Giáo án dạy Giáo dục công dân 8 tiết 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

Giáo án dạy Giáo dục công dân 8 tiết 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

1.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.1 Kiến thức. HS hiểu:

- Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

- Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

- Hiểu được ý nghĩ của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

1.2. Kĩ năng:

- Biết học hỏi tiếp thu những tinh hoa, kinh nghiệm của các dân tộc khác.

- GDKNS: + KN thu thập và xử lí thông tin về những thành tựu kinh tế văn hóa, xã hội của các dân tộc khác.

+ KN tư duy sáng tạo, kĩ năng hợp tác trong việc tìm những biểu hiện cuả sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

+ KN tư duy phê phán đối với các biểu hiện đúng và không đúng trong việc học hỏi các dân tộc khác.

1.3. Thái độ.

Tôn trọng và khiêm tốn học hỏi các dân tộc dân tộc khác.

2 Troïng taâm

Yù nghóa cuûa vieäc toân troïng ngöôøi khaùc

3. CHUẨN BỊ

3.1 GV: Tranh các công trình xây dựng tiêu biểu của 1 số dân tộc trên thế giới

 Tranh Kim Tự Tháp (Ai Cập)

 Tranh Vạn Lí Trường Thành (Trung Quốc)

3.2. HS: Tập, SGK, PHT

 Tranh ảnh liên quan

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1036Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Giáo dục công dân 8 tiết 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8
ND: 
TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI
CÁC DÂN TỘC KHÁC
Bài 8:
1.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.1 Kiến thức. HS hiểu:
- Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
- Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
- Hiểu được ý nghĩ của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
1.2. Kĩ năng:
- Biết học hỏi tiếp thu những tinh hoa, kinh nghiệm của các dân tộc khác.
- GDKNS: + KN thu thập và xử lí thông tin về những thành tựu kinh tế văn hóa, xã hội của các dân tộc khác.
+ KN tư duy sáng tạo, kĩ năng hợp tác trong việc tìm những biểu hiện cuả sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
+ KN tư duy phê phán đối với các biểu hiện đúng và không đúng trong việc học hỏi các dân tộc khác.
1.3. Thái độ.
Tôn trọng và khiêm tốn học hỏi các dân tộc dân tộc khác.
Troïng taâm
Yù nghóa cuûa vieäc toân troïng ngöôøi khaùc
3. CHUẨN BỊ
3.1 GV: Tranh các công trình xây dựng tiêu biểu của 1 số dân tộc trên thế giới
 Tranh Kim Tự Tháp (Ai Cập)
 Tranh Vạn Lí Trường Thành (Trung Quốc)
3.2. HS: Tập, SGK, PHT
 Tranh ảnh liên quan
4. TIẾN TRÌNH
4.1 Ổn định tổ chức
4.2 KTBC
TL (7đ)
? Thế nào là hoạt động chính trị- xã hội?
- Là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội. VD: Hoạt động tuyên truyền vận động bầu cử Quốc hội, HĐNN các cấp
- Là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người 
VD: Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam
? Ý nghĩa cuả việc tham gia các hoạt động chính trị- xã hội?
- Là điều kiện để cá nhân đóng góp vào sự phát triển chung cuả xã hội.
- Cá nhân được bộc lộ, tự khẳng định mình, phát triển nhân cách.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ MTTNTN góp phần làm cho MT xanh, sạch, trong lành, làm cho cuộc sống tốt đẹp.
TN(3đ)
? theá naøo laø toân troïng hoïc hoûi caùc daân toäc khaùc?
Toân troïng chuû quyeán lôïi ích cuûa daân toäc khaùc
Hoïc hoûi nhöõng ñieàu toát ñeïp
4.3 Giảng bài mới
GTB: GV treo tranh Kim Tự Tháp (Ai Cập)
? Em có nhận xét gì về công trình kiến trúc trên?
? Trách nhiệm của chúng ta nói riêng và đất nước ta nói chung như thế nào về những thành tựu trên thế giới? Để hiểu rõ hơn về những điều đó chúng ta sẽ học bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề
Cách tiến hành: Sdpp nêu vấn đề
HS đọc SGK 
? Vì sao Bác Hồ được coi là danh nhân văn hóa TG?
HS: Bác luôn tôn trọng và học hỏi tinh thần kinh nghiệm đấu tranh của các dân tộc khác trong hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài.
- Bác Hồ là hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả dân tộc.
- Bác đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Bác đã góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình độc lập dân tộc và tiến bộ.
GV kết luận:
Bác Hồ là người luôn tôn trọng và học hỏi kinh nghiệm đấu tranh của các nước trên thế giới. Thành công của Bác là bài học quý giá cho các nước khác đấu tranh giành độc lập dân tộc.
? VN đã có những đóng góp đáng tự hào như thế nào vào kho tàng văn hóa thế giới? Cho VD?
HS: Có nhiều công trình kiến trúc to lớn có giá trị lớn như: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, Phố cổ Hội An, Văn hóa ẩm thực ba miền, áo dài VN
* HS xem tranh Vịnh Hạ Long, cầu Mĩ Thuận
GV kết luận:
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc ta đã có những đóng góp đáng tự hào cho nền văn hóa TG, cụ thể là kinh nghiệm đấu tranh ngoại xâm, các truyền thống đạo đức dân tộc, các phong tục tập quán các giá trị văn hóa nghệ thuật khác
? Lí do quan trọng giúp cho nền kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ?
HS: Trung Quốc mở rộng quan hệ học tập kinh nghiệm của các nước khác (cử người đi du học nước ngoài) cách làm này đã được Nhật Bản áp dụng.
- Phát triển các ngành CN mới có nhiều triển vọng như Hàn Quốc.
- Hiện nay sự hợp tác giữa VN- TQ đang phát triển tốt đẹp.
GV kết luận:
Bài học của TQ không những giúp TQ thành công trong công cuộc đổi mới mà còn là bài học kinh nghiệmcho các nước khác trên TG trong đó có VN.
TQ và VN có những nét chung về nền văn hóa, có mối quan hệ từ lâu đời nên việc học hỏi có nhiều thuận lợi.
- HS xem Tranh Vạn Lí Trường Thành (Trung Quốc)
*Bài học: 
- Phải biết tôn trọng và học hỏi những giá trị văn hóa của các dân tộc khác trên TG để góp phần xây dựng đất nước.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm giúp HS hiểu được yêu cầu của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
Cách tiến hành: Sdpp thảo luận nhóm 
Chia nhóm HS thảo luận (3 nhóm- 3p)
Nhóm 1: Chúng ta cần tôn trong và học hỏi các dân tộc khác không? Vì sao?
Nhóm 2: Chúng ta nên học tập tiếp thu những gì ở những dân tộc khác? Cho VD?
Nhóm 3: Nên học tập các dân tộc khác như thế nào? Trường hợp nào nên học hỏi và trường hợp nào không nên học hỏi?
- HS thảo luận
- Đại diện trả lời
- Bổ sung góp ý
- GV nhận xét kết luận.
Câu 1: Chúng ta cần tôn trọng chủ quyền, lợi ích quốc gia, công việc nội bộ, nền văn hóa riêng của các dân tộc khác.
- Có quan hệ hữu nghị, không kì thị, coi thường, phân biệt các dân tộc khác.
- Cần khiêm tốn học hỏi những giá trị văn hóa của các dân tộc khác để bổ sung kinh nghiệm, bài học quý giá để xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Phải thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.
* Vì mỗi dân tộc đều có những nét giá trị văn hóa riêng mà chúng ta không có.
- Những giá trị tư tưởng văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới giúp cho chúng ta phát triển kinh tế văn hóa, giáo dục, khkt
- Đất nước ta còn nghèo, lại phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên rất cần học hỏi các giá trị văn hóa và những điều tốt đẹp từ các dân tộc khác trện thế giới.
Câu 2: Chúng ta nên học hỏi các dân tộc khác những điều:
+ Những thành tựu KHKT, trình độ quản lí, văn học nghệ thuật
+ VD: Các loại máy móc hiện đại, các loại vũ khí, đầu tư viễn thông, máy vi tính, tủ lạnh, ti vi, đường xá, cầu cống, nhà cửa, kiến trúc, âm nhạc, nghệ thuật kĩ thuật dựng phim
GV: Chúng ta xây dựng đất nước từ 1 nước nghèo nàn, lạc hậu, vừa bước qua khỏi cuộc chiến tranh, nên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, kĩ thuật còn non kém. Nên chúng ta cần học hỏi các dân tộc khác để bổ sung cho những thiếu sót, yếu kém của chúng ta nhưng nhất thiết học hỏi phải có chọn lọc học hỏi cái tốt và bỏ những cái xấu
Câu 3: Học hỏi tôn trọng các dân tộc khác trên phương diện giao lưu, hợp tác, đoàn kết hữu nghị.
- Học hỏi các nước phát triển và nước đang phát triển.
- Tiếp thu có chọn lọc phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của dân tộc, tránh bắt chước, dập khuôn máy móc mù quáng.
- Phải tự chủ, độc lập có lòng tự tin dân tộc.
* Những cái không nên học: văn hóa đồi trụy, độc hại, bạo lực; phá hoại truyền thống dân tộc; lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền; chạy theo mốt (quần áo, đầu tóc, cách trang điểm, văn hóa giao tiếp, ứng xử)
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
Cách tiến hành: Sdpp vấn đáp
? Qua đó em hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
HS: Là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc khác; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc khác; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.
? Biểu hiện của sự tôn trọng học hỏi các dân tộc khác như thế nào?
HS: Tìm hiểu về lịch sử, kinh tế văn hóa của các dân tộc khác.
- Tôn trọng ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán của họ.
- Thừa nhận và học hỏi những tinh hoa văn hóa, những thành tựu về mọi mặt của họ
* GDKNS:
 ? Em sẽ học hỏi các dân tộc khác bằng những phương pháp như thế nào?
HS: - Qua học tập bộ môn có liên quan ở nhà trường.
- Học tập qua sách báo, đài, TV, thông tin đại chúng khác, các phương tiện hiện đại như Internet, phim, ảnh, báo chí
- Học tập qua việc tham gia giao lưu với thanh thiếu nhi quốc tế.
- Qua việc đi tham quan du lịch với các nước khác
? Chúng ta sẽ làm gì để tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
HS: Tích cực học tập, tìm hiểu đời sống, nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới.
- Tiếp thu có chọn lọc, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của đất nước và truyền thống đạo đức của dân tộc VN
? Nêu ý nghĩa của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
HS: Giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm tốt.
- Tìm ra hướng đi phù hợp trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
- Giữ gìn bản sắc dân tộc, đẩy nhanh tốc độ phát triển của đất nước.
Hoạt động 4: Hướng dẫn làm bài tập.
Cách tiến hành: Sdpp đóng vai, gqth.
* GDKNS:
Làm BT 4 SGK ( HS đóng vai tình huống)
? Em có đồng ý với ý kiến của Hòa không? Vì sao?
Làm BT 5 SGK/ 22
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
- Là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc khác; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc khác; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.
2. Biểu hiện:
- Tìm hiểu về lịch sử, kinh tế văn hóa của các dân tộc khác.
- Tôn trọng ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán của họ.
- Thừa nhận và học hỏi những tinh hoa văn hóa, những thành tựu về mọi mặt của họ
3. Ý nghĩa của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
- Giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm tốt.
- Tìm ra hướng đi phù hợp trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
- Giữ gìn bản sắc dân tộc, đẩy nhanh tốc độ phát triển của đất nước.
III. BÀI TẬP
BT4: Không đồng ý. Vì những nước đang phát triển tuy nền kinh tế có nghèo nàn nhưng những giá trị văn hóa vẫn mang tính bản sắc và truyền thống mà chúng ta cần học hỏi.
BT5/ 22
Đáp án: b,d,h 
4.4 Củng cố và luyện tập
1. Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
- Là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc khác; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc khác; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình
? BTTN. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
Ưa thích nghệ thuật dân tộc
Thích các món ăn dân tộc
Thích xem phim lịch sử TQ hơn là xem phim VN
Bắt chước các kiểu trang phục của các ngôi sao nước ngoài.
4.5 HDHS tự học ở nhà.
- Bài cũ: Học bài, làm BT 1, 2, 3/ 22
+ Tìm hiểu thêm về các nền văn hóa của các nước khác trên thế giới.
- Bài mới: chuẩn bị tiết KT 1 tiết
+ Xem lại các bài đã học
+ Chuẩn bị giấy, viết để KT 1 tiết.
5. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 8 Ton trong va hoc hoi cac dan toc.doc