Giáo án Dạy đại trà hè lớp 8 môn Văn

Giáo án Dạy đại trà hè lớp 8 môn Văn

PHẦN I

TẬP LÀM VĂN

A. VĂN BẢN

THƠ HỒ CHÍ MINH VÀ NHẬT KÝ TRONG TÙ

I. Hoàn cảnh và lý do sáng tác Nhật ký trong tù

1. Hoàn cảnh

- Tháng 2/1941, Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước, lúc này tình hình trong nước và thế giới đã có những biến động dữ dội, hết sức khẩn trương, Nhật đã đi vào Đông Dương, phát xít Đức và Nhật đang làm mưa làm gió, trên thế giới, Liên Xô và các nước đồng minh đang có nhiều khó khăn

- Trong chuỗi ngày tù đầy gian khổ đó, HCM đã viết tập thơ « Nhật kí trong tù » bằng chữ Hán bao gồm 133 bài, đa số theo thể thơ tứ tuyệt.

2. Lý do :

Trang mở đầu của tập thơ, Người đã nói rõ lý do sáng tác tập thơ :

« Ngâm thơ ta vốn không ham

Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây

Ngày dài ngâm ngợi cho khuây

Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do »

- Suốt thời gian bị cầm tù, Bác bị cách biệt với thế giới bên ngoài, không thể làm chính trị được trong khi công việc cách mạng đang khẩn trương bề bộn. Bác đành phải làm thơ để tiêu thì giờ và vơi nỗi buồn, nỗi đau khổ của người tù cách mạng đang mong đợi tự do cháy ruột.

 

doc 18 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Dạy đại trà hè lớp 8 môn Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/7/2011
Ngày day: 7/2011
PHẦN I
TẬP LÀM VĂN
A. VĂN BẢN
THƠ HỒ CHÍ MINH VÀ NHẬT KÝ TRONG TÙ
I. Hoàn cảnh và lý do sáng tác Nhật ký trong tù
1. Hoàn cảnh
- Tháng 2/1941, Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước, lúc này tình hình trong nước và thế giới đã có những biến động dữ dội, hết sức khẩn trương, Nhật đã đi vào Đông Dương, phát xít Đức và Nhật đang làm mưa làm gió, trên thế giới, Liên Xô và các nước đồng minh đang có nhiều khó khăn
- Trong chuỗi ngày tù đầy gian khổ đó, HCM đã viết tập thơ « Nhật kí trong tù » bằng chữ Hán bao gồm 133 bài, đa số theo thể thơ tứ tuyệt.
2. Lý do :
Trang mở đầu của tập thơ, Người đã nói rõ lý do sáng tác tập thơ :
« Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do »
- Suốt thời gian bị cầm tù, Bác bị cách biệt với thế giới bên ngoài, không thể làm chính trị được trong khi công việc cách mạng đang khẩn trương bề bộn. Bác đành phải làm thơ để tiêu thì giờ và vơi nỗi buồn, nỗi đau khổ của người tù cách mạng đang mong đợi tự do cháy ruột.
- Tuy nhiên cần phải hiểu Bác là người rất yêu thơ và văn chương nghệ thuật nói chung. Bác là người có tâm hồn nghệ sĩ và năng khiếu thơ ca bẩm sinh. Nếu không yêu thích thơ thì vì sao để giải trí « cho khuây » trong những ngày tù đày, Bác lại làm thơ ?
- Song nhờ có năng khiếu làm thơ và tâm hồn thơ, Bác đã sáng tác rất nhiều và có nhiều bài hay, có ý nghĩa sâu sắc.
	============================
3. Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua những bài thơ trong « NKTT » đã học
* Lòng yêu nước cháy bỏng, đêm ngày khắc khoải, trằn trọc băn khoăn lo cho vận mệnh đất nước (Không ngủ được), Ốm nặng)
* Chất thép phi thường của người chiến sĩ vĩ đại HCM, phong thái ung dung, tự chủ, luôn làm chủ hoàn cảnh với tinh thần lạc quan chiến thắng (Ngắm trăng, đi đường, đáp thuyền đi Ung Ninh)
* Tâm hồn nghệ sĩ luôn nhạy cảm với vẻ đẹp bình dị mà thi vị củ thiên nhiên (ngẳm trăng, đáp thuyền...)
Việt đoạn văn dùng phép nối và phép thế 
: « Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh ». Một lần, vị cha già dân tộc lâm bệnh nặng trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, phần vì thời tiết Trung hoa nóng lạnh thất thường, phần chính vẫn là nỗi đau đất nước « nội thương đất việt cảnh lầm than ». Người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta còn là một tấm gương về nghị lực và bản lĩnh cách mạng phi thường. Chẳng những người tù cách mạng ấy đã dũng cảm chịu đựng hoàn cảnh sống khác loài người « vô vàn cực khổ » trong nhà tù tàn bạo mà còn vượt hẳn lên hoàn cảnh ấy với một thái độ ung dung tàn bạo mà còn vượt hẳn lên hoàn cảnh ấy với một thái độ ung dung tự chủ, thể hiện một tinh thần lạc quan chiến thắng. Chẳng thế mà trong cuộc giải lao trên đường núi đầy gian lao, nhọc nhằn trắc trở : « núi cao rồi lại núi cao trập trùng », Bác hiện lên như một chiến sĩ cách mạng trong cốt cách của một nhà hiền triết phương Đông, với nét tiên cốt xuất thần của một con người đã ung dung chiếm lĩnh được những « đỉnh cao của cuộc sống ». Đó là cái « được » tuyệt vời của người chiến sĩ trên con đường CM gian nan mà không phải ai cũng có được. « Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non » là tầm vóc, ý chí, bản lĩnh, trí tuệ lớn của người anh hùng CM trong chốn tù đầy gian khổ. Một lần, bị giải đi bằng thuyền hồn thi sĩ luôn nhạy cảm, tinh tế, luôn biết yêu và rung động với mọi cái đẹp trong thiên nhiên và trong cuộc đời. Chẳng thế mà ngay trong chốn ngục tù, người tù thi sĩ vẫn ung dung ngắm trăng qua song sắt nhà tù, giao cảm mênh mông với vầng trăng bè bạn len lỏi tìm đến thăm Người.
- Phép thế : HCM- Bác Hồ- Bác- Người chiến sĩ cách mạng ấy- Vị cha già dân tộc- ........
=============================
BÀI 1 : NGẮM TRĂNG
Phân tích tác phẩm
Bác Hồ là người rất mực yêu thiên nhiên, khát khao hoà hợp với thiên nhiên, trong đó trăng chiếm một địa vị xứng đáng trong tâm hồn Bác và thơ Bác. Có cả một chuỗi ngọc thơ trăng Hồ Chí Minh mà bài nào cũng long lanh sáng đẹp : Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Đ trăng... Trong lòng thi nhân luôn toả sáng một vầng trăng rực rỡ, một nàng thơ trăng tri âm tri kỉ :
Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
	(Tin thắng trận)
- Gió khuya ngon giấc, bên song trăng nhòm
	(Đối trăng)
- Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
	(Rằm tháng giêng)
Chính vì thế, không chỉ trong cuộc kháng chiến chống Pháp, khi Bác là người tự do đang chèo lái con thuyền ả khi bị giam cầm đầy đoạ cực khổ trong nhà tù, trăng vẫn lấp lánh toả sáng trong những vần thơ của Bác, như ánh sáng chiếu rọi từ tâm hồn lớn của người tù cách mạng. Trong nhiều bài thơ như thế, « Ngắm trăng » được xem như là một bài thơ hay nói về cuộc ngắm trăng thật đặc biệt của Bác- ngắm trăng trong nhà tù. 
Vọng nguyệt
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
1. Về đề tài ngắm trăng và phân tích hai câu đầu
- Vọng nguyệt (nhân xưa gặp cảnh trăng đẹp thường đem rượu ra uống trước hoa để thưởng trăng ; như thế cuộc thưởng trăng mới mười phần mĩ mãn, thú vị.
Khi chén rượu, khi cuộc cờ
Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên
( Nguyễn Du – TK)
Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén
(Nguyễn Trãi)
 Nói chung, người ta chỉ ngắm trăng trong hoàn cảnh thảnh thơi, tâm hồn thoải mái, thư thái. Ở đây, Hồ Chí Minh ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt : trong nhà tù ! Người ngắm trăng ở đây đang trong cảnh ngục tù. Bậc tao nhân mặc khách thưởng trăng đó đang là một tù nhân bị đầy đoạ vô cùng cực khổ. Điều kiện sinh hoạt của nhà tù tàn bạo dã man mà tù nhân phải sống cuộc sống « khác loài người ». Cuộc sống đó làm sao phù hợp với việc « thưởng nguyêt", lấy đâu ra rượu và hoa để thưởng trăng. Nhưng câu thơ không mang ý nghĩa phê phán chế độ nhà tù mà chủ yếu để nói về tâm trạng của Bác. Trước cảnh đêm trăng đẹp, Người khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc không có rượu và hoa. Việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù khắc nghiệt đã cho thấy người tù ấy cảnh trăng đẹp.
	Nhưng vì sao câu thơ thứ hai lại có một chút bối rối đọng lại trong ba chữ « nại nhược hà » của nguyên tác ? « Nại nhược hà » là biết làm thế nào ?Cả câu thơ « đối thử lương tiêu nại nhược hà  là một tâm hồn nghệ sĩ đích thực nên mới bối rối vì « trong tù không rượu cũng không hoa » để đón trăng bởi Người rất yêu trăng, và hơn thế nữa, còn coi trăng như người bạn tri âm tri kỉ ? Đón một người bạn như thế mà không có rưọu và hoa theo phong cách tao nhã của thi nhân muôn đời Phương Đông thì coi sao tiện ? Trong tù, thiếu thốn mọi bề, làm sao có rưọu, có hoa được ? Người thừa biết điều ấy nhưng vẫn nhắc đến trong câu thơ với hai lần nhấn mạnh chữ « không » như một lời tạ lỗi với trăng, với người bạn tâm tình mà Người rất yêu quý và trân trọng. Đó là cái bối rối, băn khoăn rất nghệ sĩ của nhà thơ Hồ Chí Minh mà không phải ai cũng có được như Bác- nhất là trong hoàn cảnh thưởng trăng đặc biệt ở chốn ngục tù. Bởi chỉ có tâm hồn nghệ sĩ, biết yêu thương, biết xúc cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên thì trước « cảnh đẹp đêm trăng trong tù mới có niềm xúc động ấy, mới có nỗi băn khoăn ấy. Và ta hiểu, người nghệ sĩ ấy, sau này trong hoàn cảnh tự do, lại thả hồn trong ánh « trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa » hay đắm mình vào cảnh « khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền » Ở bài thơ này, bên cạnh cái hiện thực trơ trụi của nhà tù thì niềm băn khoăn nghệ sĩ ấy càng bộc lộ một bản lĩnh vững vàng của con người, bất chấp cái gian khổ của đời sống ngục tù để giữ nguyên vẹn một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, luôn biết yêu và rung động với mọi cái đẹp trong thiên nhiên và trong cuộc đời.
2. Sau cái phút băn khoăn bối rối ban đầu là một mối giao hoà tuyệt đẹp giữa người với trăng, giữa thi nhân với bạn tâm tình :
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Đây là một mối giao hoà thầm lặng mà thiết tha sâu lắng biết bao giữa Người và trăng. Rượu, hoa không có, chỉ có tấm lòng của đôi bạn tâm giao thu vào một chữ « ngắm » : họ nhìn nhau đăm đắm chấn chính tấm lòng của họ đã chiến thắng cái song sắt nhà tù thô bạo và ghê tởm kia. Tấm lòng ấy, sự chiến thắng ấy được thể hiện tài tình trong nghệ thuật đối rất sáng tạo của câu thơ chữ Hán :
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
Ở đây có đối giữa hai câu trên, dưới theo luật thơ Đường (nhân hướng>< thi gia) ; lại đối ở chữ đầu và cuối của mỗi câu thơ ( nhân- nguyệt , nguyệt - thi gia) khiến thuật riêng. Hai câu thơ dịch làm mất đi cấu trúc đó, giảm đi phần nào sức truyền cảm. Ngoài ra 2 từ « nhân », « ngắm » chưa cô đúc và nhất là chữ « nhòm » e chưa được nhã.
Hình thức và cấu trúc câu thơ chữ Hán đã thể hiện mối giao hoà đặc biệt giữa người và trăng. Hình thức và cấu trúc câu thơ đã hiện rõ cảnh ngắm trăng trong tù ; hai đầu là Người và Trăng, giữa động tìm đến, giao hoà cùng nhau, ngắm nhau say đắm. Cấu trúc đối của hai câu thơ chữ Hán làm nổi bật tình cảm song phương giữa người và trăng. Nghệ thuật nhân hoá đã khiến trăng trở nên như con người, có gương mặt, có linh hồn, có ánh mắt. Trăng trở thành người bạn tri âm tri kỉ của người tù khiến cho phút giao hoà thầm lặng ấy thêm thấm thía. Hai câu thơ của Bác cho thấy trăng yêu người cũng ngang với người yêu trăng. Không chỉ Người hướng tới cái đẹp của trăng mà mà trăng cũng phát hiện ra cái đẹp ở cõi Người, thấy ở người tù một nhà thơ. Phút giao cảm ấy khiến mọi đau thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù, cả cái song sắt nhà tù kia như biến mất, tâm hồn con người trở nên thanh thản, nhẹ nhõm, thăng hoa :tù nhân thoắt biến thi nhân. Không còn tù sức sống của con người là vô hạn. Bởi thế, « ngắm trăng » không chỉ là bài thơ nói lên lòng yêu thiên nhiên, yêu trăng của Bác, mà còn cho thấy một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng HCM. Và trong chốn ngục tù, Người hướng đến ánh trăng sáng phải chăng cũng là hướng tới tự do như nỗi khát khao cháy bỏng của Người :
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu
Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc mạnh mẽ, một biểu hiện nổi bật của tâm hồn nghệ sĩ ở Bác Hồ, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ vĩ đại đó. Đằng sau về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở.... của chế độ nhà tù khủng khiếp, bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù để tâm hồn bay bổng, để tìm đến đối diện đàm tâm với vầng trăng tri kỉ, hướng tới cái đẹp, khát khao tự do. Bài thơ là sự minh hoạ sinh động cho hình tượng HCM- người khách tiên trong ngục, là một minh chứng sinh động cho câu thơ Bác viết ở ngoài bìa tập NNKTTT:
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao.
*Tóm lại : chỉ là một bài thơ tứ tuyệt giản dị nhưng « Ngắm trăng » đã cho thấy vẻ đẹp của một tâm  ... ối cùng » cho biết sự thật về chiếc lá vẫn còn đó liên quan đến nhân vật nào ? (cụ Bơ men)
Bơ men được tác giả giới thiệu như thế nào ? 
- Bác Bơ men là một hoạ sĩ nghèo đã 60 tuổi, không thành đạt trong nghệ thuật : « cụ múa cây bút vẽ đã bốn mươi năm mà vẫn không với tới được gấu áo vị nữ thần của mình » nhưng sống rất lương thiện và luôn khát vọng sáng tạo một kiệt tác. Đã ngoài sáu mươi, nhưng bác Bơ men vẫn sống cô độc « trong một gian buồng tối om om ở tầng dưới » Chỉ có những người nghèo mới phải ở trong một gian buồng như thế. Trong một gian buồng như thế thì vẽ thế nào tranh chiếc lá cuối cùng với mục đích gì ?
Để cứu người khỏi tai hoạ, kéo dài sự sống cho một tâm hồn yếu đuối đáng đếm lá rụng chờ chết, có những con người đứng trước cái chết không hề sợ chết. Cụ già Bơ-men, một hoạ sĩ già là một con người giầu đức hi sinh như vậy. 
Hoạ sĩ già Bơ men đã vẽ bức tranh chiếc lá cuối cùng như thế nào ? 
- Vẽ âm thầm, bí mật trong đêm mưa gió lạnh buốt ngoài trời, chứng cớ là « người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn ».
Người hoạ sĩ già ấy đã phải trả giá như thế nào cho bức vẽ chiếc lá cuối cùng của mình ?
- BỊ viêm phổi nặng và đã chết vì sưng phổi
 Nêu cảm nhận của em về cái chết của cụ Bơ men ? 
Cái chết của cái thang chông chênh, ông già đã bị viêm phổi nặng, rồi hai ngày sau ông đã lặng lẽ đi vào cõi vĩnh hằng. Cái chết lặng lẽ, sự hi sinh thầm lặng của ông ít ai biết đến, nhưng chính nó đã cứu sống được một mạng người- một con người còn rất trẻ và biết đâu, đó lại là một tài năng vĩ đại sau này sẽ tiếp tục con đường nghệ thuật chân chính mà Bơ men đã theo đuổi suốt đời. Cái chết là rất đáng ghét nhưng trong trường hợp của Bơ men, nó vô cùng đang kính trọng, bởi nó càng khẳng định lòng yêu thương con người, sự hi sinh cao cả vì con người của người nghệ sĩ già. Bác Bơ men đã chết nhưng tác phẩm kiệt xuất của bác vẫn sống mãi với hai cô gái nghèo, vẫn sống mãi trong lòng các thế hệ bạn đọc. Bởi vì tác phẩm đó đã biểu hiện tất cả phẩm chất cao đẹp của bác : nghèo nhưng vô cùng nhân hậu, giàu lòng yêu thương và đức hi sinh. Bác là biểu tượng của nghệ thuật vị nhân sinh cao cả.
II. KIỆT TÁC « CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG »
Câu hỏi : Vì sao có thể nói : « Chiếc lá cuối cùng » là một hình tượng quan trọng, linh hồn của truyện ngắn này ? 
Không phải ngẫu nhiên hình ảnh chiếc lá trường xuân cuối cùng đã trở thành nhan đề một truyện ngắn bất tử của nhà văn Mĩ lừng danh O.Hen ri. Đó là một chi tiết cảm động, biểu tượng nghệ thuật bất ngờ, độc đáo mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc
a. Chiếc lá trường xuân nhỏ bé tầm thường, do bàn tay một hoạ sĩ « thường thường bậc trung » tạo ra rất giống chiếc lá thật. Bức tranh « lá » thật sinh động đến nỗi con mắt chuyên môn tinh trẻ của Giôn xi nhìn ngắm hoài mà sao không thể phân biệt nổi lá thật hay lá vẽ ? «  Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài cả một đêm, tưởng chừng không bao giờ đơn độc bám lấy cái cuống của nó trên tường và rồi, cùng với màn đêm buông xuống, gió bấc lại lồng lộn, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và mái hiên thấp kiểu Hà Lan mưa rơi lộp độp xuống mặt đất ». Chiếc màn xanh lại được kéo lên khi buổi sáng lại về. Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó ».
b- Chiếc lá dũng cảm đó đã cứu sống một con người.
- Nhờ chiếc lá giả- lá vẽ (nhưng có thật) vào mặt bức tường trước khuôn cửa sổ mà cô hoạ sĩ trẻ Giôn Xi dần khỏi bệnh . Hoạ sĩ già Bơ men đã cứu được cô gái đáng thương bằng kiệt tác đầu tiên- và cũng là cuối cùng của mình, hay chính cô đã tự cứu cô bởi niềm hi vọng lớn dần, mạnh ấm dần khởi nguồn từ chiếc lá lạ lùng, gan lì bám trụ, quyết không chịu lìa khỏi ngọn dây leo loằng ngoằng.
- Chiếc lá cuối cùng xuất hiện kịp thời đúng lúc đó đã đem lại niềm tin vào sự sống cho Giôn xi, đã thăng hoa nội lực cho Giôn xi, giúp cô chiến thắng gã « viêm phổi » dai dẳng hiểm ác. Cô chợt hiểu ra : « có một cái gì đó làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy để em thấy rằng mình đã tệ như thế nào » và hi vọng « một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na Plơ » lại trỗi dậy trong cô ; cùng với niềm hi vọng ấy nhựa sống lại lên men, nghị lực và mầm sống lại hồi sinh, khiến bác sĩ phải thốt lên : « được năm phần mười rồi. Chăm sóc chu đáo thì chị sẽ thắng và « cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng ». Không hẳn chiếc lá của cụ Bơ men đã niềm hi vọng, khơi bùng lên ngọn lửa tình đời sắp lụi tàn nơi trái tim người đồng nghiệp trẻ không may
b. Chiếc lá ấy được vẽ bằng trái tim của tình yêu thương con người. 
- Bác Bơ men vẽ chiếc lá ấy trong cái đêm rét khủng khiếp, khi chiếc lá cuối cùng đã rụng xuống. Do đắm mình trong mưa tuyết giá lạnh, bác Bơ men đã nhiễm bệnh sưng phổi và đã qua đời sau đó hai ngày. Chắc chắn khi dầm mình trong mưa tuyết để vẽ chiếc lá, bác không phải không đối, là lòng yêu mến cuộc sống bỏng cháy của người hoạ sĩ già. Chiếc lá cuối cùng,, sáng tạo một đêm kết quả của tình yêu thương trĩu nặng dồn qua ngòi bút xuất thần của cụ Bơ men. « Chiếc lá » nối dài một cuộc đời, cướp đi một cuộc sống, để lại trong bao thế hệ người đọc niềm xót xa, thương kính người hoạ sĩ nghèo không may mắn, đồng thời lại vô cùng kinh ngạc về sức mạnh diệu kì của nghệ thuật- đem lại cuộc sống và hi vọng cho con người. Dù phải đổi giá cực đắt, nhưng nghệ có nghệ sĩ chân chính nào không vui lòng đánh đổi tất cả để lấy một « chiếc lá cuối cùng ».
Từ kiệt tác « chiếc lá cuối cùng, em hiểu thêm ý nghĩa nào của truyện « chiếc lá cuối cùng » ? 
-Nghệ thuật chân chính được tạo ra từ tình yêu thương con người.
- Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật của tình yêu thương, vì sự sống của con người.
Bức tranh của hoạ sĩ Bơ men là nghệ thuật chân chính vì nó hướng tới con người, vì con người. Nghệ thuật chân chính mang trong lòng nó chức năng sinh thành và tái tạo để phục vụ con người.Tình yêu thương là nguồn sức mạnh của ông già và tài năng nghệ thuật hướng ngòi bút của ông vào việc hoàn thành một tác phẩm mang thiên chức vĩ đại của nghệ thuật : nghệ thuật vị nhân sinh. Và người nghệ sĩ đã đem cả sinh mệnh của mình để trả lại màu xanh cho chiếc lá đã úa vàng, trả lại màu hồng cho đôi má của người thiếu nữ xanh xao trả lại niềm tin nghị lực cho những người yếu đuối. Chiếc lá cuối cùng trở thành niềm hi vọng của sự hồi sinh được xây dựng bằng tình người.
III. Nghệ thuật đặc sắc	
- Nét độc đáo của nghệ thuật truyện này là hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần khắc sâu trong một câu chuyện đã tạo nên một kết thúc bất ngờ hấp dẫn người đọc. Đọc truyện, lúc đầu người đọc cứ đinh ninh là cô Giôn xi nhất định sẽ chết vì bệnh viêm phổi. Nhưng tình huống chiếc lá ấy, bức vẽ kì diệu ấy đã cứu sống Giôn xi. Cụ Bơ men, tác giả bức vẽ ấy đã chết ở tuổi 60, sau hai ngày bị viêm phổi nặng. 
Kết thúc này càng khắc sâu vẻ đẹp tâm hồn của nghệ sĩ già Bơ men và tô đậm giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện. 	
Câu hỏi 
1. Cụ Bơ men qua đời tại bệnh viện vì tuổi già, sức yếu, cảm lạnh nặng do phải đứng vẽ trên bậc thang cao khấp khểnh giữa trời tuyết cóng cũng là một cách kết thúc một cuộc đời nghệ sĩ không mấy niềm vui. Tại sao O.Hen ri lại chọn cách kết thúc truyện đau đớn ấy mà không viết những dòng cuối nhẹ nhàng, êm ái hơn ? Chẳng hạn, cụ Bơ men cảm nặng phải vào viện, Giôn xi khỏi bệnh biết rõ sự thật, vô cùng cảm động, ân hận. Cô ngày đêm chăm sóc cụ Bơ men như chăm sóc người cha thân yêu. Và sức khoẻ của hoạ sĩ cũng dần dần bình phục. Một buổi sáng mùa xuân nắng ấm, hai người cùng nhau ra viện, trở về noi cũ ở. Họ cùng nhìn lên bức tường xám nham nhở : chiếc lá trường xuân vẫn xanh ngắt giữa đám dây leo loằng ngoằng.
Không dễ dãi và nhạt nhẽo như ta nghĩ, nhà văn Mĩ đã gia tăng chất muối, cho gắt mặn hơn ấn tượng đậm chát trong lòng người đọc, cho độ căng của nghịch cảnh càng tăng, cho giọt nước mắt ân hận, biết ơn, nhớ tiếc càng chảy dài trên má Giôn xi, Xiu, và cả mỗi chúng ta. 
Người đọc cứ bị ám ảnh mãi về tính hai mặt của biểu tượng « chiếc lá cuối cùng ». Chiếc lá cứu người- đó là mặt phải. Chiếc lá lại giết người- đó là mặt trái. Làm sao không nghĩ, không dài trong nghèo túng và thất bại bằng thành công loé sáng cuối cùng. Bức tranh « lá » thật sinh động đến nỗi con mắt chuyên môn tinh trẻ của Giôn xi nhìn ngắm hoài mà sao không thể phân biệt nổi là lá thật hay lá vẽ ? Hoạ sĩ già « tử vì nghệ », đã vui lòng đổi kiệt tác của mình bằng cả xác, hồn và tình thương người nồng nhiệt, nỗi đam mê nghề nghiệp đến quên cả tuổi tác, nỗi cay cú vì cả đời lao động nghệ thuật kiệt lực mà thành công chưa một lần mỉm cười.
Một điều hết sức cảm động là khi đứng giữa trời đêm gió lạnh, tay miệt mài đưa bút vẽ lên tường, cụ Bơ men chắc không hề nghĩ đến việc mình đang làm nghệ thuật, đang thực hiện công trình có thể lưu danh hậu thế. Đơn giản, cụ chỉ nghĩ đây là cách tốt nhất cụ có thể làm, để cứu vui Giôn xi khỏi bệnh, chẳng hề bận tâm đến « chiếc lá » kia có thành kiệt tác hay không ? 
2.Câu hỏi dành cho học sinh giỏi : Có người nhận xét rằng chiếc bóng trên vách đã giết chết Vũ Nương nhưng chiếc lá trên tường đã cứu sống Giôn Xi. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Hãy phát biểu ý kiến của em về vấn đề này. 
Gợi ý
1. Chuyện “người con gái Nam Xương” là một thành công nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Dữ. Tác giả có những sáng tạo trong cách kể, trong việc hư cấu thêm tình tiết và đưa thêm những yếu tố li kì vào câu chuyện. Trong đó “chiếc bóng trên tường” là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc. 
*. Cái bóng được tạo bởi tình yêu thương
 - Người vợ trẻ vì nhớ thương chồng, vì muốn nguôi ngoai cảm giác thiếu vắng hơi ấm của người chồng.
 - Người mẹ xót lòng cho con trẻ chưa một lần được thấy mặt cha nên đã nghĩ ra trò chơi chiếc bóng.
* Chính chiếc bóng được tạo bởi tình yêu thương ấy đã trở thành cái bóng oan nghiệt cướp đi cuộc sống của VN - người phụ nữ giàu tình yêu thương.
 - Vì ghen tuông đối với chiến tranh phong kiến phi nghĩa, với sự độc đoán, đa nghi phi lý của chàng Trương. Chi tiết cái bóng còn phản ánh nỗi dầy vò đau xót trong lòng tác giả về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến như VN phải trói buộc đời mình mòn mỏi vào những người dường như hình ảnh của những “chiếc bóng oan khiên”.
d. Nghệ thuật xây dựng chi tiết tài tình : thật kết hợp với ảo. Bóng là ảo ảnh, giết chết một con người là sự thật cay đắng, phũ phàng.
2. Chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Mĩ O.Hen ri là một chiếc lá đặc biệt, là chi tiết cảm động, là biểu tượng nghệ thuật bất ngờ, độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Chiếc lá ấy đã trở thành một niềm hi vọng của sự hồi sinh được xây dựng bằng tình người.
(học sinh tham khảo phần II - Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác nghệ thuật)
	========================

Tài liệu đính kèm:

  • docDay dai tra he lop 8 mon van.doc