Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 24 - Hoàng Tiến Thuận

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 24 - Hoàng Tiến Thuận

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Củng cố và khắc sâu cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng giải bài toán chứa ẩn ở mẫu theo các bước.

 3. Thái độ:

 - Rèn tính cẩn thận, chính xác và tìm hướng giải quyết nhanh trong việc giải phương trình.

II. Chuẩn bị:

- GV: SGK, thước thẳng

- HS: SGK, bài tập về nhà

III. Phương pháp:

 - Đặt và giải quyết vấn đề.

IV. Tiến trình:

1. Ổn định lớp(2’): 8A3: .

 2. Kiểm tra bài cũ(10’):

 GV gọi hai HS lên bảng giải bài tập 28a và 28b.

 3. Nội dung bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 162Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 24 - Hoàng Tiến Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/01/2010
Ngày dạy: 24/01/2010
Tuần: 24
Tiết: 49
LUYỆN TẬP §5
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
	- Củng cố và khắc sâu cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng giải bài toán chứa ẩn ở mẫu theo các bước.
 3. Thái độ:
	- Rèn tính cẩn thận, chính xác và tìm hướng giải quyết nhanh trong việc giải phương trình.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, thước thẳng
- HS: SGK, bài tập về nhà
III. Phương pháp: 
 - Đặt và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình:
1. Ổn định lớp(2’): 8A3:.
	2. Kiểm tra bài cũ(10’):
 	GV gọi hai HS lên bảng giải bài tập 28a và 28b.
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1(17’): 
	Sau khi kiểm tra bài cũ xong, GV chốt lại cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu.
	Với câu a, HS rất dễ lấy MTC là (x – 2)(2 – x), GV cần chú ý hướng dẫn HS đổi dấu để ta lấy MTC là (x – 2) thì bài toán trở nên đơn giản hơn.
	Câu b thực hiện quy đồng và khử mẫu thông thường, sau đó giải phương trình hệ quả
	GV cần lưu ý nghiệm ngoại lai của phương trình a.
Hoạt động 2(15’): 
	GV cho HS đọc đề bài và suy nghĩ cách giải quyết.
	GV chốt lại cách giải quyết dạng toán này và cho HS lên bảng giải.
	Câu b tương tự như caua, GV cho HS giải ở nhà.
	HS chú ý theo dõi.
	HS thực hiện đổi dấu (2 – x) = -(x – 2) sau đó giải theo các bước mà GV đã hướng dẫn.
	HS lưu ý khi kết luận nghiệm của phương trình.
	HS suy nghĩ và cho GV biết cách giải quyết bài toán này.
	Một HS lên bảng giải, các em khác giải vào vở, theo dõi và nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
Bài 30: Giải các phương trình
a) 
- ĐKXĐ: x2
- Quy đồng và khử mẫu:
 	1 + 3(x – 2) = 3 – x
 3x + x = 3 – 1 + 6
 	 4x = 8 x = 2 (loại do ĐKXĐ)
Vậy, phương trình đã cho vô nghiệm
b) 
- ĐKXĐ: x– 3
- Quy đồng và khử mẫu:
 14x(x + 3) – 14x2 = 28x + 2(x + 3)
 14x2 + 42x – 14x2 = 28x + 2x + 6
 42x – 30x = 6
 12x = 6 x = 	(nhận)
Tập nghiệm của phương trình: 
Bài 33: Tìm các giá trị của a sao cho biểu thức sau có giá trị bằng 2.
Giải:
Theo đề bài ta suy ra: 
- ĐKXĐ: và 
- Quy đồng và khử mẫu:
20a = -12
	(thoả ĐKXĐ)
Vậy, giá trị a cần tìm là 
 	4. Củng Cố:
 	- Xen vào lúc làm bài tập.
	5. Dặn Dò(1’): 
 	- Về nhà xem lại các bài tập đã giải.
	- Làm tiếp các bài tập 30cd, 33b.
 6. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
Ngày soạn: 19/1/2010
Ngày dạy: 14/2/2010
Tuần: 24
Tiết: 50
§6. GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
	- HS nắm được các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.
 2. Kĩ năng:
	- Biết vận dụng để giải một số dạng toán bậc nhất không quá phức tạp.
 3. Thái độ:
 - Rèn tính cẩn thận, chính xác và tìm hướng giải quyết nhanh trong việc giải phương trình.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, phấn màu, bảng phụ.
- HS: SGK, đọc trước bài mới.
III. Phương pháp: 
 - Đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận
IV. Tiến trình:
1. Ổn định lớp(2’): 8A3:  
	2. Kiểm tra bài cũ:
 	Xen vào lúc học bài mới
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1(15’): 
	GV dùng bảng phụ và giải thích cho HS hiểu như thế nào là biểu diễn một đại lượng bởi biểu thức chứa ẩn.
	GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính quãng đường, vận tốc và thời gian.
	GV cho HS tính.
	GV cho HS làm hai bài tập ?1 và ?2.
	Với hai VD này, GV cần lưu ý cho HS cách đổi đơn vị.
Hoạt động 2(20’): 
	GV giới thiệu bài toán
	Gọi x là số gà thì điều kiện của x là gì? x có lớn hơn 36 được hay không?
	GV chốt lại điều kiện.
	Nếu x là số gà thì theo đề bài số chó là bao nhiêu?
	Một con gà, một con chó có bao nhiêu chân?
	GV yêu cầu HS viết biểu thức biểu diễn số chân gà và số chân chó theo x.
	Theo đề bài thì tổng số chân là bao nhiêu?
	Vậy ta có ph.trình nào?
	GV yêu cầu HS giải phương trình vừa tìm được.
	GV tóm tắt lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.
	HS chú ý theo dõi.
	HS nhắc lại.
	HS trả lời.
	HS thảo luận.
	HS đọc đề bài toán trong SGK và chú ý theo dõi.
	HS trả lời.
	36 – x
	Gà 2 chân, chó 4 chân
	HS trả lời.
	100 chân
	2x + 4(36 – x) = 100
	HS giải phương trình.
	HS theo dõi và nhắc lại các bước giải.
1. Biểu diễn một đại lượng bởi biểu thức chứa ẩn:
VD 1: Gọi x (km/h) là vận tốc của một ôtô
Khi đó:
- Q.đường ôtô đi được trong 5h là: 5x (km)
- Thời gian để ôtô đi được 100km: (h)
?1:
a) Quãng đường: 	180x (m)
b) Vận tốc: 	(km/h)
?2:
a) 500 + x
b) 10x + 5
2. Ví dụ về giải bài toán bằng cách lập phương trình:
VD 2: (SGK)
Giải:
Gọi x là số gà, xN, x < 36
Số chân gà: 2x
Số chó là 36 – x
Số chân chó là 4(36 – x)
Tổng số chân là 100 nên ta có ph.trình:
	2x + 4(36 – x) = 100
Giải phương trình trên:
	2x + 4(36 – x) = 100
 2x + 144 – 4x = 100
 44 = 2x
 x = 22	(thoả điều kiện bài toán)
Vậy, số gà là 22 con, số chó là 14 con.
 	4. Củng Cố(7’): 
 	- GV cho HS làm bài tập ?3 theo nhóm
	5. Dặn Dò(1’): 
 	- Về nhà xem lại các VD và bài tập đã giải.
	- GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 34, 35.
 6. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tuan_24_hoang_tien_thuan.doc