Giáo án Hình học 8 - Tiết 17: Luyện tập

Giáo án Hình học 8 - Tiết 17: Luyện tập

A. Mục tiêu:

- Củng cố lại định nghĩa, các tính chất và dấu hiệu nhận biết tứ giác là hình chữ nhật. Bổ xung tính chất đối xứng của hình chữ nhật thông qua bài tập.

- Rèn kỉ năng vẽ hình, phân tích đề bài, vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật ytong tính toán, chứng minh vào các bài toán trên thực tế.

- Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong học tập.

B. Chuẩn bị:

- GV: Thư¬ớc thẳng, êke, thước đo độ, bảng phụ.

- HS: Thư¬ớc thẳng, êke, thước đo độ.

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 940Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tiết 17: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu:
- Củng cố lại định nghĩa, các tính chất và dấu hiệu nhận biết tứ giác là hình chữ nhật. Bổ xung tính chất đối xứng của hình chữ nhật thông qua bài tập.
- Rèn kỉ năng vẽ hình, phân tích đề bài, vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật ytong tính toán, chứng minh vào các bài toán trên thực tế.
- Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong học tập.
B. Chuẩn bị:
- GV: Thước thẳng, êke, thước đo độ, bảng phụ.
- HS: Thước thẳng, êke, thước đo độ.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:(10 phút)
- Chữa bài tập 58 trang 99/SGK.
- HS phát biểu định nghĩa hình chữ nhật.
+ Nêu tính chất về các cạnh và đường chéo của hình chữ nhật.
+ Chữa bài tập 59 trang 99/SGK.
10
x
15
13
E
A
B
D
C
Hoạt động 2: Luyện tập ( 30 phút )
- GV giới thiệu và đa hình vẽ 90 lên bảng phụ.
? Đề bài cho biết gì, yêu cầu tìm gì.
? Để tìm x ta làm nh thế nào.
- Gv hướng dẫn kẻ BE ^ CD.
? Khi đó tứ giác ABED là hình gì? Vì sao.
? Muốn tính x ta tính độ dài đoạn thẳng nào. Ý 
? Tính BE như thế nào? Cần biết thêm đoạn thẳng nào của tam giác BEC.
 Ý
? Tính EC như thế nào.
? Trong bài ta đã c/m ABED là hình chữ nhật dựa vào dấu hiệu nào.
? Theo em tứ giác EFGH là hình gì.
? Muôn c/m EFGH là hình chữ nhật ta căn cứ vào đâu.
? Em có nhận xét gì về các đoạn EF. FG, GH, HE .
? Khi đó vị trí tương đối của HE và GF; EF và GH là gì.
? ¯EFGH là hình gì.
? Muốn c/m: ¯EFGH là hình chữ nhật cần c/m thêm điều kiện nào nữa.
? C/m: = 900 ta làm nh thế nào.
 ? Có EH // BD; EF // AC mà AC ^ BD vậy ta suy ra điều gì.
 - Gv hướng dẫn HS xây dựng sơ đồ .
Bài 63: SGK tr 100.
 cho AB = 10, BC = 13, 
DC = 15, . 
Tìm x.
 Từ B kẻ BE ^ DC tại E.
 ¯ABED có 3 góc vuông ¯ABED là hình chữ nhật .
 x = AD = BE . 
Có AB = DE = 10 EC = 15 – 10 = 5.
- Xét DBEC có BE2 = BC2 - EC2
G
F
E
H
B
C
D
A
Hay BE2 = 169 – 25 = 144 = 122.
Do đó BE = 12 x = 12
Bài 65: SGk tr 100.
 EA = EB;
FC = FB nên EF
 là đường trung bình
 của DABC EF // AC
 tương tự cho các đoạn thẳng HE, FG, GH.
 c/m được EF // AC và HG // AC EF // HG Chứng minh tương tự EH // FG
 Do đó EFGH là hình bình hành.
 Mặt khác AC ^ BD và EF // AC 
 EF ^ BD. Lại có EH // BD EH ^ EF.
Hbh: EFGH có = 900 nên là hình chữ nhật
HS trình bày lại trên bảng. 
Hoạt động 3 : Củng cố ( 3 phút )
? Nêu các dạng bt đã luyện giải trong tiết hôm nay
? Nhắc lại kiến thức đã vận dụng.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà ( 2 phút )
- Học thuộc định nghĩa , tính chất, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật. Vận dụng làm các bt 64, 66 SGK tr 100; bài 107 đến 113 SBT tr 72. 
- Ôn lại định nghĩa đường tròn HH6
- Định lý thuận, đảo của tính chất tia phân giác của một góc và tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng HH7.
- Xem trước bài 10 “Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 17HH8.doc