Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 21: Kiểm tra một tiết chương I - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Văn Dũng

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 21: Kiểm tra một tiết chương I - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Văn Dũng

*Gồm: Nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức, nhân hai đa thức đã sắp xếp.

(Tỉ lệ số tiết trong PPCT: 3/20 15%)

ã Ch1(Chuẩn kiến thức kĩ năng 1): Vận dụng được tính chất phân phối của phép nhân: A(B+C)=AB+AC, (A+B)(C+D)=AC+AD+BC+BD, trong đó: A, B, C, D là các số hoặc các biểu thức số.

*Ghi chú: Đưa ra các phép tính từ đơn giản đến mức độ không quá khó. Các biểu thức đưa ra có hệ số không quá lớn, có thể tính nhanh, tính nhẩm được. Không nên đưa ra phép nhân các đa thức có số hạng tử quá 3. Chỉ đưa ra các đa thức có hệ số bằng chữ (a, b, ) khi thật cần thiết.

v Chủ đề 2: Các hằng đẳng thức đáng nhớ

*Gồm:Bảy hằng đẳng thức đáng nhớ.

(Tỉ lệ số tiết trong PPCT: 5/20 25%)

ã Ch2: HS hiểu và vận dụng được các hằng đẳng thức.

*Ghi chú: Các biểu thức đưa ra chủ yếu có hệ số không quá lớn, có thể tính nhanh, tính nhẩm được. Khi đưa ra các phép tính có sử dụng các hđt thì hệ số của các đơn thức thường là số nguyên

doc 6 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 21: Kiểm tra một tiết chương I - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Văn Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Tiết 21
Ngày soạn 22/10/2011
Kiểm tra một tiết chương i
a. Nội dung kiểm tra:
1/ Mục đích của đề kiểm tra:
a) Phạm vi kiến thức được kiểm tra:
Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ tiết 20 theo PPCT (sau khi học xong bài: Ôn tập chương I: Phép nhân và phép chia các đa thức)
b) Mục đích:
Kiểm tra đánh giá giá mức độ nắm vững kiến thức và khả năng vận dụng các kiến thức đã học ở chương I của học sinh so với chuẩn kiến thức kĩ năng ở chương I đề ra. Qua đó điều chỉnh việc dạy của giáo viên, việc học của học sinh .
Rèn luyện kĩ năng trình bày bài làm, kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào giải các bài tập toán.
Rèn cho học sinh tính cẩn thận, trung thực, chính xác khoa học, tư duy phân tích, tổng hợp trong quá trình làm bài.
Giáo dục học sinh thái độ tự giác, nghiêm túc, độc lập, sáng tạo trong quá trình làm bài.
2/ Xác định hình thức kiểm tra:
Kết hợp hai hình thức: TNKQ (30%) và TL (70%).
3/ Ma trận đề kiểm tra:
a) Các chủ đề kiểm tra và các chuẩn kiến thức kĩ năng cần kiểm tra:
Chủ đề 1: Nhân đa thức
*Gồm: Nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức, nhân hai đa thức đã sắp xếp.
(Tỉ lệ số tiết trong PPCT: 3/20 15%)
Ch1(Chuẩn kiến thức kĩ năng 1): Vận dụng được tính chất phân phối của phép nhân: A(B+C)=AB+AC, (A+B)(C+D)=AC+AD+BC+BD, trong đó: A, B, C, D là các số hoặc các biểu thức số.
*Ghi chú: Đưa ra các phép tính từ đơn giản đến mức độ không quá khó. Các biểu thức đưa ra có hệ số không quá lớn, có thể tính nhanh, tính nhẩm được. Không nên đưa ra phép nhân các đa thức có số hạng tử quá 3. Chỉ đưa ra các đa thức có hệ số bằng chữ (a, b,  ) khi thật cần thiết.
Chủ đề 2: Các hằng đẳng thức đáng nhớ
*Gồm:Bảy hằng đẳng thức đáng nhớ.
(Tỉ lệ số tiết trong PPCT: 5/20 25%)
Ch2: HS hiểu và vận dụng được các hằng đẳng thức.
*Ghi chú: Các biểu thức đưa ra chủ yếu có hệ số không quá lớn, có thể tính nhanh, tính nhẩm được. Khi đưa ra các phép tính có sử dụng các hđt thì hệ số của các đơn thức thường là số nguyên.
Chủ đề 3: Phân tích đa thức thành nhân tử
 *Gồm: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng pp đặt nhân tử chung, pp dùng hằng đẳng thức, pp nhóm hạng tử và phối hợp nhiều phương pháp.
(Tỉ lệ số tiết trong PPCT: 6/2030%)
Ch3: Vận dụng được các phương pháp cơ bản phân tích đa thức thành nhân tử: Đặt nhân tử chung, dùng hđt, nhóm hạng tử, phối hợp các phương pháp trên.
*Ghi chú: Các bài tập đưa ra từ đơn giản đến phức tạp và mỗi biểu thức thường không có quá hai biến.
Chủ đề 4: Chia đa thức
*Gồm: Chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức, chia hai đa thức đã sắp xếp.
(Tỉ lệ số tiết trong PPCT: 4/2020%)
Ch4: Vận dụng được quy tắc chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức.
Ch5: Vận dụng được quy tắc chia hai đa thức một biến đã sắp xếp.
*Ghi chú: Đối với đa thức nhiều biến, chỉ đưa ra các bài tập mà các hạng tử của đa thức bị chia chia hết cho đơn thức chia. Không nên đưa ra trường hợp số hạng tử của đa thức chia nhiều hơn ba. Chỉ nên đưa ra các bài tập về phép chia hết là chủ yếu.
b) Trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình:
Nội dung
Tổng số tiết
Trọng số theo PPCT
Trọng số kiểm tra
Chủ đề 1
3
15%
20%
Chủ đề 2
5
25%
25%
Chủ đề 3
6
30%
30%
Chủ đề 4
4
20%
25%
Ôn tập chương
2
10%
0%
Tổng
20
100%
100%
c) Bảng số lượng câu hỏi và điểm số cho mỗi chủ đề ở mỗi cấp độ như sau:
Cấp độ
Nội dung
(chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu (chuẩn) cần kiểm tra
Điểm số
Số câu
TNKQ
TL
Cấp độ 1,2
(60%)
Chủ đề 1
10
2
{1}
(0,5đ)
Tg:2,25ph
{1}
(0,5đ)
Tg:2,25ph
(1đ)
Tg:4,5ph
Chủ đề 2
15
3
{2}
(1đ)
Tg:4,5ph
{1}
(0,5đ)
Tg:2,25ph
(1,5đ)
Tg:6,75ph
Chủ đề 3
20
3
{2}
(1đ)
Tg:4,5ph
{1}
(1đ)
Tg:4,5ph
(2đ)
Tg:9ph
Chủ đề 4
15
2
{1}
(0,5đ)
Tg:2,25ph
{1}
(1đ)
Tg:4,5ph
(1,5đ)
Tg:6,75ph
Cấp độ 3,4
(40%)
Chủ đề 1
10
1
{1}
(1đ)
Tg:4,5ph
(1đ)
Tg:4,5ph
Chủ đề 2
10
1
{1}
(1đ)
Tg:4,5ph
(1đ)
Tg:4,5ph
Chủ đề 3
10
1
{1}
(1đ)
Tg:4,5ph
(1đ)
Tg:4,5ph
Chủ đề 4
10
1
{1}
(1đ)
Tg:4,5ph
(1đ)
Tg:4,5ph
Tổng
100
{14}
{6}
(3đ)
Tg:13,5ph
{8}
(7đ)
Tg:31,5ph
(10đ)
Tg: 45ph
d) Ma trận đề kiểm tra:
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
Chủ đề 1
{3}
(2đ)
[=20%]
Ch1
{1}
(0,5đ)
Ch1
{1}
(0,5đ)
Ch1
[1]
(1đ)
{1}
(0,5đ)
{2}
(1,5đ)
Chủ đề 2
{4}
(2,5đ)
[=25%]
Ch2
{2}
(1đ)
Ch2
{1}
(0,5đ)
Ch2
{1}
(1đ)
{2}
(1đ)
{2}
(1,5đ)
Chủ đề 3
{4}
(3đ)
[=30%]
Ch3
{2}
(1đ)
Ch3
[1]
(1đ)
Ch3
[1]
(1đ)
{2}
(1đ)
{2}
(2đ)
Chủ đề 4
{3}
(2,5đ)
[=25%]
Ch4
{1}
(0,5đ)
Ch4
{1}
(1đ)
Ch5
{1}
(1đ)
{1}
(0,5đ)
{2}
(2đ)
Tổng
{14}
(10đ)
[=100%]
{6}
(3đ)
{4}
(3đ)
{3}
(3đ)
{1}
(1đ)
{6}
(3đ)
[30%]
{8}
(7đ)
[70%]
4/ Câu hỏi theo ma trận:
Chủ đề 1: Nhân đa thức
1.Tích của đơn thức 2x2 với đa thức 2x2 +3x bằng:
4x2 +6x3;
4x2 - 6x3;
4x2 +6x;
4x2 +6.
2. Làm tính nhân: 2x(7x2 - 5x - 1)
3. Rút gọn biểu thức sau: 3x(x + 2) - 5x(1 - x) - 8(x2 - 3).
Chủ đề 2: Các hằng đẳng thức đáng nhớ
4. Kết quả của phép tính (x+2)(x2 - 2x+4) bằng:
x3 - 8;
x3 + 8;
(x+2)3;
(x - 2)3.
5. Trong các đẳng thức sau, đẳng thức nào sai?
x2 + 2x + 1 = (x + 1)2;
x2 + x + = ,
16x2 + 8x + 1 = (4x+ 1)2;
9x2 + 2x + = .
6. Tính: (x + 2y)2.
7. Tính giá trị của biểu thức: x3 + 9x2 + 27x + 27 tại x = 97.
Chủ đề 3: Phân tích đa thức thành nhân tử
8. Phân tích đa thức x2(x + 1) - x(x + 1) thành nhân tử ta được kết quả là:
x;
x(x + 1);
(x + 1)(x2 - x);
x(x - 1)(x + 1).
9. Phân tích đa thức 16x2 - 9y2 thành nhân tử ta được kết quả là:
(4x - 3y)2;
(4x - 4,5y)(4x + 4,5y);
(16x - 9y)(16x + 9y);
(4x - 3y)(4x + 3y).
10. Tìm x, biết: x2 - 5x = 0.
11. Phân tích đa thức sau thành nhân tử: (x + 1)2 + 4(x + 1) - 12 .
Chủ đề 4: Chia đa thức
12. Kết quả của phép tính (12x6 - 2x2): 2x2 là:
6x3 - x;
10x4 - 1;
6x4 - 1;
6x4 - x.
13. Tính giá trị của biểu thức: 5a3b: (-2a2b) tại a = -2; b = 2012.
14. Làm tính chia: (6x2 + 13x - 5): (2x + 5)
5/ Đáp án, biểu điểm:
Phần trắc nghiệm(3đ): (Chọn mỗi câu đúng cho 0,5đ)
Câu
1
4
5
8
9
12
Đáp án đúng
A
B
B
D
D
C
Phần tự luận(7đ):
2.(0,5đ) Làm tính nhân:
2x(7x2 - 5x - 1) = 14x3 - 10x2 - 2x.
3.(1đ) Rút gọn biểu thức sau:
3x(x + 2) - 5x(1 - x) - 8(x2 - 3) = ... = x + 24.
6.(0,5đ) Tính: (x + 2y)2 = x2 + 4xy + 4y2.
7.(1đ) Tính giá trị của biểu thức: x3 + 9x2 + 27x + 27 tại x = 97.
+Ta có: x3 + 9x2 + 27x + 27 = (x + 3)3.
+Thay x =97 vào bt trên, ta có: (97 + 3)3 = 1003 = 1 000 000
10.(1đ) Tìm x, biết: x2 - 5x = 0.
ĐS: x = 0 và x = 5.
11.(1đ) Phân tích đa thức sau thành nhân tử: (x + 1)2 + 4(x + 1) - 12 .
+Đặt t = x + 1, ta có:
t2 + 4t -12 = t2 - 2t + 6t - 12 = t(t - 2) + 6(t - 2) = (t - 2)(t + 6) (*)
+Thay t = x + 1 và bt (*) ta có: (x + 1 - 2)(x + 1 + 6) = (x - 1)(x + 7)
Vậy (x + 1)2 + 4(x + 1) - 12 = (x - 1)(x + 7).
13.(1đ) Tính giá trị của biểu thức: 5a3b: (-2a2b) tại a = -2; b = 2012.
+Ta có: 5a3b: (-2a2b) = a.
+Thay a = -2, b = 2012 vào kq trên, ta có giá trị là 5
Vậy giá trị của biểu thức: 5a3b: (-2a2b) tại a = -2; b = 2012 là 5.
14.(1đ) Làm tính chia: (6x2 + 13x - 5): (2x + 5)
Thực hiện phép chia ta có:
Vậy (6x2 + 13x - 5): (2x + 5) = 3x - 1
b. Chuẩn bị:
GV: Đề và giấy kiểm tra.
HS: Thực hiện theo HD ở tiết 20.
c. Tiến trình Kiểm tra:
1/ ổn định tổ chức lớp :
ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số:
Ngày thực hiện
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
8B
2/ Tiến hành kiểm tra:
Gv cho học sinh làm bài kiểm tra.
(Nội dung kiểm tra xem ở trên)
3/ Thu bài, nhận xét tiết kiểm tra:
Cuối giờ kiểm tra, giáo viên tiến hành thu bài.
GV nhận xét tiết kiểm tra.
4/ Dặn dò, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Xem lại toàn bộ nội dung kiến thức của chương I theo SGK và vở ghi.
Hoàn thiện các câu hỏi và BT cuối chương I trong SGK và SBT vào vở.
Nghiên cứu trước bài đầu tiên của chương II.

Tài liệu đính kèm:

  • docDai so 8 Tuan 11-Tiet 21-KT45ph.doc