Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 23: Tính chất cơ bản của phân thức đại số - Vũ Ngọc Chuyên

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 23: Tính chất cơ bản của phân thức đại số - Vũ Ngọc Chuyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Học sinh nắm vững tính chất cơ bản của phân thức để làm cơ sở cho việc rút gọn phân thức.

 2. Kĩ năng:

- Học sinh hiểu rừ được quy tắc đổi dấu suy ra được tính từ tính chất cơ bản của phân thức, nắm vững và vận dụng tốt quy tắc này.

3. Thái độ:

- HS có thái độ tích cực trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bảng phụ Sgk.

2. Học sinh: Phiếu học tập tính chất cơ bản của phân số.

III. PHƯƠNG PHÁP

 - Nêu và giải quyết vấn đề

 - Phương pháp nghiên cứu tình huống

 - Phương pháp vấn đáp, gợi mở.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY

1. Ổn định: 8A:.

2. Kiểm tra:

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 23: Tính chất cơ bản của phân thức đại số - Vũ Ngọc Chuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/11/2010
Ngày giảng: 8A: 15/11/2010
Tiết: 23
TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN THỨC ĐẠI SỐ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
	- Học sinh nắm vững tính chất cơ bản của phân thức để làm cơ sở cho việc rút gọn phân thức.
 2. Kĩ năng:
- Học sinh hiểu rừ được quy tắc đổi dấu suy ra được tính từ tính chất cơ bản của phân thức, nắm vững và vận dụng tốt quy tắc này.
3. Thái độ:
- HS có thái độ tích cực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ Sgk.
2. Học sinh: Phiếu học tập tính chất cơ bản của phân số.
III. PHƯƠNG PHÁP
	- Nêu và giải quyết vấn đề
	- Phương pháp nghiên cứu tình huống
	- Phương pháp vấn đáp, gợi mở.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định:	8A:....................... 
2. Kiểm tra:
	- Định nghĩa phân thức đại số. Lấy ví dụ về phân thức đại số. Tại sao nói số thực a là phân thức đại số. Định nghĩa hai phân thức bằng nhau. Viết công thức tổng quát?
	- Nêu tính chất cơ bản của phân số? Viết công thức tổng quát. Hai phân thức và có bằng nhau hay không? Vì sao?
* Đáp án: Định nghĩa, định nghĩa phân thức bằng nhau: Sgk
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1 : Tính chất cơ bản của phân thức
- Đặt vấn đề như SGK
? Phát biểu tính chất cơ bản của phân số 
- Cho HS nhận xét về phát biểu của bạn.
- Yêu cầu HS làm ?2/SGK
- Nhân cả tử thức và mẫu thức của với (x+2)
- Yêu cầu HS phát biểu kết quả 
- So sánh hai phân thức với
- Nhận xét chung bài làm của học sinh (Nhấn mạnh lại cách so sánh hai phân thức đại số đối với học sinh chưa làm thạo)
- Yêu cầu làm ?3
- Hãy chia cả tử thức và mẫu thức của phân thức đại số cho 3xy
- So sánh hai phân thức đại số và 
- Qua ?2 và ?3 em rút ra kết luận gì về tính chất của phân thức đại số?
- Yêu cầu HS làm ?4/SGK
- Giải thích tại sao ta lại viết được: 
- Yêu cầu HS nhận xét cầu trả lời của bạn.
- Lắng nghe, có nhu cầu tìm hiểu về tính chất của phân thức.
+ Nhân cả tử và mẫu của phân số với một số (Khác 0) ta được một phân số mới bằng phân số đã cho.
+ Chia cả tử và mẫu của phân số với một số (Khác 0) ta được một phân số mới bằng phân số đã cho.
- Đọc và nghiên cứu yêu cầu của ?2.
- Làm bài tại chỗ.
- Ta được 
- Ta có:
Suy ra: 
- Ghi vở, ghi nhớ cách so sánh hai phân thức bằng nhau.
- Đọc đề bài, suy nghĩ cách làm.
- Làm việc cá nhân, được: 
- Ta có: 
nên = 
- Phát biểu tính chất của phân thức đại số.
- Đọc đề bài, thực hiện ?4
- Phát biểu:
 vì đã chia cả tử thức và mẫu thức của phân thức cho x – 1.
1. Tính chất cơ bản của phân thức
Ví dụ: 
a) =
b) 
Tính chất cơ bản của phân thức: 
 - Nếu nhân cả tử thức và mẫu thức với cùng một đa thức khác đa thức 0 thì được một phân thức đại số bằng phân thức đại số đã cho. 
(M là đa thức khác đa thức 0)
 - Nếu chia cả tử thức và mẫu thức cho nhân tử chung của chúng thì được một phân thức đại số bằng phân thức đại số đã cho. 
(N là một nhân tử chung)
* Hoạt động 2: Quy tắc đổi dấu
- Giải thích tại sao ta lại viết được: 
- Qua câu b của ?4 em có thể rút ra kết luận gì về cách đổi dấu của phân thức đại số?
- Yêu cầu một số HS phát biểu lại quy tắc đổi dấu.
- Dùng quy tắc đổi dấu hãy điền một đa thức thích hợp vào chỗ trống trong mỗi đẳng thức trong ?5
- Cho HS nhận xét bài của bạn làm trên bảng.
- Trả lời: vì đã nhân cả tử thức và mẫu thức của phân thức với -1.
- Nếu đổi dấu cả tử thức và mẫu thức thì ta được một phân thức mới bằng phân thức đại số đã cho.
- Phát biểu và ghi nhớ.
- Hai HS lên bảng điền, dưới lớp cùng làm và nhận xét.
a)
b) 
- Nhận xét bài làm cuả bạn (chữa sai nếu có)
2. Quy tắc đổi dấu
- Nếu đổi dấu cả tử thức và mẫu thức thì ta được một phân thức mới bằng phân thức đại số đã cho.
Ví dụ: 
4. Củng cố: 
	- Nêu các tính chất cơ bản của phân thức đại số?
	- Nêu quy tắc đổi dấu?
	- Làm bài 4/SGK-T38 
5. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị giờ sau:
	- Xem lại và học thuộc các tính chất cơ bản của phân thức, quy tắc đổi dấu.
	- Làm bài tập 5, 6/SGK và các bài tập 4, 5, 6, 7/SBT
	- Xem lại các kiến thức về rút gọm phân số. 
	- Đọc trước bài “Rút gọn phân thức”
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_23_tinh_chat_co_ban_cua_phan_thuc.doc