Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 55: Ôn tập chương III - Năm học 2011-2012 (Bản 3 cột)

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 55: Ôn tập chương III - Năm học 2011-2012 (Bản 3 cột)

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức : HS được tái hiện lại các kiến thức đã học.

 2. Kĩ năng : HS được củng cố và nâng cao các kỹ năng giải phương trình một ẩn. HS được củng cố và nâng cao kỹ năng giải toán bằng cách lập pt.

 3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ : Bài tâp, giáo án, bảng phụ, kiến thức cũ.

III. PHƯƠNG PHÁP : Hỏi đáp, diễn giảng, thảo luận.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 55: Ôn tập chương III - Năm học 2011-2012 (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:27 	 Ngày soạn:15/02/2012
Tiết: 55	 Ngày dạy: 20/02/2012
	ÔN TẬP CHƯƠNG III
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức : HS được tái hiện lại các kiến thức đã học.
 2. Kĩ năng : HS được củng cố và nâng cao các kỹ năng giải phương trình một ẩn. HS được củng cố và nâng cao kỹ năng giải toán bằng cách lập pt.
 3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác. 
II. CHUẨN BỊ : Bài tâp, giáo án, bảng phụ, kiến thức cũ.
III. PHƯƠNG PHÁP : Hỏi đáp, diễn giảng, thảo luận.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, kiểm tra bài củ (2’)
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài củ trong quá trình ôn tập.
Hoạt động 2: Làm bài tập (40’)
- Giải BT50/33 SGK :
- Thế nào là hai phương trình tương đương?
- Một phương trình bậc nhất một ẩn có thể có bao nhiêu nghiệm? 
- Hai phương trình tương đương là hai phương trình có cùng một tập hợp nghiệm.
- Có thể có 1 nghiệm duy nhất, có thể vô nghiệm và cũng có thể có vô số nghiệm.
* BT 50/33
a. 3 – 4x(25 – 2x) = 8x2 + x – 300
3 – 100x + 8x2 = 8x2 + x – 300
8x2 – 8x2 – 100x – x = –300 – 3
–101x = –303
x = (–303) : (–101)
x = 3
Vậy pt có nghiệm x = 3
b. 
8(1 –3x) – 2(2 +3x) = 140 –15(2x+ 1)
8 – 24x – 4 – 6x = 140 – 30x – 15
–30x – 30x = 125 – 8 + 4
0x = 119
Vậy phương trình vô nghiệm
- Giải BT46/31 SGK :
- Để giải các phương trình bằng cách đưa về phương trình tích, ta cần biến đổi các phương trình này như thế nào?
- Để biến đổi pt về dạng tích, ta vận dụng các kiến thức nào?
- Hãy nhắc lại các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử mà em đã học?
- Vậy hãy vận dụng các phương pháp trên một cách hợp lý để giải các bài toán sau.
- Biến đổi phương trình về dạng A.B = 0àHoặc A = 0 hoặc B = 0
- Ta vận dụng các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.
- Đặt nhân tử chung, dùng hằng đẳng thức, nhóm hạng tử, tách hạng tử, thêm bớt hạng tử.
* BT 51/33
a. (2x + 1)(3x – 2) = (5x – 8)(2x + 1)
(2x + 1)(3x – 2) – (5x – 8)(2x+ 1)= 0
(2x + 1)[(3x – 2) – (5x – 8)] = 0
(2x + 1)(–2x + 6) = 0
Vậy pt có 2 nghiệm : x1 = –; x2 = 3.
b. 4x2 – 1 = (2x + 1)(3x – 5)
(2x + 1)(2x – 1) – (2x + 1)(3x – 5)= 0
(2x + 1)[(2x – 1) – (3x – 5)] = 0
(2x + 1)(–x + 4) = 0
Vậy pt có 2 nghiệm : x1 = –; x2 = 4.
- Giải BT60/33 SGK :
- Khi giải các phương trình có chứa ẩn ở mẫu, ta cần lưu ý điều gì?
- Sau khi tìm ĐKXĐ, để cho pt được đơn giản hơn, ta làm như thế nào?
- Sau khi giải pt vừa khử mẫu xong, ta phải chú ý điều gì?
- Để tìm ĐKXĐ của pt, ta làm như thế nào?
- GV gọi HS lên bảng giải, các HS khác làm vào vở và kiểm tra bài giải trên bảng.
- Tìm ĐKXĐ để phương trình có nghĩa.
- Quy đồng khử mẫu
- Đối chiếu kết quả vừa tìm được với ĐKXĐ và kết luận nghiệm cho pt.
- Ta cho tất cả các mẫu trong pt đều khác 0 và giải để tìm giá trị của x.
- Hs lên bảng giải.
* BT 52/33
a. 
ĐKXĐ : x ≠ 0 ; x ≠ 
x – 3 – 5(2x – 3) = 0
x – 3 – 10x + 15 = 0
–9x = –12
x = (Thoả ĐKXĐ)
Vậy pt có 1 nghiệm x = 
b. 
ĐKXĐ : x ≠ 0 ; x ≠ 2
x(x + 2) – (x – 2) = 2
x2 + 2x – x + 2 = 2
x2 + x = 2 – 2
x(x + 1) = 0
Vậy pt có 1 nghiệm x = –1.
Giải BT68/14 SBT :
- Yêu cầu HS đọc đề bài và phân tích bài toán.
- Có những đại lượng nào trong bài toán này?
- Các đại lượng này quan hệ với nhau theo công thức nào?
- Bài toán đã cung cáp cho ta các số liệu nào?
- Ta nên đặt ẩn là đại lượng nào trong bài toán?
- Hãy biểu diễn các số liệu còn lại qua ẩn
- Hãy so sánh khối lượng công việc làm được trong thực tế và trong kế hoạch?
- Vậy theo em, ta có pt như thế nào?
- Hs đọc đề bài.
- Năng suất, công việc, thời gian.
- 
- Biết được năng suất trong thực tế và trong kế hoạch.
- Giống như dạng toán chuyển động, ta thường đặt ẩn là năng suất.
- Thực tế làm nhiều hơn kế hoạch 13 tấn.
57(x – 1) = 50x + 13
* BT 68/14 SBT
NS
T.Gian
C.Việc
D.Kiến
50
x
50x
T.Tế
57
x – 1
57(x – 1)
Giải :
Gọi x (ngày) là thời gian đội khai thác than theo kế hoạch (x>1, xÎZ)
Thời gian khai thác trong thực tế là : x – 1 (ngày)
Khối lượng than khai thác trong kế hoạch : 50x (tấn)
Khối lượng than khai thác trong thực tế : 57(x – 1) (tấn)
Vì thực tế khai thức vượt so với kế hoạch 13 tấn nên ta có pt :
57(x – 1) = 50x + 13
57x – 57 = 50x + 13
57x – 50x = 13 + 57
7x = 70
x = 10 (Thoả ĐK)
Vậy khối lượng than mà đội phải khai thác theo kế hoạch là : 50.10=500 (tấn).
Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò(3’)
* Củng cố: 
Nhắc lại cách giải các phương trình.
* Dặn dò:
- Về xem lại bài chuẩn bị kiểm tra.
- Nhắc lại bài.
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_55_on_tap_chuong_iii_nam_hoc_2011.doc