Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 5: Luyện tập (bản đẹp)

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 5: Luyện tập (bản đẹp)

khắc sâu kiến thức và kĩ năng làm bài của các em thí chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua tiết luyện tập hôm nay.

Hoạt động 2: Sửa bài

1. Bài tập 16:

a) x2 + 2x + 1

b) 9x2 + y2 +6xy

GV: Gọi 2 học sinh lên sửa bài

HS: Nhận xét -> sửa sai (nếu có)

GV: Nhận xét -> sủa sai và phê điểm

2. Bài 18/12SGK

GV: Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài

HS: Nhận xét -> sửa sai (nếu có)

GV: Nhận xét -> sửa sai và phê điểm

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 5: Luyện tập (bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Tiết: 5
Tuần dạy: 3
LUYỆN TẬP
1. MỤC TIÊU:
	1.1 Kiến thức: HS hiểu và vận dụng tốt kiến thức về các HĐT: Bình phương một tổng , bình phương một hiệu, hiệu hai bình phương vào việc giải bài tập
	1.2 Kĩ năng: Học sinh vận thành thạo các HĐT trên vào giải toán. Rèn luyện kĩ năng biến đổi các công thưc theo hai chiều, tính nhanh , tính nhẫm.
	1.3 Thái độ: học tập cẩn thận, nghiêm túc.
2. TRỌNG TÂM
	Một số bài tập liên quan đến hằng đẳng thức
3. CHUẨN BỊ:
3.1 GV: Một số bài tập tiêu biểu
 	3.2 HS: ôn tập về các hằng đẳng thức
4. TIẾN TRÌNH:
4.1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 
8A1:
8A2:	
4.2 Kiểm tra miệng 	
Câu hỏi: Viết các hằng đẳng thức: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương. (2đ)
Aùp dụng: Tính (8đ) 
Trả lời: 	(A+B)2= A2 + 2AB + B2
	(A-B)2 = A2 - 2AB + B2
	A2 - B2 = (A-B).(A+B)
Aùpdụng:
4.3 Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ 
HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:Giới thiệu bài 
 Để khắc sâu kiến thức và kĩ năng làm bài của các em thí chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua tiết luyện tập hôm nay.
Hoạt động 2: Sửa bài 
1. Bài tập 16:
a) x2 + 2x + 1 
b) 9x2 + y2 +6xy 
GV: Gọi 2 học sinh lên sửa bài
HS: Nhận xét -> sửa sai (nếu có) 
GV: Nhận xét -> sủa sai và phê điểm
2. Bài 18/12SGK
GV: Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài
HS: Nhận xét -> sửa sai (nếu có)
GV: Nhận xét -> sửa sai và phê điểm
Hoạt động 2: Làm bài mới
1. Bài 23/12SGK
CMR: (a + b)2 = (a-b)2 + 4ab
 (a-b)2 = (a+ b)2 - 4ab
a) tính (a - b)2 với a+b= 7 và a.b =12
b) tính (a + b)2 với a-b= 7 và a.b =3
- GV: để chứng minh biểu thức trên đúng ta cần chứng minh 2 vế của biểu thức như thế nào với nhau?
- HS: chứng minh 2 vế bằng nhau
Sau khi HS giải bảng xong cho HS khác nhận xét bài giải ở bảng và GV hoàn chỉnh bài cho lớp
- GV: để giải những bài toán như thế này ta thường biết đổi vế phức tạp hơn để trở thành vế còn lại. Như vậy bài này em thấy vế phải phức tạp hơn nên ta biến đổi vế phải trở thành vế trái.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh biến đổi vế phải.
- GV: a2 + 2ab + b2 chính là hằng đẳng thức nào?
- HS: (a + b)2
- GV: em nào có thể biến đổi vế phải thành giống như vế trái?
- HS: (a+b)2 - 4ab = a2 + 2ab + b2 –- 4ab
 = a2- 2ab + b2 = (a- b)2 = VT
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét.
- GV: từ đẳng thức đầu tiên em hãy cho biết (a-b)2 được tính như thế nào?
- HS: (a-b)2 = (a + b)2 - 4ab
- GV: từ đẳng thức thứ 2 em hãy cho biết (a+b)2 được tính như thế nào?
- HS: (a+b)2 = (a - b)2 + 4ab
2. Bài 24/12 SGK
- GV: em có cách nào khác để tính giá trị của biểu thức trên hay không?
- HS: thay vào tính trực tiếp không dùng HĐT 
Bài 25/12 SGK. Tính
a) (a + b + c)2= [(a+b)+c]2 = ....
- GV: có cách tính nào khác không?
- HS: thực hiện nhân hai đa thức
(a + b + c)2= (a + b + c).(a + b + c)
Hoạt động 3: Bài học kinh nghiệm
I Sửa bài cũ
Bài tập 16/12SGK
a) x2 + 2x + 1 = (x+1)2
b) 9x2 + y2 +6xy = (3x + y)
2. Bài 18/12SGK
a) x2 + 6xy +.... = (....+ 3y)2
KQ : x2 + 6xy + 9y2 = ( x + 3y)2
b) ....- 10xy + 25y2 = (....+ ....)2
KQ: x2 – 10xy + 25y2 = (x – 5y)2
II. Làm bài tập mới:
1. Bài tập 23:
Ta có: VP = (a - b)2 + 4b
 = a2 - 2ab + b2 + 4ab
 = a2 + 2ab + b2
 = (a + b)2
 = VT 
Vậy: VT = VP (đpcm)
Ta có: VP = (a+b)2 - 4ab
 = a2 + 2ab + b2 –- 4ab
 = a2- 2ab + b2 
 = (a- b)2
 = VT
Vậy: VT = VP (đpcm)
Aùp dụng:
a) (a + b)2 = (a-b)2 + 4ab
Þ (a-b)2 = (a + b)2 - 4ab
 = 72 - 4.12 
 = 1
b) (a-b)2 = (a+ b)2 - 4ab
Þ (a+b)2 = (a - b)2 + 4ab = 202 +4.3
 = 412
2. Bài tập 24:
 49x2 -70x + 25 = (7x - 5)2 
a) Khi x = 5 ta được:
 (7 . 5 –- 5)2 = 302 = 900
b) Khi x = ta được:
 ( 7. - 5)2 = (-4)2 = 16
Bài tập 25SGK:
a) (a+b+c)2=[(a+b)+c]2 
 = (a+b)2+2.(a+b).c + c2
 = a2 + 2ab +b2+2ac + 2bc + c2
 = a2+b2+c2+2ab+2ac+2bc
III. Bài học kinh ngiệm
Khi tính giá trị của một biểu thức ta nên thực hiện theo 2 bước
1/ Rút gọn biểu thức
2/ Thay giá trị của biến vào để tính
 Câu hỏi và bài tập củng cố
Đã củng cố và luyện tập qua các bài tập
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học 
- Đối với bài học ở tiết học này:
 	+Học thuộc thật vững chắc 3 hằng đẳng thức đầu tiên, nhớ cách gọi tên cho từng hàng đẳng thức. 
+Xem kỹ các bài tập đã làm trong bài này.
	- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+Làm bài tập 25b,c và xem trước bài sau.
5. RÚT KINH NGHIỆM: 
* Ưu điểm
Nội dung:	
Phương pháp:	
Đồ dùng dạy học:	
* Khuyết điểm 
Nội dung:	
Phương pháp:	
Đồ dùng dạy học:	
* Khắc phục 	
Kiểm tra của tổ 	Kiểm tra của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docdai t5.doc