liệt kê hàng loạt tác dụng của dừa.
Đoạn 2 liệt kê điều gì?
- Liệt kê tác hại của bao bì nilon.
Đoạn 3 tác giả dùng điều gì để thuyết phục người nghe, người đọc?
- Số liệu, ví dụ cụ thể.
Văn bản nào ta đã học sử dụng hiệu quả phương pháp này?
- Văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”.
Đọc ví dụ SGK tr 128.
Để làm nổi bật diện tích rộng của biển Thái Bình Dương tác giả làm như thế nào?
- So sánh: bằng ba đại dương khác.
Lớn gấp 14 lần BBD.
Văn bản nào đã học sử dụng phép so sánh để thuyết minh?
- Văn bản “ Ôn dịch, thuốc lá”: nguy hại của thuốc lá còn nặng hơn AIDS . 
- Sự đáng sợ của thuốc lá so với cái đáng sợ của giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu.
-> Tác hai sâu xa tiềm ẩn của thuốc lá.
Đọc lại văn bản thuyết minh “Huế”.
Tác giả trình bày những đặc điểm của Huế theo những mặt nào?
- Là thành phố đẹp, đẹp của thiên nhiên, đẹp của thơ, đẹp của những con người sáng tạo anh dũng.
-> Chia nhỏ đối tượng để phân tích, xem xét về nhiều mặt của đối tượng đó.
Muốn viết bài thuyết minh tốt yêu cầu người viết phải như thế nào?
Đọc ghi nhớ.
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập.
Đọc bài 1, nêu yêu cầu bài 1.
HS làm bài.
Gọi 2 em lên bảng giải.
HS nhận xét, giáo viên sửa chữa, bổ sung.
Đọc bài 2, nêu yêu cầu bài tập.
Thảo luận bàn 3 phút.
Báo cáo.
Nhận xét.
GV kết luận.
Đọc bài tập 3, xác định yêu cầu, làm bài.
GV hướng dẫn, bổ sung.
Đọc bài tập 4, nêu yêu cầu bài tập.
Gọi HS lên giải.
HS và GV nhận xét, bổ sung.
I, Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh.
1, Quan sat, học tập tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh.
Muốn làm bài văn thuyết minh ta phải quan sát, học tập, tích luỹ tri thức .
2. Phương pháp thuyết minh.
a, Phương pháp nêu định nghĩa:
* Bài tập.
* Nhận xét.
- Là những câu văn thường đứng ở đầu bài, đầu đoạn giữ vai trò giới thiệu thương fcó từ “là”.
b, Phương pháp liệt kê, nêu ví dụ và số liệu.
* Bài tập.
* Nhận xét.
- Là phương pháp liệt kê, nêu ví dụ và số liệu (con số) để thuyết minh, trình bày tính chất cụ thể dễ nắm bắt và thuyết phục.
c, Phương pháp so sánh.
* Bài tập.
* Nhận xét.
- So sánh để làm nổi bật đặc điểm sự vật.
d, Phương pháp phân loại.
* Bài tập. Văn bản “Huế”.
* Nhận xét.
- Là phương pháp chia nhỏ đối tượng để xem xét. Chia đối tượng vốn có thành từng cá thể , thành từng loại theo một số tiêu chí.
3, Ghi nhớ (SGK).
II, Luyện tập.
1, Bài tập 1. Chỉ ra phạm vi tìm hiểu vấn đề trong “ôn dịch thuốc lá”.
- Bài viết thể hiện kiến thức của một bác sĩ ( khói thuốc lá vào phổi tác hại như thế nào, hại đến hồng cầu và động mạch ra sao).
- Kiến thức của người quan sát đời sống xã hội ( hiểu một nét tâm lí: cho rằng hút thuốc lá văn minh, sang trọng, hút thuốc lá là ảnh hưởng tới mọi người xunh quanh, ảnh hưởng đến bữa ăn, gia đình.
- Kiến thức của một người tâm huyết với điều bức xúc của xã hội.
-> Muốn thuyết minh một vấn đề phải phát huy tối đa vốn kiến thức về vấn đề đó.
2, Bài 2: Bài :Ôn dịch, thuốc lá sử dụng phương pháp thuyết minh: phương pháp so sánh, đối chiếu; phân tích, nêu vấn đề để làm nổi bật tác hại của thuốc lá.
3, Bài 3:
- Thuyết minh đòi hỏi kiến thức phải cụ thể, chính xác.
- Bài “Ngã ba Đồng Lộc” sử dụng phương pháp : dùng số liệu, sự kiện cụ thể.
4, Bài 4.
- Cách phân loại đó hợp lí vì ba loại đó không trùng lặp, không có trường hợp học sinh vừa ở loại này vừa ở loại khác.
 4, Củng cố: Có những phương pháp thuyết minh nào?
5, Hướng dẫn học ở nhà: Học ghi nhớ, làm bài tập (SBT).
Chuẩn bị: Trả bài số 2, sửa các lỗi trong bài, những em yếu viết lại bài.
................................................................
S:
G: 8A1: 8A2: 8A3: Tiết 48: Trả bài kiểm tra văn- Bài viết số 2.
A, Mục tiêu cần đạt:
- Thông qua giờ trả bài học sinh thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong bài viết. Sửa một số lỗi cơ bản và định hướng trả lời đúng nhất cảu đề bài.
- Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu, viết văn.
- Giáo dục ý thức sửa lỗi, viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp.
B, Chuẩn bị: 
- GV: chuẩn bị các lỗi tiêu biểu của học sinh để sửa.
- HS : xem lại kiến thức bài viết, sủa các lỗi mắc phải.
C, Các bước lên lớp.
1, ổn định tổ chức: 8A1: 8A2: 8A3: 
2, Kiểm tra: việc sủa lỗi của HS ở nhà.
3, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
.................................................................
NS:13/11/09
NG :14/11/09 
Tiết 50: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
A, Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. - biết dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong khi viết.
2.Kĩ năng:
- Có kĩ năng sử dụng dấu câu.
3.Thái độ:
- Có thái độ sử dụng dấu câu đúng lúc ,đúng chỗ.
B, Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ,phiếu học tập.
C, Phương pháp: Gợi mở,thảo luận nhóm.
D,Tổ chức giờ học:
1, ổn định tổ chức: /32 (1p)
 2, Kiểm tra đầu giờ: (3p)
Giữa các vế câu ghép thường có mối quan hệ nào?
- Quan hệ điều kiện- giả thiết; nguyên nhân, bổ sung, tăng tiến.
3, Bài mới:
* Khởi động: 
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh vào học bài mới tốt nhất.
Thời gian: 2p
Đồ dùng dạy học:
Cách tiến hành:
GV: Có rất nhiều yếu tố tạo nên câu: tiếng,từ...và không thể không nhắc đến dấu câu trong đó có dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới.
Mục tiêu:Hiểu khái niệm,tác dụng của 2 dấu câu trên.
Thời gian:21p
Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
Cách tiến hành:
Bước 1: Phân tích ngữ liệu.
GV: Treo bảng phụ.
 HS: Đọc ví dụ
Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên được dùng để làm gì?
- Phần a: đánh dấu phần giải thích nhằm làm rõ ngụ ý chỉ ai, ngoài ra còn có tác dụng nhấn mạnh.
- Phần b: Dùng đánh dấu phần thuyết minh về một loài đọng vật mà tên của nó - Ba khía- được dùng để gọi một con kênh.
- Phần c: dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm thông tin về tác giả.
Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của đoạn trích có thay đổi không?
- Không thay đổi nhưng sẽ không rõ nghĩa bằng có phần đó.
Vậy công dụng của dấu ngoặc đơn là gì?
Bước 2: Rút ra nhận xét
Đọc chú thích SGK.
Đặt một câu có dùng dấu ngoặc đơn?
-Lúc nhở, Nguyễn Sinh cung ( tên Bác Hồ hồi bé) đã có thời gian sống cùng cha tại Huế.
Bước 3: Rút ra ghi nhớ
Học sinh đọc ,giáo viên chốt.
Bước 1: Phân tích ngữ liệu.
Đọc ví dụ trên bảng phụ.
Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?
Qua ví dụ trên em hãy nêu công dụng của dấu hai chấm?
Bước 2: Rút ra nhận xét
- Báo trươc lời dẫn trực tiếp, lời đối thoại, phần giải thích, thuyết minh trước đó.
Bước 3: Rút ra ghi nhớ
Đọc ghi nhớ 2 SGK.
I. Dấu ngoặc đơn.
1, Phân tích ngữ liệu.
a, Đánh dấu phần giải thích.
b, Đánh dấu phần thuyết minh.
c, Đánh dấu phần bổ sung thêm: thông tin về năm sinh, năm mất của tác giả, cho người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào.
-> Đánh dấu phần chú thích, giải thích, thuyết minh, bổ sung.
2, Nhận xét:
3, Ghi nhớ 1 (SGK).
II, Dấu hai chấm.
1, Phân tích ngữ liệu.
* Đánh dấu phần giải thích cho ý: họ thách nặng quá.
a, Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại.
b, Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp.
c, Phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả.
2, Nhận xét.
3, Ghi nhớ 2:
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: Làm thành thạo 2/3 bài tập SGK.
Thời gian:15p
Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập (hình thức khăn trải bàn)
Cách tiến hành:
GV: Hướng dẫnvà phát phiếu học tập cho học sinh.
Học sinh: làm bài.
GV: Bổ sung.
Đọc bài tập 2, nêu yêu cầu.
HS làm bài.
Gọi hai học sinh chữa.
HS nhận xét.
GV sửa chữa, bổ sung.
Đọc bài 4, nêu yêu cầu bài tập.
HS làm bài. Gọi 1,2 em nêu kết quả.
HS và GV nhận xét, bổ sung.
Đọc bài 5, xác định yêu cầu, làm bài.
Gọi một HS lên bảng giải.
HS và GV nhận xét, bổ sung.
III, Luyện tập.
1, Bài 1: Giải thích công dụng dấu ngoặc đơn.
a, Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ : tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư.
b, Đánh dấu phần thuyết minh làm giúp người đọc hiểu õ trong 2900m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn.
c, Vị trí 1: đánh dấu phần bổ sung.
- Vị trí 2: đánh dấu phần thuyết minh để làm rõ các phương tiện ngôn ngữ ở đây là gì.
2, Bài 2: Giải thích công dụng của dấu hai chấm.
a, Đánh dấu (báo trước) phần giải tích cho ý : Họ thách nặng quá.
b, Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại của Dế Choắt nói với Dế Mèn và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn.
e, Đánh dấu ( báo trước) phần thuyết minh cho ý: Đủ màu là những màu nào.
3, Bài 4: 
- Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn vì nghĩa của câu cơ bản không thay đổi.
4, Bài 5: 
- Viết như vậy là sai vì dấu ngoặc đơn (cũng như dấu ngoặc kép) bao giờ cũng được dùng thành cặp.
- Phần được đánh dấu bằng ngoặc đơn không phải là bộ phận của câu.
Kết luận:Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (3p)
Công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn như thế nào?
Học bài, làm bài tập 3, 6 (137).
Chuẩn bị: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. Đọc kĩ câu hỏi và trả lời câu hỏi SGK.
..
S
G: 8A1: 8A2: 8A3; 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan12.doc