Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 41 đến 53 - Năm học 2011-2012

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 41 đến 53 - Năm học 2011-2012

- Ghi bảng bài toán : “Tìm x biết 2x +5 = 3(x –1) +2”

Giới thiệu : đây là một phương trình với ẩn số x. Gồm hai vế : vế trái là 2x+5, vế phải là 3(x-1) +2. Hai vế của pt này cùng chứa một biến x, đó là phương trình một ẩn.

- GV giới thiệu dạng tổng quát

- Hãy cho ví dụ khác, chỉ ra vế trái, vế phải của phương trình ?

- Nêu ?1 cho HS thực hiện

- Cho HS thực hiện tiếp ?2

- Khi x = 6, giá trị 2 vế của pt bằng nhau, ta nói x = 6 thoả mãn hay nghiệm đúng pt đã cho x = 6 là một nghiệm của pt.

- Yêu cầu HS làm tiếp ?3

- Gọi hai HS lên bảng

- Từ ?3 , GV giới thiệu chú ý :

* Hệ thức x = m cũng là một pt, phương trình này có 1 nghiệm duy nhất là m (m là một số )

* Một phương trình có thể có bao nhiêu nghiệm?

- GV giới thiệu và cho ví dụ

 

doc 43 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 41 đến 53 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 20	Ngày soạn : ......../01/ 2012
Tiết : 41	Ngày dạy : ......../01/2012
Chương III : PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN 
§1. MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : - HS hiểu khái niệm phương trình và các thuật ngữ như : vế phải, vế trái, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình. HS hiểu và biết cách sử dụng các thuật ngữ cần thiết để diễn đạt bài giải phương trình.
- HS hiểu khái niệm giải phương trình, bước đầu làm quen và biết cách sử dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân, biết cách kiểm tra một giá trị của ẩn có phải là nghiệm của pt hay không.
- HS bước đầu hiểu khái niệm hai phương trình tương đương.
2. Kĩ năng : 	
- Kiểm tra được một số có là nghiệm của phương trình hay không, biết viết tập nghiệm của một phương trình và biết hai phương trình tương đương 
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác và kỹ năng trình bày lời giải. 
3. Thái độ : Hăng say phát biểu, làm bài tích cực , tính toán chính xác.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : Thước thẳng, bảng phụ (ghi ?4, bài tập 4) 
- HS : Xem lại các bài toán dạng tìm x; bảng phụ nhóm, bút dạ.
- Phương pháp : Đặt vấn đề – Đàm thoại.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GVV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Giới thiệu chương 
Chương III : PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN.
§1. MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
- Ở lớp dưới ta đã giải nhiều bài toán tìm x, nhiều bài toán đố. Ví dụ: (SGK trang 4) 
- GV đặt vấn đề như SGK 
- GV giới thiệu chương (sơ lược mục tiêu và nội dung chủ yếu của chương), và ghi bảng tựa chương, bài 
- HS đọc SGK trang 4 
- HS nghe, ghi vào vở tựa bài mới. 
Hoạt động 2 : Phương trình một ẩn 
1. Phương trình một ẩn :
+ Một phương trình với ẩn x có dạng A(x) = B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x. 
Ví du ï: 3x -5= x là pt với ẩn x 
 2t – 1 = 3(2 – t) + 5 là pt với ẩn t. 
+ Giá trị của ẩn x thoã mãn (hay nghiệm đúng) phương trình gọi là nghiệm của phương trình đó. 
Chú ý: 
a) Hệ thức x = m cũng là một phương trình với nghiệm duy nhất là m. 
b) Một ptrình có thể có 1, 2, 3 nghiệm cũng có thể không có nghiệm (vô nghiệm) hoặc có vô số nghiệm. 
Ví dụ : pt x2 = 1 có 2 nghiệm là x = 1 và x = -1
pt x2 = -1 vô nghiệm 
- Ghi bảng bài toán : “Tìm x biết 2x +5 = 3(x –1) +2” 
Giới thiệu : đây là một phương trình với ẩn số x. Gồm hai vế : vế trái là 2x+5, vế phải là 3(x-1) +2. Hai vế của pt này cùng chứa một biến x, đó là phương trình một ẩn. 
- GV giới thiệu dạng tổng quát 
- Hãy cho ví dụ khác, chỉ ra vế trái, vế phải của phương trình ? 
- Nêu ?1 cho HS thực hiện 
- Cho HS thực hiện tiếp ?2 
- Khi x = 6, giá trị 2 vế của pt bằng nhau, ta nói x = 6 thoả mãn hay nghiệm đúng pt đã cho x = 6 là một nghiệm của pt. 
- Yêu cầu HS làm tiếp ?3 
- Gọi hai HS lên bảng 
- Từ ?3 , GV giới thiệu chú ý : 
* Hệ thức x = m cũng là một pt, phương trình này có 1 nghiệm duy nhất là m (m là một số ) 
* Một phương trình có thể có bao nhiêu nghiệm? 
- GV giới thiệu và cho ví dụ
- HS nghe GV giới thiệu 
- Nhắc lại khái niệm tổng quát của pt và ghi vào vở 
- HS cho ví dụ  
- Đứng tại chỗ nêu ví dụ phương trình ẩn y, ẩn u  
- HS tính : 
VT = 2.6 +5 = 17 
VP = 3(6 –1) +2 = 17
- Nhận xét : khi x = 6, giá trị hai vế của pt bằng nhau. 
- HS thực hiện ?3 vào vở 
- 2 HS làm ở bảng 
a) x = -2 
VT = 2(-2 +2) – 7 = -7 
VP = 3 – (–2) = 5 
Þ x = -2 không thoã mãn ptrình 
b) x = 2 
VT = 2(2+2) –7 = 1
VP = 3 –2 = 1 
Þ x = 2 thoả mãn ptrình 
- HS ghi ví dụ vào tập 
Hoạt động 3 : Giải phương trình 
2. Giải phương trình : 
Giải phương trình là tìm tất cả các nghiệm (hay tập nghiệm) của phương trình đó. 
Tập nghiệm của pt kí hiệu là S 
Vd : ptrình x = 2 có S = {2} 
 Ptrình vô nghiệm có S = F 
- GV giới thiệu tập nghiệm và ký hiệu tập nghiệm của ptr. 
- Nêu ?4 Cho HS ôn tập cách ghi một tập hợp số. 
- Giới thiệu các cách diễn đạt 1 số là nghiệm của 1 ptrình: “là nghiệm”, “thoả mãn”, “nghiệm đúng” phương trình. 
- Chú ý nghe 
- HS lên bảng điền vào chỗ trống 
S = {2} 
S = F 
- HS tập diễn đạt số 2 là nghiệm của pt x = 2 bằng nhiều cách 
Hoạt động 4 : Phương trình tương đương 
3. Phương trình tương đương: 
Hai ptrình tương đương là hai phương trình có cùng một tập nghiệm.
Kí hiệu pt tương đương là Û 
Ví dụ: x + 1 = 0 Û x = -1 
- Cho HS tìm tập nghiệm của hai ptrình x +1 = 0 và x = -1 
Nhận xét? 
- Chúng là hai ptr tương đương.
- Vậy thế nào là hai ptr tđương? 
- Giới thiệu kí hiệu hai phương trình tương đương “Û” và cách phát biểu cụ thể  
- HS : ptrình x+1 = 0 có S = {-1} 
Ptrình x = -1 có S = {-1} 
- Nxét : hai pt có cùng tập nghiệm 
- HS phát biểu định nghĩa hai pt tương đương. 
- Phát biểu lại: Hai pt tđương là 2 pt mà mỗi nghiệm của pt này cũng là nghiệm của pt kia và ngược lại. 
Hoạt động 5 : Củng cố 
Bài 1 trang 6 SGK 
Với mỗi phương trình sau hãy xét xem x = -1 có là nghiệm của nó không ?
a) 4x – 1 = 3x – 2 
b) x + 1 = 2(x – 3)
c) 2(x + 1) + 3 = 2 – x 
Bài 2 trang 6 SGK 
Trong các giá trị t = -1, t = 0, t = 1, giá trị nào là nghiệm của phương trình ?
(t + 2)2 = 3t + 4
Bài 1 trang 6 SGK 
- Treo bảng phụ ghi đề bài 
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài
- Cả lớp cùng làm bài 
- Cho HS khác nhận xét 
- GV hoàn chỉnh bài làm 
Bài 2 trang 6 SGK 
- Treo bảng phụ ghi đề bài 
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài 
- Cả lớp cùng làm bài 
- Cho HS khác nhận xét 
- GV hoàn chỉnh bài làm 
- HS đọc đề bài 
- 3 HS lên bảng làm bài 
a) 4x – 1 = 3x – 2 
VT = 4.(-1) – 1 = -5
VP = 3.(-1) – 2 = -5
=> x= -1 là nghiệm của phương trình
b) x + 1 = 2(x – 3)
VT = -1 +1 = 0 
VP = 2(-1 – 3) = -4
=> x=-1 không là nghiệm của ptrình
c) 2(x + 1) + 3 = 2 – x 
VT = 2(-1+1) +3 = 3
VP = 2 – (-1) = 3 
=> x= -1 là nghiệm của phương trình
- HS khác nhận xét 
- HS sửa bài vào tập 
- HS đọc đề bài 
- 3 HS lên bảng làm bài 
- HS1 : t = -1 
VT = (-1+ 2)2 = 1
VP = 3(-1) +4 = 1 
=> t = -1 là nghiệm của phương trình
- HS 2 : t = 0
VT = (0 + 2)2 = 4
VP = 3.0 + 4 = 4
=> t = 0 là nghiệm của phương trình
- HS 3: t = 1
VT = (1 + 2)2 = 9 
VP = 3.1+4 = 7
=> t =1 không là nghiệm của ptrình
- HS khác nhận xét 
- HS sửa bài vào tập 
Hoạt động 6 : Dặn dò 
Bài 3 trang 6 SGK 
Bài 4 trang 7 SGK 
Bài 5 trang 7 SGK 
Bài 3 trang 6 SGK 
* Phương trình nghiệm đúng với mọi x 
Bài 4 trang 7 SGK 
* Làm tương tự bài 2
Bài 5 trang 7 SGK 
* Tìm nghiệm của mỗi phương trình sau đó so sánh 
- Học bài : nắm vững định nghĩa , khái niệm
- Tiết sau học bài mới 
§2. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI
- HS tìm tập nghiệm của phương trình 
- HS xem lại cách giải bài 2
- HS xem lại phần phương trình tương đương
- HS nghe dặn và ghi chú vào vở 
Tuần : 20	Ngày soạn : ......../01/ 2012
Tiết : 42	Ngày dạy : ......../01/2012
§2. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT
MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : - HS nắm được khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn
- HS nắm qui tắc chuyển vế,qui tắc nhân với một số khác 0 và vận dụng thành thạo chúng giải các phương trình bậc nhất
2. Kĩ năng : - HS nắm vững cách giải phương trình bậc nhất một ẩn , nắm dạng tổng quát để đưa phương trình về dạng này
3. Thái độ : Hăng say phát biểu, làm bài tích cực , tính toán chính xác.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : Bảng phụ (ghi ?1, Vd2, ?3) 
- HS : Ôn tập qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân; bảng phụ nhóm, bút dạ.
- Phương pháp : Nêu vấn đề – Đàm thoại. 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (5’)
1/ Thế nào là hai phương trình tương đương? Cho ví dụ? (5đ) 
2/ Cho hai phương trình : 
 x – 2 = 0 và x(x –2) = 0 
Hai phương trình này có tương đương hay không? Vì sao? (5đ) 
- Treo bảng phụ ghi đề 
- Gọi một HS lên bảng. 
- Cả lớp theo dõi, trả lời vào nháp câu 2 
- Kiểm tra bài tập về nhà của HS 
- Gọi HS lớp nhận xét 
- GV đánh giá, cho điểm. 
- HS đọc đề bài 
- Một HS lên bảng trả lời
“Hai ptrình x –2 = 0 và x(x –2) = 0 không tương đương vì x = 0 thoả mãn pt x(x-2) = 0 nhưng không thoả mãn ptình x-2 = 0
- HS khác nhận xét 
- HS sửa bài vào tập 
Hoạt động 2 : Giới thiệu bài mới 
§2. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI 
- Trong đẳng thức số ta đã làm quen với hai qui tắc chuyển vế và nhân với một số . Hôm nay chúng ta tìm hiểu xem qui tắc của phương trình bậc nhất có giống như vậy hay không ?
- HS ghi vào vở tựa bài mới. 
Hoạt động 3 : Phương trình bậc nhất một ẩn 
1/ Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn :
(SGK trang 7)
Vd: ptr 2x -1 = 0 có a =2; b = -1 
 Ptr –2 + y = 0 có a = 1; b = -2 
- GV giới thiệu ptrình bậc nhất một ẩn như SGK 
- Nêu ví dụ và yêu cầu HS xác định hệ số a, b của mỗi ptrình
- HS lặp lại định nghiã phương trình bậc nhất một ẩn, ghi vào vở. 
- Xác định hệ số a, b của ví dụ: 
Ptr 2x – 1 = 0 có a = 2; b = -1
Ptr –2 + y = 0 có a = 1; b = -2 
Hoạt động 4 : Hai qui tắc biến đổi phương trình 
2/ Hai qui tắc biến đổi phương trình : 
a) Qui tắc chuyển vế : 
 (SGK trang 8) 
Ví du ï: x –2 = 0
 Û x = 2 
b) Quy tắc nhân với một số : 
(SGK trang 8)
Ví dụ: = - 1
 Û x = -2 
2x = 6 Û x = 6 : 2
 x = 3 
- Để giải phương trình, ta thường dùng qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân với một số 
- Yêu cầu HS phát biểu qui tắc chuyển vế trong đẳng thức số ?
- Tương tự thế nào là qui tắc chuyển vế trong phương trình ? 
- Cho x – 2 = 0. Hãy tìm x? 
- Ta đã áp dụng qui tắc nào? 
- Hãy phát biểu qui tắc? 
- Cho HS thực hiện ?1 
- Cho HS khác nhận xét 
- GV hoàn chỉnh bài làm 
- Phát biểu qui tắc nhân với một số trong đẳng thức số ?
- Phát biểu tương tự đối với phương trình ?
- Nhân cả hai vế cho a cũng có thể chia cả hai vế cho 1/a. Phát biểu tương tự 
- Cho HS thực hiện ?2 
- Gọi 2 HS lên bảng 
- Cho HS khác nhận xét 
- GV hoàn chỉnh bài làm 
- HS nghe giới thiệu 
- HS phát biểu 
- HS phát biểu tương tự 
- HS lưu ý, suy nghĩ
Trả lời x = 2 
- Aùp dụng qui tắc chuyển vế
- HS phát biểu qui tắc. 
- HS thực hiện tại chỗ ?1 và trả lời 
a) x -4 = 0 Û x = 4
b) ¾ + x = 0 Û x = - ¾ 
c) 0.5 – x = 0 Û x = 0.5 
- HS khác nhận xét 
- HS sửa bài vào tập
- HS phát biểu 
- HS phát biểu tương tự 
- HS phát biểu tương tự
- Thực hiện ?2, hai HS làm ở bảng: 
a) x/2 =-1 Û x = -2
b) 0.1. x = 1.5 Û 0,1x.10 = 1,5.10 
 Û x = 15 
c) – 2.5. x = 10 Û x = 10 : (-2,5) 
 Û x = -4 
- HS khác nhận xét 
- HS sửa bài vào tập 
Hoạt động 5 : Cách giải pt bậc nhất một ẩn 
3/ Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn : 
Phương trình ax + b = 0 (với a ¹ 0) được giải như sau: 
ax+b = 0 Û ax = -b Û x = -b/a
Phương trình bậc nhất ax+b = 0 luôn có một nghiệm duy nhất là x = -b/a
Ví dụ :
 -0.5.x + 2.4 = 0
 Û -0.5 x = -2.4 Û x = (- 2.4) : (-0.5)
 Û x = 4.8
- Aùp dụng qui tắc trên vào việc giải phương trình, ta được các pt tương đương với pt đã cho. 
- Cho HS đọc hai ... làm và nhận xét của HS. Nói thêm: cách chọn nào cũng có cùng kết quả như nhau. Tuy nhiên, ta cần khéo chọn ẩn số để đưa đến việc giải phương trình được dễ dàng.
- HS đọc đề bài
- HS suy nghĩ cá nhân sau đó hợp tác theo nhóm và lập bảng tóm tắt (điền vào ô của bảng)
 Vtốc Qđg` Tgian 
Xmáy 35 s s/35 
Ôtô 45 90-s (90-s)/45
Ptrình: 
- HS giải phương trình: 
Þ 9s – 630 + 7s = 63.2 
Û 16s = 126 + 630 
Û s = 756/16 = 189/4 
Vậy qđường xe máy đi là 189/4 km
Tgian từ lúc xe máy khởi hành đến lúc gặp nhau là : 
 189/4 : 35 = 27/20 h = 1g21’
- HS làm ?5
- Nhận xét : Chọn ẩn là qđường đi của xe máy –> ptrình phức tạp hơn, phải làm thêm phép tính nữa mới có kết quả.
Hoạt động 5 : Dặn dò 
Bài 37 trang 30 SGK 
Bài 38 trang 30 SGK 
Bài 39 trang 30 SGK 
Bài 37 trang 30 SGK 
* Gọi x là quãng đường. Tìm vân tốc ; thời gian của ôtô và xe máy từ đó lập phương trình 
Bài 38 trang 30 SGK 
* Tìm điểm trung bình của cả tổ theo x,y . Tổng các tần số bằng N
Bài 39 trang 30 SGK 
* Tìm số tiền chưa tính thuế VAT, tiền thuế VAT, số tiền kể cả VAT theo từng mặt hàng
- Học bài: nắm vững cách giải bài toán bằng cách lập phương trình .
- Tiết sau : LUYỆN TẬP §6
- HS xem lại bài ví dụ 
- Xem lại cách tìm trung bình cộng của bài toán thống kê
- HS nghe dặn và ghi chú vào vở 
Tuần : 25	Ngày soạn : ..../..../ 2012
Tiết : 52	Ngày dạy : ..../..../2012
§6 : LUYEÄN TAÄP 
I/ MỤC TIÊU :: 
1. Kiến thức : 
- Củng cố cách giải bài toán bằng cách lập phương trình.
2. Kĩ năng :
- Luyện tập cho HS giải bài toán bằng cách lập phương trình qua các bước : Phân tích bài toán, giải (qua ba bước đã học). 
3. Thái độ : Hăng say phát biểu, làm bài tích cực , tính toán chính xác.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : Thước kẻ; bảng phụ (ghi đề kiểm tra, bài tập) 
- HS : Ôn tập cách giải phương trình đưa được về dạng bậc nhất; Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình. 
- Phương pháp : Vấn đáp – Hoạt động nhóm. 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ 
1/ Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình (3đ)
2/ Lúc 6 giờ sáng, một xe khởi hành từ A để đến B. Sau đó một giờ một ôtô cũng xuất phát từ A để đến B với vận tốc trung bình lớn hơn vận tốc trung bình của xe máy là 20km/h. Cả hai xe đến B đồng thời vào lú 9h30’ sáng cùng ngày. Tính quãng đường AB và vận tốc trung bình của xe máy ? 
- Treo bảng phụ ghi đề bài 37 
- Gọi 1 HS lên bảng sửa
- Cả lớp cùng làm bài 
- Kiểm vở bài làm ở nhà của HS 
- Cho HS nhận xét ở bảng 
- GV đánh giá và cho điểm 
- HS đọc đề bài 
- Một HS lên bảng : 
1/ Phát biểu SGK trang 29
2/ Gọi x(km) là độ dài quãng đường AB . ĐK : x > 0 
Thời gian xe máy đi là 3,5giờ
Thời gian ôtô đi là 3,5 – 1 = 2,5giờ. 
Vận tốc tbình của xe máy là 
x/3,5 = 2x/7(km/h) 
Vận tốc ôtô là x/2,5 = 2x/5(km/h). Ta có ptrình : 
 Û 14x-10x = 700
 Û x = 175 thoả đk của ẩn. 
 Vậy quãng đường AB dài 175 km 
 Vận tốc trung bình của xe máy là 2.175/7 = 50(km/h) 
- HS khác nhận xét 
- HS sửa bài vào tập 
Hoạt động 2 : Luyện tập 
Bài 42 trang 31 SGK
Một số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng nếu viết thêm một chữ số 2 vào bên trái và một chữ số 2 vào bên phải số đó thì ta được một số lớn gấp 153 lần số ban đầu 
Bài tập tương tự 
Một số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng nếu viết thêm một chữ số 4 vào bên trái và một chữ số 4 vào bên phải số đó thì ta được một số lớn gấp 296 lần số ban đầu 
Bài 42 trang 31 SGK
- Đưa đề bài lên bảng phụ. 
- Gọi HS đọc và phân tích đề 
- Chọn ẩn số? 
- Nếu viết thêm một chữ số 2 vào bên trái và một chữ số 2 vào bên phải thì số mới biểu diễn như thế nào? 
- Lập phương trình và giải? 
(gọi một HS lên bảng) 
- Cho HS lớp nhận xét 
- GV hoàn chỉnh bài ở bảng 
Một HS đọc to đề bài (sgk) 
· Gọi x là số cần tìm.ĐK : 
xÎ N; x > 9 
- Ta được : 2x2 = 2000 + x.10 + 2 
- Theo đề bài ta có phương trình : 
· 2000 + 10x + 2 = 153x 
Û 153x – 10x = 2002 
Û x = 2002 : 143 = 14 (nhận)
Vậy số cần tìm là 14 
- Nhận xét ở bảng, đối chiếu, sửa chữa, bổ sung  
Bài 43 trang 31 SGK
Tìm phân số có các tính chất sau : 
a) Tử số của phân số là số tự nhiên có một chữ số
b) Hiệu giữa tử số và mẫu số bằng 4 
c) Nếu giữ nguyên tử số và viết vào bên phải của mẫu số một chữ số đúng bằng tử số , thì ta được một phân số bằng phân số 1/5
Bài 43 trang 31 SGK
- Nêu bài tập 43 (sgk) 
- Để tìm được phân số, cần tìm gì? Trả lời câu a? 
- Nếu gọi tử là x thì x cần điều kiện gì? 
- Đọc câu b và biểu diễn mẫu 
- Đọc câu c và lập ptrình? 
- Giải phương trình bài toán ? 
- Đối chiếu với điều kiện bài toán và trả lời?
- HS đọc đề bài 
- Gọi tử số của phân số là x
- Điều kiện x nguyên dương x £ 9;x¹4 
- Mẫu số là x – 4 
- Ta có phương trình : 
hay 
Û 10x – 40 + x = 5x 
Û 6x = 40 Û x = 20/3 
(không thoả mãn đk) 
- Vậy không có phân số nào có tính chất đã cho
Hoạt động 3 : Củng cố 
- Cho HS nhắc lại các bước giải bài toán bằng cách lập ptrình 
- GV nhấn mạnh cần thực hiện tốt 2 bước 1 và 4
- HS nhắc lại các bước giải 
- HS ghi nhớ 
Hoạt động 4 : Dặn dò 
Bài 44 trang 31 SGK
Bài 45 trang 31 SGK
Bài 46 trang 31 SGK
* Tính điểm trung bình 
Bài 47 trang 31 SGK 
* Lập bảng theo hợp đồng và đã thực hiện (số sản phẩm ,số ngày, năng suất )
- Xem lại các bài đã giải. 
- Tiết sau : LUYỆN TẬP 
- Xem lại cách tính điểm trung bình 
- HS làm theo hướng dẫn 
HS nghe dặn và ghi chú vào vở 
Tuần : 26	Ngày soạn : ..../..../ 2012
Tiết : 53	Ngày dạy : ..../..../2012
§7 : LUYỆN TẬP 
I/ MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : 
Củng cố cách giải bài toán bằng cách lập phương trình.
2. Kĩ năng :
- Luyện tập cho HS giải bài toán bằng cách lập phương trình qua các bước : Phân tích bài toán, giải (qua ba bước đã học). 
3. Thái độ : Hăng say phát biểu, làm bài tích cực , tính toán chính xác.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : Thước kẻ; bảng phụ (ghi đề kiểm tra, bài tập) 
- HS : Ôn tập cách giải phương trình đưa được về dạng bậc nhất; Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình. 
- Phương pháp : Vấn đáp – Hoạt động nhóm. 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ 
1/ Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình (3đ)
2/ Phân tích và giải bước 1 bài tập 45 sgk (7đ) 
- Treo bảng phụ ghi đề bài 45
- Gọi 1 HS lên bảng trả bài và phân giải bước 1. 
- Kiểm vở bài làm ở nhà của HS 
- Cho HS lớp nhận xét ở bảng 
- Nhận xét, đánh giá và cho điểm 
- Gọi một HS khác giải tiếp phần còn lại của bài 
- HS lớp nhận xét, sửa sai nếu có 
- Một HS lên bảng trả lời, lập bảng phân tích và giải miệng bước 1 : 
Số thảm
Số ngày
Năng suất
Hđồng
x
20
x/20
T/hiện
x+24
18
(x+24)/18
- HS tham gia nhận xét ở bảng 
- HS khác trình bày bài giải: 
- Gọi x(tấm) là số tấm thảm sx theo hợp đồng. ĐK : x nguyên dương  
Ta có ptrình : 
Giải phương trình được x = 300 
- Trả lời : Số thảm len sx theo hợp đồng là 300 tấm. 
Hoạt động 2 : Luyện tập 
Bài 46 trang 31 SGK
Một người lái ôtô dự định đi từ A đến B với vận tốc 48 km/h. Nhưng sau khi đi được một giờ với vận tốc ấy ôtô bị tàu hoả chắn đường trong 10 phút, do đó để đến B đúng thời gian đã định , người đó phải tăng vận tốc thêm 6km/h . Tính quãng đường AB 
Bài tập tương tự 
Một ôtô đi từ Hà Nội đến Thanh Hoá với vận tốc 40km/h. Sau 2h nghỉ lại ở Thanh Hoá ôtô lại từ Thanh Hoá về Hà Nội với vận tốc 30km/h. Tổng thời gian cả đi lẫn về là 10h45’ (kể cả thời gian nghỉ lại ở Thanh Hoá) . Tính quảng đường Hà Nội – Thanh Hoá 
Bài 46 trang 31 SGK
- Đưa đề bài lên bảng phụ. 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS lập bảng phân tích đề :
- Trong bài toán ôtô dự định đi như thế nào? 
- Thực tế diễn biến như thế nào 
- Yêu cầu HS điền vào các ô trong bảng 
- Chọn ẩn số ? Điều kiện của x? 
- Lập phương trình và giải? 
(cho HS thực hiện theo nhóm) 
- Gọi đại diện của 2 nhóm bất kỳ trình bày bài giải ở bảng. 
- Cho HS lớp nhận xét và hoàn chỉnh bài ở bảng 
- GV nhận xét và hoàn chỉnh cuối cùng 
- Một HS đọc đề bài 
- Ôtô dự định đi cả quãng đường AB với vận tốc 48km/h 
Thực tế : - 1giờ đầu với 48km/h 
- bị tàu hoả chắn 10’ = 1/6h 
- đi đoạn còn lại với vtốc 48+6(km/h)
- Một HS điền lên bảng 
v(km/h)
t(h)
s(km)
Dđịnh 
48
x/48
x
1giờ 
48
1
48
còn lại 
54
(x-48)/54
x -48
· Gọi x (km) là quãng đường AB.
 Đk : x > 48
Đoạn đường đi 1giờ đầu : 48km Đoạn đường còn lại : x -48 (km)
Thời gian dự định đi: x/48 (h) 
Thời gian đi đoạn đường còn lại: 
(x –48)/54. Thời gian thực tế đi cả qđường AB là: 
(x –48)/54 + 1 + 1/6 (h) 
Ta có phương trình : 
· 
Û 9x = 8x – 384 + 504 
Û x = 120 (nhận)
Vậy qđường AB dài 120 km
- HS suy nghĩ cá nhân sau đó hợp tác theo nhóm lập phương trình và giải 
- Đại diện nhóm trình bày bài giải ở bảng. 
- HS các nhóm khác nhận xét 
- HS đối chiếu, sửa chữa, bổ sung bài giải của mình 
Bài 47 trang 31SGK
Bà An gởi vào quĩ tiết kệm x nghìn đồng với lãi xuất mỗi tháng là a% (a là một số cho trước) và lãi tháng này được tính gộp vào vốn tháng sau.
a) Hãy viết biểu thức biểu thị : 
+ Số tiền lãi sau tháng thứ nhất 
+ Số tiền (cả gốc lẫn lãi) có được sau tháng thứ nhất 
+ Tổng số tiền lãi có được sau tháng thứ hai 
b) Nếu lãi suất là 1,2% (tức a=1,2) và sau hai tháng tổng số tiền lãi là 48,288 nghìn đồng, thì lúc đầu bà An gởi bao nhiêu tiền tiết kiệm ? 
Bài 47 trang 31 SGK
- Nêu bài tập 47 (sgk) 
- Nếu gửi vào quĩ tiết kiệm x (nghìn đồng) và lãi suất a% thì số tiền lãi sau tháng thứ nhất là bao nhiêu ? 
- Số tiền (cả lãi lẫn gốc) sau tháng thứ nhất ? 
- Lấy số tiền đó làm gốc thì số tiền lãi tháng thứ hai ? 
- Tổng số tiền lãi cả 2 tháng ? 
- Yêu cầu câu b ? 
- Nếu lãi suất là 1,2% và tổng số tiền lãi sau 2 tháng là 48,288  ta có thể lập được pt như thế nào ? 
- GV hướng dẫn HS thu gọn phương trình . Sau đó gọi HS lên bảng tiếp tục hoàn chỉnh bài giải. 
- Cho HS lớp nhận xét ở bảng 
- HS đọc đề bài 
- Sau 1 tháng, số tiền lãi là a%x (nghìn đồng)
a) + Sau 1 tháng, số tiền lãi là a%x (nghìn đồng) 
 + Số tiền cả gốc lẫn lãi sau tháng thứ nhất là a%x + x = x(a% +1) (nghìn đồng) 
 + Tiền lãi của tháng thứ hai là a%(a% +1)x (nghìn đồng) 
 + Tổng số tiền lãi của cả hai tháng là: hay 
 (nghìn đồng) 
b) Với a = 1,2 ta có phương trình : 
 = 48,288 
Û = 48,288 
Û 241,44.x = 482880 
Û x = 2000
Vậy số tiền bà An gửi lúc đầu là 2000(nghìn đồng) 
- HS nhận xét bài làm ở bảng 
Hoạt động 3 : Củng cố 
- Cho HS nhắc lại các bước giải bài toán bằng cách lập ptrình 
- GV nhấn mạnh cần thực hiện tốt 2 bước 1 và 4
- HS nhắc lại các bước giải 
- HS ghi nhớ 
Hoạt động 4 : Dặn dò (2’)
- Xem lại, hoàn chỉnh các bài đã giải.
- Trả lời các câu hỏi ôn tập chương (sgk trang 32, 33) 
- Xem trước các bài tập ôn chương. 
- HS nghe dặn và ghi chú vào vở 

Tài liệu đính kèm:

  • docD 8 hkII.doc