Giáo án dạy học Ngữ văn 8 tiết 35, 36: Viết bài tập làm văn số 2

Giáo án dạy học Ngữ văn 8 tiết 35, 36: Viết bài tập làm văn số 2

 Tiết 35,36 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2

A. MỤC TIÊU.

- Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học, để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày.

B. CHUẨN BỊ.

1.Giáo viên: Tham khảo các đề trong sách ''Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 8''; ''Nâng cao ngữ văn 8''

2. Học sinh: Xem trước các đề trong SGK ngữ văn 8

C.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

1. TỔ CHỨC : 8a:.; 8b:.

2. KIỂM TRA: sự chuẩn bị của học sinh

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Ngữ văn 8 tiết 35, 36: Viết bài tập làm văn số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 15/10/2009 Tuần 9
NG: 8a:...............................; 8b:................................ 
 Tiết 35,36 Viết bài Tập làm văn số 2 
A. Mục tiêu.
- Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học, để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày.
B. Chuẩn bị.
1.Giáo viên: Tham khảo các đề trong sách ''Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 8''; ''Nâng cao ngữ văn 8''
2. Học sinh: Xem trước các đề trong SGK ngữ văn 8
C.Tiến trình bài dạy.
hoạt động 1: khởi động
1. Tổ chức : 8a:....................................; 8b:.......................................
2. Kiểm tra: sự chuẩn bị của học sinh 
3. Bài mới:
hoạt động 2: nội dung:
I. Đề bài: Em hãy kể lại một lần mắc khuyết điểm khiến thầy, cô buồn.
hoạt động 3: học sinh làm bài:
II. đáp án, thang điểm
1. Mở bài: Có thể kể theo thứ tự kể ngược- kết quả trước, diễn biến sau như bản thân mình đang ân hận khi nghĩ lại những lỗi mình gây ra khiến thầy cô buồn. 
2. Thân bài: Đan xen, kết hợp kể, tả, biểu cảm 
* Yếu tố kể:
- Kể lại suy nghĩ của mình khi làm những sự việc mà sau này mình thấy đó là lỗi lầm.
- Kể lại quá trình sự việc mắc lỗi.
- Kể lại những khó khăn, dằn vặt khi mắc khuyết điểm mà mình đã trải qua.
* Yếu tố tả:
- Tả cụ thể hoạt động mắc lỗi của mình.
- Tả nét mặt, cử chỉ không hài lòng của thầy cô khi mình mắc khuyết điểm.
* Yếu tố biểu cảm:
- Lo lắng khi nhận ra lỗi lầm. Ân hận và tự nhủ sẽ không bao giờ làm như vậy nữa.
3. Kết bài
- Nhận lỗi với thầy cô giáo và tự hứa với thầy cô không bao giờ tái phạm ( Có thể đó chỉ là sự việc diễn ra trong đầu.)
*. Biểu điểm:
- Điểm giỏi: Diễn đạt tốt, đủ ý, kết hợp 3 yếu tố kể, tả, biểu cảm tốt.
- Điểm khá: Tương đối đủ ý; diến đạt lưu loát, sai một số lỗi chính tả.
- Điểm TB; Đảm bảo 1/2 ý , diễn đạt khá lưu loát; có chỗ còn lủng củng,..
- Điểm yếu: Bài viết kém sinh động, không kết hợp kể với tả và biểu cảm, dựa nhiều vào sách, sai nhiều lỗi chính tả.
hoạt động 4: củng cố, dặn dò:
4. Củng cố: Thu bài, rút kinh nghiệm về ý thức làm bài
5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập kiểu bài kể kết hợp tả và biểu cảm 
- Chuẩn bị cho bài luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm .

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 T35+36 VIET BAI SO 2.doc