I - Mục tiêu:
- Học sinh nêu được khái niệm về phương trình bậc nhất hai ẩn lấy được ví dụ minh họa
- Biết cách tìm tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn
II - Chuẩn bị:
- Nội dung kiến thức.
- Ôn lại các kiến thức về phương trình bậc nhất một ẩn
III - Tiến trình dạy học:
1; Ổn định: sĩ số: .
2: Kiểm tra bài cũ:
- Trong chương trình đã học qua em được biết những dạng phương trình nào?
3: Bài mới:
CHƯƠNG III: HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết: 30 PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN I - Mục tiêu: - Học sinh nêu được khái niệm về phương trình bậc nhất hai ẩn lấy được ví dụ minh họa - Biết cách tìm tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn II - Chuẩn bị: - Nội dung kiến thức. - Ôn lại các kiến thức về phương trình bậc nhất một ẩn III - Tiến trình dạy học: 1; Ổn định: sĩ số:. 2: Kiểm tra bài cũ: - Trong chương trình đã học qua em được biết những dạng phương trình nào? 3: Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Đặt vấn đề - Cho học sinh đọc và làm lại bài toán cổ (chó – gà) - Nếu gọi số con gà là x số con chó là y thì theo bài ra ta có những hệ thức nào? - Mỗi phương trình bên được gọi là một phương trình bậc nhất hai ẩn. - Giáo viên giới thiệu dạng tổng quát của phương trình. Nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn. - Để thử xem một cặp số (xoyo) có là nghiệm của phương trình hay không ta làm như thế nào Cho HS thực hiện câu hỏi 1 Sgk(5). - Phương trình bậc nhất hai ẩn có bao nhiêu nghiệm. Hoạt động 2: Cách tìm tập nghiệm của phương trình. - Em hãy rút y từ phương trình; 2x – y = 1 - Em hãy cho x một giá trị bất kỳ và tìm giá trị tương ứng của y? - Ta tìm được bao nhiêu cặp giá trị tương ứng như thế? - Em hãy vẽ đồ thị của hàm số này? - Tất cả những điểm nằm trên đồ thị của hàm số đều thỏa mãn là nghiệm của phương trình. - Vậy tổng quát em có nhận xét gì về số nghiệm của phương trình? Bài toán: - Học sinh đọc đề bài toán. Theo bài ra ta có: x + y = 36 và 2x + 4y = 100 - Để kiểm tra một cặp số (xoyo) có là nghiệm của phương trình hay không ta chỉ việc thay chúng vào PT nếu vế phải bằng vế trái thì kết luận đó là nghiệm. Phương trình bậc nhất hai ẩn có vô số nghiệm. Học sinh lên bảng thực hiện - Ví dụ khi x = 1 ta có y = 2.1 – 1 vậy y = 1 - Ta tìm được vô số giá trị tương ứng của y theo x - Đồ thị hàm số đi qua điểm A(1;1) và B(0;-1) - Phương trình bậc nhất hai ẩn có vô số nghiệm 1: Khái niệm về phương trình bậc nhất hai ẩn. - Phương trình bậc nhất hai ẩn là phương trình có dạng. ax + by = c ( a ¹ 0 hoặc b ¹ 0 ) Ví dụ: 2x – y = 1; 0x + 2y = 4 ; là các phương trình bậc nhất hai ẩn. - Khi có một cặp số (xoyo) thỏa mãn cho vế trái bằng vế phải thì ta gọi đó là nghiệm của phương trình Ví dụ: cặp số (3;5) là nghiệm của phương trình, 2x – y = 1 - Phương trình 2x – y = 1 có vô số nghiệm 2. Tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn. - Xét phương trình: 2x – y = 1 Û y = 2x – 1 - Nếu cho x một giá trị bất kỳ ta luôn tìm được một giá trị trương ứng của y. Vậy tập nghiệm của PT là : S = { (x ; 2x – 1) / x Î R} y o x * Phương trình bậc nhất hai ẩn ax + by = c luôn có vô số nghiệm. Tập nghiệm của nó là một đường thẳng có dạng: y = Hoạt động 3: Củng cố. - Cho học sinh đọc đề bài - Căn cứ vào đâu để kết luận các cặp số đó là nghiệm của PT - Trong các cập số đã cho chỉ có một số cặp thoả mãn là nghiệm của PT ở các ý a) và b) - Để kết luận được ta phải thử các giá trị của x và y vào phương trình 3. Luyện tập: Bài 1 Sgk(7) a) 5x + 4y = 8 Có các nghiệm là (0;2), (4;-3) b) 3x + 5y = - 3 Có các nghiệm là (-1;0), (4;-3) - Điểm A(4;-3) nằm trên cả hai đường thẳng. 4 - Hướng dẫn về nhà: - Xem kỹ lại lý thuyết về phương trình bậc nhất hai ẩn, cách tìm nghiệm và cách biểu diến tập nghiệm trên mặt phẳng toạ độ. - Giải các bài tập Sgk(8) - Đọc thêm mục có thể em chưa biết để hiểu sâu hơn về phương trình bậc nhất hai ẩn
Tài liệu đính kèm: