Giáo án dạy bồi dưỡng Vật lí Lớp 8 - Năm học 2008-2009

Giáo án dạy bồi dưỡng Vật lí Lớp 8 - Năm học 2008-2009

- Nắm được công thức vận tốc v = và ý nghĩa khái niệm vận tốc. Đơn vị chính của vận tốc là m/s ; km/h và cách đổi đơn vị vận tốc.

- Vận dụng công thức tính vận tốc để tính quãng đường, thời gian của chuyển động.

+ Phát biểu được ĐN của CĐ đều và CĐ không đều. Nêu được những ví dụ về chuyển động đều và không đều thường gặp.

 + Xác định được dấu hiệu đặc trưng cho chuyển động đều là vận tốc không thay đổi theo thời gian. Chuyển động không đều là vận tốc thay đổi theo thời gian.

 + Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường.

B. TIẾN TRÌNH:

HOẠT ĐỘNG 1: TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP

Tóm tắt kiến thức cần nhớ:

 Trong đó: S là quãng đường

 t là thời gian

 v là vận tốc.

 Đổi: 1km/h = 0,28m/s ; 1m/s = 3,6 km/h

* Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian, CĐ không đều là CĐ mà độ lớn của vận tốc thay đổi theo thời gian.

VD: CĐ đều là CĐ của đầu kim đồng hồ, của trái đát quay xung quanh mặt trời, của mặt trăng quay xung quanh trái đất

- CĐ không đều thì gặp rất nhiều như CĐ của ôtô, xe đạp, máy bay

- Khi nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.

 

doc 45 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy bồi dưỡng Vật lí Lớp 8 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10 tháng 9 năm 2008
Luyện tập Bài 2; 3 : vận tốc, chuyển động đều, chuyển động không đều.
A. Mục tiêu: 
- Nắm được công thức vận tốc v = và ý nghĩa khái niệm vận tốc. Đơn vị chính của vận tốc là m/s ; km/h và cách đổi đơn vị vận tốc.
- Vận dụng công thức tính vận tốc để tính quãng đường, thời gian của chuyển động.
+ Phát biểu được ĐN của CĐ đều và CĐ không đều. Nêu được những ví dụ về chuyển động đều và không đều thường gặp.
 + Xác định được dấu hiệu đặc trưng cho chuyển động đều là vận tốc không thay đổi theo thời gian. Chuyển động không đều là vận tốc thay đổi theo thời gian.
 + Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường.
B. Tiến trình:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập 
Tóm tắt kiến thức cần nhớ :
 * Công thức tính vận tốc: v = 
Trong đó: S là quãng đường
 t là thời gian
 v là vận tốc.
 Đổi: 1km/h = 0,28m/s ; 1m/s = 3,6 km/h 
* Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian, CĐ không đều là CĐ mà độ lớn của vận tốc thay đổi theo thời gian.
VD : CĐ đều là CĐ của đầu kim đồng hồ, của trái đát quay xung quanh mặt trời, của mặt trăng quay xung quanh trái đất 
- CĐ không đều thì gặp rất nhiều như CĐ của ôtô, xe đạp, máy bay 
 Khi nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 2: Luyện tập
I. Trả lời các câu hỏi trong sách bài tập :
3.1 : Phần 1 : Đáp án : Câu C
 Phần 2 : Đáp án : Câu A
3.2 Công thức C
3.3 : Thời gian người đó đi hết quãng đường đầu là : t1 = S1 : v1 = 3000 : 2 = 1500s .
Quãng đường sau dài S2 = 1,95km = 1950m, thời gian chuyển động là t2 = 0,5. 3600 = 1800s
Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường là : 
BT bổ sung : 
Bài 1 : Một học sinh đi từ nhà đến trường mất 20 phút. Biết khoảng cách từ nhà đến trường là 1200m. Vận tốc của HS đó là bao nhiêu km/h ?
Bài 2 : Tâm và Bình cùng chuyển động đều trên quãng đường 6km. Tâm CĐ với vận tốc 12km/h. Bình khởi hành sau Tâm 15phút và đến sau Tâm 30 phút. Hỏi Bình CĐ với vận tốc bao nhiêu ?
Bài 3 : Trên đoạn đường từ A đến B dài 100km, ôtô thứ nhất đi mất thời gian 2h, ô tô thứ hai đi 3/4 đoạn đường trên mất thời gian 1,25h. Ô tô nào chạy nhanh hơn .
Bài 4:Bài 3.11 ; 3.12 Sách KTCB vật lý8 
HS trả lời các câu hỏi trong sách bài tập :
Bài 3.4 : a) Vì vận tốc thay đổi theo thời gian.
b) ĐS : 36,51km/h
HS làm bài 1 và đi đến đáp số 3,6 km/h.
Bài 2 : ĐS : 8km/h
HS làm bài 3 : V ô tô 1 : v1 = 50km/h
V ô tô 2 : 
Vậy ôtô 2 chạy nhanh hơn ôtô 1. 
Ngày soạn: 15 tháng 9 năm 2008
Luyện tập Bài 4 : biểu diễn lực
A. Mục tiêu: 
- Kiến thức: + Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc.
 + Nhận biết được lực là đại lượng véctơ. Biểu diễn được vectơ lực.
- Kỹ năng: Biểu diễn lực.
B. Chuẩn bị: 
GV: - Nghiên cứu bài 4 SGK, sách bài tập, 500BT vật lý 8, KTCB và NC vật lý 8.
HS : Sách giáo khoa, sách bài tập, đồ dùng học tập.
C. Tiến trình:
Hoạt động 1: Kiểm tra
HS1 : Chuyển động đều là gì ? Hãy nêu hai ví dụ về chuyển động đều trong thực tế. Biểu thức tính vận tốc của chuyển động đều. Chữa bài tập.
HS2 : Chuyển động không đều là gì ? Hãy nêu hai ví dụ về chuyển động không đều? Biểu thức của chuyển động không đều ? Chữa bài tập.
B. Tiến trình:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập 
Tóm tắt kiến thức cần nhớ :
Khái niệm lực: Tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật kia.
Lực là đại lượng véc tơ vì có điểm đặt, phương chiều và độ lớn.
Biểu diễn lực bằng một mũi tên có:
Gốc là điểm đặt của lực.
Phương và chiều: Là phương và chiều của lực.
Độ dài của mũi tên biểu thị cường độ lực(theo tỉ xích cho trước).
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 2: Luyện tập
I. Trả lời các câu hỏi trong sách bài tập :
4.1 : Đáp án : Câu D
4.2 : a) Thả viên bi lăn từ trên máng nghiêng xuống, lực hút của trái đất làm tăng vận tốc của viên bi.
b) Xe đang chuyển động nếu hãm phanh, lực cản làm vận tốc xe giảm.
4.3 :  Hút của trái đất .tăng.
 lực cản. giảm .
4.4 : Hình a.Hai lực tác dụng lên vật là : lực kéo Fk phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ F = 250N.
Lực cản Fc  cường độ F = 150N .
Hình b : Hai lực : Trọng lực P cường độ F = 200N.
Lực kéo Fk có phương nghiêng một góc 30 độ so với phương ngang, cđộ 300N .
BT bổ sung : 
Bài 1 : Vận tốc của một vật thay đổi khi :
Nó không tác dụng lên vật khác.
Không có vật nào tác dụng lên nó.
Có một lực tác dụng lên nó.
Có hai lực có cùng độ lớn đồng thời tác dụng lên nó theo hai hướng ngược nhau.
Chọn câu đúng trong các câu trên.
Bài 4:Bài 4.2 ; 4. 5 Sách KTCB vật lý 8 
HS trả lời các câu hỏi trong sách bài tập :
4.1 : Đáp án : Câu D
4.2 : a) Thả viên bi lăn từ trên máng nghiêng xuống, lực hút của trái đất làm tăng vận tốc của viên bi.
b) Xe đang chuyển động nếu hãm phanh, lực cản làm vận tốc xe giảm.
HS làm bài 4.4 :
4.4 : Hình a.Hai lực tác dụng lên vật là : lực kéo Fk phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ F = 250N.
Lực cản Fc  cường độ F = 150N .
Hình b : Hai lực : Trọng lực P cường độ F = 200N.
Lực kéo Fk có phương nghiêng một góc 30 độ so với phương ngang, cđộ 300N .
Bài 2 : Hãy biểu diễn những lực sau đây :
Lực hút của nam châm lên hòn bi sắt có độ lớn 2N.(tỉ xích 1cm ứng với 0,1N)
Lực hút của trái đất lên hòn bi đang rơi có khối lượng 50g
Lực đẩy 30N tác dụng lên xe theo phương ngang, chiều từ phải sang trái.
Bài 3 : Hãy nêu ví dụ chứng tỏ lực làm biến dạng vật, lực làm thay đổi vận tốc của vật.
Ngày soạn: 21 tháng 9 năm 2008
Luyện tập Bài 5 : Sự cân bằng lực – quán tính
A. Mục tiêu: 
 + Nêu được một số ví dụ về hai lực cân bằng, nhận biết đặc điểm của hai lực cân bằng và biểu thị bằng vectơ lực.
 + HS nắm được : Vật được tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi .
 + Nêu được một số ví dụ về quán tính. Giải thích được hiện tượng quán tính.
B. Chuẩn bị: 
GV: - Nghiên cứu bài 5 SGK, sách bài tập, 500BT vật lý 8, KTCB và NC vật lý 8.
HS : Sách giáo khoa, sách bài tập, đồ dùng học tập.
C. Tiến trình:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 2: Luyện tập
I. Trả lời các câu hỏi trong sách bài tập :
5.1 : Đáp án : Câu D
5.2 : Đáp án : Câu D
 5.3 : Đáp án : Câu D
5.4 : Điều này không hề mâu thuẫn với nhận định : ‘Lực tác dụng làm thay đổi vận tốc’ vì khi lực kéo của đầu máy cân bằng với lực cản tác dụng lên đoàn tàu thì đoàn tàu sẽ không thay đổi vận tốc.
5. 5 : Quả cầu đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng, trọng lực cân bằng với sức căng .
5.6 :  hai lực cân bằng nhau.
5.7 : Giật nhanh tờ giấy ra khỏi chén nước.Do quán tính, chén nước chưa kịp thay đổi vận tốc nên chén nước không bị đổ.
* GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm.
HS ghi tóm tắt kiến thức cần nhớ :
*Nêu khái niệm hai lực cân bằng : là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương cùng nằm trên một đường thẳng, chiều ngược nhau.
*Dưới tác dụng của hai lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, một vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều mãi mãi.
*Khái niệm quán tính : Dưới tác dụng của lực mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được là vì mọi vật đều có quán tính.
HS trả lời các câu hỏi trong sách bài tập :
5. 5 : Quả cầu đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng, trọng lực cân bằng với sức căng .
BT bổ sung :Bài 4:Bài 5.8 ; 5.9 Sách KTCB vật lý 8
1) Hành khỏch ngồi trờn xe ụ tụ đang chuyển động bỗng thấy mỡnh bị nghiờng người sang trỏi, chứng tỏ xe:
Chọn cõu trả lời đỳng nhất 
A. Đột ngột giảm vận tốc. 
B. Đột ngột rẽ sang trỏi. 
C. Đột ngột tăng vận tốc. 
D. Đột ngột rẽ sang phải. 
2) Một chiếc xe khỏch đang chuyển động trờn đường thẳng thỡ phanh đột ngột, hành khỏch trờn xe sẽ như thế nào? Chọn kết quả đỳng.
Chọn cõu trả lời đỳng nhất 
A. Bị ngó người ra phớa sau. 
B. Bị ngó người ra phớa trước. 
C. Bị nghiờng người sang bờn trỏi. 
D. Bị nghiờng người sang bờn phải. 
3) Đặt cõy bỳt chỡ đứng ở đầu một tờ giấy dài, mỏng. Cỏch nào trong cỏc cỏch sau đõy cú thể rỳt tờ giấy ra mà khụng làm đổ cõy bỳt chỡ?
Chọn cõu trả lời đỳng nhất 
A. Giật thật nhanh tờ giấy một cỏch khộo lộo. 
B. Rỳt tờ giấy ra với tốc độ bỡnh thường. 
C. Rỳt thật nhẹ tờ giấy. 
D. Vừa rỳt vừa quay tờ giấy. 
4) Một vật chịu tỏc dụng của hai lực cõn bằng. Kết quả nào sau đõy là đỳng?
Chọn cõu trả lời đỳng nhất 
A. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm dần. 
B. Vật đang đứng yờn sẽ đứng yờn mói mói. 
C. Vật đang đứng yờn sẽ chuyển động nhanh dần. 
D. Vật đang chuyển động thỡ vận tốc của vật sẽ biến đổi. 
5) Đặt một con bỳp bờ đứng yờn trờn xe lăn rồi bất chợt đẩy xe chuyển động về phớa trước. Hỏi bỳp sẽ ngó về phớa nào?
Chọn cõu trả lời đỳng nhất 
A. Ngó sang trỏi. 
B. Ngó về phớa trước. 
C. Ngó sang phải. 
D. Ngó về phớa sau. 
6) Sử dụng cụm từ thớch hợp điền vào chỗ trống cho đỳng ý nghĩa vật lớ.
......... là tớnh chất giữ nguyờn vận tốc của vật.
Chọn cõu trả lời đỳng nhất: A. Khối lượng ; B Quán tính ; C. Hai lực không cân bằng ; D. Hai lực cân bằng.
Ngày soạn: 28 tháng 9 năm 2008 
Luyện tập Bài 6: Lực ma sát
A. Mục tiêu: 
 - Kiến thức : + Nhận biết lực ma sát là một loại lực cơ học. Phân biệt được ma sát trượt, ma sát nghỉ, ma sát lăn, đặc điểm của mỗi loại ma sát này.
 + Làm thí nghiệm phát hiện ma sát nghỉ.
 + Phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và kỹ htuật.Nêu được cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực này.
- Kỹ năng : rèn kỹ năng đo lực, đặc biệt là đo Fms để rút ra NX về đặc điểm Fms.
B. Chuẩn bị: 
GV: - Nghiên cứu bài 6 SGK, sách bài tập, 500BT vật lý 8, KTCB và NC vật lý 8.
HS : Sách giáo khoa, sách bài tập, đồ dùng học tập.
C. Tiến trình:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 2: Luyện tập
I. Trả lời các câu hỏi trong sách bài tập :
6.1 : Đáp án : Câu C
6.2 : Đáp án : Câu C : Tăng độ nhẵn.
 6.3 : Đáp án : Câu D
6.4 : a) Ô tô CĐ thẳng đều khi lực kéo cân bằng với lực ma sát. Vậy Fms = Fk = 800N.
b) Lực kéo tăng(Fk > Fms) thì ôt ô CĐ nhanh dần.
c) Lực kéo giảm (Fk < Fms) thì ôt ô CĐ chậm dần.
6.5 a) Khi bánh xe lăn đều trên đường sắt thì lực kéo cân bằng với lực cản, khi đó lực kéo bằng 5000N .
So với trọng lượng đầu tàu, lực ma sát bằng : lần .
Đoàn tàu khi khởi hành chịu tác dụng hai lực : Lực phát động, lực cản.
b) Độ lớn của lực làm tàu chạy nhanh dần khi khởi hành bằng :
Fk – Fms = 10 000 – 5000 = 5 000N .
* GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm.
HS ghi tóm tắt kiến thức cần nhớ :
* Lực ma sát là một trong những loại lực cơ học.
* Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật này chuyển động trượt trên vật khác và c ... à phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.Đơn vị của nhiệt năng là Jun (J)
Hoạt động 2: luyện tập
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
GV : Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong sách bài tập.
Từ bài 21.1 đến 21.6 SBT.
GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm:
Trả lời các câu hỏi
Thảo luận .
Rút ra kết luận.
21.6 * Không khí bị nén trong chai thực hiện công làm bật nút chai. Một phần nhiệt năng của không khí đã chuyển hoá thành cơ năng nên không khí lạnh đi. Vì không khí có chứa hơi nước nên khi gặp lạnh, hơi nước ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ li ti tạo thành sương mù.
*GV ra thêm các bài tập bổ sung :
Bài1 : Khi đun ấm nước thì nhiệt năng của ấm và của nước thay đổi như thế nào ? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt ?
Bài 2 : Khi làm đông đặc một khối nước thì :
Nhiệt năng của nước tăng lên.
Nhiệt năng của nước giảm.
Khối lượng của nước tăng lên
Vận tốc phân tử của nước tăng lên.
Bài 3 :Hãy giải thích nguyên nhân làm thay đổi nhiệt năng của vật trong trường hợp bơm bánh xe đạp.
21.1 Câu C .
21.2 Câu B
21.3 Động năng, thế năng, nhiệt năng.
21.4 Khi đun nước có sự truyền nhiệt từ ngọn lửa sang nước. Khi hơi nước dãn nở làm bật nút chai thì có sự thực hiện công.
21.5* Mực thuỷ ngân trong nhiệt kế tụt xuống vì không khí phì ra từ quả bóng thực hiện công, một phần nhiệt năng của nó chuyển hoá thành cơ năng.
HS làm các bài tập bổ sung :
 Bài 1 : Nhiệt năng của ấm và của nước tăng lên. Quá trình trên là sự truyền nhiệt lượng.
Bài 2 : Đáp án : Câu C .
Bài 3 : Bơm bánh xe đạp là sự thực hiện công. Píttông dịch chuyển trong thân bơm. cọ xát lên thành ống bơm, nén khí trong ống bơm làm nhiệt năng của khí, của ống bơm tăng lên.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
Học bài. 
Xem lại các bài tập đã chữa.
Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”. 
Ngày 2 tháng 3 năm 2009
 luyện tập Bài 23 : đối lưu – bức xạ nhiệt
A. Mục tiêu: 
HS nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí
Biết sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường nào.
Tìm được ví dụ về bức xạ nhiệt.
Nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân không.
B. Chuẩn bị: 
GV: - Nghiên cứu bài 23 SGK.
- Các tranh vẽ hình bài 23 SGK( Hình 23.2; 23.4; 23.5 SGK).
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung điền từ cho bài 23 SGK.
HS: Sách giáo khoa, sách bài tập, đồ dùng học tập.
C. Tiến trình:
Hoạt động 1: Tóm tắt kiến thức cần nhớ 
- Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng chất lỏng và chất khí gọi là sự đối lưu. Đó là sự truyền nhiệt chủ yếu.
- Ngoài dẫn nhiệt, đối lưu thì còn một hình thức truyền nhiệt nữa, đó chính là bức xạ nhiệt.
- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt năng bằng các tia nhiệt đi thẳng, bức xạ nhiệt còn có thể xảy ra trong chân không.
Hoạt động 2: luyện tập
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
GV : Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong sách bài tập.
Từ bài 23. 1 đến 23.7 SBT.
GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm:
Trả lời các câu hỏi
Thảo luận .
Rút ra kết luận.
23.6 : Vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất, nên nhiệt từ nước trong ấm nhôm truyền ra ấm nhanh hơn. Nhiệt từ các ấm truyền ra không khí đều bằng bức xạ nhiệt.
23.7 : Miếng giấy sẽ quay do tác động của các dòng đối lưu.
*GV ra thêm các bài tập bổ sung :
Bài 1 : Những hiện tượng nào sau đây không phải là đối lưu :
Đun nươc trong ấm.
Sự tạo thành gió.
Sự thông khí trong lò.
Sự truyền nhiệt của dây tóc bóng đèn điện đến thành bóng đèn.
Bài 2 : Em hãy cho một vài ví dụ về hiện tượng bức xạ nhiệt.
Bài 3 : Em hãy phân biệt sự khác nhau giữa sự dẫn nhiệt, sự đối lưu, sự bức xạ nhiệt.
GV cho HS thảo luận bài 3, đi đến thống nhất về cách làm 
*HS ghi lời giải các bài tập trong SBT :
23.1 Câu C .
23.2 Câu C
23.3 Đốt ở đáy ống để tạo ra các dòng đối lưu.
23.4 Khi đèn kéo quân được thắp lên, bên trong đèn xuất hiện các dòng đối lưu của không khí. Những dòng đối lưu này làm quay tán của đèn kéo quân.
23.5  Không. Sự truyền nhiệt khi đưa miếng đồng vào ngọn lửa làm miếng đồng nóng lên là sự dẫn nhiệt. Miếng đồng nguội đi là do truyền nhiệt vào không khí bằng bức xạ nhiệt.
HS làm các bài tập bổ sung :
 Bài 1 : Đáp án : Câu D .
Bài 2 : 
- Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn sang môi trường xung quanh.
- Sự truyền nhiệt từ mặt trời xuống trái đất.
Bài 3 : 
- Sự dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt lượng từ các nguyên tử, phân tử này đến nguyên tử hay phân tử khác, không có sự di chuyển của chúng.
- sự đối lưu là sự truyền nhiệt bởi các dòng chất lỏng và khí.
- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt lượng bằng cách cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt khác với đối lưu và dẫn nhiệt là có thể truyền được trong chân không.
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà (2 phút)
Học bài.
Xem lại các bài tập đã chữa và tìm thêm các bài tập ngoài thực tế để làm.
Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”. 
Ngày 9 tháng 3 năm 2009
luyện tập Bài 24 : công thức tính nhiệt lượng
A. Mục tiêu: 
- Kể được tên các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng một vật cần thu vào để nóng lên.
- Viết được công thức tính nhiệt lượng, kể được tên, đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
- Mô tả được thí nghiệm và xử lý được bảng ghi kết quả thí nghiệm chứng tỏ Q phụ thuộc vào m, và chất làm vật.
B. Chuẩn bị: 
GV: - Nghiên cứu bài 24 SGK.
- Các tranh vẽ hình 24.1; 24.2 SGK.
- Bảng phụ ghi các đề bài tập.
HS: Sách giáo khoa, SBT, đồ dùng học tập.
Hoạt động 1: Tóm tắt kiến thức cần nhớ 
- Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật.
- Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên : Q = m c 
- Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 10C .
Hoạt động 2: luyện tập
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
GV : Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong sách bài tập.
Từ bài 24.1 đến 24.5 SBT.
GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm:
Trả lời các câu hỏi
Thảo luận .
Rút ra kết luận.
*GV ra thêm các bài tập bổ sung :
Bài 1 : Nhiệt lượng của một vật cần thu vào để làm nóng vật, phụ thuộc vào : 
thời gian đun vật và khối lượng của vật.
Thể tích của vật và thời gian đun.
Chất cấu tạo nên vật và khối lượng của vật.
Khối lượng, độ tăng nhiệt độ và bản chất của chất cấu tạo nên vật.
Chọn câu đúng nhất trong các câu trên.
Bài 2 : Cung cấp một nhiệt lượng cho hai quả cầu bằng nhôm và chì, khối lượng bằng nhau. Hỏi nhiệt độ quả cần nào tăng nhiều hơn ?
Bài 3 : Tính nhiệt lượng cần đun 2 lít rượu từ 200 C đến 600C. Biết nhiệt dung riêng của rượu là2500J/kg.Kvà khối lượng riêng của rượu là 800kg/m3
GV cho HS thảo luận bài 3, đi đến thống nhất về cách làm 
*HS ghi lời giải các bài tập trong SBT :
24.1 : 1.Câu A ; 2. Câu C
24.2 Q = m c = 5. 4 200. 20 = 420J = 420 kJ .
24.3 
24.4 Q = Qấm + Q nước = 0,4. 880. 80 + 1. 4200 . 80 = 364 160 kJ .
24.5 HS tính ra c = 393 J/Kg. K . Vậy kim loại này là đồng.
HS làm các bài tập bổ sung :
 Bài 1 : Đáp án : Câu D .
Bài 2 : 
Gọi Q1là nhiệt lượng cần truyền cho quả cầu nhôm : Q1 = m c1 
 quả cầu chì : Q2 = m c2 
Q1 = Q2 nên m c1 = m c2 
 vì c1 < c2 suy ra < 
Vậy quả cầu nhôm tăng nhiệt độ nhiều hơn.
HS thảo luận bài 3, đi đến thống nhất về cách làm 
 Q = m c = 2500. 1,6. (60 – 20)
= 160 000 J = 160 KJ .
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà 
 - Học bài.
Xem lại các bài tập đã chữa và tìm thêm các bài tập ngoài thực tế để làm.
Ngày soạn: 28 tháng 3 năm 2009
Luyện tập Bài 25 : phương trình cân bằng nhiệt
Thời gian thực hiện: Tuần 14, 15 - học kỳ II
A. Mục tiêu: 
- Phát biểu được 3 nội dung của nguyên lý truyền nhiệt.
- Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có hai vật trao đổi nhiệt với nhau.
- Giải được các bài toán đơn giản về trao đổi nhiệt giữa các vật. 
B. Chuẩn bị: 
GV: - Nghiên cứu bài 25 SGK.
- Giải trước các bài tập trong phần BT bổ sung.
- Bảng phụ Ghi sẵn nội dung bài tập .
HS: Sách giáo khoa, SBT, đồ dùng học tập.
C. Tiến trình:
Hoạt động 1: Tóm tắt kiến thức cần nhớ 
- Khi có hai vật truyền nhiệt cho nhau thì :
 + Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật bằng nhau.
 + Nhiệt lượng vật này toả ra bằng nhiệt do vật kia thu vào.
 + Phương trình cân bằng nhiệt : Q toả ra = Q thu vào .
Hoạt động 2: luyện tập
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
GV : Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong sách bài tập.
Từ bài 25.1 đến 25.5 SBT.
GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm:
Trả lời các câu hỏi
Thảo luận .
Rút ra kết luận.
*GV ra thêm các bài tập bổ sung :
Bài 1 : Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau khi có sự truyền nhiệt của hai vật :
a. Nhiệt lượng truyền từ vật có sang  hơn .
b. Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật  thì ngừng lại
c. Nhiệt lượng do vật này toả ra nhiệt lượng do vật kia thu vào.
Bài 2 : Phải pha trộn bao nhiêu nước ở 800 C vào nước ở 200 C để được 90kg nước ở 600 C. Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg. K .
GV cho HS thảo luận bài 2 đi đến thống nhất về cách làm 
*HS ghi lời giải các bài tập trong SBT :
25.1 : Câu A 
25.2 : Câu B
25.3 a) Nhiệt độ cưối của chì cũng bằng nhiệt độ cuối của nước, nghĩa là bằng 600 C .
b) Nhiệt lượng nước thu vào : 
Q = 1 571,25 J.
c) c = 130, 93 J/kg.K
d) Chỉ gần bằng, vì đã bỏ qua nhiệt truyền cho môi trường bên ngoài.
25.4 đáp số : 16,820 C .
25.5 HS làm và đi đến đáp số : 1,50 C 
HS làm các bài tập bổ sung :
 Bài 1 : 
Nhiệt độ cao hơn ; vật có nhiệt độ thấp hơn.
Bằng nhau.
Bằng 
Q toả ra = Q thu vào
HS thảo luận bài 2 , đi đến thống nhất về cách làm 
 Q = m c 
 Đáp số : m1 = 60 kg
 m2 = 30 kg .
Bài 3: Người ta thả vào 200gam nước một thỏi đồng có khối lượng 600g ở nhiệt độ 1000C. Nhiệt độ của hỗn hợp sau khi có cân bằng nhiệt là 400C. Hỏi nhiệt độ của hỗn hợp sau khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu?
Bài 4: Một thỏi đồng 450 gam được đun nóng đến 2300C rồi thả vào chậu nhôm khối lượng 200 gam chứa nước ở nhiệt độ 250C. Khi cân bằng nhiệt nhiệt độ là 300C. Tính khối lượng nước trong chậu.
Bài 5: Tính nhiệt lượng mà cơ thể ta hấp thụ khi uống 0,5lít nước ở nhiệt độ 600C. Nhiệt độ cơ thể là 370C .
Bài 6: Một hỗn hợp gồm 3 chất lỏng không có tác dụng hóa học với nhau có khối lượng lần lượt là m1 = 1 kg; m2 = 2 kg ; m3 = 3 kg. Biết nhiệt dung riêng và nhiệt độ của chúng lần lượt là: c1 = 2 000 J/kg.K ; c2 = 4000 J/kg.K ; c3 = 3 000 J/kg.K ; 
t1 = 100C ; t2= 100C; t3 = 500C .
Tìm: 
Nhiệt độ của hỗn hợp khi cân bằng nhiệt.
Nhiệt lượng để làm nóng hỗn hợp từ điều kiện ban đầu đến 300C .
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà 
 - Học bài; 25.1 - 25.7 trong sách KTCB lý 8 .
Xem lại các bài tập đã chữa và tìm thêm các bài tập ngoài thực tế để làm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_day_boi_duong_vat_ly_8_(08-09).doc