Giáo án dạy học Ngữ văn 8 tiết 105 đến 108

Giáo án dạy học Ngữ văn 8 tiết 105 đến 108

Tiết 105 Văn bản: Thuế máu (Tiết 1)

 (Trích: “Bản án chế độ thực dân Pháp” – Nguyễn Ái Quốc)

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Về kiến thức:

- Giúp HS hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thgực dân Pháp qua việc dùng người bản xứ, thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của các cuộc chiến tranh tàn khốc của mình. Thấy rõ ngòi bút lập luận chặt chẽ, sắc bén, thào phúng sâu cay của tác giả trong văn chính luận.

2. Về tư tưởng:

 - Học sinh có ý thức học tập và rèn luện cách và kĩ năng làm văn nghị luận.

3. Về kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích nghệ thuật trào phúng sắc bén trongvăn chính luận của Người.

B. Chuẩn bị

- GV: Tác phẩm: “Bản án chế độ thực dân Pháp”, phóng to bức minh hoạ SGK.

- HS: Soạn bài ở nhà.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Ngữ văn 8 tiết 105 đến 108", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 105 Văn bản: Thuế máu (Tiết 1)
 (Trích: “Bản án chế độ thực dân Pháp” – Nguyễn ái Quốc) 
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức:
- Giúp HS hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thgực dân Pháp qua việc dùng người bản xứ, thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của các cuộc chiến tranh tàn khốc của mình. Thấy rõ ngòi bút lập luận chặt chẽ, sắc bén, thào phúng sâu cay của tác giả trong văn chính luận.
2. Về tư tưởng:
	- Học sinh có ý thức học tập và rèn luện cách và kĩ năng làm văn nghị luận.
3. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích nghệ thuật trào phúng sắc bén trongvăn chính luận của Người.
B. Chuẩn bị
- GV: Tác phẩm: “Bản án chế độ thực dân Pháp”, phóng to bức minh hoạ SGK.
- HS: Soạn bài ở nhà.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
C.1. Khởi động
1. Tổ chức: Sĩ số:
 8A:..........................................................................
 8B:..........................................................................
 8C:.........................................................................
2. Kiểm tra: 
Câu hỏi:
? Nêu những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Bàn luận về phép học”? Nêu trình tự lập luận của văn bản đó?
	? Quan niệm của Nguyễn Thiếp về mục đích chân chính của việc học là gì?
Học để làm người có đạo đức.
Học để trở thành người có trí thức.
Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước.
Cả a, b, c.
Đáp án: 
- Hình thức nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Mục đích: Phê phán những lệch lạc; Quan điểm phương pháp học tập. -> Tác dụng của việc học chân chính.
- Nội dung: Học để làm người, học để biết và làm, để xây dựng đất nước.
- Đáp án đúng: (d).
3.Giới thiệu: Trong lịch sử kháng chiến chống Pháp của dân tộc, chúng ta đã rõ tội ác của TDP: áp bức, bóc lột nhân dân ta cũng như nhân dân thuộc địa trên thế giới. Tang bạo hơn là việc chúng bắt người bản xứ làm vật hi sinh cho Pháp trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa. Tội ác ấy đã được NAQ lột tả rất rõ, cụ thể, sâu sắc qua đoạn trích “Thuế máu” trong tác phẩm lớn “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Để hiểu rõ điều đó chung ta vào bài hôm nay.
C.2. Đọc hiểu văn bản:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc văn bản:
(GV nêu yêu cầu, gọi HS đọc, nhận xét)
Yêu cầu: Kết hợp nhiều giọng điệu, khhi mỉa mai châm biếm, khi đau xót đồng cảm, ... Chú ý ngắt nhịp và nhấn giọng một số câu hỏi.
2. Tìm hiểu chú thích:
a. Tác giả:
? Giới thiệu về tác giả và tác phẩm?
- Tác giả NAQ (1980 – 1969) là một trong những tên gọi của CT HCM trước 1945.
b. Tác phẩm: (SGK)
- Thể loại và hoàn cảnh sáng tác:
	+ Thể loại: Phóng sự chính luận. Toàn bộ tác 	phẩm gồm 12 cchương. Đoạn trích thuộc chương 	1.
	+ Tác phẩm được viết tại Pháp và bằng tiếng 	Pháp. Tố cáo và kết án tội ác của TDP với các dân 	tộc thuộc địa á, Phi và Mĩ la tinh. 	
(HS đọc từ khó SGK)
c. Từ khó: (SGK)
3. Trình tự lập luận:
? Nêu trình tự lập luận của đoạn trích? Nhận xét về cách lập luận?
- Chiến tranh và người bản xứ -> Chế độ lính tình nguyện -> Kết quả của dự hi sinh.
=> Lập luận chặt chẽ, hợp lí.
II. Phân tích văn bản:
1. Chiến tranh và người bản sứ:
? So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người bản sứ trước và sau khi chiến tranh sảy ra?
- Thái độ của các quan cai trị:
	+ Trước chiến tranh: Người bản xứ là những tên 	da đen bẩn thỉu, AN namnút bẩn thỉu, bị đánh 	đòn, ... -> Bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối 	xử, đánh đập như xúc vật.
	+ Đến khi chiến tranh sảy ra: Trở thành “con 	yêu”, “bạn hiền” và là “chiến sĩ bảo vệ công lí” 
	-> Được tâng bốc, vỗ về và được phong danh hiệu 	cao quý.
? Những cụm từ được đặt trong dấu ngoặc kép có ý nghĩa gì?
=> Từ ngữ mỉa mai, vạch trần thủ đoạn lừa bịp, bỉ ổi của chính quyền thực dân.
- Số phận của người dân thuộc địa:
? Số phận của người dân thuộc địa được miêu tả như thế nào?
	+ Đội ngột xa lìa vợ con, rời bỏ ruộng vườn đi 	phơi thây trên các bãi chiến trường.
	+ Kiệt sức trong các công xưởng, nhà máy phục 	vụ chiến tranh.
? Nhận xét về số phận người dân thuộc địa?
	-> Họ bị biến thành vật hi sinh cho những kẻ cầm 	quyền.
? Tác giả đã bình về cái chết của người dân thuộc đian như thế nào?
- Cái chết của người dân thuộc địa: Bỏ xác dưới đáy biển, sa mạc, bờ sông Mác nơ.
? Nhận xét về giọng điệu?
-> Giọng điệu mỉa mai, giễu cợt, đầy xót xa.
? Những câu văn nào thể hiện điều đó?
- 	Cảnh kì diệu của trò biểu diễn, ...
	Bỏ xác tại những miền hoang sơ thơ mộng...,
	Đem nửa họ...
	Lấy máu tưới vòng nguyệt quế...
	Người ở hậu phương ... nhiễm khí độc.
	Tổng cộng ... tám vạn...
? Qua đó ta thấy tội ác của TDP và số phận của người dân thuộc địa như thế nào?
=> Bằng giọng văn mỉa mai, châm biếm, hình ảnh tương phản; miêu tả, bình luận -> thể hiện nỗi khổ của người dân thuộc địa và tội ác của TDP. Đánh đổi vinh quang bằng xương máu của người dân.
	C.3. Luyện tập
	? NAQ là tên gọi ccủa Chủ tich Hồ CHí Minh thời kì nào?
Thời kì niên thiếu Bác sống ở Huế.
Thời kì Bác hoạt động Cách mạng ở nước ngoài.
Thời kì Bác lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Pháp.
Thời kì Bác lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mĩ.
C.4. HDVN
	- Học bài và hhòn thiện bài các tập
	- Soạn tiếp bài tiết 2.
./.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 106. Văn bản: Tuế máu (Tiết 2)
 (Trích: “Bản án chế độ thực dân Pháp” – Nguyễn ái Quốc) 
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức:
- Giúp HS hiểu bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân giả nghĩa của TDP qua việc thực hiện “CHế độ lính tình nghuện”. Các em hình dung ra số phận bi thảm của người dân và kết quả của sự hi sinh.
2. Về tư tưởng:
	- Giáo dục cho các em ý thức tích cự chủ động trong học tập.
3. Về kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng phan tích văn chính luận HCM.
B. Chẩu bị
- GV: Bảng phụ. 
- HS: Soạn bài đầy đủ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
	C.1. Khởi động
1. Tổ chức: Sĩ số:
 8A:..........................................................................
 8B:..........................................................................
 8C:.........................................................................
2. Kiểm tra: 
Câu hỏi:
? Thái độ của quan cai trị trước và sau chiến tranh? Số phận của người dân thuộc địa?
? Nguyên nhân chính thái đọ của quan cai trị thay đổi với nhân dân thuộc địa?
Vì chúng muốn thực hiện chính sách cai trị mới.
Vì chúng muốn biến họ thành bia đỡ đạn.
Muốn giúp người dân thuộc địa có cuộc sống mới.
Muốn thộc địa phục vụ họ tốt hơn nữa.
Đáp án: 
	- Thái độ của các quan cai trị:
	+ Trước chiến tranh: Người bản xứ là những tên 	da đen bẩn thỉu, AN namnút 	bẩn thỉu, bị đánh 	đòn, ... -> Bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối 	xử, đánh đập 	như xúc vật.
	+ Đến khi chiến tranh sảy ra: Trở thành “con 	yêu”, “bạn hiền” và là “chiến sĩ 	bảo vệ công lí” 
	-> Được tâng bốc, vỗ về và được phong danh hiệu 	cao quý.
	- Số phận người dân thuộc địa:
	+ Đội ngột xa lìa vợ con, rời bỏ ruộng vườn đi 	phơi thây trên các bãi chiến 	trường.
	+ Kiệt sức trong các công xưởng, nhà máy phục 	vụ chiến tranh.
	-> Họ bị biến thành vật hi sinh cho những kẻ cầm 	quyền.
	- Đáp án: (b)
 3. Giới thiệu: Ngay ở phần 1 ta đã nhận ra bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của chính quyền thực dân và số phận của người dân thuộc địa qua hình ảnh tương phản, giọng văn có tính chất mỉa mai, châm biém của NAQ. Bộ mặt của TDP tiếp tục được tác giả phơi bày qua phần 2, 3 như thế nào? ...
C.2. Đọc hiểu văn bản
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
II. Phân tích văn bản:
1. Chiến tranh và người bản xứ:
2. Chế độ lính tình nguyện:
? Nhận xét về ý nghĩa của tiêu đề? (HS thảo luận)
- Tiêu đề gợi sự thật về bản chất bịp bợm, ừa dối của TDP.
? Nêu những thủ đoạn mộ lính của bọ thực dân cai trị?
- Thủ đoạn mộ lính:
	+ Lùng ráp, vây bắt và cưỡng bức người ta phải đi 	lính.
	+ Lợi dụng chuyện bắt lính mà doạ nạt, xoay xở, 	kiếm tìm của bọn nhà giàu.
	+ Sẵn sàng trói, xích, nhốt người như nhốt xúc vật 	-> Đang áp.
? Nhận xét về thủ đoạn củ TDP? Phản ứng của người dân?
- Phản ứng của người dân:
	+ Tìm mọi cách để chốn thoát.
	+ Tổ chức các cuộc biểu tình, bạo động.
? Bọn chính quyền TDP vẫn đưa ra những lời lẽ bịp bợm như thế nào?
- Chính quyền TDP: 
	+ Rêu ra về lòng tự nguyện dâng hiến của người dân thuộc địa “Tấp nập không ngần ngại đầu quân”.
? Những phản ứng của người dân và những lời lẽ bịp bợm cùng thủ đoạn mộ lính của bọn cẩm quyền chứng tỏ điều gì?
-> Chứng tỏ không có sự tình nguyện dâng hiến xương máu của người dân thuộc địa. Lời tuyên bố của phủ toàn quyền Đông Dương càng bộc lộ sự lừa bịp, trơ trẽn.
? Nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác giả trong phần này?
- Nghệ thuật lập luận:
	+ Sử dụng thực tế sinh động.
	+ Lời lẽ đanh thép, mỉa mai.
	+ Lập luận phản bác.
3. Kết quả của sự hi sinh:
? KHi chiến tranh chấm dứt thì kết quả của sự hi sinh của người dân thuộc đian như thế nào?
- Kết quả: 
	+ Lời công bố tình tứ của nhà cầm quyền im bặt.
	+ Người từng hi hinh xương máu, từng được tâng 	bốc trở lại giống người bẩn thỉu.
	+ Sự hi sinh của họ không đem lại lợi ích gì.
? Bộ mặt trơ tráo của bọn thực dân?
- Chính quyền thực dân:
	+ Tước đoạt của cải của người dân thuộc địa, 	đánh đập, đói xử với họ như suc svật.
	+ Không ngần ngại vơ vét đầy túi, đầu độc cả một 	dân tộc: Cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện cho 	thương binh và vợ con tử sĩ.
? Nhận xét gì nghệ thuật lập luận của tác giả?
-> Nghệ thuật lập luận phản bác, mâu thuẫn trào phúng, thực tế sinh động, câu hỏi tu từ.
? Nhận xét về kết quả hi sinh của nhưỡng người bản xứ?
-> Kết quả của sự hi sinh là nỗi đắng cay, tủi nhục của người dân bản xứ và bộ mặt trơ tráo, bì ổi của chính quyền cai trị.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
? Những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản?
- Ngòi bút trào phúng, sắc sảo, tư liệu phong phú.
- Hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai chua chát.
2. Nội dung:
? Nội dung cơ bản của đoạn trích?
Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa.
(HS đọc nghi nhớ)
*. Ghi nhớ: (SGK)
C.3. Luyện tập
Trong đoạn trích, NAQ đã sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
Nghị luận, tự sự, thuyết minh.
Nghị luận, tự sự, biểu cảm, miêu tả.
Nghị luận biểu cảm, miêu tả.
Nghị luận, tự sự, miêu tả.
C.4. HDVN
Học bài, làm bài tập.
Tìm hiểu bài “Hội thoại”.
./.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 107. Hội thoại
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức:
- Hội thoại là hình thức sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và phổ biến nhất của người sử dụng ngôn ngữ. Vậy bài học sẽ giúp HS:
+ Nắm được khái niệm vai xã hội trong hội thoại và mối quan hệ giữa các vai trong qua trình hội thoại.
+ Biết xác định đúng vai xã hội của mình để có cách nói năng, ứng xử phù hợp.
2. Về tư tưởng:
	- Giáo dục ý thức tích cực, chủ động trong học tập và sinh hoạt trong đời sống.
3. Về kĩ năng:
	 - Rèn kĩ năng xác định và phân tích các vai trong hội thoại.
B. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ thể hiện ngữ liệu.
- HS: Tìm hiểu ngữ liệu và bài tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
C.1. Tổ chức:
 8A:..............................................................
 8B:..............................................................
 8C:.............................................................
C. 2.KTBC:
Câu hỏi:
? Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản “Thuế máu”? Nhận xét về trình tự lập luận của văn bản?
Đáp án: 
- NT: Ngòi bút trào phúng sắc sảo, tư liệu phong phú, lập luận chặt chẽ, giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai, chua chát.
- ND: Bộ mặt giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của rchính quyền thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi ngiã.
C.3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
(GV gọi HS đọc ngữ liệu)
I. Vai xã hội trong hội thoại:
1. Ngữ liệu: (SGK)
2. Phân tích ngữ liệu:
a. Phân tích tình huống:
- GV đưa ra tình huống. Lựa chọn lời mời thích hợp với mọi người trong bữa cơm gia đình (Ông bà, cha mẹ, con cái).
- HS thảo luận nhóm, đại diện trình bày.
	+ Lời mời của mọi người 	dựa trên quan hệ nào?
	+Chỉ ra các thứ bậc trong 	quan hệ đó?
	+ Nhận xét về cách sử 	dụng từ ngữ trong mỗi lời 	nói?
	+ Từ đó em hiểu thế nào là 	vai xã hội trong hội thoại?
=> Khi hội thoại mỗi người có vai xã hội. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội. Xác định vai xã hội để có cách nói phù hợp.
- Học sinh đọc, thảo luận nhóm, đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- GV nhận xét, kết luận.
b. Tìm hiểu đoạn trích:
- Quan hệ giữa hai nhân vật tham gia hội thoại thuộc quan hệ gia tộc:
	+ Người cô -> Vai trên.
	+ Bé Hồng -> Vai dưới.
- Cách sử sự của người cô:
	+ Với quan hệ gia tộc: Người cô đã xử xự không 	đúng mực với thái độ chân thành, thiện chí của 	tình cảm ruật thịt.
	+ Với tư cách là người lớn tuổi: Người cô không 	có thái độ đúng mực của người lớn đối với trẻ em.
? Em học tập được gì ở Hồng khi giao tiếp?
- Bé Hồng: Xưng cháu – cô - im lặng cúi đầu không đáp, cổ họng nghẹn ứ. Vì Hồng ý thức được mình là người vai dưới, phải tôn trọng người trên.
? Qua phân tích ngữ liệu em hãy cho biết thế nào là vai xã hội trong hội thoại?
=> Vai xã hội trong hội thoại: Là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại.
- Quan hệ trên, dưới hay ngang bằng (tuổi) thứ bậc trong gia đình và xã hội.
- Cách giao tiếp thể hiện mức độ, văn hoá ứng xử của mọi người.
HS đọc ghi nhớ SGK.
* Ghi nhớ: (SGK)
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1: (SGK)
Tổ chức cho HS thảo luận, báo cáo kết quả.
- TQT với “Hich tướng sỹ” -> Quan hệ chủ tớ (Ta – Các ngươi). TQT nghiêm khắc chỉ ra các lỗi lầm của các tướng sỹ, chê trách họ. Khuyên bảo chân tình.
2. Bài tập 2:
? Xác định vai xã hội của các nhân vật tham gia họi thoại trong đoạn trích?
a. Vai xã họi của hai nhân vật:
- Xét địa vị xã hội: Ông giáo có địa vị cao hơn.
- Xét về tuổi tác: Lão Hạc cao tuổi hơn.
b. Ông giáo nói với lão Hạc bằng lời lẽ ôn tồn thân mật. Gọi lão Hạc là “cụ” (trang trọng), xưng “Tôi” (quan hệ bình đẳng).
c. Lão Hạc gọi người đối thoại là ông giáo, dùng từ “dạy” thay cho từ “nói” (thể hiện sự tôn trọng), xưng hô “chúng mình” (thể hiện sự thân tình).
- Cách nói của lão vẫn có một nỗi buồn, một sự giữ khoảng cách: Cười gượng, thoái thác ăn khoai -> Phù hợp với tâm trạng và tính cách của lão Hạc
HS tự kể chuyện và phân tích vai xã hội.
3. Bài tập 3:
	C.4.HDVN
Học bài và nắm được nội dung đã học.
Hoàn thành các bài tập còn lại.
Xem bài: “Tìm hiểu yếu tố biểu cảm”.
./.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 108.Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức:
- Giúp HS thấy được biẻu cảm là một yếu tố không thể thiếu trong những bài văn nghị luận hay, có sức lay động người đọc. Nắm được những yêu cầu, biện pháp cần thiết của viẹc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghi luận để bài văn nghị luận có thể đạt hiệu quả thuyết phục cao.
2. Về tư tưởng:
	- Giáo dục ý thức tự giác, chủ động tích cực cho HS.
3. Về kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
B. Chuẩn bị
- GV: Một ssó bài văn, đoạn văn mẫu.
- HS: Chuẩn bị bài ở nhà.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
	C.1. Khởi động
1. Tổ chức: Sĩ số:
 8A:..............................................................
 8B:..............................................................
 8C:.............................................................
2. Kiểm tra: 
Câu hỏi:
? Trong văn nghị luận ngoài yếu tố nghị luận là chủ yếu còn có những yếu tố nào khác? Những yếu tố này có vai trò như thế nào trong văn nghị luận?
? Trong phần III – Kết quả của sự hi sinh (Thuế máu – NAQ) có yếu tố biểu cảm hay không?
Có.
Không.
Đáp án: 
	- HS bộc lộ.
	- đáp án đúng là: (A).
C.2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
(GV gọi HS đọc ngữ liệu)
I. Bài học:
1. Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu:
a. Ngữ liệu: (SGK)
	Văn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”
b. Phân tích ngữ liệu:
(Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, đại diện phát biểu, GV kết luận.)
? Tìm những câu cảm thán có trong văn bản?
a. Các câu cảm thán:
- Hỡi đồng bào toàn quốc! Hỡi đồng bào!
- Hỡi anh em binh xỹ, tự vệ dân quân!
- ...
? Các câu trên có tác dụng gì?
-> Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
? So sánh cách sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính biểu cảm với văn bản “Hịch tướng sỹ” – TQT?
- Hai văn bản giống nhau: Đó là sử dụng nhiều từ ngữ, câu văn có giá trị biểu cảm.
b. Hai văn bản là văn bản nghị luận vì nhằm mục đích chính là nghị luận (Nêu quan điểm, ý kiến, để bàn luận phải – trái, đúng – sai) chứ không nhằm để biểu cảm.
(Thảo luận, đại diện trình bày kết quả, GVkết luận)
c. Quan sát bẳng đối chiếu:
- Cột 2: Có từ ngữ biểu cảm, câu CT -> Có yếu tố biểu cảm. Vừa đúng lại vừa hay.
- Cột 1: Không có từ ngữ biểu cảm, câu CT -. Không có yếu tố biểu cảm. Chỉ đúng mà chưa hay.
? Từ đó cho biết vai trò của yéu tố biểu cảm trong văn nghị luận?
=> Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận giúp bài văn nghị luận hay hơn, gây xúc động, hấp dẫn người đọc, người nghe.
? Những lưu ý khi đưa yéu tố biểu cảm vào bài văn nghị luân?
d. Cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận:
- Người viết phải có cảm xúc với điều mình đang nói.
- Luyện tập thành thạo cách diễn tả cảm xúc bằng các phương tiện ngôn ngữ có tính truyền cảm.
(HS đọc nghi nhớ)
* Ghi nhớ: (SGK – T97)
C.3. Luyện tập
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1: (SGK)
Lập bảng tìm hiểu những biện pháp biểu cảm và tác dụng của nó: Biện pháp? Dẫn chứng? Tác dụng?
- Tác giả “Nhại” lại các từ trong ngoặc kép. Dùng hình ảnh mỉa mai “... cảnh kỳ diệu...”
-> Thái độ khiinh bỉ của tác giả với giọng điệu xảo trá của Thực dân Pháp => Tiếng cười châm biếm xâu cay của tác giả.
2. Bài tập 2: (SGK)
? Những cảm xúc biểu hiện qua đoạn văn?
- Cảm xúc: Nỗi buồn và sự khổ tâm của người viết về lối học văn và làm văn của học sinh là “học tủ” và “học vẹt”.
C.4. HDVN
Học bài và nắm được nội dung bài học.
Hoàn thành các bài tập còn lại.
Soạn bài: “Đi bộ ngao du”.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 T105- T108.doc