Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 29: Ôn tập chương II - Trần Đinh Thanh

Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 29: Ôn tập chương II - Trần Đinh Thanh

I - Mục tiêu:

- Hệ thống lại toàn bộ kiến thức từ đầu chương về hàm số

 - Vận dụng được các kiến thức cơ bản để làm bài tập dạng xác định hệ số a ; b trong công thức y = ax + b

II - Chuẩn bị:

- Nội dung kiến thức.

- Ôn lại nội dung kiến thức theo phần tóm tắt kiến thức Sgk(60). Giải trước các bài tập Sgk(61)

III - Tiến trình dạy học:

1; Ổn định: sĩ số : .

2: Kiểm tra bài cũ:

- Kết hợp trong giờ

3: Bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 29: Ôn tập chương II - Trần Đinh Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn : 
	Ngày giảng : 
Tiết: 29 
ÔN TẬP CHƯƠNG II
I - Mục tiêu:
- Hệ thống lại toàn bộ kiến thức từ đầu chương về hàm số
 - Vận dụng được các kiến thức cơ bản để làm bài tập dạng xác định hệ số a ; b trong công thức y = ax + b
II - Chuẩn bị:
- Nội dung kiến thức.
- Ôn lại nội dung kiến thức theo phần tóm tắt kiến thức Sgk(60). Giải trước các bài tập Sgk(61)
III - Tiến trình dạy học:
1; Ổn định: sĩ số :. 
2: Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp trong giờ
3: Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Ôn lại hệ thống lý thuyết
- Phát biểu định nghĩa về hàm số bậc nhất một ẩn
- Hàm số bậc nhất có nhữnh tính chất gì? Khi nào thì hàm số đồng biến, nghịch biến
- Khi b = 0 hàm số có gì đặc biệt
- Khi a = 0 đồ thị hàm số có gì đặc biệt
- Khi nào thì hai đường thẳng song song, trùng nhau , cắt nhau?
- Nếu hai đường thẳng có a ¹ a' và b = b' thì ta có nhận xét gì?
Hoạt động 2: Luyện tập
- Cho học sinh đọc nội dung bài toán
- Em hãy xác định điều kiện để tồn tại hàm số bậc nhất
Để hàm số y = (m –1)x +3 đồng biến ta có điều kiện gì?
- Tương tự em hãy tìm điều kiện để hàm số y = (5 – k )x + 1 Nghịch biến ? 
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
- Khi b = 0 đồ thị hàm số luôn đi qua gốc tọa độ
- Khi a = 0 hàm số có dạng y = b ( hàm hằng)
- Học sinh nêu lại các điều kiện để hai đường thẳng song song , trùng nhau , cắt nhau.
- nếu b = b' thì hai đường thẳng cắt nhau tại điểm trên trục tung có tung độ là b
- Học sinh đọc đề bài
- Để có hàm số bậc nhất thì m ¹ 1 ; k ¹ 5
- Để hàm số này đồng biến ta phải có m – 1 > 0
- Học sinh lên bảng thực hiện.
I : Lý thuyết:
1; Định nghĩa: 
- Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức y = ax + b (a ¹ 0)
2 Tính chất:
- Hàm số bậc nhất luôn là một đường thẳng cắt trục tung tại điểm có tung độ b
- Khi a > 0 hàm số đồng biến
- Khi a < 0 Hàm số nghịch biến
3; Điều kiện để hai đường thẳng song song, trùng nhau, cắt nhau.
a) Hai đường thẳng song song khi a = a' và b ¹ b'
b) Hai đường thẳng trùng nhau khi a = a' và b = b'
c) Hai đường thẳng cắt nhau khi a ¹ a' 
II Bài tập:
Bài 32 Sgk(61)
a) Hàm số y = (m – 1)x + 3 đồng biến khi m – 1 > 0 Û m > 1 
b) Hàm số y = (5 – k )x + 1 Nghịch biến khi 5 – k < 0 Û 5 < k
- Cho học sinh đọc đề bài toán
- Đồ thị hai hàm số cắt nhau khi nào?
- Để hai đồ thị cắt nhau tại điểm trên trục tung thì ta cần điều kiện gì?
- Học sinh đọc đề
- Hai đồ thị cắt nhau khi a ¹ a'
- Ta cần hai đồ thị có giồng nhau hệ số b thì chúng sẽ cắt nhau tại điểm trên trục tung có tọa độ A(0;b)
 Bài 33 Sgk(61)
Cho hàm số : y = 2x + (3 + m)
 và y = 3x + (5 – m) 
- Để hai hàm số này cắt nhau tại điểm trên trục tung thì :
 (3 + m) = (5 – m) 
 Û m + m = 5 – 3 
 Û 2m = 2 
 Û m = 1
Cho học sinh đọc to nội dung bài toán
Để xác định hàm số bậc nhất ta cần điều kiện gì?
- Để hai đường thẳng song song ta cần điều kiện gì?
- Trong bài toán này ta tìm được k = ?
- Để hai đồ thị cắt nhau ta cần điều kiện gì? 
- Hai đường thẳng này có trùng nhau được không? vì sao?
- Học sinh đọc đề bài toán
- Để có hàm số bậc nhất ta cần a ¹ 0
- Để hai đường thẳng song song ta cần a = a' và b ¹ b'
- Học sinh tự làm
- Hai đường thẳng muốn trùng nhau thì a = a' và b = b' vậy trong bài toán này chúng không thể trùng nhau.
Bài 36 Sgk(61)
Cho hai hàm số: y = (k + 1)x + 3 (1)
 và y = (3 – 2k)x + 1 (2)
* Để xác định hàm số bậc nhất thì với hàm số (1) k ¹ - 1; 
 Hàm số (2) k ¹ 3/2
a) Để hai đường thẳng song song thì: k + 1 = 3 – 2k
 Û 3k = 2 
 Û k = 2/3
b) Để hai đồ thị cắt nhau thì:
 k + 1 ¹ 3 – 2k Û k = 2/3
c) Hai đường thẳng này không thể trùng nhau được vì b ¹ b'
4 - Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại lý thuyết và toàn bộc các bài đã chữa. tiếp tục giải các bài còn lại Sgk(61; 62)
 - Đọc trước bài " Phương trình bậc nhất hai ẩn"

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_9_tiet_29_on_tap_chuong_ii_tran_dinh_than.doc