Giáo án Đại số Lớp 9 - Chương IV: Hàm số y = ax

Giáo án Đại số Lớp 9 - Chương IV: Hàm số y = ax

MỤC TIÊU : Qua bài này học sinh cần :

- Học sinh thấy được trong thực tế có những hàm số có dạng y = ax2 ( a ≠ 0) .

- Học sinh biết cách tính giá trị của hàm số tương ứng với giá trị cho trước của biến số .

- Học sinh nắm vững tính chất của hàm số y = ax2 (a ≠ 0)

NỘI DUNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

Hoạt động 1: Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .

Hoạt động 2: Giới thiệu sơ lược nội dung và một số yêu cầu khi học chương này

 

doc 38 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 231Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 9 - Chương IV: Hàm số y = ax", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ : 50	Ngày soạn:
Tên bài giảng: 	Chương IV: Hàm số y = ax2 ( a ạ 0 ) -
 	Phương trình bậc hai một ẩn
	Đ 1 Hàm số y = a x2 ( a ≠ 0 )
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần : 
Học sinh thấy được trong thực tế có những hàm số có dạng y = ax2 ( a ≠ 0) .
Học sinh biết cách tính giá trị của hàm số tương ứng với giá trị cho trước của biến số .
Học sinh nắm vững tính chất của hàm số y = ax2 (a ≠ 0)
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1: Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2: Giới thiệu sơ lược nội dung và một số yêu cầu khi học chương này
Phần hướng dẫn của thầy giáo
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Cho HS thấy trong thực tế có hàm số có dạng y = ax2 ( a ≠ 0)
HS : Đọc ví dụ 1.
GV : Ghi công thức s=5t2 lên bảng 
GV: Dùng bảng phụ vẽ bảng ở SGK cho HS điền vào các giá trị thích hợp .
HS nêu mối quan hệ giữa hai đại lượng s và t 
GV : Giới thiệu hàm số y = ax2 ( a ≠ 0)
HS : Tìm ví dụ hàm số có dạng trên(s= R2)
I/ Ví dụ mở đầu :
(SGK )
Hoạt động 4 : Tìm hiểu tính chất của hàm số y = ax2 ( a ≠ 0)
HS Thực hiện bài tập ?1 .
GV : Dùng bảng phụ ghi lại 2 bảng trên 
GV : Cho HS nhận xét, so sánh các giá trị x1 = -2 ; x2 = 1 ; và f(x1) ; f(x2) . Tương ứng với hàm số cho trên .
HS : Từ công việc so sánh trên HS thực hiện bài tập ?2
GV: Từ bài tập ?2 cho HS tìm tính chất của hàm số y = ax2 (a ≠ 0)
GV : Dùng bảng phụ ghi bảng như hình bên cho HS điền vào các ô cần thiết ( x > 0 )
HS : Dựa vào bảng giá trị thực hiện câu ?3 .
HS: Nêu nhận xét .
GV Cho HS nghiên cứu bài tập ?4 và trả lời câu hỏi : Trong 2 bảng giá trị đó bảng nào các giá trị của y nhận giá trị dương, bảng nào giá trị của y âm . Giải thích ? .
HS : Thực hiện bài tập ?4 để kiểm nghiệm lại .
II/ Tính chất của hàm số y = ax2 ( a ≠ 0)
Tính chất
Hàm số y = ax2 (aạ0)
a>0
a<0
Đồng biến
x>0
x<0
Nghịch biến
x<0
x>0
Nhận xét : 	(SGK )
Hoạt động 5: Củng cố :
HS : Làm bài tập sau : Cho hàm số y = f (x) = - 1, 5 x2
 a/ Tính f(1) ; f(2) ; f(3) rồi sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé .
b/ Tính f(-1) ; f(-2) ; f(-3) rồi sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.
 c/ Nêu tính đồng biến , nghịch biến của hám số trên khi x > 0 : x < 0
Hoạt động 6 : Dặn dò 
Về nhà làm bài tập 1 ;2 ;3 (SGK ) .
Xem bài đọc thêm .
Tiết sau : Đồ thị hàm số y= a x2 ( a ≠ 0)
Tiết thứ : 52	Ngày soạn :
Tên bài giảng : 	Đ 2 . đồ thị của hàm số y= a x2 ( a ≠ 0)
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Biết được dạng của đồ thị y= a x2 ( a ≠ 0)và phân biệt được chúng trong hai trường hợp a0 .	
Nắm vững tính chất của của đồ thị và liên hệ được tính chât của đồ thị với tính chất của hàm số . Vẽ được đồ thị .
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1 :
Cho hàm số y = 2x2 . Điền vào ô trống các giá trị thích hợp .
x
-3
-2
-1
0
1
2
3
y = 2x2
Câu hỏi 2 :
	Cho hàm số y = -x2. Điền vào ô trống các giá trị thích hợp .
x
- 4
-2
-1
0
1
2
4
y = -x2
GV dùng bảng phụ để ghi kết qủa bài giải lưu lại trên bảng phụ để sử dụng cho bài dạy .
Phần hướng dẫn của thầy giáo
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Tìm hiểu dạng và vị trí của đồ thị y = 2x2 và đồ thị y = - x2
- HS : Biểu diễn các điểm ở phần kiểm tra bài cũ lên hệ trục tọa độ 
 Nối các điểm đó lại và dựa vào đó để thực hiện bài tập ?1 .
- GV : Dùng bảng phụ vẽ hai đồ thị y = 2x2 và 
 y = 
- GV : Cho HS dựa vào ?1 để đưa ra nhận xét 
- HS : Đọc lại nhận xét ở SGK,
I/ Ví dụ :
a/ Đồ thị của hàm số y = 2x2
 ( Bảng giá trị ở phần trên )
-2-1 1 2 x
y
8
2
0
HS : Nghiên cứu theo nhóm bài tập ?3 Và đưa ra cách giải .
HS : Nhận xét cách thực hiện của các nhóm .
GV : Dùng bảng phụ sẵn có để trình bày cách giải . Sau đó GV cho HS đưa ra cách giải loại bài tập này ( Có đồ thị , xác định điểm thuộc đồ thị khi biết hoành độ hoặc biết tung độ )
HS : Dùng bút chì vẽ vào hình vẽ để xác định toạ độ theo yêu cầu .
b/ Vẽ đồ thị hàm số y = 
y
( Bảng giá trị ở phần trên)
-2 -1 0 1 2 x
-0,5
 -2
Nhận xét : (SGK)
Hoạt động 4 :Dựa vào bảng giá trị và đồ thị cho HS nhận xét và rút ra kinh nghiệm khi lập bảng giá trị và vẽ đồ thị .
- HS : Từ các kiến thức trên HS đưa ra các chú ý như SGK
- HS : Đứng tại chỗ nêu các giá trị của các ô trống .
Giải thích .
 Chú ý: (SGK)
Hoạt động 5: Củng cố 
GV : Chia lớp làm hai nhóm ;
Nhóm 1 giải bài tập 4a .
Nhóm 2 giải bài tập 4b .
GV : Cho HS nêu các bước vẽ đồ thị y = ax2
Hoạt động 6 :Dặn dò 
HS học bài theo SGK và làm các bài tập 5 và các bài tập phần Luyện tập
Tiết sau : Luyện tập .
Tiết thứ : 53	Tuần :25	Ngày soạn :
Tên bài giảng : 	luyện tập
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Có kỹ năng vẽ độ thị hàm số y = ax2 .
Biết tìm giá trị tương ứng khi biết giá trị của x hoặc của y
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp trong quá trình luyện tập)
Phần hướng dẫn 
của thầy giáo
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Ôn lại các bước vẽ đồ thị , tìm giá trị y khi biết giá trị x và ngược lại 
- GV : Gọi HS làm bài tập 6a, b .
- GV : Dùng bảng phụ có lời giải để - HS so sánh với bài làm của mình để rút kinh nghiệm .
- HS : Tính f(0,5 ) ; f(2,5) ;
- HS : Cho biết (0,5)2 là giá trị của hàm số y = x2 tại điểm có hoành độ bao nhiêu ? .Từ đó suy ra cách ước lượng giá trị của y .
- HS : Đứng tại chỗ nêu cách tìm điểm trên đồ thị có hoành độ 0,5 .
- HS : Đứng tại chỗ nêu cách tìm điểm trên đồ thị có tung độ 3 .
- GV : Cho HS lên bảng thực hiện trên bảng phụ .
- GV : Cho học sinh dùng kiến thức để lập luận cách làm trên .
1/ Bài tập 6 :
a/ Vẽ đồ thị hàm số y = x2
x
-2
-1
0
1
2
y = x2
4
1
0
1
4
x= 0,5
b/ f(-8) = 64 ; f( -1,3) = 1,69 ; 
c/ Từ điểm có hoành độ 0,5 trên 0x ta vẽ đường thẳng song song với 0y cắt đồ thị tại một điểm .Từ điểm đó ta chiếu xuống trục 0y và ước lượng giá trị cần tìm .
d/ Từ điểm có tung độ 3 trên 0y ta vẽ đường thẳng song song với 0x, cắt đồ thị tại hai điểm .Từ giao điểm thuộc góc phần tư thứ nhất ta gióng xuống trục 0x ta được điểm có hoành độ cần tìm .
Hoạt động 4 : Tìm hệ số a của hàm số y = ax2 . Xác định điểm có thuộc đồ thị không ?
- GV : Dùng bảng phụ vẽ (h 10 ) lên bảng .
- HS : Xác định toạ độ điểm M trên hệ trục qua hình vẽ .
- GV : Nêu câu hỏi điểm M( 2 ; 1) thuộc đồ thị thoả mãn điều gì ?.
- HS : Thế các giá trị toạ độ M vào hàm số để tìm a.
- GV : Cho HS thực hiện trình tự các bước giải trên vào bảng con . Mỗi bước cho cả lớp nhận xét và trình bày vào vở .
- GV : Nêu câu hỏi điểm A(4 ;4) thuộc đồ thị thì thoả mãn điều gì? 
HS : Thế giá trị x = 4 vào hàm số y = x2 . Tìm giá trị tương ứng của y . So sánh với giá trị yA để kết luận 
- GV : Cho HS tổng quát lại trường hợp nầy .
- HS thực hiện theo nhóm bài tập 8.
Bài7 :
a/ Ta có M(2 ;1) thuộc đồ thị hàm số y = ax2 nên 
1= a.22 . Suy ra a = .
Vậy hàm số tìm được y = x2
b/ Thế xA = 4 vào hàm số y = x2 .Ta có y =. 42 y = 4 = yA . Vậy A(4;4) thuộc đồ thị hàm số . 
c/ HS có thể lập bảng .
x
-4
-2
0
 2 
4
y= x2
4
1
0
1
4
( HS vẽ đồ thị vào vở)
Hoạt động 5: Tìm toạ độ giao điểm của pa ra bol và đường thẳng dựa trên đồ thị .
- HS : Vẽ đồ thị hàm số y = và đồ thị y = - x+6 trên cùng hệ trục . Cho HS dùng giấy kẻ ô ly để để tìm toạ độ giao điểm 
- HS : Đi xác định toạ độ giao điểm của hai điểm chung hai đồ thị .
- GV : Cho HS nêu lại các bước tìm toạ độ giao điểm hai đồ thị bằng đồ thị .
 - Từ đồ thị cho HS đọc toạ độ giao điểm của hai đồ thị .
a/ Vẽ đồ thị y = và đường thẳng y - - x+6 trên cùng một hệ trục toa độ .
Giao điểm của (P) : y = và đường thẳng y = -x+6 là M(3 ; 3) và N (-6 ; 12)
Hoạt động 6 : Củng cố - Dặn dò 
Cho HS nhắc lại các bước vẽ đồ thị , cách xác định điểm thuộc đồ thị , cách tìm giao điểm của parabol và đường thẳng .
HS hoàn chỉnh các bài tập đã sửa và hướng dẫn . Làm các bài tập 7 ; 8 ; 11/38 SBT tập 2
Tiết sau : Phương trình bậc hai một ẩn số .
Tiết thứ :51 	Tuần :26	Ngày soạn :
Tên bài giảng : 	Đ 3 . phương trình bậc hai một ẩn
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Nắm được định nghĩa phương trình bậc hai .
Biết phương pháp giải riêng các phương trình ở hai dạng đặc biệt .
Biết biến đổi phương trình tổng quát ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) về dạng trong các trường hợp a b c là các số cụ thể để giải phương trình.
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1 :
	Cho biết dạng phương trình (2x - 3)(x + 5 ) = 0 và giải phương trình đó . 
Câu hỏi 2 :
Vẽ đồ thị y = 2x2 . Tìm điểm thuộc đồ thị có hoành độ là 3 . 
Phần hướng dẫn của thầy giáo
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Tiếp cận với phương trình bậc hai .
- HS : Đọc ví dụ ở SGK và ghi lại phương trình cuối cùng biến đổi thành .
- GV : Dùng phương trình đó giới thiệu cho HS phương trình bậc hai 
I/ Bài toán mở đầu :
( SGK)
Hoạt động 4 : Định nghĩa phương trình bậc hai , các loại phương trình bậc hai .
- GV : Cho HS dựa vào dạng cụ thể của phương trình bậc hai ở mục 1 để định nghĩa phưong trình bậc hai chú ý cho HS khắc sâu điều kiện .
- HS : Dựa vào các ví dụ ở SGK cho một số ví dụ tương tự , xác định các hệ số a , b , c.
- GV : Giới thiệu các dạng phương trình bậc hai khuyết c , b 
- HS : Thực hiện bài tập ?1 vào bảng con .
II/ Định nghĩa 
(SGK)
Ví dụ : a/ x2 + 50x -1500 = 0
 a = 1 ; b = 50 ;c =-1500
 b/ -3x + 5x = 0
 a = -3 ; b = 5 ; c = 0 .
 c/ 5x2 - 8 = 0
 a = 5 ; b = 0 ; c = - 8
Hoạt động 5: Giải các phương trình bậc hai ( chủ yếu các dạng đặc biệt ) 
- GV : Ghi đề bài : ví dụ 1 lên bảng cho HS nêu cách giải, tham khảo ví dụ để giải Bt ?2.
- HS : Giải bài tập ?2 vào bảng con .
- GV : Nhắc lại dạng phương trình khuyết c và cho HS nhắc lại cách giải 
III/ Một số ví dụ về giải phương trình bậc hai 
Ví dụ 1 : 
Giải phương trình 2x2 +5x = 0 
- GV : Ghi đề bài ví dụ 2 lên bảng . 
- HS : Thảo luận cách giải ở SGK .
- HS :Giải bài tập ?3 .
- GV : Cho HS nhắc lại cách giải phương trình bậc 2 khuyết b .
- HS : Thực hiện bài tập ?4.
- GV : Dùng bảng phụ có lời giải sẵn để HS tham khảo 
- HS : Thực hiện bài tập ?5 , 6 ,7 
- GV : Cho HS thấy mối liên quan giữa các phương trình với nhau . Lưu lại các bài giải ở bảng phụ để áp dụng giải bài tập ví dụ 3 .
- HS : Dựa vào các bài tập ? 5,6,7 và hướng dẫn ở SGK - HS trình bày lại lời giải ví dụ 3
2x2 +5x = 0 x(2x + 5) = 0 
	x = 0 hoặc 2x + 5 = 0
x = 0 hoặc x = 
Vậy phương trình đã cho có 2 nghiệm x1 = 0, x2 = .
Ví dụ 2 :Giả ... x1=11,x2 =-10 (loại ) 
	Vậy hai số phải tìm là 11 và 12
Hoạt động 4 : : Giải bài toán liên quan đến nội dung chuyển động 
- HS : Đọc đề bài 47 .
- GV : Nhắc lại các công thức liên quan đến vận tốc , quãng đường , thời gian .
- HS : Phân tích bài toán theo sơ đồ .
	 tL 	-	 tH = 0,5
	VH - VL = 3
- HS: Dựa vào sơ đồ để chọn ẩn , lập các biểu thức tương quan , lập phương trình 
- HS góp ý chữa bài của bạn , GV treo bảng phụ có lời giải sẵn để HS chữa bài. 
Bài tập 47:
Gọi x(km/h) là vận tốc của cô Liên (x >0)
Vận tốc của bác Hiệp là : x+3
Thời gian cô Liên đi đến nơi : 
Thời gian bác Hiệp đi đến nơi :
Ta có phương trình : - = 0,5
 60 (x +3) - 60x = x2 + 3x
 60x + 180 -60x = x2 + 3x
 x2 + 3x - 180 = 0 
Giải phtrình trên ta được x1=12,x2=-15(loại )
Vậy vận tốc của cô Liên là 12km/h ,vận tốc của bác Hiệp là 15km/h
Hoạt động 5 : Bài toán có nội dung công việc
- HS : Đọc và tìm hiểu đề bài 49 .
- GV : Cho HS trả lời các câu hỏi sau :
- Hai đội làm chung công việc trong 4 ngày thì một ngày hai đội làm được bao nhiêu phần công việc ?
- Giả sử đội một làm một mình xong công việc trong x ngày thì một ngày đội một làm được bao nhiêu phần công việc?
- Công việc đội một và đội hai làm trong một ngày liên quan đến công việc cả hai đội làm trong một ngày như thế nào?
- HS : Lập Phương trình ;
- GV : Cho một em giải Phương trình tìm được ( Ghi điểm miệng)
- GV : Cho HS trả lời cách lập phương trình cho bài toán loại này ta làm như thế nào?
Bài tập 49 :
Gọi x (ngày ) là công việc đội hai làm xong công việc ( x > 4)
Số ngày đội một làm xong công việc là: x - 6
Công việc đội một làm trong một ngày : 
Công việc đội hai làm trong một ngày : 
Công việc hai đội làm trong một ngày : 
Ta có phương trình : 	 +=
4x+4(x -6) = x2-6x4x+4x-24 = x2-6x
 x2 -14x +24 = 0 
Giải phtr trên ta được : x1=12 ; x2 =2 <4 (loại)
Vậy đội hai làm một mình hết xong công việc trong 12 ngày , đội một trong 6 ngày 
Hoạt động 6 : Giải bài toán có nội dung liên quan đến kiến thức vật lý, hoá học
- HS : Đọc và phân tích đề bài 50 .
- GV : Cho HS tìm câu mang nội dung so sánh và tóm tắt đề theo phương trình lời .
- GV : Dùng bảng phụ có sơ đồ phân tích để HS đối chiếu với sự phân tích của mình . Sơ đồ phân tích : 
Bài tập 50 :
Gọi x (g/m3) là khối lượng riêng miếng kim loại I (x >0)
Khối lượng riêng miếng kim loại II là : x-1
Thể tích miếng kim loại I :
	VII - 	VI =	10
 	DI - 	DII =	1
Thể tích miếng kim loại II:
Ta có phương trình : -= 10
850x - 880(x-10) = 10x2 - 10x 
880x - 858x - 440 = 0 
 5x2 +6x - 440 = 0
Giải phtr trên ta được x1=8,8 ; x2 =-10(loại)
Vậy khối lượng riêng của miếng kim loại I là 8,8(g/cm3), của miếng kim loại II là 7,8(g/cm3), 
Hoạt động 6: Dặn dò 
HS hoàn thiện các bài tập đã sửa và hướng dẫn . Tiếp tục làm các bài tập còn lại 
Chuẩn bị các câu hỏi ôn tập chương và làm các bài tập 54 đén 66 để ôn tập chương trong hai tiết sau .
Tiết thứ : 64 	Tuần :32	Ngày soạn :
Tên bài giảng : 	 ôn tập chương iV
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Nắm vững tính chất và dạng đồ thị của hàm số .
Giải thông thạo các phương trình ở dạng : Phương trình bậc hai đủ và phương trình bậc hai khuyết c, b .
Nhớ kỹ hệ thức Vi-ét , vận dụng tốt để tính nhẩm nghiệm , tính hai số khi biết tổng và tích của chúng .
Thành thạo trong việc giải bài toán bằng cách lập phương trình đối với các bài toán đơn giản .
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1 :
	Cho HS trả lời các câu hỏi ở SGK . (Hình thức kiểm tra : Gọi một em lên bảng trả lời số còn lại làm vào bảng con GV thu bảng con để chấm điểm đối với câu 1a , b câu 2).
Câu hỏi 2 :
Giải bài tập 4 (Cho HS đứng tại chỗ nêu phương trình . Nếu có thể cho các em nhẩm nghiệm .)
Phần hướng dẫn của thầy giáo
và hoạt động học sinh
Phần nội dung cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Vẽ đồ thị hàm số . Tìm điểm thuộc đồ thị khi biết hoành độ hoặc tung độ 
- GV cho HS vẽ đồ thị 
- HS nhắc lại các bước vẽ đồ thị hàm số bậc hai .
- HS : Dùng phép gióng xuống trục hoành để ước lượng tung độ .
- GV : Hướng dẫn HS tìm tung độ bằng cách tính toán
- HS : Cho biết M thuộc parabol có tung độ bằng 4, làm thế nào tìm hoành độ của M 
Bài tập 54 a :Bảng giá trị :
x
-2
-1
0
1
2
1
0
1
-1
y
4
1
1
-
0
-
- 1
N
N/
M/
 -2 -1 0 1 2 x
y = 4
 M
- GV : Cho HS tương tự tìm các hoành độ , tung độ các điểm N , N/ 
 M
Bài tập 54 b:
NN/ // 0x (vì cùng song song với MM/)
Điểm M thuộc parabol có tung độ 4 thì hoành độ là : 4= x2 =16 x = ± 4.
Điểm N thuộc parabol có hoành độ bằng 4 thì tung độ bằng yN =-42 = - 4 . Tương tự yN' = - 4
Hoạt động 4 : Giải phương trình bậc hai . Tìm giao điểm của parabol và đường thẳng bằng đồ thị và bằng phương pháp đại số 
- HS : Một em thực hiện giải phương trình : x2 - x -2 = 0, một em vẽ đồ thị y=x2 và y=x+2 trên cùng hệ trục .
- GV : Cho lớp chia thành hai khối nhóm, nhóm chẵn giải phương trình , nhóm lẻ vẽ đồ thị 
- HS : Tìm hoành độ giao điểm của hai đồ thị trên hình vẽ . So sánh với nghiệm thu được khi giải Phương trình .
- GV : Cho HS rút ra cách tìm giao điểm hai đồ thị bằng phương pháp đại số .
- GV : Cho hàm số y=2x2 và y=-x + 5 
Hoành độ giao điểm hai đồ thị trên là nghiệm phương trình nào ?.
- HS : Đưa ra ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp .
Bài tập 55:
a/ x2 - x -2 = 0 do a - b +c =0 nên x1 = -1 ; x2 = 2
b / 	* Vẽ đồ thị y = x2
Bảng giá trị : 
x
-2
-1
0
1
2
y = x2
4
2
0
1
4
 -2 -1 0 1 2 x 
y
4
2
 1
	*Vẽ đồ thị y= x +2 Chọn A (0; 2) ; B(-2 ;0)
* Đồ thị y = x2 và y = x +2 cắt nhau tại hai điểm có hoành độ -1 và 2 nên phương trình x2 -x -2 =0 có hai nghiệm x1 = -1 ; x2 = 2
Hoạt động 5: Giải phương trình đưa về phương trình bậc hai 
HS : Cho biết dạng của các phương trình ở bài 56 .57,. 58, 59 .
 Nêu cách giải và giải phương trình 56a . 57c ,58b 59a
Bài tập 56 a : Phương trình có 4 nghiệm
	x1=1; x2 = 1; x3 = ; x4 = -.
Bài tập 57c : (1)
Điều kiện x ạ 0 ; xạ2 .
(1)x2+2x-10=0 x1=-1+;x2=-1- 
 Bài tập 58b : 5x3-x2 -5x +1=0x2(5x-1)-(5x-1)=0
 	(5x -1) (x2 -1 ) = 0
 x1 = ; x2 =1 ; x3 = -1 
Vậy phương trình có 3 nghiệm x1=;x2=1;x3=-1 
Bài tập 59a : Phương trình có nghiệm x1 = x2 =1 ; 
 x3 = ; x4 = 
Hoạt động 6 : Giải một số bài toán có liên quan đến định lý Vi -ét
- HS : Hãy cho biết khi đã biết một nghiệm của phương trình bậc hai, muốn tìm nghiệm còn lại cần sử dụng kiến thức nào ?
- GV : Cho HS nghiên cứu bài tập 61. Nêu cách thực hiện .
- HS : Ghi phương trình cần giải vào bảng con . Giải phương trình tìm v, u
- GV : Phương trình bậc hai có nghiệm khi nào ?
- HS : Lập ' theo m .
- GV : Cho HS lý luận để chứng minh ' > 0 với mọi mghi .
- HS định lý Vi-ét theo tham số m.
- GV dùng hằng đẳng thức cho HS biến đổi về dạng x12 + x2 2
Bài tập 60a : Ta có x1+x2 =x2=-x1=.=
Bài tập 61a : v,u là nghiệm của phtr : x2-12x+28=0 
 Ta có '= 36 – 28 =8 . = 
Vậy u = 6 + 2 ; v = 6 - 2
Bài tập 62 : 
a) = (m-1)2+7m 2 > 0 với mọi m, nên phương trình đã cho luôn có nghiệm với mọi m.
b) Theo Vi-ét, ta có :
 x12+x22 =
	 = 
Hoạt động 7 : Ôn lại giải bài toán bằng cách lập phương trình .
GV : Nhắc lại các bứoc giải bài toán bằng cách lập phương trình .
HS : Đọc và phân tích đề bài 65. Lập, giải phương trình 
Bài tập 65:
Gọi x (km/h) là vận tốc của xe lửa thứ nhất (x>0), 
vận tốc xe lửa thứ hai là x+5(km/h)
Thời gian xe lửa thứ nhất đi từ Hà Nội đến chỗ gặp nhau là . Thời gian xe lửa thứ hai đi từ Bình Sơn đến chỗ gặp nhau là .
Ta có phương trình : -=1x2+5x-2250=0
Giải phương trình trên ta được : x1=45 ;x2=-50(loại )
Vậy :Vận tốc của xe lửa thứ nhất là : 45km/h
 Vận tốc của xe lửa thứ hai là : 50km/h
Hoạt động 7: Dặn dò 
Hoàn chỉnh các bài tập đã sửa và làm tiếp các bài tập còn lại . 
Nắm kỹ cách giải từng dạng toán . Chuẩn bị tốt để kiểm tra cuối chương ở tiết sau .
Tiết 65,66,67	Tuần 33,34 	ôn tập cuối năm
(Theo đề cương ôn tập của Tổ, Phòng và Sở)
Tiết 68,69	Tuần 34,35 	kiểm tra cuối năm (Kết hợp với Hình học)
(Theo đề kiểm tra chung của Phòng và Sở)
Tiết 70	Tuần 35 	Trả bài kiểm tra cuối năm (Phần Đại số)
Tiết thứ : 65	Tuần :33	Ngày soạn :
kiểm tra cuối chương Iv
Mục tiêu : Qua tiết kiểm tra này nhằm :
Đánh giá sự nhận thức và kỹ năng thực hành toán của học sinh qua chương IV .
Rèn tính kỷ luật và trung thực trong học tập, kiểm tra .
Đề bài
A - Trắc nghiệm : ( 3đ )
Câu 1: Hãy ghi a hoặc b hoặc c vào . để được ý đúng
Cho phương trình : ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) . Có D = b2 - 4ac
1) >0 (.) 	a/ Phương trình có nghiệm kép 
2) < 0 (.)	b/ Phương trình có hai nghiệm phân biệt.
3) = 0 (.)	c/ Phương trình vô nghiệm . 
Câu 2 : Hãy điền vào .. để được ý đúng .
Cho hàm số y = ax2 ( a ≠ 0 )
a) Nếu a > 0 hàm số đồng biến khi .., nghịch biến khi .
b) Nếu a < 0 hàm số đồng biến khi .., nghịch biến khi .
Câu 3 : Hãy đánh dấu (x )vào cột ( Đ) ,( S ) cho thích hợp .
	Cho phương trình : ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có hai nghiệm x1 ; x2 
Các hệ thức
Đ
S
Các hệ thức
Đ
S
a) x1 + x2 = 
c) x1 . x2 = 
b) x1 + x2 = 
d) x1 . x2 = 
Câu 4: Hãy khoanh tròn vào ý đúng ở các ý sau . 
Cho hàm số y = -có đồ thị (P). Điểm thuộc (P) là:
A)A(-2 ; 2)	B) B(2 ; -2)	C) C( ; -1)	D) D( -2 ; 4)	E) Không có điểm nào
B - Tự luận: ( 7,0đ)
	Bài 1 : Cho hàm số y = x2 có đồ thị (P) và đường thẳng (D) : y = 3x - 2 
	a) Vẽ hai đồ thị (P) và (D) trên cùng hệ trục toạ độ 
	b) Xác định giao điểm hai đồ thị trên bằng đồ thị và bằng phép tính .
	Bài 2 : Giải phương trình : 
	Bài 3 : Giải bài toán sau bằng cách lập phương trình .
	Cạnh huyền của tam giác vuông bằng 10 cm . Hai cạnh góc vuông hơn kém nhau 2m .Tính các cạnh góc vuông .
Hướng dẫn chấm
A -trắc nghiệm :( 3,0 đ) (Mỗi câu (Đ) cho 0,75đ)
Câu 1 : 1b ;2c ; 3a 
Câu 2 : (1) x>0 ; (2) x0 
Câu 3 : a) (S) ; b) (Đ) ; c) (Đ) ; d) (S)
Câu 4 : b) (Đ)
B/ Phần tự luận : (7,0đ)
 	Bài 1 : (3,0đ)
	a) Vẽ đúng hai đồ thị (P) ;(D) . mỗi đồ thị (1đ)	(2,0đ)
	b) Tìm được toạ độ bằng đồ thị 	(0,25đ)
	 Tìm được toạ độ bằng phép tính 	(0,25đ)
Bài 2 : (2,0đ)
Điều kiện : x≠ 2 ; x≠ - 4 	(0,25đ)
	2x(x +4 ) - x(x – 2) = 8x + 8 	(0,25đ)
	2x2 + 8x –x2 + 2x – 8x – 8 =0 	(0,25đ)
	 x2 +2x – 8 =0 	(0,5đ)
	/ = 1 + 8 = 9 , = 3 	(0,25đ)
	x1 = -1 + 3 = 2 ; x2 = -1 -3 = - 4 	(0,25đ)
	So với điều kiện, phương trình đã cho vô nghiệm . (0,25đ)
	Bài 3 : (2,0 đ) 
Chọn ẩn đặt điều kiện cho ẩn 	(0,5đ)
	Viết được biểu thức tương quan 	(0,25đ)
	Lập được phương trình 	(0,5đ)
	Giải phương trình 	(0,5đ)
 	Kết luận	 	(0,25đ)
Tiết 66,67,68,69 	Tuần 33,34,35 	ôn tập cuối năm
Theo SGK, đề cương ôn tập của tổ, và chỉ đạo của Phòng, Sở .
Tiết 70 	Tuần 35	kiểm tra cuối năm
Theo đề kiểm tra của Sở, Phòng .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_9_chuong_iv_ham_so_y_ax.doc