Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 21+22 - Năm học 2012-2013 - Hoàng Thị Thu

Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 21+22 - Năm học 2012-2013 - Hoàng Thị Thu

1. Kiến thức: Củng cố định nghĩa và tính chất của hàm số bậc nhất. Vận dụng định nghĩa và tính chất của hàm số bậc nhất để giải các bài tập có liên quan.

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng biểu diễn một điểm trên mặt phẳng toạ độ và phát hiện hàm số đồng biến hay nghịch biến.

 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Bảng phụ ghi BT

HS: bảng nhóm và các nội dung lý thuyết và bài tập đã cho.

III. PHƯƠNG PHÁP : Thuyết trình, giảng giải, thảo luận nhóm .

IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

9A3:

9A4:

2. Kiểm tra bài cũ: (7’)

HS 1 : Phát biểu định nghĩa hàm số bậc nhất ? cho ví dụ.

HS 2 : Nêu tính chất của hàm số bậc nhất ? Làm bài tập 9/48.

GV nhận xét và cho điểm.

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 380Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 21+22 - Năm học 2012-2013 - Hoàng Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Ngày Soạn: 03/11/2012
LUYỆN TẬP
Tiết: 21 Ngày Dạy :05/11/2012
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố định nghĩa và tính chất của hàm số bậc nhất. Vận dụng định nghĩa và tính chất của hàm số bậc nhất để giải các bài tập có liên quan.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng biểu diễn một điểm trên mặt phẳng toạ độ và phát hiện hàm số đồng biến hay nghịch biến.
 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ ghi BT
HS: bảng nhóm và các nội dung lý thuyết và bài tập đã cho.
III. PHƯƠNG PHÁP : Thuyết trình, giảng giải, thảo luận nhóm .
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 
1. Ổn định lớp: (1’)
9A3:
9A4:
2. Kiểm tra bài cũ: (7’)
HS 1 : Phát biểu định nghĩa hàm số bậc nhất ? cho ví dụ.
HS 2 : Nêu tính chất của hàm số bậc nhất ? Làm bài tập 9/48.
GV nhận xét và cho điểm.
3.Bài mới :(30’)
HĐ GV
HĐ HS
GHI BẢNG
GV cho HS làm BT 10/47
Yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện.
GV nhận xét và sửa lại.
GV cho HS làm bài tập 11/48
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
Sau một vài phút GV yêu cầu HS trao đổi kết quả giữa các nhóm.
GV treo bảng phụ có lời giải bài 11/48.
GV chú ý một số điểm đặc biệt.
GV cho HS làm bài tập 12/48
Yêu cầu HS làm vào nháp
Cho một HS lên bảng làm.
GV nhận xét và sửa lại.
GV cho HS làm bài tập 13/48
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
Sau một vài phút GV yêu cầu HS báo cáo kết quả của các nhóm.
GV nhận xét và chốt lại cách giải.
GV cho HS làm bài tập 14/48
Cho HS độc lập suy nghĩ một vài phút.
Yêu cầu 3 HS lên bảng trình bày.
GV nhận xét và sửa lại.
1 HS lên bảng thực hiện.
Các HS cònlại nhận xét.
HS làm việc theo nhóm. 
Các nhóm trao đổi kết quả.
HS dựa vào đáp án ở bảng phụ để nhận xét cho nhau.
HS cả ;ớp thực hiện vào nháp.
1 HS lên bảng thực hiện.
Các HS còn lại nhận xét.
HS làm việc theo nhóm. 
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
Các nhóm nhận xét cho nhau.
HS suy nghĩ và giải vào nháp.
3 HS lên bảng thực hiện.
Các HS còn lại nhận xét.
Bài 10/47. Ta có :
y = 2[(20 – x) + (30 - x)]
y = 2( - 2x + 50)
y = - 4x + 100
Bài 11/48.
Bài 12/48.
Thay x = 1, y = 2,5 và hàm số y = ax + 3 ta được :
a.1 + 3 = 2,5
Vậy a = - 0,5.
Bài 13/48.
a.
Hàm số đã cho là hàm số bậc nhất khi
, do đó 5 – m > 0 
hay m < 5.
b. 
Hàm số đã cho là hàm số bậc nhất khi : , do đó m + 10 và m - 10. Vậy m 
Bài 14. Cho hàm số bậc nhất :
a. Vì nên hàm số nghịch biến trên R.
b. Khi , ta có :
c. Khi , ta có :
4. Củng cố:(5’)
Hàm số bậc nhất có dạng nào ? 
Tính chất của hàm số bậc nhất ?
GV cùng HS hệ thống lại cách giải các bài vừa làm.
5. Hướng dẫn về nhà:(2’)
Làm BT trong sách bài tập.
Bài tập : 6, 7, 8, 9,10/57,58
6. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 11 Ngày Soạn : 03/11/2012
§3 ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ y = ax + b (a0) 
Tiết: 22	 Ngày Dạy : 05/11/2012
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: HS hiểu được đồ thị của hàm số y = ax + b (a0) là một đường thẳng luôn cắt trục tung tại điểm có tung độ là b, song song với đường thẳng y = ax nếu b0 hoặc trùng với đường thẳng y = ax nếu b = 0.
2. Kỹ năng: HS có kỹ năng vẽ đồ thị hàm số y = ax + b bằng cách xác định hai điểm thuộc đồ thị.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận và chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ ghi BT
HS: bảng nhóm và các nội dung lý thuyết và bài tập đã cho.
III. PHƯƠNG PHÁP : sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải kết hợp thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 
Ổn định lớp: (1’)
9A3:.
9A4:.
Kiểm tra bài cũ: (5’)
Thế nào là hàm số bậc nhất ?Ở lớp 7 chúng ta đã biết đồ thị của hàm số nào ? Nêu cụ thể ?
 3. Bài mới :
HĐ GV
HĐ HS
GHI BẢNG
 HĐ 1 : 1. Đồ thị của hàm số y = ax + b (a0).(17’)
GV cho HS cả lớp làm ?1/48.
 - Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ.
Có nhận xét gì về vị trí của A’, B’, C’ so với vị trí của A, B, C trên mặt phẳng toạ độ ? 
 - Nếu A, B, C thẳng hàng thì ba điểm A’, B’, C’ có thẳng hàng không ?
Nếu A, B, C d1
Thì A’, B’, C’ d2
 - Nhận xét về vị trí của d1 và d2? 
GV cho HS làm ?2.
 - Yêu cầu HS tính nhanh và ghi vào bảng phụ của GV.
 - Với cùng giá trị của biến số x, hãy so sánh giá trị tương ứng của hàm số y = 2x và y = 2x + 3.
 - Như vậy đồ thị hàm số y = 2x + 3 có dạng nào? (Nó có phải là đường thẳng không ? tại sao ?)
 - Đường thẳng y = 2x + 3 có đặc biệt gì thì chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
 - Đồ thị hàm số y = 2x + 3 đi qua điểm nào thuộc trục tung ?
 - Kết luận gì về vị trí của đồ thị hàm số y = 2x + 3 và y = 2x ?
 - Như vậy ta kết luận gì về đồ thị của hàm số y = ax + b.
HĐ 2 : 2. Cách vẽ đồ thị hàm số y = ax + b.(12’)
(yêu cầu HS gấp hết SGK)
GV cho HS thảo luận nhóm với yêu cầu sau :
 + Để vẽ đường thẳng ta cần xác định mấy điểm ?
 + Để vẽ đồ thị hàm số y = ax + b ta cần tiến hành mấy bước ?
 + Nêu cụ thể từng bước ?
Sau một vài phút GV yêu cầu HS báo cáo kết quả.
GV nhận xét kết quả của các nhóm và chốt lại vến đề.
GV cho HS thực hành cách vẽ bằng cách làm ?3/51
GV nhận xét và sửa lại.
HS cả lớp vẽ vào vở.
1 HS lên bảng vẽ.
A’, B’, C’ là do A, B, C dịch chuyển lên phía trên 3 đơn vị.
HS trả lời (giải thích).
HS trả lời d1 // d2
HS tính và ghi vào bảng phụ của giáo viên.
Với cùng giá trị của biến số x, giá trị của hàm số y = 2x + 3 lớn hơn giá trị của hàm y = 2x ba đơn vị.
Đồ thị hàm số y = 2x + 3 là một đường thẳng vì Đồ thị hàm số y = 2x là một đường thẳng.
 - Đi qua điểm có tung độ bằng 3.
 - Chúng song song với nhau.
 - HS suy nghĩ trả lời.
HS thảo luận và ghi kết quả vào phiếu thảo luận mà GV đã soạn trước các câu hỏi.
HS đại diện nhóm báo kết quả.
HS cả lớp thực hiện ?3
2 HS lên bảng thực hiện.
Các HS còn lại nhận xét.
1. Đồ thị hàm số y = ax + b (a0).
?1. Nếu A, B, C d1
 Thì A’, B’, C’ d2
 Và d1 // d2
?2. (Bảng phụ)
Tổng quát : 
Đồ thị hàm số y = ax + b (a0) là một đường thẳng :
 - Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b.
 - Song song với đường thẳng y = ax nếu b 0 ; trùng với đường thẳng y = ax nếu b = 0.
Chú ý : SGK/50.
2. Cách vẽ đồ thị hàm số y = ax + b (a0).
Bước 1 : Xác định hai điểm thuộc đồ thị :
 - Cho x = 0 y = b, ta được A(0;b) 0y.
 - Cho y = 0 x = , ta được B(;0) 0x.
Bước 2 : Vẽ đường thẳng AB ta được đồ thị của hàm số y = ax + b.
4. Củng cố:(8’)
 - Đồ thị hàm số y = ax + b có dạng nào ?
 - Vẽ đồ thị hàm số y = ax + b ta cần tiến hành mấy bước.
 - Cho HS làm bài 15a tại lớp
5. Hướng dẫn về nhà:(2’)
Học thuộc Dạng của đồ thị hàm số y = ax + b và các bước vẽ.
BTVN : 15b, 16,17/51
6. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docdai so 9 tuan 11 tiet2122.doc