Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 6: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp)

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 6: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp)

I.MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh hiểu và nhớ thuộc lòng tất cả bằng công thức và phát biểu bằng lời các hằng đẳng thức lập phương của 1 tổng, lập phương của 1 hiệu.

- Kỹ năng: Học sinh biết áp dụng công thức để tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lý giá trị của biểu thức đại số

- Thái độ: Rèn luyện tính nhanh nhẹn, thông minh và cẩn thận.

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Ôn tập các hằng đẳng thức đã học, nháp,.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp vấn đáp.

- Phương pháp luyện tập thực hành.

- Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1.Tổ chức:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 6: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Ngày soạn: 3.9.09
Ngày giảng:
Tiết 6. những hằng đẳng thức đáng nhớ
(tiếp)
I.mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh hiểu và nhớ thuộc lòng tất cả bằng công thức và phát biểu bằng lời các hằng đẳng thức lập phương của 1 tổng, lập phương của 1 hiệu.
- Kỹ năng: Học sinh biết áp dụng công thức để tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lý giá trị của biểu thức đại số
- Thái độ: Rèn luyện tính nhanh nhẹn, thông minh và cẩn thận.
II.phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Ôn tập các hằng đẳng thức đã học, nháp,... 
iii. các phương pháp dạy học:
Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp luyện tập thực hành.
Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ.
iv. tiến trình lên lớp:	
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
- GV: Dùng bảng phụ
+ HS1: Hãy phát biểu bằng lời & viết công thức bình phương của một tổng 2 biểu thức, bình phương của một hiệu 2 biểu thức, hiệu 2 bình phương ?
+ HS2: Nêu cách tính nhanh để có thể tính được các phép tính sau: 
a) 512
b) 492
c) 29.31
+ HS3: Viết kết quả của phép tính sau:
 (x + y + 5 )2 
- Yêu cầu học sinh nhận xét và giáo viên chốt lại kiến thức đúng.
- HS1: Phát biểu và lên viết 3 HĐT trên bảng.
- HS2: nêu cách nhanh & thực hiện.
a) 512 = (50 + 1)2= 2500 + 2.50 + 1= 2601
b) 492 = (50 - 1 )2 = 2500 - 2.50 + 1= 2401
c) 29.31 = (30 -1) (30 + 1) = 302 - 12
 = 900 -1 = 899
- HS 3: Viết kết quả của phép tính :
(x+y+5 )2 = x2 + y2+ 25 + 2xy + 2.5x + 2.5y 
 = x2 + y2+ 25 + 2xy +10x + 10y
3.Bài mới:	
Hoạt động 1.
4.Lập phương của một tổng.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?1.
Giáo viên đưa ra công thức.
Giáo viên chú ý cách ghi nhớ cho học sinh.
(tổng số mũ của A và B luôn bằng 3).
Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu bằng lời.
Gv:Cho hs trao đổi làm bài.
Gv:Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung.
?1. (a+b).(a+b)2=(a+b).(a2+2.ab+b2)
 = a3+3a2b+3ab2+b3
 => (a+b)3= a3+3a2b+3ab2+b3 
Với A, B là các biểu thức, ta có:
 (A + B )3 = A3 + 3A2 B + 3AB2 + B3 (4)
?2. Học sinh phát biểu.
*áp dụng: Tính:
a) (x+1)3 = x3+3.x2.1+3.x.12+13
 = x3+3x2+3x+1.
b) (2x+y)3 = (2x)3+3.(2x)2.y+3.2x.y2+y3
 = 8 x3 + 12x2y +6xy2 + y3
Hoạt động 2.
5.Lập phương của một hiệu.
- Yêu cầu học sinh làm ?3.
Với A, B là các biểu thức thì ta có công thức nào?
Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi nhớ công thức và phát biểu hằng đẳng thức thứ 5 bằng lời.
- Yêu cầu học sinh áp dụng công thức (5) để làm phần áp dụng.
- Giáo viên treo bảng phụ phần c lên bảng, yêu cầu học sinh giải thích?
- Rút ra nhận xét?
?3.[a + (- b)]3 = (a - b)3 = a3- 3a2b +3ab2- b3
Với A, B là các biểu thức ta có:
 (A - B )3 = A3 - 3A2 B + 3AB2 - B3 (5)
?4. Học sinh phát biểu.
*áp dụng: Tính;
a) (x-)3 = x3-3x2. +3x. ()2-()3
 = x3 -x2 +x -
b) (x-2y)3 =x3- 3x2.2y + 3x.(2y)2- (2y)3
 = x3 – 6x2y + 12xy2 - 8y3.
c) Các khẳng định đúng:
1) (2x-1)2 = (1-2x)2
3) (x+1)3 = (1+x)3.
*Nhận xét:
+) (A-B)2 = (B-A)2.
+) (A-B)3 (B-A)3.
4.Củng cố:
Gv:Cho học sinh phát biểu các HĐT đã học và ghi biểu thức.
- Yêu cầu 2 học sinh lên bảng chữa BT 26 (SGK - 14) 
Gv: Cho học sinh chơi trò chơi bài 29
Bài 26:
(2x2+3y)3=8x6+36x4y+54x2y2+27y3
(x-3)3=x3-x2+x-27
Bài 29: N=(x-1)3; U=(x+4)2;H=(x+1)3=(1+x)3
Â=(1- y)2=(y- 1)2
Đức tính đáng quý đó là: nhân hậu.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo sgk và vở ghi.
- Học thuộc lòng toàn bộ các hằng đẳng thức đã học.
- BTVN: 27, 28 (SGK - 14); BT 16 (SBT – 5).
rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_6_nhung_hang_dang_thuc_dang_nho_ti.doc