Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 17: Luyện tập - Năm học 2010-2011

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 17: Luyện tập - Năm học 2010-2011

I MỤC TIÊU:

+ HS củng cố các quy tắc chia đa thức cho đơn thức, chia hai đa thức đã sắp xếp, điều kiện để đơn thức chia hết cho đơn thức. đa thức chia hết cho đơn thức, đa thức chia hết cho đa thức

+ Vận dụng các quy tắc vào giải toán.

+ Rèn cho HS tính cẩn thận, sạch sẽ trong làm bài tập toán.

II CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Thước thẳng , bảng phụ, phấn mầu

- HS : SGK, thước thẳng, phiếu học tập

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.

+ HS lên bảng thực hiện bài tập 70 (SGK.Tr.32)

+ GV tổ chức cho hS nhận xét đánh giá cho điểm.

3. Bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 625Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 17: Luyện tập - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/ 10/2010 Ngày giảng: 21/ 10/2010
Tiết 17 Luyện tập
I mục tiêu:
+ HS củng cố các quy tắc chia đa thức cho đơn thức, chia hai đa thức đã sắp xếp, điều kiện để đơn thức chia hết cho đơn thức. đa thức chia hết cho đơn thức, đa thức chia hết cho đa thức 
+ Vận dụng các quy tắc vào giải toán. 
+ Rèn cho HS tính cẩn thận, sạch sẽ trong làm bài tập toán.
II Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Thước thẳng , bảng phụ, phấn mầu
- HS : SGK, thước thẳng, phiếu học tập
III Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.
+ HS lên bảng thực hiện bài tập 70 (SGK.Tr.32)
+ GV tổ chức cho hS nhận xét đánh giá cho điểm.
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Gv cho Hs nêu cách làm bài tập 71 sgk
Hs lên bảng trình bày lớp nhận xét
Gv đánh giá và chốt cách làm
Gv cho 1 Hs nêu cách làm bài tập 73 sgk
HS trả lời, GV hướng dẫn thêm nếu cần
Gọi 2 Hs lên bảng trình bày 
HS dưới lớp nhận xét
Gv đánh giá và chốt cách làm và cho điểm HS lên bảng làm nếu đúng
GV: Hướng dẫn cho HS cách giải bài tập 74 sau đó cho HS lên bảng trình bày.
GV: Ta đã biết: A(x) = B(x) .Q(x) + R(x) thì phép chia là phép chia hết khi R(x) = 0
 Khi thực hiện chia đa thức sau đó xét đa thức dư R(x) xem bằng 0 khi nào, từ đó ta tìm a thoả mãn.
HS: trình bày song, GV tổ chức nhận xét và cho điểm nếu đúng và chính xác
GV: vậy muốn tìm điều kiện của tham số để đa thức bị chia chia hết cho đa thức chia ta phải làm như thế nào?
Bài tập thêm
a.Tìm a để đa thức x4 - x3 +6x2 - x + a chia hết cho đa thức x-2
b. Xác định a sao cho 3x4+a x2+ 9 chia hết cho x2 - 1
GV: Cheo bảng phụ có đề bài toán làm thêm cho HS thực hiện
GV: Cho hai nhóm cùng làm việc, sau đó gọi đại diện nhóm lên trình bày
GV: Cheo bảng phụ bài tập thêm thứ 2 lên bảng và cho HS thực hiện
Tìm điều kiện của n để (3n3+10n2 - 5) chia hết cho (3n+1)
GV: Giới thiệu bài toán này có thể cho dưới dạng: tìm ĐK của n để Phân số:
 nguyên.
GV: Cũng có nghĩa là tìm ĐK để (3n3+10n2 - 5) chia hết cho (3n+1)
Bài 71
Đa thức A chia hết cho đơn thức B vì mỗi hạng tử của A đều chia hết cho B
Đa thức A chia hết cho đa thức B vì:
 A= x2 - 2x +1= (x- 1)2 chia hết cho ( x-1)
Bài 73
(4x2-9y2): (2x-3y) 
 = ( 2x-3y) ( 2x+3y) : (2x-3y) = ( 2x+3y)
(27x3-1): (3x-1) 
 =(3x-1)(9x2+3x+1) : (3x-1)= 9x2 +3x+1 
(8x3+1):(4x2-2x+1)
 =(2x +1)( 4x2 -2x +1):(4x2-2x +1)= 2x+1
(x2-3x+xy-3y):(x+y)
 =(x2 +xy) - ( 3x+ 3y ) : ( x+y) 
 = x( x+y) - 3 ( x+y) : ( x+y)
= (x+ y) ( x-3) : ( x+y) = ( x-3)
Bài 74
2x3-3x2+x+a = (x+2)(2x2-7x+15) + a-30
Để phép chia là phép chia hết thì phải có: a-30 = 0 => a = 30
Vậy a=30 thì 2x3-3x2+x+a chia hết cho(x+2)
Muốn tìm điều kiện của tham số để đa thức bị chia chia hết cho đa thức chia: 
-Ta thực hiện phép chia
-Xác định đa thức dư
-Cho đa thức dư bằng 0 và tìm giá trị của tham số
Bài tập thêm 1
Nhóm I: thực hiện phép chia ta có đa thức dư : R( x) = a + 40 
Muốn phép chia là chia hết thì R( x) = 0
Hay a + 40 = 0 nên a = - 40
Nhóm 2: Thực hiện phép chia đa thức dư là R(x) = 12 + a
Muốn phép chia là chia hết thì 
R(x) = 12 + a = 0
Nên 12+a = 0 Û a= -12
Bài tập thêm 2
Ta có: (3n3+10n2 - 5) = (3n +1)(n2 +3n-1) - 4
vậy 4 chia hết cho 3n-1 hay 3n-1 là ước của 4 nên n= 0; 1; -1 
Dạng khác
Ta có thể viết: 
Vì n2 +3n-1 là nguyên nên để
 nguyên thì là số nguyên khi đó 4 chia hết cho 3n-1 hay 3n-1 là ước của 4 => n = 0; 1; -1 
4. Củng cố
Với các đa thức có: A(x) = B(x) .Q(x) + R(x) thì ta nói đa thức A(x) chia hết cho đa thức B(x)(Q(x)) khi nào và không chia hết khi nào?
5. Dặn dò học ở nhà
- Ôn tập các câu hỏi trang32, xem lại các dạng toán trong chưong I , làm các bàI tập 75-80 sgk trang 33 tiết sau ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_17_luyen_tap_nam_hoc_2010_2011.doc