Giáo án dạy học Ngữ văn 8 tiết 86: Đọc – Hiểu văn bản: Đi Đường Hồ Chí Minh

Giáo án dạy học Ngữ văn 8 tiết 86: Đọc – Hiểu văn bản: Đi Đường Hồ Chí Minh

 Tiết 86 : Đọc – Hiểu văn bản

 Đi Đường

Hồ Chí Minh

A. Mục tiêu cần đạt

 - Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ: Từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng.

-Cảm nhận được sức truyền cảm NT của bài thơ: rất bình dị, tự nhiên mà chặt chẽ, mang ý nghĩa sâu sắc.

B. Chuẩn bị:

 Gv: Soạn giáo án

 Hs: Chuẩn bị văn bản

C. Tiến trình các hoạt động

1.Ổn định: Sĩ số 8A

2. Kiểm tra : Đọc thuộc lòng và nêu nội dung bài thơ: Ngắm trăng

3. Bài mới: GV vào bài

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 882Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Ngữ văn 8 tiết 86: Đọc – Hiểu văn bản: Đi Đường Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 86 : Đọc – Hiểu văn bản 
 Đi Đường
Hồ Chí Minh
A. Mục tiêu cần đạt
 - Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ: Từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng.
-Cảm nhận được sức truyền cảm NT của bài thơ: rất bình dị, tự nhiên mà chặt chẽ, mang ý nghĩa sâu sắc.
B. Chuẩn bị:
 Gv: Soạn giáo án
 Hs: Chuẩn bị văn bản
C. Tiến trình các hoạt động 
1.ổn định: Sĩ số 8A
2. Kiểm tra : Đọc thuộc lòng và nêu nội dung bài thơ: Ngắm trăng
3. Bài mới: GV vào bài
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung kiến thức
? Hãy nêu hiểu biết của em về tác giả bài thơ.
? Bài thơ Đi đường ra đời trong hoàncảnh nào.
-Hd đọc: Bản phiên âm đọc với giọng chậm rãi, suy ngẫm, chú ý nhấn mạnh các điệp từ tẩu lộ, trùng san. Bản dịch thơ đọc với giọng rõ ràng, mạch lạc, nhấn các điệp từ núi cao.
-Giải thích từ khó.
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào .
-Gv: Kết cấu 1 bài Đường thi tứ tuyệt: Khai: mở ra vấn đề; thừa: nâng cao, phát triển ý câu khai; chuyển: chuyển ý, chuyển cảm xúc; hợp: tổng hợp.
? Bài thơ có mấy lớp nghĩa
Có 2 lớp nghĩa: Nghĩa đen và nghĩa bóng
-Hs đọc câu thơ đầu:
 Đi đường mới biết gian lao,
? Em có nhận xét gì về âm điệu của câu thơ .
? Câu mở đầu ý nói gì .
-Gv: Câu thơ thật đơn sơ nhưng nặng suy nghĩ, chất chứa cảm xúc và có sức khái quát rộng lớn. làm cho ta như hình dung thấy con đường gập ghềnh trắc trở ấy, người tù-thi sĩ-nhà hiền triết HCM đang suy ngẫm tư lự về con đường đi, con đường đời, con đường CM.
Hs đọc câu 2. 
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
? Âm điệu câu 2 có gì khác so với âm điệu câu đầu . 
? Câu thơ có sử dụng biện pháp NT gì .
? Tác dụng của biện pháp NT đó .
GV: Vừa đi hết lớp núi này lại đến lớp núi khác, cứ thế khó khăn chồng chất khó khăn, triền miên, bất tận.
-Hs đọc câu 3. Núi cao lên đến tận cùng,
? Câu 3 diễn đạt ý gì . (Bao nhiêu núi non trùng điệp và khó khăn chồng chất đều đã vượt qua. Người đi đường cuối cùng đã lên đến chỗ tận cùng của núi cao ).
? Điều đó có ý nghĩa gì .
-Hs đọc câu cuối.
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
? Câu cuối có ý nghĩa gì .
-Gv: Câu cuối thường có h/ả gây ấn tượng nhất, thể hiện ý thơ chính gắn với chủ đề của cả bài thơ. Con đường núi trập trùng, núi cao chất ngất, con đường đời cũng dài dằng dặc, con đường CM chồng chất gian lao nhưng không phải là vô tận. Người đi đường không ngại khó, ngại khổ, không nản chí, biết kiên trì thì rồi cuối cùng sẽ lên đến đỉnh cao chót vót, sẽ đi tới đích và sẽ đứng trên đỉnh cao của chiến thắng vẻ vang. Từ trên đỉnh cao tận cùng đó, người đi đường có thể ngắm nhìn bao quát đất trời bao la. Đó là niềm vui sướng đ.biệt bất ngờ là phần thưởng quí báu giành cho người đi đường sau bao nhiêu gian lao.
Đường đi khó không phải khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông
? Bài thơ có những nét nổi bật gì về ND, NT .
-Gv: Bài thơ có 2 lớp nghĩa. Nghĩa đen nói về việc đi đường núi đầy gian lao. Nghĩa bóng ngụ ý sâu xa về đường đời của mỗi con người và con đường CM
Đọc thêm những bài thơ trong tập NKTT
I-Giới thiệu:
1. Tác giả
2. Tác phẩm 
 Đây là bài thứ 30 trong NKTT, viết trong thời kì HCM bị bắt giam ở T.Q, Người bị giải hết nhà lao này sang nhà lao khác, khắp 13 huyện tỉnh Quảng Tây. Bài thơ lấy đề tài từ những cuộc “đi đường” chuyển lao đầy gian khổ đó.
II-Đọc , chú thích, bố cục:
Thể thơ: TNTT.
III- Tìm hiểuvăn bản.
1 - Câu khai:
->Âm điệu trầm lắng như 1 lời chiêm nghiệm sâu xa về lẽ đời, về cuộc sống.
=>Nói về nỗi gian lao của người đi đường. Đó là suy ngẫm thấm thía rút ra từ thực tế cuộc sống.
2. -Câu thừa: 
->Âm điệu câu thơ rắn khỏe như vẽ ra trước mắt ta 1 chặng đường chông gai, gian khổ và thấm thía muôn nỗi nhọc nhằn.
Điệp ngữ - Làm nổi bật nỗi gian lao, khó khăn triền miên, vô tận.
3 -Câu chuyển: có n.vụ chuyển ý, chuyển đề tài.
=>Con người phải có quyết tâm cao, có nghị lực kiên cường để vượt qua mọi khó khăn thử thách và phải chiến thắng mọi khó khăn.
4-Câu hợp: là câu kết tổng hợp ý của cả bài.
 =>Thể hiện niềm hạnh phúc lớn lao của người chiến sĩ CM khi CM thắng lợi.
IV. Tổng kết:
Nghệ thuật
Thể thơ thất ngôn hàm xúc
Điệp từ, hai lớp nghĩa
Nội dung
( Ghi nhớ)
V. Luyện tập
4-Củng cố : Gv hệ thống lại k.thức toàn bài.
5. Dặn dò
-Học thuộc phần ghi nhớ, thuộc thơ; chuẩn bị bài Chiếu dời đô
6. Rút kinh nghiệm
 .......................................................................................
 .......................................................................................
 .......................................................................................
 ........................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 86 Di duong.doc