Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012

I. MỤC TIÊU

 1/Kiến thức: - HS nắm vững các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử

 2/Kỹ năng : - Biết vận dụng 1 cách linh hoạt các phương pháp phân tích đa thức thành nhiều nhân tử vào bài tập

 3/Thái độ : -Cận thận, chính xác trong phân tích đa thức, yêu thích môn học hơn

 4/Trọng tâm : - Phân tích đa thức thành nhân tử

II. CHUẨN BỊ

 - GV: Bảng phụ, phấn mầu

 - HS: Thước

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 131Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:02/10/2011	Ngày giảng:04/10 /2011
Tiết 12
phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách
phối hợp nhiều phương pháp
I. Mục tiêu
	1/Kiến thức: - HS nắm vững các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử
	2/Kỹ năng : - Biết vận dụng 1 cách linh hoạt các phương pháp phân tích đa thức thành nhiều nhân tử vào bài tập 
	3/Thái độ : -Cận thận, chính xác trong phân tích đa thức, yêu thích môn học hơn
	4/Trọng tâm : - Phân tích đa thức thành nhân tử
II. Chuẩn bị 
	- GV: Bảng phụ, phấn mầu
	- HS: Thước
III. Tiến trình hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
 kiểm tra bài cũ (5ph)
1) Giải BT 50b/23 sgk ?
2) Kết quả phép tính 732 - 272 là 
 A. 46 ; B. 4600 ; C. 92 ; D. cả A,B,C đều sai 
GV chữa và chốt phương pháp 
HS: BT 50b/23 Tìm x biết:
5x(x-3) -x+3 = 0
(x-3)(5x-1) = 0 
=> x-3 = 0 => x= 3
 hoặc 5x-1 = 0 => x=1/5
Vậy x= 3 hoặc x = 1/5
Hoạt động 2: Bài mới (35ph) 
1. Ví dụ 
a) Phân tích đa thức thành nhân tử
5x3 +10x2y +5xy2
Có thể thực hiện phương pháp nào để phân tích đa thức thành nhân tử?
Vậy ta đã phối hợp các phương pháp nào đã học để phân tích đa thức thành nhân tử?
b) Phân tích đa thức thành nhân tử 
x2 - 2xy + y2 - 9 
ở ví dụ b ta sử dụng phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử nào?
GV chốt phương pháp 
GV:cả lớp làm ?1 ở bảng phụ? (hoạt động nhóm)
Cho biết kết quả từng nhóm?
Đưa đáp án , HS tự kiểm tra 
GV chốt phương pháp phân tích bằng phương pháp phối hợp
GV: áp dụng làm ?2 sgk 
(2 HS lên bảng)
Nhận xét bài làm từng bạn?
Chữa và chốt phương pháp ?2
HS nghiên cứu ví dụ
HS đạt nhân tử chung 
= 5x(x2 +2xy+y2)
= 5x(x+y)2
HS sử dụng phối hợp 2 phương pháp:
+ đặt nhân tử chung
+ dùng hằng đẳng thức 
HS trình bày phần ghi bảng 
HS sử dụng phương pháp 
- Nhóm các hạng tử 
- Dùng hằng đẳng thức 
HS hoạt động nhóm 
HS : Đưa kết quả của các nhóm
HS kiểm tra chéo bài 
HS 1: a) (x+1)2 -y2
 = (x+1+y)(x+1-y) (1)
Thay x = 94,5 ; y = 4,5 vào (1) có 
(94,5 +1+4,5)(94,5 +1-4,5) = 9100
HS2 làm phần b/ tương tự
HS nhận xét 
HS ?2: Sử dụng phương pháp 
- Nhóm các hạng tử 
- Dùng hằng đẳng thức 
- Đặt nhân tử chung 
Hoạt động 3:
 Củng cố (4 phút)
GV: 1. Giải bài tập 51 c/24 theo nhóm?
 2. Giải bài tập 52/24 sgk 
 (2 HS lên bảng)
HS1 : c) 2xy - x2- y2 +16 
 = -( x2- 2xy +y2) +16
 = 42 - (x-y)2 
 = (2+x-y)(2-x+y)
HS2: (5n+2)2 - 4
 = (5n+2-2) (5n+2+2)
 = 5n.(5n+4) chia hết cho 5
iv. hướng dẫn về nhà (1 phút)
	- Xem lại các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử 
	- BTVN: 51, 53 (còn lại)/24 sgk.
	* Hướng dẫn bài 53/SGK: 
	b) Tách - 6 =, nhóm : ( x2 + x + ) - = ........
	c) Tách 5x = 2x + 3x	
V. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:03/10/2011	Ngày giảng:6/10 /2011
Tiết 13
Luyện tập
A. Mục tiêu
	1/Kiến thức: - HS nắm vững các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử
	2/Kỹ năng : - Biết vận dụng các phương pháp đó để làm các dạng bài tập sau: dạng 1: Phân tích đa thức 	 thành nhan tử; dạng 2: tìm x; dạng 3: tính nhanh; dạng 4: chứng minh 
	3/Thái độ : -Cận thận, chính xác trong phân tích đa thức, yêu thích môn học hơn
	4/Trọng tâm : - Phân tích đa thức thành nhân tử
B. Chuẩn bị 
 GV: Bảng phụ, thước thẳng
 HS: Thước thẳng 
C. Tiến trình hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ (5ph)
GV: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử 
1. x2 -3x +2 =?
2. x2 +x -6 =?
Gv: gọi HS nhận xét, chữa và chốt phương pháp
3.Giá trị của x thoả mãn biểu thức(x+2)(x-3)=0 là: 
 A. x=2 ; x=3 ; B. x=-2 ;
 C. x=-2 ; x=3 ; D. x=3 
Hs 1: x2 -3x +2
= x2 -x -2x +2
= (x2 -x)-(2x -2)
= x(x-1) -2(x-1)
= (x-1) (x-2)
HS 2: x2 +x -6
= x2 +x - 4 -2
= x2- 4+x-2
= (x-2) (x+3)
Hoạt động 2: Luyện tập (35ph)
GV: phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử trên gọi là phương pháp tách hạng tử. Tương tự các nhóm làm bài tập 57b/25?
+ các nhóm trình bày kết quả 
Gọi HS nhận xét. 
Sau đó chữa và chốt phương pháp 
Chốt phương pháp : chú ý tách sao cho xuất hiện hằng đẳng thức hoặc nhân tử chung.
HS : hoạt động nhóm 
HS đưa ra kết quả của nhóm 
GV: lên bảng giải bài tập 54 a,c /25 (2 HS lên bảng)
Gọi HS nhận xét, sau đó chữa và chốt phương pháp?
GV: Muốn tìm x trong bài tập 55 c (bảng phụ) ta làm ntn?
2 em lên bảng giải phần c?
Gọi HS, sau đó chữa và chốt phương pháp 
GV: Nghiên cứu bài tập 58 /25 ở bảng phụ cho biết phương pháp giải?
Tìm cách trình bày lời giải
Gọi HS nhận xét sau đó chữa và chốt phương pháp 
Hs 1:
a) x3 +2x2y+xy2 -9x
= x(x2 +2xy +y2 -9)
= x(x+y -3) (x+y-3)
HS 2: c) x4- 2x2
HS nhận xét 
HS : Phân tích vế trái thành nhân tử. Sau đó áp dụng A.B =0 -> A=0 hoặc B =0
HS trình bày phần ghi bảng
HS : Phân tích n3 - n thành nhâna tử 
 n3 - n =n(n2 - 1)
= n(n+1)(n-1): 3
Vì n, n+1, n-1 là 3 số tự nhiên liên tiếp 
HS nhận xét 
Hoạt động 3: Củng cố (4 phút)
GV: 1. Nhắc lại các phương pháp phân tích đa thức thànhnhân tử?
2. Nêu phương pháp tìm x trong biểu thức có dạng A.B = 0?
* Bài tập trắc nghiệm 
1)Giá trị của x thoả mãn biểu thức x2 - 1/4 = 0 là: 
A. 1/2 ; B. x=-1/2 ; C. x=-1/2; x=1/2 ; D. x=1/4 
HS phương pháp:
1. đặt nhân tử chung
2. dùng hằng đẳng thức
3. nhóm các hạng tử 
4. tách các hạng tử. 
HS phân tích thành nhân tử đưa về dạng : A.B = 0
=>A=0 hoặc B=0
2) Kết qủa của phép tính 372-132 là :
A. 24 ; B. x= 48 ; C. x=-120 ; D. x=1200
iv.Giao việc về nhà (1 phút)
	- Học lại các hằng đẳng thức phương pháp phân tích các đa thức thành nhân tử 
	- BTVN: 54 đến 57 (phần còn lại)/25 sgk.
	* Hướng dẫn bài 48/SGK: Phân tích n3 - n = n ( n2 - 1 ) = n. ( n - 1 ). ( n + 1 ). Đây là tích của 	 ba số tự nhiên liên tiếp nên tích đó chia hết cho 6( Vì cùng chia hết cho 2 và cho 3
 mà (2;3) = 1 ).
V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tuan_7_nam_hoc_2011_2012.doc