Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 42: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải - Năm học 2011-2012 (Bản 3 cột)

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 42: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải - Năm học 2011-2012 (Bản 3 cột)

I.MỤC TIÊU :

 - Kiến thức :

 + HS hiểu khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn

 + HS nắm được quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân .

- Kĩ năng : Vận dụng thành thạo hai qui tắc để giải các phương trình bậc nhất.

 - Tư duy, thái độ : Cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ :

- Bài tâp, giáo án, bảng phụ, kiến thức cũ.

III. PHƯƠNG PHÁP :

- Hỏi đáp, diễn giảng, thảo luận.

IV. TIẾN TRÌNH :

 1. Ổn định lớp .

 2. Bài cũ :

 3. Bài mới :

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 144Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 42: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải - Năm học 2011-2012 (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20	 Ngày soạn:22/12/2011
Tiết 42	 Ngày dạy: 27/12/2011	
Bài 2.PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
VÀ CÁCH GIẢI.
I.MỤC TIÊU :
 - Kiến thức : 
 + HS hiểu khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn 
 + HS nắm được quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân .
- Kĩ năng : Vận dụng thành thạo hai qui tắc để giải các phương trình bậc nhất.
 - Tư duy, thái độ : Cẩn thận, chính xác. 
II. CHUẨN BỊ : 
- Bài tâp, giáo án, bảng phụ, kiến thức cũ.
III. PHƯƠNG PHÁP : 
- Hỏi đáp, diễn giảng, thảo luận.
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp .
 2. Bài cũ : 	 
 3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, kiểm tra bài củ(7’)
- Ổn định lớp.
- Gọi 1 Hs lên trả bài.
+ Tập hợp nghiệm của pt là gì? Thế nào là hai phương trình tương đương?
+ Các pt sau có tương đương không: 
 a. x – 3 = 0 và 3(x – 3) = 0
b. x – 1 = 0 và x2 – 1 = 0
- Gọi 1 Hs nhận xét.
- Gv nhận xét và cho điểm.
- 1 Hs lên trả bài.
- 1 Hs lên nhận xét.
- Lắng nghe.
Hoạt động 1 : Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn (5’)
– GV giới thiệu pt bậc nhất một ẩn.
– Trong các pt sau, pt nào là pt bậc nhất một ẩn ?
a. x –1 =0; b. x2 + 2 = 0;
c. x + 2y = 0; d. 3y – 8 =0
–Vì sao các pt còn lại không phải là phương trình bậc nhất 1 ẩn?
– HS : a. d
- Hs: pt (b) : Bậc 2
 pt (c) : 2 ẩn.
1. Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn :
Phương trình dạng ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a ¹ 0, được gọi là pt bậc nhất một ẩn.
VD : 2x – 5 = 0; 9 – 5y = 0  là các pt bậc nhất một ẩn.
Hoạt động 2 : Hai quy tắc biến đổi (18’)
HĐ 2 : Hai quy tắc biến đổi phương trình .
– GV giới thiệu quy tắc chuyển vế: Hãy vận dụng quy tắc này để giải BT ?1 .
– Hãy cho biết ta cần chuyển hạng tử nào sang vế kia?
– Dấu của hạng tử sau khi chuyển vế là như thế nào?
– Hãy nhắc lại quy tắc nhân và chia cùng một số khác 0 trên đẳng thức số mà ta đã học?
– Vậy ta có quy tắc tương tự trên đẳng thức số trên hai vế của pt.
– Quy tắc nhân với một số được phát biểu như thế nào?
– Hãy vận dụng tính chất này để giải BT ?2 .
– Gọi HS lên bảng giải và giải thích, các HS khác làm vào vở.
– Hs : Ta thường chuyển các hạng tử không chứa x sang sang vế kia.
– HS: Dấu của hạng tử sau khi chuyển là trái với dấu ban đầu của hạng tử.
 - HS: a.c = b.c Û a = b (c khác 0)
- HS: Trong một pt, ta có thể nhân (hoặc chia) cả hai vế với cùng một số khác 0
- Hs phát biểu.
2. Hai quy tắc biến đổi phương trình :
a. Quy tắc chuyển vế
Trong một pt, ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.
?1 .
a. x – 4 = 0
 x = 4
b. + x = 0
 x = –
c. 0,5 – x = 0
 0,5 = x
 x = 0,5
b. Quy tắc nhân với một số :
Trong một pt, ta có thể nhân cả hai vế với cùng một số khác 0
Trong một pt, ta có thể chia cả hai vế cho cùng một số khác 0
?2 .
a. = –1
 .2 = –1.2
 x = –2
b. 0,1x = 1,5
0,1x : 0,1 = 1,5 : 0,1
 x = 15
c.–2,5x = 10
–2,5x:(–2,5) = 10:(–2,5)
 x = –4
Hoạt động 3 : Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn (10’)
– Hãy cho biết trước đây ta giải bài toán tìm x ở cấp 1 như thế nào?
– Vậy để giải pt bậc nhất 1 ẩn, ta thực hiện như thế nào?
– GV tiến hành giải mẫu các VD cho HS.
– Qua mỗi bước, yêu cầu HS xác định xem ta đã áp dụng quy tắc gì để có kết quả tương ứng
– Yêu cầu HS dựa vào các VD mẫu đó, tự giải BT ?3 .
– Chuyển các hạng tử không chứa x sang một vế, các hạng tử còn lại sang vế bên kia
– Ta thực hiện quy tắc chuyển vế và nhân chia với một số để giải.
- Quan sát.
- Hs làm theo yêu cầu của Gv.
- Hs giải.
3. Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn .
Từ một pt, dùng quy tắc chuyển vế hay quy tắc nhân, ta luôn nhận được một phương trình mới tương đương với phương trình đã cho.
VD1 : Giải pt
3x – 9 = 0 Û 3x = 9 
 Û x = 3
Vậy pt có nghiệm duy nhất x = 3
VD2 : Giải pt
1 – x = 0 Û – x = –1
 Û x = – 1: 
 Û x = 
Vậy pt có tập hợp nghiệm S = 
Tổng quát : SGK/9
Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò (5’)
* Củng cố:
BT7/10  Chỉ ra các pt bậc nhất trong các phương trình sau :
+ Các pt bậc nhất là : 1 + x = 0; 1 – 2t = 0; 3y = 0.
+ Vì sao các pt còn lại không phải là pt bậc nhất ? ( x + x2 = 0 ; 0x – 3 = 0 )
* Dặn dò :
- Làm các bài tập 6 ; 8 ; 9 /9 – 10 SGK.
- Làm bài tập.
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_42_phuong_trinh_bac_nhat_mot_an_va.doc