I. MỤC TIÊU BÀI DẠY.
+ HS nắm được các khái niệm ban đầu: phương trình, nghiệm, số nghiệm của phương trình. Biết kiểm tra 1 giá trị của biến có là nghiệm của phương trình hay không?. Nắm được khái niệm khái niệm 2 phương trình tương đương, biết kiểm tra 2 phương trình có tương đương hay không?
+ Rèn cho HS có kỹ năng thành thạo khi thực hiện các phép tính tìm nghiệm đơn giản.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi thực hiện các phép tính và vận dụng làm bài tập.
* Trọng tâm: HS nắm được các khái niệm ban đầu: phương trình, nghiệm, số nghiệm của phương trình.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
GV: + Bảng phụ ghi các ví dụ và BT.
HS: + Chhuẩn bị các BT dạng tìm x đơngiản đã học.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
Ngày soạn: 26/12/2012 Ngài dạy : 28/12/2012 Tiết 40: trả bài kiểm tra học kỳ I ========&======== I. Mục tiêu bài dạy. + HS được củng cố kiến thức thông qua bài kiểm tra Học kỳ I. Được biết kết quả kiểm tra của mình khi GV thông qua điểm số. GV qua bài học này sẽ yêu cầu HS cần phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm về kiến thức, kỹ năng và tư duy toàn khi thực hiện bài tập. + Rèn cho HS có kỹ năng làm bài. II. chuẩn bị của GV và HS. GV: + Đề bài + đáp án HS: + Đề bài III. tiến trình bài dạy. 1. Đề kiểm tra và Đáp án Do sở ra - Chữa bài cho HS 2. Nhận xét Nhìn chung la bài làm tốt, đã lắm được bài Tuy nhiên khi làm bài con mắc một số lỗi như: + Nhiều bạn trình bày bài giải chưa chặt trẽ + Nhiều bạn chữ viết quá ẩu, bẩn + Nhiều bạn kỹ năng quy đồng còn kém không nhớ các bước quy đồng mẫu các phân thức 3. Gọi và vào điểm 4. Hướng dẫn học ở nhà Học bài đọc trước bài: Mở đầu về phương trình Làm các bài tập trong sách giáo khoa Chuẩn bị tiết sau: Thi học kỳ I Ngày soạn : 26/12/2012 Ngày dạy : 29/12/2012 Tiết 41: mở đầu về phương trình ========&======== I. Mục tiêu bài dạy. + HS nắm được các khái niệm ban đầu: phương trình, nghiệm, số nghiệm của phương trình. Biết kiểm tra 1 giá trị của biến có là nghiệm của phương trình hay không?. Nắm được khái niệm khái niệm 2 phương trình tương đương, biết kiểm tra 2 phương trình có tương đương hay không? + Rèn cho HS có kỹ năng thành thạo khi thực hiện các phép tính tìm nghiệm đơn giản. + Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi thực hiện các phép tính và vận dụng làm bài tập. * Trọng tâm: HS nắm được các khái niệm ban đầu: phương trình, nghiệm, số nghiệm của phương trình. II. chuẩn bị của GV và HS. GV: + Bảng phụ ghi các ví dụ và BT. HS: + Chhuẩn bị các BT dạng tìm x đơngiản đã học. III. tiến trình bài dạy. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS GV: HS1. Tìm x biết a) 3x - 6 = 0 b) x. + GV đặt vấn đề từ các ví dụ (có tìm được x không? tìm được bao nhiêu giá trị ?) để vào bài mới? 5 phút + HS thực hiện tìm x theo các bước như sau: a) 3x -6 = 0 Û 3x = 6 Û x = b) x. Û Û Û x = Hoạt động 2: Phương trình một ẩn. Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS + GV thông báo: * Dạng bài toán tìm x đã học chính là 1 phương trình 1 ẩn x. * Ta định nghĩa phương trình theo kiểu mô tả như sau: Hai biểu thức của cùng một biến được nối với nhau bới dấu "=" thì lập thành 1 phương trình. * GV cho hS làm ?1: Khi x = 6 tính giá trị mỗi vế của phương trình. 2x + 5 = 3.(x – 1) + 2 Hai vế nhận giá trị như thế nào? 15 phút + HS nghe và ghi các ví dụ: + Tự tìm các ví dụ và phương trình. - Phương trình có hai vế mỗi vế là 1 biểu thức đạo số của cùng 1 biến x, y, z, t, .. VD: 3x – 5 = 4x + 7 5y – 4.(y – 1) = 3.(y – 1) 2t – 5.(t – 4) = t – 7 3z – 7 = 0 + HS lên bảng tính cho ?1: VT = 2.6 + 5 = 12 + 5 = 17 VP = 3.(6 – 1) + 2 = 15 + 2 = 17 Vậy VT = VP. Giá trị của biến x = 6 là nghiện của phương trình. HS: Nghiệm của phương trình là giá trị của biến thay vào làm cho 2 vế của PT bằng nhau. Hoạt động 3: Giải phương trình – phương trình tương đương. Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS + GV thông báo: việc giải phương trình chính là đi tìm tập nghiệm của phương trình đó. Chẳng hạn các phương trình: 3x – 6 = 0 thì tập nghiệm S = {2}. –1 = 0 thì tập nghiệm S = {-1; 1}. 2 +3 = 0 thì tập nghiệm S = {F} tập rỗng + Trong quá trình thực hiện biến đổi phương trình ban đầu để đi đến kết quả thì ta thu được các phương trình tương đương + Hãy kiểm tra xem x = 2 có là nghiệm của các phương trình (1), (2), (3) không? + Xset xem các phương trình sau có tương đương hay không? 3x – 9 = 0 ; x – 3 = 0 ; 2x – 6 = 0 Sau khi HS nắm được khái niệm GV đưa ra ví dụ: Hai phương trình vô nghiệm thì có được coi là tương đương với nhau hay không? 10 phút + HS nắm các khái niệm và ghi các giá trị của biến là nghiệm vào trong tập hợp S các nghiệm của phương trình. + HS thực hiện ?4: a) phương trình x = 2 có tập nghiệm S = {2} b) phương trình vô nghiệm ị tập nghiệm S = {F} Ví dụ: 3x – 4 = 7x – 12 (1) Û 3x – 7x = 4 – 12 (2) Û – 4x = – 8 (3) Û x = 2 (4) + HS kiểm tra và nhận thấy x = 2 đều là nghiệm của 3 phương trình trên. * Hai phương trình gọi là tương đương nếu chúng có cùng chung một tập nghiệm. Hai phương trình vô nghiệm thì vẫn được coi là tương đương với nhau. Hoạt động 4: Luyện tập củng cố. Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS + GV cho HS thực hiện BT 1: Với mỗi phương trình sau đây hãy xét xem x = - 1 có là nghiệm hay không? a) 4x – 1 = 3x – 2 b) x + 1 = 2.(x – 3) c) 2.(x + 1) + 3 = 2 – x + Bài tập 2: Trong các giá trị t = - 1; t = 0; t = 1 thì giá trị nào là nghiệm của phương trình: (t + 2)2= 3t + 4 + Sau khi HS thực hiện xong GV hỏi: vậy phương trình đã cho có mấy nghiệm? 15 phút + 3 HS lên bảng kiểm tra giá trị của x = –1 ứng với 3 phương trình: a) với x = –1 thì phương trình 4x – 1 = 3x – 2 Vế trái có giá trị là: 4.( –1) – 1 = – 4 – 1 = – 5. Vế phải có giá trị là: 3.( –1) – 2 = – 3 – 2 = – 5. Vậy VT = VP ị x = – 1 là nghiệm. b) x + 1 = 2.(x – 3) VT = – 1 + 1 = 0 VP = 2.( – 1 – 3) = – 8. ị VT ạ VP ị x = – 1 không là nghiệm. c) 2.(x + 1) + 3 = 2 – x Hoạt động 5: Hướng dẫn học tại nhà. + Nắm vững các khái niệm mở đầu về phương trình, nghiệm và tập nghiệm của phương trình.. + BTVN: Hoàn thành các bài tập còn lại trong SGK và SBT. + Chuẩn bị cho tiết sau: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải.
Tài liệu đính kèm: