Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 33: Ôn tập học kì I (T1) - Năm học 2012-2013

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 33: Ôn tập học kì I (T1) - Năm học 2012-2013

GV: Tiết học này chúng ta cùng nhau ôn lại một số nội dung đã học ở học kì I

Hoạt động 2: (8)Nhân đơn, đa thức với đa thức

MT: Ôn lại nhân đơn thức, nhân đa thức

- GV: Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức?

Ap dụng tính: xy(xy – 5x + 10y)

- GV: Phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức?

Ap dụng tính: (x+3y)(x2 – 2xy)

Hoạt động 3: (18)Phân tích đa thức thành nhân tử

MT: Ôn tập phân tích đa thức thành nhân tử

- GV: Thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử ?

- HS: là viết đa thức thành tích các đa thức khác

- GV đưa bài tập ví dụ phân tích đa thức

a) 5x – 5y + ax – ay

b) x3 – 3x2 – 4x + 12

c) 2x2 – 2y2 – 6x – 6y

d) x3 + 3x2 - 3x – 1

e) x2 + 5x + 6

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 753Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 33: Ôn tập học kì I (T1) - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 	Tiết 33	ÔN TẬP HỌC KÌ I (T1)
Tuần dạy: 16
Ngày dạy:
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: 
Học sinh biết:	
+ Phân tích đa thức thành nhân tử.
+ Rút gọn, quy đồng mẫu các phân thức.
+ Cộng, trừ, nhân hai phân thức.
	Học sinh hiểu: Hệ thống kiến thức về: các phép nhân, chia, đơn thức, đa thức, HĐT.
1.2. Kỹ năng: 	
+ Rèn kỹ năng thực hiện phân tích đa thức thành nhân tử.
+ Nhân hai đơn thức, đa thức
+ Chia đơn thức, đa thức 1 biến
+ Quy đồng mẫu, cộng, trừ, nhân các phân thức.
1.3. Thái độ: 	
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác cho học sinh.
2. TRỌNG TÂM:
Phân tích đa thức thành nhân tử, nhân đa thức, chia đa thức 1 biến.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. GV: bảng hằng đẳng thức, thước thẳng.
	3.2. HS: ôn nội dung chương 1.
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 kiểm diện 8A2:	 
4.2. Kiểm tra miệng:	
lồng ghép kết hợp với ôn tập kiến thức cũ
4.3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (2’)Vào bài
MT: Giới thiệu bài
GV: Từ đầu năm đến nay ta đã được học những nội dung nào?
HS: trả lời
GV: Tiết học này chúng ta cùng nhau ôn lại một số nội dung đã học ở học kì I
Hoạt động 2: (8’)Nhân đơn, đa thức với đa thức
MT: Ôn lại nhân đơn thức, nhân đa thức
- GV: Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức?
Aùp dụng tính: xy(xy – 5x + 10y) 
- GV: Phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức?
Aùp dụng tính: (x+3y)(x2 – 2xy) 
Hoạt động 3: (18’)Phân tích đa thức thành nhân tử
MT: Ôn tập phân tích đa thức thành nhân tử
- GV: Thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử ? 
- HS: là viết đa thức thành tích các đa thức khác
- GV đưa bài tập ví dụ phân tích đa thức 
a) 5x – 5y + ax – ay
b) x3 – 3x2 – 4x + 12
c) 2x2 – 2y2 – 6x – 6y
d) x3 + 3x2 - 3x – 1
e) x2 + 5x + 6
- Giáo viên gọi học sinh lần lượt lên bảng làm bài
- Học sinh nhận xét bài làm và góp ý
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và cho điểm học sinh
- GV: trước khi thay số vào biểu thức ta cần làm gì?
- HS: thu gọn biểu thức
- GV: em thu gọn biểu thức bằng cách nào?
- HS: vận dụng hằng đẳng thức 
- GV: vậy em thu gọn được đa thức nào?
- HS: 2a3 + 6a2b 
- GV: vậy em thay giá trị của biến vào em được giá trị của đa thức là bao nhiêu?
- HS: - 50
Hoạt động 4: (10’)Chia đơn thức và đa thức
MT: Ôn tập chia đơn thức và đa thức
- GV: thực hiện tính chia
(2x3 - 5x2 + 6x – 15): (2x - 5)
- GV: hai đa thức cùng biến hay khác biến?
- HS: cùng 1 biến
- GV: vậy em thực hiện theo cách thức như thế nào?
- HS: kẻ khung thực hiện 
- HS lên bảng thực hiện.
1. Nhân đơn thức, đa thức với đa thức:
A(B + C) = A.B + A.C
VD1: 	 xy(xy -–5x + 10y) 
	= x2y2 – 2x2y + 4xy2
(A + B).(C + D) = A.(C + D) + B(C + D)
	 = A.C + A.D + B.C + B.D
VD2: 
(x+3y)(x2 -– 2xy) = x3 - 2x2y + 3x2y – 6xy2
= x3 + x2y –- 6xy2
2. Phân tích đa thức thành nhân tử:
a) 5x – 5y + ax – ay = 5(x-y) + a(x-y)
 = (x-y)(5 + a)
b) x3 – 3x2 – 4x + 12 = x2(x -3) - 4(x-3) 
 = (x - 3)(x2 – 4) = (x -3)(x + 2)(x - 2)
c) 2x2 – 2y2 – 6x – 6y = 2(x2 - y2) - 6(x+y)
 = 2(x+y)(x - y) - 6(x+y) = 2(x+y).(x - y - 3)
d) x3 + 3x2 - 3x – 1 = (x3- 1)+ (3x2 - 3x)
 =(x- 1)(x2+x +1) +3x(x - 1) 
 = (x- 1)(x2+x+1+3x)
 = ( x- 1)(x2 + 4x + 1)
e) x2 + 5x + 6= x2 + 2x + 3x + 6
 = x(x+2) + 3(x+2)
 = (x+2)(x+3)
VD3: Tính giá trị của biểu thức (a + b)3+(a2 -2ab + b2)(a - b) tại a =5 và b = - 2
Giải:
Ta có: (a + b)3 +(a2 - 2ab + b2)(a - b)
= (a + b)3 + (a - b)2(a - b)
= (a + b)3 + (a - b)3
= a3 + 3a2b +3ab2 + b3 + a3 - 3a2b + 3ab2 - b3 
= 2a3 + 6a2b 
= 2.53 + 6.52(-2) 
= 2.52.(5 - 6)
= - 50
3. Chia đơn thức và đa thức:
VD4: Thực hiện phép chia
14x3y2: (-7xy2) =- 2x2 
(12x4y3- 2x2y2+3xy): (2xy) = 6x3y2 - xy + 
VD5: Thực hiện tính chia
(2x3 - 5x2 + 6x – 15): (2x - 5) 
-
 2x3 - 5x2 + 6x – 15
 2x3 - 5x2
2x - 5
x2 - 3
-
 0 - 0 + 6x - 15
 6x - 15
 0
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố
Bài tập:
Tìm a để đa thức (2x3 - 3x2 + x + a) chia hết cho (x+2)Giải:
-
 2x3 - 3x2 + x + a
 2x3+4x2
x + 2
2x2 - 7x + 15
-
 0 - 7x2 + x + a
 - 7x2 -14x
- 
15x + a
15x + 30
 a - 30
Để đa thức (2x3 – 3x2 + x + a) chia hết cho (x+2) thì số dư a - 30 = 0 => a = 30.
4.5. Hướng dẫn HS tự học:
	- Đối với bài học ở tiết này
+ Ôn tập nội dung trọng tâm như gợi ý trên.
	+ Xem lại các dạng bài tập đã làm hôm nay.
	- Đối với bài học ở tiết sau	
+ Tiết sau tiếp tục ôn tập về nội dung phân thức.
	+ Xem lại các bước quy đồng mẫu các phân thức.
	+ Ôn lại cộng, trừ, nhân các phân thức.
5. RÚT KINH NGHIỆM
* Ưu điểm
Nội dung:	
Phương pháp:	
Đồ dùng dạy học:	
* Khuyết điểm 
Nội dung: 	
Phương pháp:	
Đồ dùng dạy học:	
* Khắc phục 	

Tài liệu đính kèm:

  • docdai t32.doc