Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 27 đến 36 - Phạm Thị Thảo Quyên

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 27 đến 36 - Phạm Thị Thảo Quyên

I / Mục tiêu bài dạy :

Kiến thức : HS nắm vững quy tắc cộng các phân thức đại số

Kĩ năng : HS rèn kĩ năng qui đồng mẫu thức, kĩ năng cộng hai phân thức đại số

Thái độ : Giáo dục tính linh hoạt , cẩn thận .

II / Phương tiện dạy học :

Giáo Viên : SGK , bài soạn

Học Sinh : bảng phụ nhóm , bút lông , học bài cũ

III / Tiến trình dạy học :

1 / Ổn định lớp

2 / Bài cũ ( 7 ph )

- Nêu các bước quy đồng mẫu thức các phân thức ?

Ap dụng qui đồng mẫu thức của hai phân thức sau:

 

doc 25 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 27 đến 36 - Phạm Thị Thảo Quyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
TIẾT 27
Ngày soạn :
Ngày dạy :
LUYỆN TẬP
I / Mục tiêu bài dạy:
Kiến thức: Củng cố cho HS các bước quy đồng mẫu thức nhiều phân thức. 
Kĩ năng: HS rèn kĩ năng tìm mẫu thức chung , tìm nhân tử phụ và quy đồng mẫu thức các phân thức thành thạo
Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, tính tích cực tự giác.
II / Phương tiện dạy học 
Giáo Viên: SGK , bài soạn 
Học Sinh: học bài cũ , bảng nhóm.
III / Tiến trình dạy học
1 / On định lớp
2 / Bài cũ
HS1 : Nhắc lại các bước quy đồng mẫu thức các phân thức ?
Áp dụng : Quy đồng mẫu thức các phân thức : và
Đáp án : Các bước quy đồng mẫu thức ( SGK / 41 )
HS2 : Quy đồng mẫu thức các phân thức sau : 
3 / Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Sửa bài 18 / SGK/43 (10 ph )
- Tìm mẫu thức chung của hai phân thức trên ?
- Tìm nhân tử phụ tương ứng ?
- Tiến hành quy đồng mẫu thức các phân thức trên ?
- HS thực hiện :
2x+4 = 2 (x + 2 )
x2 – 4 = ( x – 2 ) ( x + 2 )
NTP1 :(x – 2 )
NTP2 : 2
- HS thực hiện
Bài 18 (SGK/43) Quy đồng mẫu thức các phân thức
Hoạt động 2 : Sửa bài 19 / SGK/ 43 (15 ph )
- Cho HS thực hiện bài 19 theo nhóm
- GV theo dõi , sửa sai cho HS
- HS làm bài theo nhóm sau đó nhận xét
Bài 19 (SGK/ 43 ) Quy đồng mẫu thức các phân thức
 và 
và 
Hoạt động 2 : Sửa bài 20 / SGK/ 43 (10 ph )
- Làm thế nào để chứng tỏ rằng có thể quy đồng mẫu thức hai phân thức này với MTC là : ?
- Yêu cầu hai HS lên bảng thực hiện chia đa thức.
- Thực hiện quy đồng mẫu thức trên ?
- Ta phải chứng tỏ nó chia hết cho mẫu thức của mỗi phân thức đã cho.
Hai HS lên bảng thực hiện phép chia.
HS 3 thực hiện quy đồng mẫu thức.
Bài 20 (SGK/44)
4 / Củng cố (5 ph )
- Nhắc lại các bước quy đồng mẫu thức nhiều phân thức ? Trong một số trường hợp phải đổi dấu để có mẫu thức chung đơn giản nhất
5 / Hướng dẫn về nhà (2ph)
Làm các bài tập : 14e, 15, 16 (SBT/18)
Đọc trước bài : “Phép cộng các phân thức đại số”.
Rút kinh nghiệm :
TUẦN 14
TIẾT 28
Ngày soạn :
Ngày dạy :
 PHÉP CỘNG CÁC PHÂN THỨC ĐẠI SỐ
I / Mục tiêu bài dạy : 
Kiến thức : HS nắm vững quy tắc cộng các phân thức đại số
Kĩ năng : HS rèn kĩ năng qui đồng mẫu thức, kĩ năng cộng hai phân thức đại số
Thái độ : Giáo dục tính linh hoạt , cẩn thận .
II / Phương tiện dạy học : 
Giáo Viên : SGK , bài soạn
Học Sinh : bảng phụ nhóm , bút lông , học bài cũ
III / Tiến trình dạy học :
1 / Ổn định lớp
2 / Bài cũ ( 7 ph )
- Nêu các bước quy đồng mẫu thức các phân thức ?
Ap dụng qui đồng mẫu thức của hai phân thức sau: 
 và và 
Đáp án : 
Đặt vấn đề : Hãy nhắc lại quy tắc cộng phân số ? 
Tương tự như quy tắc cộng hai phân số . Ta cũng có quy tắc cộng hai phân thức Bài mới 
3 / Bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2 : Cộng hai phân thức cùng mẫu thức (10 ph )
- Nhắc lại quy tắc cộng hai phân thức cùng mẫu ?
- Cho HS làm ví dụ 1 . lưu ý sau khi thực hiện phép cộng phải rút gọn kết quả đến tối giản ( nếu có thể )
- Cho HS làm bài ?1
- HS nhắc lại quy tắc.
- HS làm ví dụ 1 theo hướng dẫn
- HS thực hiện ?1 
1) Cộng hai phân thức cùng mẫu thức :
a/ Quy tắc : SGK/44
b/ Ví dụ : làm tính cộng các phân thức sau
?1 
Hoạt động 2 : Cộng hai phân thức khác mẫu (15 ph)
- Muốn cộng hai phân thức có mẫu thức khác nhau ta làm thế nào ?
- Để cộng hai phân thức trên ta phải làm như thế nào ?
- Thực hiện quy đồng ? ( bài cũ )
- Sau khi làm phép cộng ta làm gì ?
- Cho HS thực hiện ví dụ b tương tự ( bài cũ )
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện câu b , c 
- So sánh phép cộng hai phân thức với phép cộng hai phân số ?
Từ đó phép cộng hai phân thức có tính chất gì ?
- Cho HS đọc chú ý trong SGK
Muốn cộng hai phân thức có mẫu thức khác nhau, ta cần quy đồng mẫu thức các phân thức rồi áp dụng quy tắc cộng các phân thức cùng mẫu.
- Ta phải quy đồng mẫu thức hai phân thức rồi cộng tử lại với nhau , giữ nguyên mẫu
- Rút gọn kết quả thu được
HS thực hiện câu b tương tự câu a
- HS so sánh sau đó rút ra các tính chất
2 / Cộng hai phân thức có mẫu thức khác nhau 
a/ Quy tắc (SGK/45)
b/ Ví dụ Làm tính cộng các phân thức sau
c/ Chú ý : sgk/45
 4 / Củng cố (13 ph )
- Nhắc lại quy tắc cộng hai phân thức đại số ? Phép cộng hai phân thức có những tính chất gì ?
Ap dụng tính chất đó để làm bài ?4 : Tính nhanh ?
- Cho HS làm bài 22 SGK , qua đó nhắc lại việc áp dụng quy tắc đổi dấu để tìm MTC đơn giản nhất
5 / Hướng dẫn về nhà (2ph)
- Về nhà học thuộc hai quy tắc cộng hai phân thức . Biết vận dụng quy tắc để giải bài tập. Chú ý áp dụng quy tắc đổi dấu khi cần thiết để có mẫu thức chung hợp lý nhất.
Bài tập về nhà : 21, 23, 24 SGK/46
Rút kinh nghiệm :
TUẦN 15
TIẾT 29
Ngày soạn :
Ngày dạy :
LUYỆN TẬP
I / Mục tiêu bài dạy :
Kiến thức: HS nắm vững và vận dụng được quy tắc cộng các phân thức đại số.
Kĩ năng: HS có kỹ năng thành thạo khi thực hiện phép tính cộng các phân thức. Biết viết kết quả ở dạng rút gọn. Biết vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để thực hiện phép tính được đơn giản hơn.
Thái độ: Gíao dục tính linh hoạt, cẩn thận, tự lực .
II / Phương tiện dạy học 
Giáo Viên : Bảng phụ ghi bài tập.
Học Sinh : Bảng nhóm.
III / Tiến trình dạy học
1 / Ổn định lớp
2 / Bài cũ ( 8 ph )
-Phát biểu quy tắc cộng phân thức khác mẫu ?
Áp dụng : thực hiện phép cộng : a/ b/ 
Đáp án : Quy tắc cộng hai phân thức khác mẫu ( SGK 45 )
a/
b/
3 / Bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Sửa bài 25 / 47
- Gọi HS lên bảng thực hiện các câu a , b , c ,d
- Hướng dẫn câu c : Làm thế nào để có mẫu thức chung đơn giản nhất ?
- Tiến hành đổi dấu rồi quy đồng ?
- HS lên bảng thực hiện
- Ta tiến hành đổi dấu cả tử và mẫu của một phân thức
- HS lên bảng thực hiện
Bài 25 / SGK 47 : Tính
Hoạt động 2 : Sửa bài 26 / 47
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Theo em, bài toán có mấy đại lượng ? Đó là những đại lượng nào ?
- Ba đại lượng này có mối quan hệ như thế nào với nhau ?
- Cho HS trả lời lần lượt các câu hỏi : Gọi x là năng suất ban đầu thì 
-Thời gian xúc 5.000 m3 đầu tiên bằng ?
- Thời gian làm nốt phần việc còn lại.
- Thời gian làm việc để hoàn thành công việc.
b) Tính thời gian hoàn thành công việc với x = 250 (m3/ngày).
- HS đọc đề bài trong SGK.
- Bài toán có 3 đại lượng, đó là : Năng suất, thời gian và số m3 đất.
- thời gian làm việc = số m3 đất / Năng suất
- ngày.
- là ngày
-là (ngày ).
Bài 26 (SGK/47)
Thời gian xúc 5.000 m3 đầu tiên là : ngày.
- Thời gian làm nốt phần việc còn lại là: ngày
- Thời gian làm việc để hoàn thành công việc là : (ngày ).
b) Thay x = 250 vào biểu thức, ta có (ngày )
Hoạt động 3 : Sửa bài 27 / 47
Bài 27 (SGK/48)
Gọi một HS lên bảng thực hiện phép tính.
Em hãy tính giá trị của biểu thức tại x = -4. 
Em hãy trả lời câu đố của bài.
- HS lên bảng thực hiện
Thay x = - 4 vào phân thức vừa rút gọn để tính.
- Đó là ngày quốc tế lao động 1 tháng 5.
HS nhắc lại quy tắc và tính chất.
HS rút gọn biểu thức A rồi so sánh với biểu thức B.
Bài 27 (SGK/48)
Rút gọn :
- với x = - 4 giá trị của các phân thức trên đều xác định. Ta có : 
4 / Củng cố (5ph)
Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc và tính chất cộng phân thức.
Cho 2 biểu thức :
.Chứng tỏ rằng A = B.
5 / Hướng dẫn về nhà (2ph)
Làm các bài tập : 18, 19, 20, 21, 23 (SBT/19; 20)
Đọc trước bài : “Phép trừ các phân thức đại số”.
TUẦN 15
TIẾT 30
Ngày soạn :
Ngày dạy :
PHÉP TRỪ CÁC PHÂN THỨC ĐẠI SỐ
I / Mục tiêu bài dạy :
Kiến thức: HS nắm vững khái niệm phân thức đối , quy tắc trừ hai đơn thức .
Kĩ năng: HS biết tìm phân thức đối của một phân thức , vận dụng thành thạo quy tắc đổi dấu để làm tính trừ
Thái độ: Giáo dục tính tự lực, khả năng giao tiếp, học tập cộng tác.
II / Phương tiện dạy học :
Giáo Viên: - Bảng phụ ghi bài tập và quy tắc.
Học Sinh: - On lại định nghĩa hai số đối nhau, quy tắc trừ phân số. 
III / Tiến trình dạy học :
1 / On định lớp
2 / Bài cũ ( 5 ph )
- Thực hiện phép tính ?
So sánh và ?
- Nhắc lại quy tắc trừ hai phân số ?
Đặt vấn đề : Phép trừ hai phân thức cũng hoàn toàn giống như phép trừ hai phân số Bài mới
3 / Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Phân thức đối (13 ph )
-Hãy nhắc lại định nghĩa hai số đối nhau và cho ví dụ.
- Cho HS làm ?1 :
- Hai phân thức trên có tổng bằng 0, ta nói hai phân thức đó là hai phân thức đối nhau.
- Vậy thế nào là hai phân thức đối nhau ?
- Giới thiệu ký hiệu: Phân thức đối của phân thức được ký hiệu là 
- Qua bài cũ , em có phân thức đối của phân thức là gì ? công thức 1
- Tìm phân thức đối của phân thức ? công thức 1
- Vậy muốn tìm phân thức đối của một phân thức ta làm như thế nào ?
Ap dụng : tìm phân thức đối của các phân thức sau :
- Hai số đối nhau là hai số có tổng bằng 0. 
Ví dụ : 2 và -2 ; và 
- HS làm bài vào vở. Một HS lên bảng trình bày.
- Hai phân thức đối nhau là hai phân thức có tổng bằng 0.
- Phân thức có phân thức đối là vì : 
-Phân thức có phân thức đối là.
 - Ta có thể đổi dấu tất cả các hạng tử của tử thức hoặc mẫu thức của phân thức đó
1) Phân thức đối 
Ví dụ :
là phân thức đối của ngược lạilà phân thức đối của .
Định nghĩa ( SGK / 48 )
Kí hiệu : Phân thức đối của phân thức kí hiệu là 
Ta có
 ; 
Ví dụ :
và là hai phân thức đối nhau
Hoạt động 2: Phép trừ phân thức (15 ph)
- Phát biểu quy tắc trừ một phân số cho một phân số.
- Tương tự như vậy, hãy phát biểu quy tắc trừ hai phân thức ?
- Hướng dẫn HS làm các ví dụ a, b , c , d . Chú ý cho HS trong một số trường hợp ta có thể đổi dấu mẫu thức thay vì đổi dấu tử thức
- Muốn trừ một phân số cho một phân số, ta cộng số bị trừ với số đối của số trừ.
- HS nhắc lại quy tắc
- HS thực hiện theo sự hướng dẫn
2) Phép trừ các phân thức đại số
a/ Quy tắc : (SGK/48)
b/ Ví dụ : Làm tính trừ
4 / Củng cố (10 ph )
- Bài 29(SGK/50)
Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm. Nửa lớp làm câu a và c, còn lại làm câu b và d.
Lưu ý cho HS : Phép trừ không có tính chất kết hợp.
- Nêu định nghĩa hai phân thức đối nhau ?.
- Phát biểu quy tắc trừ phân thức ?
5 / Hướng dẫn về nhà (2 ph)
Nắm vững định nghĩa hai phân thức đối nhau.
Quy tắc trừ phân thức. Viết được dạng tổng quát.
Làm các bài tập : 30, 31, 32, 33 SGK/50
Rút kinh nghiệm :
TUẦN 15
TIẾT 31
Ngày soạn :
Ngày dạy :
LUYỆN TẬP
I / Mục tiêu bài dạy
Kiến thức: HS củng cố quy tắc cộng , trừ phân thức.
Kĩ năng: HS rèn kỹ năng cộng , trừ phân thức , biết biểu diễn các đại lượng thực tế bằng một biểu thức chứa x, tính giá trị biểu thức 
Thái độ : HS rèn luyện tính cẩn thận , chính xác , biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống
II / Phương tiện dạy học
Giáo Viên: Bảng phụ ghi bài tập.
Học Sinh: Bảng nhóm, ôn quy tắc cộng, trừ, đổi dấu phân thức.
III / Tiến trình dạy học
1 / Ổn định lớp
2 / Bài cũ ( 10 ph )
- Phát biểu quy tắc trừ phân thức  ... ng giá trị của biến để giá trị tương ứng của mẫu khác 0 
- HS lên bảng làm bài 
?2
3. Giá trị phân thức : 
VD2 : 
Cho phân thức 
Ta có x=2004 thoả mãn DKXĐ nên thay x=2004 ta có
4 / Củng cố ( 3 ph )
- Cách tìm giá trị của biến để phân thức xác định
5 / Hướng dẫn về nhà (2’)
BT46, 47, 48 / 50, 51, 52, 55 SGK
TUẦN 17
TIẾT 35
Ngày soạn :
Ngày dạy :
ÔN TẬP CHƯƠNG II
I / Mục tiêu bài dạy :
Kiến thức : HS ôn tập các kiến thức về phân thức đại số , các phép tính cộng ; trừ ; nhân ; chia phân thức , giá trị của biến để cho phân thức xác định
Kĩ năng : HS biết áp dụng các kiến thức vào việc giải bài tập có liên quan đến phân thức : cộng , trừ , nhân . chia , rút gọn , tính giá trị của phân thức đại số 
Thái độ : HS rèn luyện tính cẩn thận , tư duy khoa học .
II / Phương tiện dạy học
Giáo viên : SGK , bài soạn
Học sinh : học bài cũ
III / Tiến trình bài dạy :
1 / Ổn định lớp
2 / Bài cũ:
3 / Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm giá trị của biến để phân thức xác định ( 18 ph )
- Muốn tìm điều kiện để phân thức xác định ta làm gì ?
- Gọi HS lên bảng thực hiện câu a
- Phân tích x2 – 3 thành nhân tử ?
- Tìm điều kiện của x để phân thức được xác định ?
- Chứng minh phân thức rút gọn của phân thức trên là 
- Cho HS đọc đề toán trong SGK , theo em cách tính trên là đúng hay sai ? Vì sao ?
- Những giá trị nào của x thì tính được giá trị biểu thức bằng cách thay vào biểu thức rút gọn?
- Phân tích mẫu thức thành nhân tử để tìm điều kiện xác định
- HS thực hiện
- HS thực hiện : Phân thức xác định khi 
- HS thực hiện rút gọn
- Tại x=2 tính đúng
- Tại x= - 1 sai vì x=-1 phân thức không xác định
- Với những giá trị của x khác 0 và khác -1 
Bài 54 SGK / 54 :Tìm giá trị của x để phân thức được xác định
a/ 
Phân thức xác định khi 
2x2 – 6x 
x0 và x3
b/ xác định khi 
 và 
Bài 55 SGK / 54 Cho phân thức 
a/ Phân thức xác định khi 
b/ Ta có 
Hoạt động 2 : Biến đổi một biểu thức hữu tỉ về dạng phân thức ( 10 ph )
- Gọi HS đọc đề bài toán
- Nêu thứ tự thực hiện phép tính trong bài toán trên ?
- Thực hiện biến đổi rút gọn ?
- Gọi HS lên bảng làm câu b , chú ý thứ tự thực hiện phép tính
- HS đọc đề
- Tính trong từng ngoặc rồi thực hiện phép chia
- HS lên bảng thực hiện
- HS lên bảng thực hiện
Bài 50 : Thực hiện phép tính
Hoạt động 3: Chứng minh ( 10 ph)
- Số chẵn là những số như thế nào ?
- Để chứng minh A là một số chẵn ta chứng minh điều gì ?
Gợi ý A chia hết cho 2 A =?
- Làm sao để biến đổi rút gọn biểu thức A ?
- Là những số có tận cùng là 0 ; 2 ; 4 
- Ta chứng minh A =2 . một số nguyên
- Thực hiện tính trong ngoặc 
Bài 52 / SGK 54 : Chứng minh rằng với và . A là một số chẵn
 là một số chẵn . Vậy A là một số chẵn
4 / Củng cố 
- Điều kiện của biến để phân thức xác định ? Cách biến đổi một biểu thức hữu tỉ về dạng phân thức
5 / Hướng dẫn về nhà
- Bài 56 SGK : Tương tự bài 55
- Bài 51 SGK : Tương tự bài 50
Chuẩn bị nội dung ôn tập chương ( theo đề cương )
Rút kinh nghiệm :	
TUẦN 17
TIẾT 36
Ngày soạn :
Ngày dạy
KIỂM TRA CHƯƠNG II
I/ Mục tiêu bài dạy :
Kiến thức : Kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của học sinh về phân thức : khái niệm phân thức đại số , tính chất cơ bản của phân thức đại số , các phép toán trên phân thức đại số .
Kỹ năng : Học sinh biết áp dụng các kiến thức đã học vào việc tính toán , rút gọn , cộng trừ các phân thức đại số
Thái độ : HS rèn luyện tính cẩn thận , nghiêm túc khi làm bài .
III /Chuẩn bị :
Gv : Đề kiểm tra
HS : giấy nháp , máy tính , thước kẻ.
III/ Tiến trình dạy học
1/ Ổn định lớp
2/ Phát đề
3/ Thu bài
IV / ma trận đề kiểm tra
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG II ĐẠI SỐ
MÔN
TOÁN
8
Cấp độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
Chủ đề
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Định nghĩa và tính chất phân thức, 
Hiểu định nghĩa phân thức, hai phân thức bằng nhau , điều kiện xác định của phân thức 
Hiểu điều kiện xác định của phân thức 
 Vận dụng được hai phân thức bằng nhau đề giải bài tập
Số câu hỏi
1
1
1
 1
4
Số điểm
0.5
0.5
1
0
0
 1
 3 điểm (20%)
2. Rút gọn phân thức
Nhận ra việc rút gọn phân thức
Biết cách vận dụng được tính chất, các quy tắc để rút gọn phân thức
Số câu hỏi
1
1
2
Số điểm
0,5
1
0
1. 5điểm (15%)
3. Quy đồng mẫu thức nhiều phân thức
Nhận biết mẫu thức chung nhiều phân thức
Số câu hỏi
1
1
Số điểm
0.5
0
0.5điểm (5%)
4. Công trừ nhiều phân thức
Biết khái niệm phân thức đối
Vận dụng được các quy tắc để cộng trừ các phân thức đơn giản
Vận dụng được các quy tắc để cộng trừ các phân thức 
Số câu hỏi
1
1
1
2
5
Số điểm
0.5
0.5
1
0
3
5điểm (60%)
TS câu TN
4
1
1
0
6 câu TNghiệm
TS điểm TN
2
0.5
O,5
0
3điểm (30%)
TS câu TL
0
2
1
2
6 câu TLuận
TS điểm TL
0
2
1
3
7điểm (70%)
TS câu hỏi
4
3
4
12 Câu
TS Điểm
2
2.5
5,5
10điểm (100%)
Tỷ lệ %
20%
25%
55%
V / Biên soạn đề kiểm tra
Phần 1 : trắc nghiệm khách quan
Mức độ nhận biết :
Chủ đề 1 : Hiểu định nghĩa phân thức, hai phân thức bằng nhau
Điền vào chỗ trống ta có :
	A . x – 4 	B. – 4 – x	C. 4 + x	D . Đáp án khác
Chủ đề 2 : Nhận ra việc rút gọn phân thức
Phân thức rút gọn bằng :
	A. 	B. 	C. 	D. 
Chủ đề 3 : Nhận biết mẫu thức chung nhiều phân thức
Mẫu thức chung của các phân thức là :
	A. x +1	B. x – 1 	C. (x – 1 )( x + 1) D . (x2 – 1 )( x +1)
Chủ đề 4 : Biết khái niệm phân thức đối
Phân thức đối của phân thức là : 
	A . 	B. 	C. 	D. 
Mức độ Thông hiểu
Chủ đề 1 : Hiểu điều kiện xác định của phân thức 
Điều kiện của x để phân thức xác định là :
	A. x2	B. x0	C. x-2	D . x0 và x-2
Mức độ Vận dụng thấp
Chủ đề 4 : Vận dụng được các quy tắc để cộng trừ các phân thức đơn giản
Kết quả của phép tính là :
	A. 	B. - x	C. 	D. 
Phần 2 : Bài tập tự luận
Mức độ Thông hiều
Chủ đề 1 : Hiểu điều kiện xác định của phân thức 
 Cho phân thức 
a/ Tìm điều kiện của x để phân thức xác định ?
Chủ đề 2 : Biết cách vận dụng được tính chất, các quy tắc để rút gọn phân thức
Cho phân thức 
b/ rút gọn phân thức
Mức độ : Vận dụng thấp 
Chủ đề 4 : Vận dụng được các quy tắc để cộng trừ các phân thức đơn giản
Thực hiện phép tính
a/ 
Mức độ : Vận dụng cao
Chủ đề 1 : Vận dụng được hai phân thức bằng nhau đề giải bài tập
Cho phân thức 
c/ Tìm giá trị của x để phân thức có giá trị bằng 1 ?
Chủ đề 4 : Vận dụng được các quy tắc để cộng trừ các phân thức 
 Thực hiện phép tính
b/ 	
c/ 
V / Đề kiểm tra học sinh
I / TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3Đ) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng?
Câu 1 : Phân thức đối của phân thức là : 
	A . 	B. 	C. 	D. 
Câu 2 : Phân thức rút gọn bằng :
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 3 : Mẫu thức chung của các phân thức là :
	A. x +1	B. x – 1 	C. (x – 1 )( x + 1)	D . (x2 – 1 )( x +1)
Câu 4 : Kết quả của phép tính là :
	A. 	B. - x	C. 	D. 
Câu 5 : Điền vào chỗ trống ta có :
	A . x – 4 	B. – 4 – x	C. 4 + x	D . Đáp án khác
Câu 6 : Điều kiện của x để phân thức xác định là :
	A. x2	B. x0	C. x-2	D . x0 và x-2
II / TỰ LUẬN ( 7Đ )
Câu 1 : ( 4Đ ) Thực hiện phép tính
a/ 	b/ 	
c/ 
Câu 2 ( 3đ ) Cho phân thức 
a/ Tìm điều kiện của x để phân thức xác định ?
b/ Rút gọn phân thức trên
c/ Tìm giá trị của x để phân thức có giá trị bằng 1 ?
VI / ĐÁP ÁN VÀ CHO ĐIỂM
I / TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3Đ) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 đ .
Câu 1 : B
Câu 2 : C
Câu 3 : D
Câu 4 : B
Câu 5 : A
Câu 6 : C
II / TỰ LUẬN ( 7Đ )
Câu 1 : ( 4Đ ) Thực hiện phép tính
a/ = 	0,25đ
	=	0,5đ
	=	0,25đ
b/ = 	0,25đ
	=	0,25đ
	=	0,25đ
	=	0,25đ
	=	0,5đ
	=	0,5đ
c/ =	0,25đ
	=	0,25đ
	= 	0,25đ
	==	0,25đ
Câu 2 ( 3đ ) Cho phân thức 
a/ Tìm điều kiện của x để phân thức xác định ?
Phân thức xác định khi (2x – 6 )(x+1) 0x3 và x -1 	( 1đ )
b/ Rút gọn phân thức trên 	( 1đ )
c/ Tìm giá trị của x để phân thức có giá trị bằng 1 ?
phân thức có giá trị bằng 1 5x+5 = 2x – 6 x = ( thỏa ĐKXĐ ) 
Vậy để phân thức có giá trị bằng 1 thì x= 	( 1đ )
Rút kinh nghiệm : 
TUẦN 17
TIẾT 37
Ngày soạn :
Ngày dạy :
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I / Mục tiêu bài dạy
Kiến thức : HS hệ thống hoá các kiến thức trong chương 1 : Phép nhân , chia đơn thức , đa thức ; Bảy hằng đẳng thức đáng nhớ ; Phân tích đa thức thành nhân tử
Kỹ năng : HS thực hiện thành thạo việc nhân chia đa thức , đơn thức . Biết phân tích đa thức thành nhân tử , biết áp dụng việc phân tích đa thức thành nhân tử vào một số bài toán có liên quan : tìm x , gía trị lớn nhất , nhỏ nhất
Thái độ : HS rèn luyện tính cẩn thận , chính xác
II / Chuẩn bị :
Giáo viên : SGK , nội dung ôn tập
Học sinh : Các câu hỏi trong đề cương ôn tập
III / Tiến trình bài dạy
1/ Ổn định lớp
2 / Bài cũ ( tiến hành trong quá trình ôn tập )
3 / Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : ôn tập lý thuyết ( 10 ph )
- Phát biểu quy tắc nhân đơn thức cho đa thức ? nhân đa thức cho đa thức ?
- Viết công thức tóm tắt của bảy hằng đẳng thức đáng nhớ
- Nêu các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử
- HS phát biểu quy tắc
A/ Lý thuyết
1/ Quy tắc nhân đơn thức cho đa thức , nhân đa thức cho đa thức , chia đa thức cho đơn thức 
2 / Bảy hằng đẳng thức đáng nhớ
3 / Các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử
Hoạt động 2 : Bài tập ( 30 ph )
- Nhắc lại quy tắc nhân đơn thức với đa thức , đa thức với đa thức
- Ap dụng : tính
- Nhắc lại các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử ?
- Gọi 3 HS lên bảng thực hiện
- Nêu phương pháp giải bài toán trên ?
- Phân tích vế trái thành nhân tử ?
- Làm thế nào để có thể phân tích đa thức trên thành nhân tử ?
- Gọi HS lên bảng thực hiện
- Đưa ra phương pháp giải bài toán tìm giá trị nhỏ nhất
- Hướng dẫn HS biến đổi
- Học sinh thực hiện phép chia
6x3 – 7x2 – x +2 2x+1
6x3 + 3x2 3x2 – 5x+2
 - 10x2 – x
 - 10x2 –5x
 4x+2
 4x+2
- HS nhắc lại
- HS lân bảng thực hiện
- Ta đưa bài toán về dạng 
A . B = 0 ( A , B là các đa thức )
- HS thực hiện đặt thừa số chung
-Chuyển sang vế trái và áp dụng hằng đẳng thức A2 – B2 để phân tích
- HS suy nghĩ , trả lời
- Đưa về dạng bình phương của một biểu thức cộng với một số không âm
Bài 1 : Làm tính nhân
Bài 2 : Làm tính chia
Bài 3 : Phân tích các đa thức sau thành nhân tử
Bài 4 : Tìm x biết
 x = 0 hoặc 3x – 2 = 0
 x = 0 hoặc 
3x – 6 = 0 hoặc x – 4 = 0 
 x = 2 hoặc x = 4
Bài 5 : Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức
( vì với mọi x )
Vậy giá trị nhỏ nhất của biểu thức A là 10 . Khi đó x = 2
4 / Củng cố ( 3ph)
- Bảy hằng đẳng thức đáng nhớ , các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử
- Phương pháp làm một số bài toán có liên quan : tìm x , tìm giá trị nhỏ nhất , chứng minh đẳng thức 
5 / Hướng dẫn về nhà ( 2 ph )
- Làm các bài tập 1 , 2 , 3 , 4 , 5 trong đề cương ôn tập
- Chuẩn bị tiếp tục ôn tập chương 2
Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_27_den_36_pham_thi_thao_quyen.doc