TIẾT 77: QUÊ HƯƠNG
(Tế Hanh)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS cảm nhận vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một miền quê vùng biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả. Thấy được những nét đặc sắc của bài thơ.
- Bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương đất nước.
- Rèn cho HS kỹ năng đọc và bước đầu biết phân tích nội dung va giá trị nghệ thuật của bài thơ.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Bài giảng,tư liệu tham khảo
- HS: Soạn và tìm hiểu bài.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1.KHỞI ĐỘNG:
1. TỔ CHỨC:
8A:.
8B:.
2. KIỂM TRA:
Câu hỏi:
Đọc thuộc lòng khổ thơ 2, 3 của bài thp[ “Nhớ rừng” của Thế Lữ, phân tích hình ảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó?
Đáp án:
Hình ảnh con hổ hiện lên với vẻ đẹp ngang tàn, lẫm liệt, oai nghiêm trong cảnh núi rừng hùng vĩ và bí ẩn.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 77: Quê hương (Tế Hanh) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS cảm nhận vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một miền quê vùng biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả. Thấy được những nét đặc sắc của bài thơ. - Bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương đất nước. - Rèn cho HS kỹ năng đọc và bước đầu biết phân tích nội dung va giá trị nghệ thuật của bài thơ. B. Chuẩn bị: - GV: Bài giảng,tư liệu tham khảo - HS: Soạn và tìm hiểu bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động 1.Khởi động: 1. Tổ chức: 8A:.......................................................................... 8B:.......................................................................... 2. Kiểm tra: Câu hỏi: Đọc thuộc lòng khổ thơ 2, 3 của bài thp[ “Nhớ rừng” của Thế Lữ, phân tích hình ảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó? Đáp án: Hình ảnh con hổ hiện lên với vẻ đẹp ngang tàn, lẫm liệt, oai nghiêm trong cảnh núi rừng hùng vĩ và bí ẩn. 3. Giới thiệu Quê hương là một nguồn đề tài khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho các thi nhân. Mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương – Tế Hanh đã thể hiện nỗi nhớ và tình yêu quê hương sâu sắc qua bài thơ “Quê hương”, ..... Hoạt động 2. Đọc - hiểu văn bản: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Tiếp xúc văn bản: 1. Đọc văn bản: (GV nêu yêu cầu, gọi HS đọc, nhận xét) Yêu cầu: Đọc chính xác, giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng. Nhịp thơ 3/2/3 hoặc 3/5. 2. Tìm hiểu chú thích: a. Tác giả: ? Giới thiệu một vài nét về tác giả, tác phẩm? - Tế Hanh (1921), quê: Quảng Ngãi. - Thơ ông mang dậm nỗi buồn và tình yêu quê hương. - Ông có mặt trong phong trào tho mới ở trặng cuối. - Sau CM ông sáng tác phục vụ Cách mạng và kháng chiến. b. Tác phẩm: (SGK) c. Từ khó: (SGK) 3. Bố cục: ? Bài thơ thơ có thể chia làm mấy phần ? Nội dung của từng phần? - Chia làm hai phần: + Phần 1: Từ đầu --> trong thớ vỏ. Hình ảnh quê hương. + Phần 2: Đoạn còn lại. Nỗi nhớ quê hương. II. Phân tích văn bản: 1. Hình ảnh quê hương: ? Quê hương của tác giả được giới thiệu qua chi tết, hình ảnh nào? * Giới thiệu quê hương: “Làng tôi ... nghề chài lưới Nước bao vây cánh biến ... ? Cảnh dân chài đi đánh cá được tác giả miêu tả lại qua hình ảnh nào? * Cảnh dân chài đi đánh cá: - Hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm. ? Đoàn thuyền đánh cá ra khơi được miêu tả trong hoàn cảnh như thế nào? - Hoàn cảnh (thời điểm). “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng” -> Thời điểm, không gian buổi sáng đẹp, thơ mộng và thanh bình. ? Hình ảnh con thuyền được miêu tả qua chi tiết nào? - Hình ảnh con thuyền: “Chiếc thuyền ... như con tuấn mã Phăng mái chòe ...vượt trường giang” -> NT so sánh (nhân hóa), động từ mạnh. --> Thể hiện sự dũng mãnh, sức sống mãnh liệt, hùng tráng. ? Hình ảnh cánh buồm được miêu tả qua chi tiết nào? - Hình ảnh cánh buồm: “Cánh buồm giương to như manh hồn làng Rướn thân trắng ...thâu góp gió” -> NT so sánh, nhân hóa --> Cánh buồm mang linh hồn của làng -> Vẻ đẹp bay bổng, lớn lao và thơ mông ? Em có nhận xét gì về cảm xúc của tác giả trong đoạn thơ này? => Cảm xúc của tác giả: Phấn trấn, tin yêu tự hào về quê hương của tác giả. * Cảnh thuyền cá về bến: ? Cảnh đoàn thuyền về bến trong không khí như thế nào? - Không khí: ồn ào, tấp nập -> Không khí đông vui tấp nập. ? Niềm vui của những người dân chài được thể hiện qua những câu thơ nào? “... biển lặng cá đầy ghe ... tươi ngon” ? Những hình ảnh đó gợi lên điều gì? -> Gợi niềm vui, sự ấm no, thắng lợi, bình yên. ? Vì sao người dân chài lại phải “Nhờ ơn trời”? Từ đó em hiểu cuộc sống lao động của người dân Việt Nam như thế nào? => Cuộc sống lao động phụ thuộc vào thiên nhiên. rất vất vả, nhiều lo toan. * Hình ảnh người dân chài: ? Hình ảnh người dân chài được tác giả miêu tả qua chi tiết nào? “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” ? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả và vẻ đẹp của người dân chài? - Bút pháp NT lãng mạn. -> Vẻ đẹp cường tráng, phi thường, khỏe khoắn và sự sống nồng nhiệt của biển cả. * Hình ảnh con thuyền: “... thuyền im, mỏi, nằm Nghe chất muối thấm ... thớ vỏ” -> Nt nhân hóa => Cảm thận con thuyền như một cơ thể sống, như một phần sự sống của làng, gắn bó mật thiết với con người nơi đây. ? Em cảm nhận được vẻ đẹp nào trong tâm hồn tác giả? -> Tác giả là người có tâm hồn nhậy cảm, tinh tế lắng nghe được sự sống âm thầm trong những sự vật của quê hương. 2. Nỗi nhớ quê hương: ? Trong xa cách tác giả luôn nhớ tới những gì nơi quê hương? - Nhớ: Màu nước xanh Cá bạc Chiếc buồm vôi Con thuyền rẽ sóng ra khơi Cái mùi nồng mặn ? Từ đó gợi lên một cuộc sống như thế nào? -> Gợi cuộc sống giàu đẹp, thanh bình. ? Có thể cảm nhận cái mùi “Nồng mặn” trong nỗi nhớ quê hương của tác giả như thế nào? -> Mùi nồng mặn đó là mùi riêng của làng biển được cảm nhận bằng tấm tình trung hiếu của người con xa quê. ? Em có nhận xét gì về nỗi nhớ quê của tác giả? => Nỗi nhớ quê da diết, bền bỉ và sâu đậm. * Tổng kết: Nghệ thuật: Sự sáng tạo hình ảnh thơ; sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ. Nội dung: (Ghi nhớ SGK) Hoạt động 3. Luyện tập: Tế hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào? Hoạt động 4.Củng cố, HDVN 4. Củng cố: - Đọc diễn cảm bài thơ. - Nỗi nhớ quê hương của tác giả thể hiện ntn? 5. HDVN: Học thuộc lòng bài thơ, hoàn thiện bài tập SGK, xem trước bài mới “Khi con tu hú” Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 78. Khi con tu hú (Tố Hữu) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp Hs cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bàng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ luch bát giản dị mà sâu sắc. Giáo dục cho các em ý thức vượt lên khó khăn để đến với cuộc sống đích thực. Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ. B. Chuẩn bị: - GV: Tập thơ Tố Hữu. - HS: Soạn bài theo phần đọc hiểu văn bản. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1 Khởi động: 1. Tổ chức: 8A:.......................................................................... 8B:.......................................................................... 2. Kiểm tra: Câu hỏi: Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Quê hương” của Tế hanh? Đáp án: (Nhận xét, ghi điểm) 3.Giới thiệu: Văn học Việt nam từ năm 1900 ->1945 chia ra các trào lưu văn học> Qua các văn bản “Nhớ rừng”, “Ông đồ”, “Quê hương” chúng ta đã nắm được đôi nét về trào lưu văn học lãng mạn. Bên cạnh đó phải kể tới trào lưu văn học cách mạng, yêu nước qua một số tác phẩm của Tố Hữu, Hồ Chí Minh. Đó là những sáng tác của những chiến sỹ CM yêu nước bị xa cơ lỡ bước phải bị giam trong nhà tù của bọn đế quốc “Khi con tu hú” của Tố Hữu là một bài thơ ra đời trong hoàn cảnh như vậy. .... Hoạt động 2.Đọc - hiểu văn bản: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Tiếp xúc văn bản: 1. Đọc văn bản: (GV nêu yêu cầu, gọi HS đọc, nhận xét) Yêu cầu: Đọc 6 câu đầu giọng vui, náo nức, phấn chấn. 4 câu cuối giọng bực bội, nhán giọng các động từ. 2. Tìm hiểu chú thích: a. Tác giả: ? Nêu một số hiểu biết về tác giả, tác phẩm? Tố Hữu (1920 – 2002) tên Nguyễn K Thành, quê Quảng Điền – Thừa Thiên-Huế. Được ggiacs ngộ CM rất sớm đã từng bị TDP bắt giam sau đó vượt ngục và tham gia lãnh đạo CM Tháng 8. b. Tác phẩm: (SGK) (Gọi HS giải thích một số từ khó SGK) c. Từ khó: (SGK) 3. Bố cục văn bản: Gồm hai phần: + Phần 1: 8 câu đầu: Cảnh mùa hè. + Phần 2: 6 câu cuối: Tâm trạng của người trong tù. II. Phân tích văn bản: 1. Tâm trạng của con hổ trong cũi sắt ở vườn bách thú: ? Mùa hè được gợi tả bằng những âm thanh nào? Âm thanh: tu hú gọi bầy dậy tiếng ve ngân. ? Những âm thanh đó gợi tả một cuộc sỗng như thế nào? -> Cuộc sống rộn rã, tưng bừng. (So sánh tiếng chim tu hú trong bài với tiengs tu hú ở bài “Bếp lửa” của Bằng Việt?) ? Mùa hè ở đây còn được gợi tả qua những dấu hiệu điển hình nào của âm không gian? -> Màu sắc: bắp dây vàng hạt đầy sân nắng đào trời xanh càng rộng càng cao. ? Cuộc sống được gợi tả lên từ màu sắc ấy ntn? -> Cuộc sống đẹp đẽ, tươi thắm, thanh bình. ? Những sản vật điển hình nào của mùa hạ được gợi nhắc tới? - Sản vật: Lúa chiêm đang chín Trái cây ngọt dần Bắp dây vàng hạt -> Cuộc sống đang sinh sôi, nảy nở, đầy đặn, ngọt ngào. ? Không gian mùa hè được gợi tả qua chi tiết nào? - Không gian: Trời xanh càng rộng, càng cao Đôi con diều sáo ... -> Không gian tự do, phóng khoáng. -> Phương thức miêu tả sinh động, từ ngữ gợi tả, âm thanh, màu sắc, đường nét chọn lọc. ? Bức tranh mùa hè hiện lên với vẻ đẹp nào? => Bức tranh mùa hè rộn rã, giàu sinh lực, phóng khoáng và tự do. ? Em cảm nhận được gì từ tâm hồn nhà thơ? -> Nồng nàn tình yêu cuộc sống, tha thiết với cuộc sống tự do, nhạy cảm với mọi biến động của cuộc đời. 2. Tâm trạng của người tù: ? Qua câu thơ: “Ta nghe ................. ... ..................... hè ôi” Theo em tác giả cảm nhận bức tranh mùa hè bằng giác quan nào? ? Cảm nhận bức tranh mùa hè tác giả có tâm trạng ntn? “... muốn đập tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao chết uất thôi” ? Nhận xét cách bộc lộ cảm xúc của tác giả? -> Bộc lộ cảm xúc trực tiếp qua các từ ngữ gợi cảm. ? Cách diễn đạt đó có ý nghĩa gì? -> Tâm trạng uất ứu, ngột ngạt => Khát khao cuộc sống, khát khao tự do. ? Bài thơ khép lại bằng hình ảnh nào? “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu” ? Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng chim tu hú kêu nhưng tâm trạng người tù ở đầu và cuối bài thơ rất khác nhau. Được thể hiện ntn? - Tâm trạng người tù: + ở câu đầu: Tâm trạng hòa hợp với cuộc sống mùa hè, biểu hiện niềm say mê cuộc sống. + ở câu cuối: Tiến tu hhus gợi cảm xúc u uất, nôn nóng, khắc khoải – Tâm trạng của người bị tước đoạt tự do, tác rời cuộc sống. ? Vì sao lại có sự khác nhau đó? -> Gợi lên từ hai không gian khác nhau tự do và mất tự do. => Tâm trạng thèm khát cao độ cuộc sống tự do, tâm hồn đang cháy len khát vọng sống, khát vọng tự do. ? Những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung bài thơ? * Tổng kết: - Nghệ thuật: Thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt, giọng điệu tự nhiên. - Nội dung: Lòng yêu cuộc sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ Cách mạng. (HS đọc nghi nhớ) * Ghi nhớ: (SGK T20) Hoạt động 3. Luyện tập: ? Có ý kiến cho rằng: “Thơ là tiếng nói tâm hồn của nhà thơ”. Qua bài thơ em cảm nhận được gì qua tâm hồn nhà thơ? Hoạt động 4. củng cố, HDNV 4. củng cố: -Đọc diễn cảm bài thơ. Tâm trangngj của người tù cách mạng? 5. HDVN: - Học thuộc lòng bài thơ, hoàn thiện bài tập, đọc trước bài “Câu nghi vấn” Tiếp Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 79. Câu nghi vấn (tiếp theo) A. Mục tiêu cần đạt: 1. Về kiến thức: Giúp HS hiểu được câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộc tình cảm, cảm xúc. 2. Về tư tưởng: Bồi dưỡng cho các em tình cảm yêu quý tiếng mẹ đẻ. 3. Về kĩ năng: Giúp các em biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp. B. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ thể hiện ngữ liệu. - HS: Tìm hiểu ngữ liệu và bài tập. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1. Tổ chức: 8A:.............................................................. 8B:.............................................................. 2. Kiểm tra: Câu hỏi: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi? Mẹ đi chợ chưa ạ? Ai là tác giả ccuar bài thơ này? Trời ơi! Sao tôi khổ thế này? Bao giờ bạn đi Hà Nội? Đáp án: (C) 3. Giới thiệu Hoạt động 3. hình thành kiến thức mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò (GV gọi HS đọc ngữ liệu) I. Bài học: 1. Ngữ liệu: (SGK T24) 2. Phân tích ngữ liệu: a. Câu nghi vấn: ? Chỉ ra câu nghi vấn trong đoạn trích trên? Những người .. / ... bây giờ? Mày ... đấy à? Có biết không? Lính đâu? Sao ... thế này? Không còn phép tắc gì nữa à? Cả đoạn trích. Con gái .. đấy ư? Chả lẽ .. ấy? b. Chức năng: ? Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì? Bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Đe dọa. Đe dọa. Khẳng định. Bộc lộ tình cảm cảm xúc (Ngạc nhiên). ?Trong câu nghi vấn có phải bao giờ cũng dùng dấu chấm hỏi phải không? -> Trong câu nghi vấn không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dáu chấm hỏi mà có dùng dấu chấm than. ? Em hãy đặt một câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc? Sự đe dọa? (HS tự làm) 3. Bài học: ? Từ việc phân tích ngữ liệu trên em hãy cho biết: Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có chức năng nào khác nữa? (HS bộc lộ) (HS đọc ghi nhớ) * Chú ý: - Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc, ... và không yêu cầu người đối thoại trả lời. - Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm lửng ( ...). * Ghi nhớ: SGK T22 Hoạt động 3. Luyện tập II. Luyện tập: 1. Bài tập 1: (SGK) ? Chỉ ra các câu nghi vấn và công dụng của nó? Con người dáng kính ấy ... ? -> Bộc lộ tình cảm cảm xúc. Toàn bộ khổ thơ (Riêng câu “Than ôi!” không phải ) -> Phủ định và bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Sao ta không ... ? -> Cầu khiến, bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Ôi, nếu thế thì ... -> Phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc. 2. Bài tập 2: ? Đặt câu nghi vấn theo yêu cầu? Bạn có thể kể cho tôi nghe nội dung của bộ phim “Cánh đồng hoang” được không? Lão Hạc ơi, sao đời lão khốn cùng ddeenss thế? 3. Bài tập 4: (HS đọc bài tập 4 SGK) Gợi ý: Trong nhiều trường hợp những câu như vậy dùng để chào. Người nghe không nhất thiết phải trả lì mà người nghe có thể đáp lại bằng một câu chào khác. (Có thể cũng là một câu nghi vấn) Quan hệ giữa người nói và người nghe là quạn hệ gần gũi, mật thiết. Hoạt động 4: củng cố, HDVN: 4. Củng cố: - GV hệ thống kiến thức về câu nghi vấn. 5. HDVN: Học bài và nắm được chức năng khác của câu nghi vấn. Hoàn thành các bài tập còn lại. Xem bài: “Thuyết minh về một phương pháp, cách làm” Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 80. Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS biết cách thuyết minh phương pháp (cách làm) một thí nghiệm, một món ăn thông thường, một đồ dùng học tập, ... từ mục đích yêu cầu đến việc chuẩn bị, quy trình tiến hành, yêu cầu sản phẩm. -Giáo dục ý thức tự giác, chủ động tích cực cho HS. -Rèn kĩ năng trình bày lại một cách thức, phương pháp làm việc với mục đích nhất định. B. Chuẩn bị - GV: Tài liệu tham khảo và ngữ liệu ngoài SGK.. - HS: Chuẩn bị bài ở nhà. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1. Khởi động: 1. Tổ chức: 8A:.............................................................. 8B:.............................................................. 2. Kiểm tra: Câu hỏi: ? Một số lưu ý khi viết đoạn văn thuyết minh? Đáp án: (HS trình bày, nhận xét, cho điểm) 3. Bài mới: Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò (GV gọi HS đọc ngữ liệu) I. Bài học: 1. Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu: a. Ngữ liệu: (SGK T24, 25) b. Phân tích ngữ liệu: *. Ngữ liệu: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Nhóm 1: Tìm hiểu NL (a). Cách làm dồ chơi “Em bé đá bóng” bằng quả khô? Nhóm 2: Tìm hiểu NL (b). Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc? Xác định đối tượng thuyết minh? Bố cục của văn bản? Phần nào quan trọng nhất? Vì sao? Thể thuyết minh được dt đó phải theo những yêu cầu nào? Nhận xét lời văn trong văn bản. - Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình,nhóm khác nhận xét, bổ xung, giáo viên đánh giá, kết luận. 2. Bài học: ? Qua kết quả thảo luận trên, thoe em để thuyết minh một phương pháp (cách làm) nào đó người viết phải chú ý điều gì? - Muốn thuyết minh một phương pháp (cách làm) người viết phải chú ý: + Tìm hiểu, nắm vững phương pháp (cách làm). + Cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó. + Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng. (HS đọc nghi nhớ) * Ghi nhớ: (SGK – T26) Hoạt động 3.Luyện tập II. Luyện tập: 1. Bài tập 1: (SGK – T26) ? Lập dàn ý cho đề bài: “Thuyết minh một trò chơi thông dụng của trẻ em”? - Dàn bài: + Mở bài: Giới thiệu khái quát trò chơi. + Thân bai: Số người, dụng cụ chơi. Cách chơi: Thế nài là thắng, thua, phạm luật. Yêu cầu đối với trò chơi. + Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của trò chơi. 2. Bài tập 2: (SGK – T27) ? Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh: “Phương pháp đọc nhanh”? ? Số liệu cụ thể trong bài có ý nghĩa gì? - Phần 1: Từ đầu đến giải quyết được vấn đề: Yêu cầu thực tiến phải tìm cách đọc nhaanh. - Phần 2: Tiếp đến phải tập trung cao, có ý trí. Giải thích cách đọc chủ yếu hiện nay. Những yêu cầu và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh. - Phần 3: Còn lại Số liệu và dẫn chứng kết quả của phương pháp đọc nhanh. => Chứng minh cho sự cần thiết, yêu cầu, cách thức, khả năng, tác dụng của phương pháp đọc nhanh là hoàn toàn có cơ sở và hoàn toàn có thể học tập, rèn luyện đối với mỗi chúng ta. Hoạt động 4. củng cố, HDVN. 4. Củng cố: - Thuyết minh về một cách làm ntn? 5. HDVN: Học bài và nắm được nội dung bài học. Hoàn thành các bài tập còn lại. Xem bài: “Tức cảnh Pác Bó”
Tài liệu đính kèm: