Tiết 1
ND:
BÀI 1:
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.1. Kiến thức: HS hiểu
- Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
- Nêu được biểu hiện của tôn trọng lẽ phải
- Phân biệt được các hành vi tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải.
- Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
1.2. Kĩ năng:
- Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.
- Biết phân biệt các hành vi tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.
- Rèn luyện thói quen tự kiểm tra hành vi của mình để trở thành người biết tôn trong lẽ phải.
- Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải.
1.3. Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người tuân theo là theo lẽ phải.
- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, trái với đạo lí dân tộc.
Tiết 1 TÔN TRỌNG LẼ PHẢI ND: BÀI 1: 1. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.1. Kiến thức: HS hiểu - Thế nào là tôn trọng lẽ phải? - Nêu được biểu hiện của tôn trọng lẽ phải - Phân biệt được các hành vi tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải. - Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải. 1.2. Kĩ năng: - Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải. - Biết phân biệt các hành vi tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống. - Rèn luyện thói quen tự kiểm tra hành vi của mình để trở thành người biết tôn trong lẽ phải. - Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải. 1.3. Thái độ: - Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người tuân theo là theo lẽ phải. - Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, trái với đạo lí dân tộc. 2. Troïng taâm Yù nghóa cuûa toân troïng leõ phaûi 3. CHUẨN BỊ a. GV: b. HS: SGK, tập, PHT, tình huống có liên quan. 4. TIẾN TRÌNH 4.1 Ồn định tổ chức 4.2 KTBC ( không) 4.3 Giảng bài mới. GTB: Tôn trọng lẽ phải là điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, mang lại những lợi ích tốt đẹp cho cuộc sống chúng ta. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: tìm hiểu nội dung mục Đặt vấn đề. Cách tiến hành: sdpp phân tích, nêu vấn đề, giảng giải. HS đọc phần đặt vấn đề ? Những việc làm của quan Tri huyện Thanh Ba với tên nhà giàu và người nông dân? HS: Ăn hối lộ của tên nhà giàu, ức hiếp dân nghèo, xử án không công minh, đổi trắng thay đen. ? Hình bộ Thượng thư anh ruột Tri huyện Thanh Ba đã có hành động gì? HS: Xin tha cho quan Tri huyện Thanh Ba. ? Quan Tuần phủ Hưng Hóa Nguyễn Quang Bích đã làm gì? Nhận xét về việc làm đó? HS: Bắt tên nhà giàu, trả lại ruộng cho người nông dân. - Phạt tên nhà giàu về tội hối lộ, ức hiếp dân nghèo. - Cách chức viên Tri huyện Thanh Ba * Nhận xét: Không nể nang đồng lõa với việc xấu, Dũng cảm trung thực, đấu tranh với những cái xấu. ? Việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích thể hiện đức tính gì? HS: Bảo vệ chân lí, tin tưởng vào lẽ phải Hoạt động 2: Liên hệ với nội dung đặt vấn đề. Cách tiến hành: sdpp thảo luận nhóm. Chia 3 nhóm HS thảo luận (4p) Tình huống 1: Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó là đúng thì em sẽ làm gì? Tình huống 2: Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì? Tình huống 3: Theo em trong các tình huống 1,2 hành động nào được coi là phù hợp, đúng đắn? - HS thảo luận - Đại diện trả lời, bổ sung góp ý. GV nhận xét, bổ sung, chốt ý: - Tình huống 1: Nếu thấy ý kiến đó là đúng em cần ủng hộ và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn hiểu được những điểm mà em cho là hợp lí. - Tình huống 2: Trong trường hợp này em cần thể hiện thái độ không đồng tình ủng hộ với việc làm của bạn và phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái và khuyên bạn không nên làm như vậy. - Tình huống 3: Để có cách ứng xử phù hợp, đúng đắn cần phải có hành vi ứng xử tôn trọng thật sự, bảo vệ lẽ phải và phê phán cái sai trái. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. Cách tiến hành: sdpp đàm thoại, giảng giải. Qua nội dung chúng ta vừa tìm hiểu em hãy cho biết thế nào là lẽ phải? HS: Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội. VD: Biết tôn trọng mọi người. ? Thế nào là tôn trọng lẽ phải? HS: Là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực. không chấp nhận và không làm những việc sai trái. VD: Không chấp nhận việc vô lễ với thầy cô, không đồng tình với việc ăn trộm của 1 người nào đó. ? Tôn trọng lẽ phải được biểu hiện như thế nào? HS: Chấp hành tốt mọi quy định, nội quy nơi mình đang sống, học tập, làm việc; không nói sai sự thật; không vi phạm đạo đức và pháp luật; biết đồng tình ủng hộ quan điểm, ý kiến, việc làm đúng; có thái độ Phê phán phản đối với ý kiến, quan điểm, việc làm sai trái ? Trái với tôn trọng lẽ phải là gì? HS: là xuyên tạc, bóp méo sự thật; vu khống; bao che, làm theo cái sai, cái xấu; không dám bảo vệ sự thật, cái đúng, cái tốt; không dám đấu tranh chống lại cái sai ? Ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải? - Giúp con người có cách ứng xử phù hợp; góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp; góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.. Hoạt động 3: Liên hệ hành vi biểu hiện tôn trọng lẽ phải. Cách tiến hành: sdpp tổ chức trò chơi. GV phát PHT cho HS Câu hỏi: Hãy tìm những hành vi biểu hiện của tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải? Mời 2 HS lên bảng ghi, cả lớp còn lại tự điền vào PHT. Hết thời gian nhận xét kq của 2 HS và thu phiếu mà các HS làm nhanh nhất. Tôn trọng lẽ phải Không tôn trọng lẽ phải - Chấp hành nội quy nơi mình sống, làm việc, học tập. - Phê phán việc làm sai trái. - Lắng nghe ý kiến của bạn phân tích, đánh giá ý kiến đúng. - Tôn trọng các quy định mà nhà trường đã đề ra - Làm trái quy định của pháp luật. - Vi phạm nội quy cơ quan, trường học. - Không dám đưa ra ý kiến của mình. - Không muốn mất lòng ai, không dám đấu tranh với các hiện tượng xấu trong nhà trường Hoạt động 4: Luyện tập làm bài tập. Cách tiến hành: sdpp vấn đáp làm bài tập. - Bài tập 1/5 SGK - Bài tập 2/5 SGK - Bài tập 3/5 SGK Hãy tìm những câu ca dao tục ngữ về tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải. - Dĩ hòa vi quý. - Gió chiều nào xoay chiều ấy. * Kết luận bài: Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, nếu ai càng có cách ứng xử đúng đắn, biết tôn trọng lẽ phải, thực hiện tốt các quy định chung của nhà trường, cơ quan, cộng đồng thì sẽ góp phần làm cho xã hội càng trở nên tốt đẹp, lành mạnh hơn. I. ĐẶT VẤN ĐỀ. II. NỘI DUNG BÀI HỌC. 1.Thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải? - Lẽ phải: là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội. - Tôn trọng lẽ phải: là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực. không chấp nhận và không làm những việc sai trái. 2. Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. - Chấp hành tốt mọi quy định, nội quy nơi mình đang sống, học tập, làm việc. - Không nói sai sự thật; không vi phạm đạo đức và pháp luật. - Biết đồng tình ủng hộ quan điểm, ý kiến, việc làm đúng. - Có thái độ phê phán phản đối với ý kiến, quan điểm, việc làm sai trái * Trái với tôn trọng lẽ phải: - Là xuyên tạc, bóp méo sự thật; vu khống; bao che, làm theo cái sai, cái xấu; không dám bảo vệ sự thật, cái đúng, cái tốt; không dám đấu tranh chống lại cái sai 3. Ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải: - Giúp con người có cách ứng xử phù hợp. - Góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp. - Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.. 4.4 Củng cố và luyện tập ? Thế nào là tôn trọng lẽ phải? HS: Là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực. không chấp nhận và không làm những việc sai trái. * Tình huống ( đóng vai) Trong cuộc tranh luận ở lớp An luôn bảo vệ ý kiến của mình mà không cần lắng nghe ý kiến của người khác. Hs diễn tiểu phẩm và tự rút ra kết luận qua tiểu phẩm đó. Gv nhận xét và cho điểm các HS đóng vai. 4.5 HDHS tự học ở nhà. - Bài cũ: học bài phần nội dung bài học. + Lấy VD cụ thể về tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải. - Bài mới: + Chuẩn bị bài mới “ Liêm khiết” + Đọc phần đặt vấn đề, trả lời câu hỏi gợi ý. + Lấy ví dụ cụ thể có liên quan đến bài học
Tài liệu đính kèm: