Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 21: Hàm số bậc nhất - Trần Đinh Thanh

Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 21: Hàm số bậc nhất - Trần Đinh Thanh

I - Mục tiêu:

- Học sinh nêu được khái niệm hàm số bậc nhất. Viết được dạng tổng quát và lấy được ví dụ minh họa về hàm số bậc nhất.

- Nêu được các tính chất của hàm số bậc nhất, vận dụng giải được bài tập

II - Chuẩn bị:

- Nội dung kiến thức. Bảng phụ ghi nội dung bài 8 Sgk(48)

- Ôn lại các kiến thức về hàm số y = ax.

III - Tiến trình dạy học:

1; Ổn định: sĩ số : .

2: Kiểm tra bài cũ:

- Nêu lại khái niệm hàm số, lấy ví dụ minh họa

3: Bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 21: Hàm số bậc nhất - Trần Đinh Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn : 
	Ngày giảng : 
Tiết: 21 
HÀM SỐ BẬC NHẤT
I - Mục tiêu:
- Học sinh nêu được khái niệm hàm số bậc nhất. Viết được dạng tổng quát và lấy được ví dụ minh họa về hàm số bậc nhất.
- Nêu được các tính chất của hàm số bậc nhất, vận dụng giải được bài tập
II - Chuẩn bị:
- Nội dung kiến thức. Bảng phụ ghi nội dung bài 8 Sgk(48)
- Ôn lại các kiến thức về hàm số y = ax.
III - Tiến trình dạy học:
1; Ổn định: sĩ số :..
2: Kiểm tra bài cũ:
- Nêu lại khái niệm hàm số, lấy ví dụ minh họa
3: Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về hàm số bậc nhất
Cho học sinh đọc đề bài
- Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán trên hình vẽ.
- yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1 Sgk(46)
- Tại sao ta có thể coi (s) là hàm số của (t)
- Vậy tổng quát, thế nào là hàm số bậc nhất.
- Nếu a = 0 ta có được điều gì?
- Nếu b = 0 ta có được điều gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hàm bậc nhất
- Cho học sinh tìm hiểu ví dụ Sgk(47)
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm thực hiện nội dung câu hỏi 3
- Giáo viên thu lại kết quả cho học sinh nhận xét.
- Qua nội dung ví dụ em hãy rút ra nhận xét tổng quát.(Hàm số y = ax + y đồng biến khi nào? nghịch biến khi nào)
- Cho hai học sinh lên bảng thực hiện câu hỏi 4 (lấy ví dụ về hàm số đồng biến nghịch biến)
Huế
HN
8km
Bến xe
- Học sinh đọc đề bài toán
- Học sinh lần lượt trả lời các ý hỏi theo nội dung câu 1
- Ta có (s) là hàm số của (t) vì với mỗi một giái trị của (t) ta luôn tìm được một giá trị tương ứng của (s)
- Nếu a = 0 ta có y = b ( gọi là hàm hằng)
- Nếu b = 0 ta có y = ax ( hàm số đã học)
- Học sinh tự tìm hiểu ví dụ Sgk(47)
- Học sinh thảo luận nhóm thực hiện trình bày vào bảng phụ
- Học sinh nhận xét chéo giữa các nhóm
- Học sinh trả lời.
- Hai học sinh lên bảng lấy ví dụ hàm số đông biến, nghịch biến.
1: Khái niệm về hàm số bậc nhất
- Bài toán Sgk(46)
- Sau 1 giờ ô tô đi được 50 (km)
- Sau t giờ ô tô đi được 50.t (km)
- Sau thời gian t giờ ô tô cách Hà Nội là: 
 s = 50.t + 8
- Định nghĩa: Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức: y = ax + b ( trong đó a, b là các số cho trước và a ¹ 0)
* Chú ý : Sgk(47)
2: Tính chất hàm số bậc nhất
- VD: Sgk(47)
* Xét hàm số: y = f(x) = 3x + 1
- Hàm số luôn xác định với mọi x Î R
- Cho x hai giá trị bất kỳ x1 , x2 sao cho x1 0
Ta có: 
f(x2) – f(x1) = (3x2 + 1) - (3x1 + 1)
= 3 (x2 – x1) > 0 Hay f(x1) < f(x2) 
Tổng quát: Hàm số: y = ax + b 
- Có TXĐ = { x / x Î R}
- Hàm số đồng biến khi a > 0
- Hàm số nghịch biến khi a < 0
Ví dụ:
y = 2,3x – 3 ( Hàm đồng biến)
y = - 0,2x + 4 ( Hàm nghịch biến)
Hoạt động 3 : Luyện tập
- Giáo viện treo bảng phụ ghi nội dung bài 8 Sgk(48)
- Để biết được hàm số bậc mấy ta căn cứ vào đâu?
- Để biết được hàm số đồng biến hay nghịch biến ta căn cứ vào đâu?
- Học sinh đọc đề bài quan sát nội dung bảng phụ.
- Học sinh có thể thảo luận tự do trong nhóm để có câu trả lời
3: Luyện tập:
Bài 8: Sgk(48)
a) y = 1 – 5x = - 5x + 1
b) y = – 0,5x
c) y = (x – 1) + 
 = x - ( - )
d) y = 2x2 + 3 
-Hàm số bậc nhất là các ý: a), b), c)
- Hàm số nghịch biến là các ý: a),b) 
- Hàm số đồng biến là ý: c)
4 - Hướng dẫn về nhà:
- Học kỹ lại khái niệm hàm số bậc nhất; lấy ví dụ về các hàm số đồng biến nghịch biến
- Giải các bài tập Sgk(48) chuẩn bị tiết sau luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_9_tiet_21_ham_so_bac_nhat_tran_dinh_thanh.doc