Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 61: Bất phương trình bậc nhất một ẩn - Vũ Ngọc Chuyên

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 61: Bất phương trình bậc nhất một ẩn - Vũ Ngọc Chuyên

A. Mục tiêu

 - HS nhận biết được bất phương trình bậc nhất một ẩn

 - HS biết áp dụng từng quy tắc biến đổi bất phương trình để giải bất phương trình

- HS biết sử dụng quy tắc biến đổi để giải thích sự tương đương của bất phương trình

B. Chuẩn bị

 GV: Thước thẳng, bảng phụ, máy chiếu

 HS: Thước thẳng

C. Phương pháp giảng dạy

 - Nêu và giải quyết vấn đề

 - Dạy học trực quan

 - Phương pháp vấn đáp, gợi mở

D. Tiến trình bài dạy

 I. Ổn định tổ chức

 Sĩ số:

 II. Kiểm tra bài cũ

 HS1: Viết và biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình: x < 4="">

 HS2: Viết và biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình: x -2

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 61: Bất phương trình bậc nhất một ẩn - Vũ Ngọc Chuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/4/2009 Tiết 61
Ngày giảng: 8/4
Bất phương trình bậc nhất một ẩn
A. Mục tiêu
	- HS nhận biết được bất phương trình bậc nhất một ẩn
	- HS biết áp dụng từng quy tắc biến đổi bất phương trình để giải bất phương trình 
- HS biết sử dụng quy tắc biến đổi để giải thích sự tương đương của bất phương trình 
B. Chuẩn bị
	GV: Thước thẳng, bảng phụ, máy chiếu
	HS: Thước thẳng
C. Phương pháp giảng dạy
	- Nêu và giải quyết vấn đề
	- Dạy học trực quan
	- Phương pháp vấn đáp, gợi mở
D. Tiến trình bài dạy
	I. ổn định tổ chức
	Sĩ số: 
	II. Kiểm tra bài cũ
	HS1: Viết và biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình: x < 4 
	HS2: Viết và biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình: x -2 
Lời giải:
	HS1: Tập nghiệm của bất phương trình: x < 4 là: {x/x<4}
	Biểu diễn tập nghiệm trên trục số:
	HS2: Tập nghiệm của bất phương trình: x -2 là: {x/x-2}
	Biểu diễn tập nghiệm trên trục số:
	III. Bài mới
	ĐVĐ: GV đưa bảng phụ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
(?) Hãy định nghĩa bất phương trình bậc nhất một ẩn.
- Giới thiệu định nghĩa bất phương trình bậc nhất một ẩn 
- Yêu cầu học sinh làm ?1, 
( GV đưa thêm phần e, g) gọi 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời, chỉ rõ các hệ số a, b
- Vì sao các bất phương trình b) d) và g) không là bất phương trình bậc nhất một ẩn?
- Lấy ví dụ về bất phương trình bậc nhất một ẩn
- Yêu cầu HS giải phương trình
x - 5 = 7
(?) Giải phương trình trên em dùng quy tắc nào
- Yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc chuyển vế đối với phương trình.
- Giới thiệu đối với bất phương trình cũng có quy tắc đó.
 - Hướng dẫn học sinh áp dụng quy tắc làm ví dụ 
- Hướng dẫn HS biểu diễn nghiệm trên trục số
- Giải bất phương trình 
 x+12 > 21 và -2x > -3x-5 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc nhân với một số đối với phương trình ?
- Giới thiệu quy tắc nhân với một số 
- Làm thế nào để giải được bất phương trình: 0,5x < 3?
- Tâp nghiệm của bất phương trình là gì?
- Làm thế nào để giải được bất phương trình: -x < 3?
- Khi nhân hai vế của bất phương trình với một số âm ta cần chú ý điều gì?
- Yêu cầu học sinh làm ?3 
 Gọi 2 học sinh lên bảng trình bày 
- Đưa ra bài tập ?4
- Hai bất phương trình tương đương khi nào?
- Làm thế nào để giải thích được sự tương đương của các bất phương trình 
- Tổ chức cho học sinh làm ?4 theo nhóm bàn
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
HS phát biểu
- Lắng nghe, ghi nhớ về định nghĩa bất phương trình bậc nhất một ẩn
- Bất phương trình bậc nhất 1 ẩn là: 2x -3 < 0 ; 5x-15³ 0
b); d) không là bất phương trình bậc nhất một ẩn 
 - Vì bất phương trình b) có a=0 còn bất phương trình d) là bất phương trình bậc hai, g) chưa biết m khác 0 hay chưa
- HS lấy ví dụ
- Học sinh phát biểu quy tắc 
- Quy tắc chuyển vế
- Một vài HS nhắc lại quy tắc chuyển vế đối với bất phương trình.
- Theo dõi, ghi nhớ cách giải bất phương trình.
- Biết cách biểu diễn tập nghiệm trên trục số
- Hai HS lên bảng giải bài, dưới lớp cùng giải và nhận xét 
- Nhắc lại quy tắc nhân với một số đối với phương trình.
- Nhắc lại quy tắc.
- Ta nhân cả hai vế với 2.
- Tập nghiệm của bất phương trình là: {x/x<6}
- Ta nhân cả hai vế của bất phương trình với – 4?
- Ta phải đổi dấu bất phương trình
- Hai HS làm bài trên bảng, dưới lớp cùng làm và nhận xét.
- Đọc yêu cầu, nghiên cứu cách làm.
- Hai bất phương trình tương đương là hai bất phương trình có cùng tập nghiệm
- Ta chứng tỏ rằng chúng có cùng tập nghiệm
- Làm theo nhóm, trình bày bài ra bảng nhóm
 - Học sinh nhận xét bài làm của bạn qua bài làm trên bảng.
1. Định nghĩa: (SGK) 
Ví dụ : 2x-3<0; 5x-15³ 0 là các bất phương trình một ẩn
2. Hai quy tắc biến đổi bất phương trình 
a) Quy tắc chuyển vế
(SGK)
Ví dụ 1: Giải bpt: x-5 < 18 
Giải: Ta có x - 5 < 18
Û x < 18 + 5 
Û x < 23 
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là:{xẵx < 23}
Ví dụ 2: Giải bất phương trình: 3x > 2x +5 
Giải: Ta có 3x > 2x +5
 Û 3x - 2x > 5 
 Û x > 5 
Vậy tập nghiệm là {xụx>5}
Biểu diễn trên trục số:
?2
a) x + 12 > 21 
 Û x > 21 - 12 
 Û x > 9 
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là: {xùx >9}
b) -2x > - 3x - 5
 Û -2x + 3x > - 5 
 Û x > -5 
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là: {xùx >-5}
b) Quy tắc nhân với 1 số (SGK) 
Ví dụ 3: Giải bất phương trình 0,5x < 3 
Û 0,5x.2 < 3.2
Û x< 6
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là: {xùx < 6}
Ví dụ 4: Giải bất phương trình: 
 Vậy tập nghiệm của bất phương trình là: {xùx>-12}
?3
Giải bất phương trình
a) 2x < 24 Û 2x.< 24.
Û x < 12 
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là: {xùx < 12}
b) -3x < 27 
Û -3x. > 27. 
Û x > -9 
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là: {xùx >-9}
?4
Có: x+3<7 Û x<7-3
Û x<4 
 lại có x-2<2 Û x<2+2
Û x<4
Vậy x+3<7 Û x-2<2
b) Có: 2x<-4Û2x.<-4. 
Û x < -2
Lại có: -3x >6 
Û -3x.< 6.
Û x < -2 
Vậy 2x 6 
	IV. Củng cố
	 	- HS nêu định nghĩa về bất phương trình một ẩn
	- HS nêu hai quy tắc biến đổi bất phương trình 
	- GV hệ thống lại kiến thức toàn bài
	V. Hướng dẫn về nhà
	- Xem lại các kiến thức đã học
	- Đọc trước các mục 3 và 4
	- Giải các bài tập 19, 20, 21/SGK-T47
E. Rút kinh nghiệm
	...........................................................................................................................................................	
	............................................................................................................................................................ 	............................................................................................................................................................
	............................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_61_bat_phuong_trinh_bac_nhat_mot_a.doc