Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 65 đến 70 - Lê Trần Kiên

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 65 đến 70 - Lê Trần Kiên

I/ MỤC TIÊU:

- Học sinh được tự đánh giá lại kết quả học tập của nình trong học kỳ II qua bài kiểm tra cuối năm.

- Rèn tư duy khái quát, óc quan sát.

- Tập tự đánh giá và đánh giá. Phát triển tư duy dân chủ.

II/ CHUẨN BỊ:

- Bài kiểm tra học kỳ II

- Đáp án & Biểu chấm (phần Đại số)

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1) Ổn định tổ chức:

2) Kiểm tra bài cũ:

3) Bài mới:

 

doc 13 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 525Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 65 đến 70 - Lê Trần Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31
Tiết: 65
(Giáo án chi tiết)
Ngày soạn: 13/4/2007
Ôn tập chương IV
I/ Mục tiêu:
Học sinh được hệ thống kiến thức trọng tâm của chương IV: bất đẳng thức, bất phương trình, phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối.
Luyện tập các bài giải bất phương trình, giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối.
Nâng cao kỹ năng trình bày giải toán.
II/ Chuẩn bị:
Bảng phụ.
III/ Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
*HĐ1: Hệ thống lý thuyết:
 Giáo viên kiểm tra đề cương ôn tập của học sinh, kết hợp các câu hỏi để đưa đến bảng tóm tắt lý thuyết như SGK/t2/52+53
*HĐ2: Chữa bài tập:
? Giải các phương trình và biểu diễn tập nghiệm của nó trên trục số?!
Giáo viên có thể thu nháp của một số học sinh để chấm
Giáo viên nhận xét, đánh giá, sửa chữa
Giáo viên yêu cầu học sinh giải BT42 các ý c), d)
? Các bất phương trình đó thuộc dạng nào?
? Giải các bất phương trình đã cho?
Giáo viên theo dõi học sinh làm bài, giúp đỡ các nhóm làm yếu (nếu cần)
? Giải các phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối?
? Khi giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối cần chú ý điều gì?
? Trình bày lời giải?
Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung đề cương ôn tập
4 học sinh lên bảng, lớp làm nháp
Học sinh khác nhận xét
Bảng phụ
Hoạt động nhóm
Học sinh khác nhận xét
Học sinh thảo luận theo nhóm
2 học sinh lên bảng trình bày
a) │3x│= x + 8 (1)
+) 3x ≥ 0 Û x ≥ 0
Khi đó: │3x│= 3x
(1) Û 3x = x + 8
 Û 2x = 8
 Û x = 2 > 0 (t/m)
+) 3x < 0 Û x < 0
Khi đó: │3x│ = -3x
(1) Û -3x = x + 8
 Û -4x = 8
 Û x = -2 < 0 (t/m)
Vậy S1 = {-2; 2}
Học sinh khác nhận xét
A/ Lý thuyết:
B/ Bài tập:
1) BT40 (SGK/t2/53)
 Giải các bất phương trình và biểu diễn tập nghiệm rên trục số:
a) x – 1 < 3
Û x < 3 + 1
Û x < 4
 )
 0 4 x
d) 4 + 2x < 5
Û 2x < 5 – 4
Û x < 0,5
 )
 0 0,5 x
2) BT42 (SGK/t2/53)
Giải các bất phương trình:
c) (x – 3)2 < x2 – 3
Û x2 – 6x + 9 < x2 – 3
Û 9 + 3 < 6x
Û 2 < x
Û x > 2
d) (x – 3)(x + 3) < (x + 2)2 + 3
Û x2 – 9 < x2 + 4x + 4 + 3
Û -9 – 7 < 4x
Û -16 < 4x
Û -4 < x
Û x > -4
3) BT45 (SGK/t2/54)
Giải các phương trình:
c) │x – 5│= 3x (2)
+) x – 5 ≥ 0 Û x ≥ 5
Khi đó: │x – 5│= x – 5
(2) Û x – 5 = 3x
 Û 2x = -5
 Û x = - < 5 (không t/m)
+) x – 5 < 0 Û x < 5
Khi đó: │x – 5│= 5 – x
(2) Û 5 – x = 3x
 Û 4x = 5
 Û x = < 5 (t/m)
Vậy S2 = 
Củng cố:
Củng cố từng phần theo tiến trình lên lớp.
Hướng dẫn về nhà:
Học bài, xem lại các bài tập đã chữa. Làm BT 71_88 (SBT/t2/48+49+50)
Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ II
IV/ Rút kinh nghiệm:
	Ký duyệt:
Tuần: 32
Tiết: 66
Ngày soạn: 27/4/2007
Ôn tập cuối năm
I/ Mục tiêu:
Hệ thống kiến thức trọng tâm trong chương trình: đa thức, phân thức đại số, phương trình bậc nhất một ẩn,m bất phương trình bậc nhất một ẩn.
Luyện tập, củng cố bằng các bài tập tổng hợp.
Nâng cao tư duy hệ thống hoá toán học.
II/ Chuẩn bị:
Bảng phụ
III/ Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
*HĐ1: Hệ thống lý thuyết:
 Giáo viên đưa ra các đề mục và yêu học sinh trả lời câu hỏi, điền các thông tin về kiến thức cơ bản vào bảng phụ.
? Phát biểu các quy tắc nhân đơn thức, đa thức?
? Ghi dạng tổng quát của những hằng đẳng thức đáng nhớ?
? Nêu các cách để phân tích đa thức thành nhân tử?
? Thế nào là phân thức đại số? Tính chất cơ bản?
? Phát biểu các quy tắc rút gọn, quy đồng mẫu các phân thức đại số?
? Viết các quy tắc cộng, trừ, nhân, chia các phân thức đại số?
? Thế nào là biểu thức hữu tỷ? Khi làm việc với các biểu thức hữu tỷ cần chú ý điều gì?
? Thế nào là phương trình bậc nhất một ẩn? Cách giải?
? Những chú ý khi giải phương trình tích và phương trình chứa ẩn ở mẫu?
? Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình?
? Phát biểu định nghĩa và các tính chất của bất đẳng thức?
? Thế nào là bất phương trình bậc nhất một ẩn? Cách giải?
? Cách giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối?
*HĐ2: Chữa bài tập:
 Giáo viên ghi đề bài lên bảng
 Giáo viên theo dõi học sinh làm bài tập, hướng dẫn giúp đỡ các nhóm còn yếu (nếu cần)
 Giáo viên có thể thu nháp của một số học sinh để lấy điểm thay thế
Lưu ý học sinh về việc kiểm tra ĐKXĐ đối với phương trình chứa ẩn ở mẫu. 
Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên và điền bảng phụ
Học sinh ghi vở
 Học sinh suy nghĩ, thảo luận theo nhóm tìm lời giải
 4 học sinh lên bảng trình bày, lớp làm nháp.
A/ Lý thuyết:
I/ Phép nhân và phép chia các đa thức:
1) Phép nhân đa thức:
a) Nhân đơn thức với đa thức:
b) Nhân đa thức với đa thức:
2) Những hằng đẳng thức đáng nhớ:
3) Phân tích đa thức thành nhân tử:
4) Phép chia đa thức:
a) Chia đơn thức cho đơn thức:
b) Chia đa thức cho đơn thức:
c) Chia đa thức một biến đã sắp xếp:
II/ Phân thức đại số:
1) Khái niệm và tính chất:
2) Một số dạng toán liên quan:
a) Rút gọn phân thức:
b) Quy đồng mẫu các phân thức:
3) Các phép toán:
a) Phép cộng và trừ:
b) Phép nhân và chia:
4) Biểu thức hữu tỷ:
III/ Phương trình bậc nhất một ẩn:
1) Phương trình bậc nhất một ẩn:
a) Định nghĩa và ký hiệu:
b) Cách giải:
c) Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn:
* Phương trình tích
* Phương trình chứa ẩn ở mẫu
2) Giải bài toán bằng cách lập phương trình:
IV/ Bất phương trình bậc nhất một ẩn:
1) Bất đẳng thức:
2) Bất phương trình bậc nhất một ẩn:
a) Định nghĩa và ký hiệu:
b) Cách giải:
c) Bất phương trình quy về bất phương trình bậc nhất một ẩn:
3) Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối:
B/ Bài tập:
1) BT66 (SBT/t2/14)
Giải các phương trình:
a) (x + 2)(x2 – 3x + 5)
= (x + 2)x2
Û (x + 2)( x2 – 3x + 5 – x2) = 0
Û (x + 2)(5 – 3x) = 0
Û 
Û 
b) 
+ ĐKXĐ: x ạ -1
ị -7x2 + 4
= 5x + 5 – x2 + x – 1
Û 6x2 + 6x = 0
Û 6x(x + 1) = 0
Û 
Û 
Vậy S = {0}
Củng cố:
Củng cố từng phần trong quá trình ôn tập.
Hướng dẫn về nhà:
Học bài, hoàn thiện đề cương ôn tập
Xem lại các bài tập đã chữa, đã làm.
IV/ Rút kinh nghiệm:
	Ký duyệt:
Tuần: 33
Tiết: 67
(Giáo án chi tiết)
Ngày soạn: 04/5/2007
Ôn tập cuối năm (tiếp)
I/ Mục tiêu:
Học sinh được tiếp tục củng cố, luyện tập các bài toán về giải phương trình, giải bất phương trình bậc nhất một ẩn.
Phát triển tư duy khái quát hoá, so sánh, hệ thống.
Rèn kỹ năng lập luận, trình bày trong giải toán.
II/ Chuẩn bị:
III/ Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
*HĐ1: Chữa BT71 (SBT/t2/15):
? Đọc bài?
? Bài toán thuộc dạng nào?
? Để giải bài tập này, ta làm như thế nào?
? Tóm tắt bài toán?
? Tìm lời giải cho bài toán?
Giáo viên theo dõi các nhóm hoạt động và học sinh lên bảng, giúp đỡ sửa chữa (nếu cần)
? Nhận xét bài làm của bạn?!
*HĐ2: Chữa BT82 (SBT/t2/49):
? Giải các bất phương trình đã cho?
? Nhận xét bài làm của bạn?
*HĐ3: Chữa BT77 (SBT/t2/49):
Học sinh thực hiện các yêu cầu của giáo viên
Học sinh suy nghĩ, thảo luận theo nhóm
1 học sinh lên bảng trình bày, lớp làm nháp
2 học sinh lên bảng, lớp làm nháp hoặc xem lại vở bài tập ở nhà
Học sinh khác nhận xét
Bảng phụ
Hoạt động nhóm
a) │2x│= 3x – 2 (1)
+) 2x ≥ 0 Û x ≥ 0
Khi đó: │2x│= 2x
(1) Û 2x = 3x – 2
 Û x = 2 > 0 (t/m)
+) 2x < 0 Û x < 0
Khi đó: │2x│= -2x
(1) Û -2x = 3x – 2 
 Û 5x = 2
 Û x = > 0 (không t/m)
Vậy S1 = {2}
2) BT71 (SBT/t2/15)
Giải:
 Gọi vận tốc của ca-nô khi đi xuôi dòng là x (km/h; x > 12)
Thì vận tốc của ca khi đi ngược dòng là x – 12 (km/h)
Thời gian ca-nô:
đi xuôi dòng: (h)
đi ngược dòng là: (h)
Theo bài ra, tổng thời gian cả đi lẫn về của ca-nô là
11h30 – 7h00 = 4h30 = h
nên ta có phương trình:
	 + = 
Giải phương trình trên được:
	x = 4 (loại)
	x = 24 (t/m)
	Vậy vận tốc của ca-nô khi xuôi dòng là 24km/h
3) BT82 (SBT/t2/49)
Giải các bất phương trình:
a) 3(x – 2)(x + 2) < 3x2 + x
Û 3x2 – 12 < 3x 2 + x
Û x > -12
b) (x + 4)(5x – 1) > 5x2 + 16x + 2
Û 5x2 + 20x – x – 4 > 5x2 + 16x + 2
Û 19x – 16x > 2 + 4
Û 3x > 6
Û x > 2
4) BT77 (SBT/t2/49)
Giải các phương trình sau:
d) │2 – x│= 0,5x – 4 (2)
+) 2 – x ≥ 0 Û x ≤ 2
Khi đó: │2 – x│= 2 – x 
(2) Û 2 – x = 0,5x – 4 
 Û 1,5x = 6
 Û x = 4 > 2 (không t/m)
+) 2 – x 2
Khi đó: │2 – x│= x – 2
(2) Û x – 2 = 0,5x – 4 
 Û 0,5x = -2
 Û x = -4 < 2 (không t/m)
Vậy phương trình (2) vô nghiệm.
Củng cố:
Củng cố từng phần theo tiến trình lên lớp.
Hướng dẫn về nhà:
Học bài, xem lại các bài tập đã chữa.
Xem lại bài kiểm tra học kỳ để tiết sau trả bài.
IV/ Rút kinh nghiệm:
	Ký duyệt:
Tuần: 34
Tiết: 68+69
Ngày soạn: 20/4/2007
kiểm tra học kỳ II
(Cả Đại số và Hình học)
I/ Mục tiêu:
Kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh về bộ môn trong học kỳ II.
Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc trong thi cử.
Nâng cao năng lực sắp xếp côngviệc hợp lý.
II/ Chuẩn bị:
+ GV: Soạn bài, ra đề
+ HS: Ôn tập
III/ Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Đề bài:
Bài 1: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
Số nào trong các số sau là nghiệm của bất phương trình x + 1 > 0 ?
A/ -3
B/ -2
C/ -1
D/ 1
Biết a + c > b + c thì ta suy ra được:
A/ a > b
B/ a < b
C/ a ≥ b
D/ a ≤ b
Biết ac > bc thì ta suy ra được:
A/ a > b
B/ a < b
C/ a = b
D/ Cả A, B, C đều sai
Cho hình hộp chữ nhật ABCDA’B’C’D’, kết luận nào sau đây là sai:
A/ AA’ ^ mp(ABCD)
C/ mp(ABCD) ^ mp(BCC’B’)
B/ AA’ // mp(A’B’C’D’)
D/ mp(ABB’A’) // mp(CDD’C’)
Biết a, b, c là ba kích thước của một hình hộp chữ nhật. Thể tích của hình hộp chữ nhật đó được tính bằng công thức:
A/ V = 2abc
B/ V = 3abc
C/ V = abc
D/ V = abc
Biết p, h tương ứng là nửa chu vi đáy và chiều cao của một hình lăng trụ đứng. Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đó được tính bằng công thức:
A/ = ph
B/ = 2ph
C/ = 4ph
D/ = ph
Bài 2: Giải các bất phương trình và phương trình sau:
a) 4 – 3x ≤ 0
b) 2x(3x + 1) > (3x + 1)(2x – 3)
c) ẵ3 – xẵ = 2x + 3
Bài 3: Cho hình bình hành ABCD với AC là đường chéo lớn. Lần lượt kẻ các đường CE ^ AB (E ẻ AB); CF ^ AD (F ẻ AD); BG ^ AC (G ẻ AC). Chứng minh rằng:
DABG DACE; DCBG DACF
AB.AE = AC.AG
AB.AE + BC.AF = AC2
Bài 4: Chứng minh rằng một hình vuông luôn có diện tích không nhỏ hơn diện tích hình chữ nhật có cùng chu vi với nó.
Đáp án – biểu chấm:
Bài 1: (3 điểm) Mỗi đáp án đúng cho 0,5đ
1) D/ 
2) A/
3) D/
4) B/
5) C/
6) B/
Bài 2: (3 điểm) Giải đúng mỗi bất phương trình hay phương trình cho 1đ
a) 4 – 3x ≤ 0
Û 4 ≤ 3x
Û x ≥ 
b) 2x(3x + 1) > (3x + 1)(2x – 3)
Û 6x2 + 2x > 6x2 – 9x + 2x – 3
Û 2x + 7x > -3
Û 9x > -3
Û x > -
c) ẵ3 – xẵ = 2x + 3 (*)
+) 3 – x ≥ 0 Û x ≤ 3
Khi đó: │3 – x│= 3 – x
(*) Û 3 – x = 2x + 3
 Û 3 – 3 = 2x + x
 Û 0 = 3x
 Û x = 0 < 3 (t/m)
+) 3 – x 3
Khi đó: │3 – x│= x – 3
(*) Û x – 3 = 2x + 3
 Û x = -6 < 3
(không t/m)
Vậy S(*) = {0}
Bài 3: (3 điểm) 
GT
H.b.h ABCD (AC > BD)
CE ^ AB; CF ^ AD;
BG ^ AC
 E
 B
 C
 G
 A D F (0,5đ)
KL
a) ∆ABG ∽ ∆ACE
 ∆CBG ∽ ∆ACF
b) AB.AE = AC.AG
c) AB.AE + BC.AF = AC2
Chứng minh:
a) + Xét ∆ABG và ∆ACE có: 	 (= 90O)
	 - góc chung
Suy ra ∆ABG ∽ ∆ACE (g.g) (1)	(0,5đ)
 + Xét ∆CBG và ∆ACF có: 	 (= 90O)
	 (so le trong)
Suy ra ∆CBG ∽ ∆ACF (g.g) (2)	(0,5đ)
b) Từ (1) suy ra: (tính chất tam giác đồng dạng)
ị AB.AE = AC.AG (3)	(0,5đ)
c) Từ (2) suy ra: (tính chất tam giác đồng dạng)
ị BC.AF = AC.CG (4)	(0,5đ)
Cộng vế với vế (3) và (4) ta được: 	AB.AE + BC.AF = AC(AG + CG)
Hay 	AB.AE + BC.AF = AC2	(0,5đ)
Bài 4: (1 điểm)
Gọi độ dài cạnh hình vuông là a thì chu vi của nó là 4a, diện tích của nó là a2
	Gọi một kích thước của hình chữ nhật là x thì kích thước kia của nó là 2a – x, diện tích của hình chữ nhật là x(2a – x)
Theo bài ra, ta cần chứng minh: a2 ≥ x(2a – x) "x (*)	(0,5đ)
Ta có: (*) Û a2 – 2ax + x2 ≥ 0
	Û (a – x)2 ≥ 0 (**)
Ta thấy bất đẳng thức (**) luôn đúng với "x, nên suy ra bất đẳng thức (*) luôn đúng "x (đpcm)	(0,5đ)
Củng cố:
Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
Có thể nêu đáp án vắn tắt.
Hướng dẫn về nhà:
Học bài, tự xem lại bài làm
Hoàn thành các bài tập đã được giao.
IV/ Rút kinh nghiệm:
	Ký duyệt:
Tuần: 35
Tiết: 70
Ngày soạn: 11/5/2007
Trả bài kiểm tra cuối năm
(phần Đại số)
I/ Mục tiêu:
Học sinh được tự đánh giá lại kết quả học tập của nình trong học kỳ II qua bài kiểm tra cuối năm.
Rèn tư duy khái quát, óc quan sát.
Tập tự đánh giá và đánh giá. Phát triển tư duy dân chủ.
II/ Chuẩn bị:
Bài kiểm tra học kỳ II
Đáp án & Biểu chấm (phần Đại số)
III/ Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài
Giáo viên công bố thang điểm và trả bài cho học sinh 
 Giáo viên lựa chọn học sinh có bài làm khá giải đáp từng bài tập, có thể cho thêm câu hỏi phụ để giúp các em hiểu rõ hơn
Giáo viên dành thời gian giải đáp thắc mắc của học sinh (nếu có)
Học sinh tự xem lại bài làm của mình
Tự đánh giá kết quả điểm số của bài kiểm tra với sự tự đánh giá của mình ở nhà.
Học sinh đối chiếu lại bài làm của mình với đáp án
Ghi lại phần chữa bài kiểm tra vào vở
Đề bài:
Bài 1: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
Số nào trong các số sau là nghiệm của bất phương trình x + 1 > 0 ?
A/ -3
B/ -2
C/ -1
D/ 1
Biết a + c > b + c thì ta suy ra được:
A/ a > b
B/ a < b
C/ a ≥ b
D/ a ≤ b
Biết ac > bc thì ta suy ra được:
A/ a > b
B/ a < b
C/ a = b
D/ Cả 3 ý đều sai
Bài 2: Giải các bất phương trình và phương trình sau:
4 – 3x ≤ 0
2x(3x + 1) > (3x + 1)(2x – 3)
ẵ3 – xẵ = 2x
Bài 4: Chứng minh rằng một hình vuông luôn có diện tích không nhỏ hơn diện tích hình chữ nhật có cùng chu vi với nó.
Đáp án – biểu chấm:
Bài 1: (3 điểm) Mỗi đáp án đúng cho 0,5đ
1) D/ 
2) A/
3) D/ 
Bài 2: (3 điểm) Giải đúng mỗi bất phương trình hay phương trình cho 1đ
a) 4 – 3x ≤ 0
Û 4 ≤ 3x
Û x ≥ 
b) 2x(3x + 1) > (3x + 1)(2x – 3)
Û 6x2 + 2x > 6x2 – 9x + 2x – 3
Û 2x + 7x > -3
Û 9x > -3
Û x > -
c) ẵ3 – xẵ = 2x + 3 (*)
+) 3 – x ≥ 0 Û x ≤ 3
Khi đó: │3 – x│= 3 – x
(*) Û 3 – x = 2x + 3
 Û 3 – 3 = 2x + x
 Û 0 = 3x
 Û x = 0 < 3 (t/m)
+) 3 – x 3
Khi đó: │3 – x│= x – 3
(*) Û x – 3 = 2x + 3
 Û x = -6 < 3 (không t/m)
Vậy S(*) = {0}
Bài 4: (1 điểm)
Gọi độ dài cạnh hình vuông là a thì chu vi của nó là 4a, diện tích của nó là a2
	Gọi một kích thước của hình chữ nhật là x thì kích thước kia của nó là 2a – x, diện tích của hình chữ nhật là x(2a – x)
Theo bài ra, ta cần chứng minh:
a2 ≥ x(2a – x) "x (*)	(0,5đ)
Ta có: (*) Û a2 – 2ax + x2 ≥ 0
	Û (a – x)2 ≥ 0 (**)
Ta thấy bất đẳng thức (**) luôn đúng với "x, nên suy ra bất đẳng thức (*) luôn đúng "x (đpcm)	(0,5đ)
Củng cố:
Củng cố theo tiến trình lên lớp.
Hướng dẫn về nhà:
Hoàn thành các bài tập còn dang dở
Ôn tập hệ thống kiến thức thật tốt.
Rà soát lại chương trình, chuẩn bị chương trình lớp 9
IV/ Rút kinh nghiệm:
	Ký duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_65_den_70_le_tran_kien.doc