I - Mục tiêu:
- Học sinh nhân biết và nêu được khi nào thì hai đường thẳng y = ax + b và đưởng thẳng y = a'x + b' song song, cắt nhau, trùng nhau.
- Vận dụng được kiến thức khi giải bài tập
II - Chuẩn bị:
- Nội dung kiến thức
- Ôn lại kỹ cách vẽ đồ thị của hàm số y = ax và y = ax + b
III - Tiến trình dạy học:
1; Ổn định: sĩ số : .
2: Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Nêu các đặc điểm của đồ thị hàm số y = ax + b
3: Bài mới:
Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết: 25 ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VÀ ĐƯỜNG THẲNG CẮT NHAU I - Mục tiêu: - Học sinh nhân biết và nêu được khi nào thì hai đường thẳng y = ax + b và đưởng thẳng y = a'x + b' song song, cắt nhau, trùng nhau. - Vận dụng được kiến thức khi giải bài tập II - Chuẩn bị: - Nội dung kiến thức - Ôn lại kỹ cách vẽ đồ thị của hàm số y = ax và y = ax + b III - Tiến trình dạy học: 1; Ổn định: sĩ số :. 2: Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Nêu các đặc điểm của đồ thị hàm số y = ax + b 3: Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng - Hoạt động 1: ()Tìm hiểu về 2 đường thẳng song song - Để vẽ được đường thẳng y = ax + b ta làm như thế nào? - Em có nhận xét gì về hai đồ thị hàm số này? - Em hãy giải thích vì sao hai đường thẳng này song song. - Vậy ta có kết luận chung là gì? (Khi nào thì hai đường thẳng song song) - Cho học sinh đọc to phần kết luận Sgk(53) - Khi nào thì hai đường thẳng trùng nhau? - Ta luôn xác định được 2 điểm: A(0;b) và B(- b/a; 0) - Nối 2 điểm đó ta được đồ thị cần vẽ - Đồ thị các hàm số này là hai đường thẳng song song. - Hai đương thẳng này song song vì chúng cắt trục tung tại 2 điểm và cùng song song với đường thẳng y = 2x - Học sinh trả lời - Học sinh đọc kết luận Sgk - Học sinh trả lời 1: Đường thẳng song song Vẽ đồ thị của hàm số y = 2x + 3 và y = 2x – 2 * Kết luận Sgk(53) * Chú ý : Hai đường thẳng y = ax + b và y = a'x + b' trùng nhau khi a = a' và b = b' Hoạt động 2: Tìm hiểu hai đương thẳng cắt nhau. - Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm thực hiện câu hỏi 2 Sgk - Ngoài việc dựa vào hệ số a ta còn có cách nhận biết nào khác. - Vậy qua đây ta có kết luận gì? - Nếu như a ¹ a' và b = b' thì em có nhận xét gì về sự đặc biệt của hai hàm số này. - Học sinh thảo luận nhóm tìm ra câu trả lời, - Ngoài ra ta có thể vẽ đồ thị của các hàm số đó để nhận biết chúng song song hay cắt nhau. - Học sinh trả lời - Học sinh trả lời 2: Hai đường thẳng cắt nhau Cho các đường thẳng sau: y = 0,5x + 2 (1) y = 0,5x – 1 (2) y = 1,5x + 2 (3) - Ta có đường thẳng (1) // (2) vì có cùng hệ số a . Còn đường thẳng (3) cắt cả (1) và (2) vì khác hệ số a. * Kết luận: - Hai đường thẳng y = ax + b và y = a'x + b' cắt nhau khi a ¹ a' * Chú ý: Nếu a ¹ a' và b = b' thì hai đường thẳng này cắt nhau tại một điển trên trục tung Hoạt động 3: Vận dụng, củng cố - Cho học sinh đọc đề bài toán - Trước hết em hãy tìm điều kiện để tồn tại hàm số bậc nhất. - Để đồ thị hai hàm số cắt nhau thì ta cần điều kiện gì? - Để đồ thị hai hàm số này song song thì ta cần điều kiện gì? Nếu b = b' thì ta có kết luận gì? - Học sinh đọc đề bài - Điều kiện để tồn tại hàm số bậc nhất là a ¹ 0 vậy 2m ¹ 0 và m + 1 ¹ 0 - Để hai hàm số cắt nhau ta chỉ cần hẹ số a ¹ a' - Để đồ thị hai hàm số song song ta cần có a = a' và b ¹ b' - Nếu b = b' thì hai đương thẳng này trùng nhau 3: Bài toán áp dụng: Cho 2 hàm số: y = 2mx + 3 và y = (m + 1)x + 2 Lời giải: Để tồn tại hàm số bậc nhất thì a ¹ 0 Þ 2m ¹ 0 Û m ¹ 0 và m + 1 ¹ 0 Û m ¹ - 1 a) Để hai đồ thị hàm số trên cắt nhau thì a ¹ a' Ta có: 2m ¹ m + 1 Û m ¹ 1 Vậy, với m ¹ 0 ; m ¹ ±1 thì hai đồ thị này cắt nhau b) Để hai đồ thị hàm số trên song song thì a = a' và b ¹ b' Ta có: 2m = m + 1 Û m = 1 Vậy với m = 1 thì hai đồ thị này song song. 4 - Hướng dẫn về nhà: - Xem lại lý thuyết về hai đường thẳng song song , Hai đường thẳng cắt nhau. - Giải các bài tập Sgk(54;55) chuẩn bị tốt tiết sau luyện tập.
Tài liệu đính kèm: