I- MỤC TIÊU :
-Học sinh hiểu được khái niệm phương trình một ẩn và các thuật ngữ liên quan: vế trái, vế phải, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình.
-Biết kết luận một giá trị của biến đã cho có phải là nghiệm của phương trình hay không. Hiểu khái niệm hai phương trình tương đương.
-Kĩ năng sử dụng các thuật ngữ chính xác, linh hoạt.
II- CHUẨN BỊ :
- GV: Bảng phụ ghi ?2, ?3, bài tập 1 sgk/6
-HS: Nhiên cứu bài.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1-Ổn định : kiểm tra sĩ số học sinh
2-Kiểm tra bài cũ:
HS1: Tìm x biết: 2(x+2)-7=3-x
Cho x=2;x=-2. Hãy tính giá trị của mỗi vế của đẳng thức.
3- Bài mới:
Chương III: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN Tiết 41: MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH Ngày soạn:29.12.2010. Ngày dạy:05.01.2011 I- MỤC TIÊU : -Học sinh hiểu được khái niệm phương trình một ẩn và các thuật ngữ liên quan: vế trái, vế phải, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình. -Biết kết luận một giá trị của biến đã cho có phải là nghiệm của phương trình hay không. Hiểu khái niệm hai phương trình tương đương. -Kĩ năng sử dụng các thuật ngữ chính xác, linh hoạt. II- CHUẨN BỊ : - GV: Bảng phụ ghi ?2, ?3, bài tập 1 sgk/6 -HS: Nhiên cứu bài. III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1-Ổn định : kiểm tra sĩ số học sinh 2-Kiểm tra bài cũ: HS1: Tìm x biết: 2(x+2)-7=3-x Cho x=2;x=-2. Hãy tính giá trị của mỗi vế của đẳng thức. 3- Bài mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung cơ bản GV cho HS đọc bài toán cổ “ vừa gà vừa chó ” Ta đã biết giải bằng các đặt giả thiết tạm. Nhưng liệu có các giải nào khác dễ hơn không và bài toán đó có liên quan gì tới bài toán tìm x biết 2x+4(36-x)= 100 không thì học xong chương này chúng ta sẽ có câu trả lời. Em có nhận xét gì về các hệ thức sau? 2x+5 = 3(x-1)+2; x2+1 = x+1; Các hệ thức trên có dạng A(x)=B(x) và ta gọi mỗi hệ thức trên là một phương trình của biến x Vậy thế nào là một phương trình với ẩn x ? ?.1 Cho HS suy nghĩ và trả lời tại chỗ. ?.2 Cho học sinh thảo luận nhóm. Với x = 5;6 thì giá trị của vế trái,vế phải bằng bao nhiêu? Ta thấy với x = 6 hai vế của phương trình nhận giá trị bằng nhau ta nói 6 hay x = 6 là một nghiệm của phương trình đã cho hay 6 thảo mãn phương trình (nghiệm đúng) ?.3 Cho HS trả lới tại chỗ. Với phương trình x = m có mấy nghiệm ? là nghiệm nào ? 1.Phương trình một ẩn Ví dụ: Hệ thức: 2(x+2)-7=3-x b) Tổng quát: Một phương trình với ẩn x có dạng A(x) = B(x) trong đó A(x) gọi là vế trái của phương trình, B(x) gọi là vế phải của phương trình Chú ý: GV cho học sinh thảo luận ?.4 Công việc ta đi tìm các nghiệm (tập nghiệm ) của một phương trình gọi là giải phương trình. Vậy giải một phương trình là gì? 2. Giải phương trình. * Tập hợp tất cả các nghiệm của phương trình gọi là tập nghiệm của phương trình và thường kí hiệu là chữ S * Giải một phương trình là ta phải tìm tất cả các nghiệm (tập nghiệm) của phương trình đó Phương trình x = -1 có nghiệm ? tập nghiệm ? Phương trình x + 1 =0 có nghiệm ? tập nghiệm ? Hai phương trình này có tập nghiệm như thế nào ? => Phương trình tương đương. Hai phương trình x+1=0 và x = -1 là hai phương trình tương đương ta ghi x + 1 = 0x = -1 3. Phương trình tương đương. Hai phương trình được gọi là tương đương nếu chúng có cùng một tập nghiệm. - Để chỉ hai phương trình tương đương ta dùng kí hiệu 4.Củng cố : Nhắc lại bài Bài 1 Sgk/6 a.Với x = -1 ta có VT = 4.(-1)-1= -5 VP = 3(-1) – 2 = -5 Vậy x = -1 là nghiệm của phương trình 4x –1 = 3x – 2 b. Với x = -1 VT = -1 + 1 = 0 VP = 2(-1 – 3) = - 8 => VT # VP Vậy x = -1 không là nghiệm của phương trình x+1 = 2(x-3) c. Với x = -1 VT = 2(-1+1)+3 = 3 VP = 2 – (-1) = 3 5.Hướng dẫn về nhà Ghi nhớ kiến thức trọng tâm BT: 2;3;4 (sgk) .IV.RÚT KINH NGHỆM: BT
Tài liệu đính kèm: