Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 17 đến 70 - Năm học 2010-2011

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 17 đến 70 - Năm học 2010-2011

Phép chia có dư bằng 0 là phép chia hết.

HS làm ? .Kiểm tra lai tích bằng cách thực hiện phép nhân :

(x2-4x-3).(2x2-5x+1)

Ta viết:

(2x4-13x3+15x2+11x-3):(x2-4x-3) =

= (2x2-5x+1).

 Hoạt động 2: Phép chia có dư

-GV cho ví dụ 17:3 được thương là 5 dư 2, viết 17=?

Số bị chia = Số chia.thương + Số dư

-Thực hiện phép chia đa thức (5x3-3x2+7) cho đa thức(x2+1). GV hướng dẫn hs đặt phép chia. Sau đó có thể cho các em hoạt động nhóm.

-HS cho biết đa thức dư cuối cùng là bao nhiêu?

-GV ta thấy đa thức dư-5x+10 có bậc bằng 1 nhỏ hơn bậc của đa thức chia (bằng 2) nên phép chia không thể tiếp tục được.

-Phép chia trong trường hợp nầy được gọi là phép chia có dư, -5x+10gọi là dư và ta viết được nhưthế nào?

-GV nêu phần chú ý ở sgk.

A = B.Q +R (B0), R=0 hoặc nhỏ hơn bậc của B (R được gọi là dư trong phép chia A cho B).

Khi R=0 phép chia A choB là phép chia hết.

doc 109 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 17 đến 70 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng : 
Tiết 17. Chia đa thức một biến đã sắp xếp
 	A – Mục tiêu:
 - Kiến thức:
 +) Hiểu được thế nào là phép chia hết, phép chia có dư.
 +) Nắm vững cách chia đa thức một biến đã sắp xếp.
 - Kỷ năng: Rèn luyện tính cẩn thận , chính xác khi thực hiện phép chia.
 - Thái độ : Nghiêm túc , cẩn thận , chính xác .
B – Chuẩn bị của GV và HS:
 - GV: Bảng phụ , Thước thẳng .
 - HS: SGK , SBT , Dụng cụ học tập .
C – Tiến trình dạy – học:
1) Tổ chức :
 2) Kiểm tra :
* Hoạt động 1: Kiểm tra 
HS 1: Phát biểu qui tắc chia đa thức cho đơn thức . 
 Làm bài 64a sgk . 
 3) Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1: Phép chia hết
? HS lên bảng thực hiện phép chia 
 962 : 26 
- GV trình bày phép chia đa thức:
(2x4-13x3+15x2+11x-3) cho đa thức(x2-4x-3) ta làm như sau:
-Đặt phép chia.
+Chia hạng tử bậc cao nhất của đa thức bị chia cho hạng tử bậc cao nhất của đa thức chia: 
 2x4: x2 = 2x2.
+Nhân2x2 với đa thức chia
x2-4x-3 rồi lấy đa thưc bị chia trừ đi tichs nhận được. Hiệu vừa tìm được gọi là dư thứ nhất.
-Chia hạng tử bậc cao nhất của dư thứ nhất cho hạng tử bậc cao nhất của đa thức chia, cụ thể là:
 -5x3 : x2 =-5x.
+Lấy dư thức nhất trừ đi tích của -5x với đa thức chia ta được dư thứ hai
-Thực hiện tương tự như trên, ta được dư cuối cùng bằng 0, thương là 2x2-5x+1
-Phép chia có dư bằng 0 là phép chia hết.
HS làm ? .Kiểm tra lai tích bằng cách thực hiện phép nhân :
(x2-4x-3).(2x2-5x+1) 
Ta viết: 
(2x4-13x3+15x2+11x-3):(x2-4x-3) = 
= (2x2-5x+1).
 Hoạt động 2: Phép chia có dư 
-GV cho ví dụ 17:3 được thương là 5 dư 2, viết 17=?
Số bị chia = Số chia.thương + Số dư
-Thực hiện phép chia đa thức (5x3-3x2+7) cho đa thức(x2+1). GV hướng dẫn hs đặt phép chia. Sau đó có thể cho các em hoạt động nhóm.
-HS cho biết đa thức dư cuối cùng là bao nhiêu?
-GV ta thấy đa thức dư-5x+10 có bậc bằng 1 nhỏ hơn bậc của đa thức chia (bằng 2) nên phép chia không thể tiếp tục được.
-Phép chia trong trường hợp nầy được gọi là phép chia có dư, -5x+10gọi là dư và ta viết được nhưthế nào?
-GV nêu phần chú ý ở sgk.
A = B.Q +R (B0), R=0 hoặc nhỏ hơn bậc của B (R được gọi là dư trong phép chia A cho B). 
Khi R=0 phép chia A choB là phép chia hết.
HS: Cùng làm voà vở
Đặt phép chia
 2x4-13x3+ 15x2+11x-3 x2-4x-3
 2x4 - 8x3- 6x2 2x2-5x+1
 -5x3 +21x2+11x-3
 -5x3 +20x2+15x
 x2-4x-3
 x2-4x-3
 0
- HS kiểm tra lại kết quả bằng cách thực hiện phép nhân : (x2-4x-3).(2x2-5x+1) 
Thực hiện phép chia đa thức(5x3-3x2+7) cho đa thức (x2+1).
5x3-3x2 +7 x2+1
5x3 +5x 5x-3
 -3x2 -5x + 7
 -3x2 - 3
 -5x +10
+Phép chia trong trường hợp này được gọi là phép chia có dư, -5x + 10 gọi là dư và ta có:
5x3-3x2+7=(x2+1)(5x-3)-5x+10
4) Củng cố :
 Bài tập 69 tr 31 SGK
GV đư đề lên bảng phụ
? Để tìm đa thức dư ta phải làm gì
? Các em thực hiện phép chia theo nhóm
? Viết đa thức bị chia A dưới dạng
 A = B . Q + R
Bài tập 68 tr 31 SGK
áp dụng HĐT để thực hiện phép chia
Bài 68. 2 HS lên bảng thực hiện phần a,b
Bài 69. Một HS làm trên bảng 
-Lóp làm tại chỗ
5) Hướng dẫn về nhà :
 - Kiến thức ôn tập: Xem lại các phép toán chia trên. 
 Bài tập về nhà: Làm bài tập 69,72,73,74 sgk., 51/SBT
Bài tập hs giỏi: Tìm a để đa thức 2x2+7x+6 chia hết cho x+a.
Ngày giảng : 
Tiết 18 : Luyện tập
 	A – Mục tiêu:
 - Kiến thức: Vận dụng hằng đẳng thức để thực hiện phép chia
 - Kỷ năng:- Rèn luyện kỷ năng chia đa thức cho đơn thức, chia đa thức đã xắp sếp.
 -Rèn luyện tính cẩn thận khi thức hiện phép chia.
 - Thái độ : Nghiêm túc , chính xác . Rèn luyện tính cẩn thận khi thức hiện phép chia.
B – Chuẩn bị của GV và HS:
 - GV: Bảng phụ , Thước thẳng .
 - HS: SGK , SBT , Dụng cụ học tập .
C – Tiến trình dạy – học:
1) Tổ chức :
2) Kiểm tra :
-HS 1: Phát biểu quy tắc chia đa thức cho đơn thức 
 Làm bài tập 67a.
-HS 2 làm bài tập 68c)
3) Tổ chức luyện tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài tập 70 SGK
Làm tính chia
a) (25x5 - 5x4 + 10x2) : 5x2 
b) (15x3y2- 6x2y - 3x2y2) : 6x2y
? Khi nào đơn thức A chia hết cho đơn thức B?
Bài tập 71 SGK
Không thực hiện phép chia, hãy xét xem đa thức A có chia hết cho đa thức B hay không?
a) A = 15x4 - 8x3 +x2
 B = x2
? Để làm bài 71 em cần xét những yếu tố nào?
A = x2 - 2x + 1
 B = 1 - x	
Bài tập 72 SGK
Làm tính chia
(2x4 + x3- 3x2 + 5x - 2) : (x2 - x + 1)
GV: chú ý cho HS khi đặt phép chia và tránh nhầm dấu
 Bài tập 73 SGK : Tính nhanh:
GV cho HS họt động nhóm
? Đại diện nhóm lên trình bày một ý
a) (4x2-9y2) : (2x-3y)
(27x3-1) : (3x - 1)
(8x3 + 1) : (4x2 - 2x + 1)
d) (x2 - 3x + xy -3y) : (x + y)
? Để tính nhanh ta áp dụng kiến thức nào
Bài74/SGK
Tìm a để 2x3-3x2+x+a chia hết cho đa thức x+2
-GV: hãy tìm dư của pháp chia
-Phép chi hết khi nào?
2 HS lên bảng thực hiện.
a) (25x5 - 5x4 + 10x2) : 5x2 
 = (25x5:5x2)+(-5x4:5x2)+(10x2:5x2)
 = 5x3 - x2 + 2
b) (15x3y2- 6x2y - 3x2y2) : 6x2y
=(15x3y2:6x2y)+(-6x2y:6x2y)+(-3x2y2 :6x2y)
= xy - 1 - y
HS: -Đơn thức A chia hết cho đơn thức B khi mỗi biến của đơn thức B đều là biến của A với số mũ không lớn hơn số của nó trong A.
HS: Đứng tại chổ trả lời
a) Ta có: 15x4 x2, 8x3 x2, x2 x2 .Do đó A chia hết cho B.
HS: Ta xét tính chia hết của từng hạng tử trong đa thức.
b) A = x2 - 2x + 1 = (1 - x)2
 Ta có :(1 - x)2 chia hết cho (1 - x) nên A chia hết cho B.
1HS :lên bảng thực hiện
2x4 + x3- 3x2 + 5x - 2 x2 - x + 1
2x4 - 2x3+2x2 2x2+3x-2
 3x3-5x2 + 5x - 2
 3x3-3x2 + 3x
 - 2x2 + 2x - 2 
 - 2x2 + 2x - 2 
 0 
HS khác nhận xét - cho điểm
4 HS lên bảng tình bày
a) (4x2-9y2) : (2x-3y)
 = (2x - 3y)(2x + 3y) : (2x - 3y)
 = 2x + 3y
(27x3-1) : (3x - 1)
 = (3x - 1)(9x2+3x+1) : (3x - 1)
 = 9x2 + 3x + 1
(8x3 + 1) : (4x2 - 2x + 1)
 = (2x+1)(4x2-2x+1) : (4x2-2x+1)
 = 2x + 1
d) (x2 - 3x + xy -3y) : (x + y)
 = [ x(x + y) - 3(x + y)] : (x + y)
 = (x + y) (x - 3) : (x + y)
 = x - 3
HS: áp dụng hằng đẳng thức
Dư: a-30
Để phép chi hết thì a=30
4) Củng cố : 
Lưu ý những sai sót cho HS khi làm bài
5) Hướng dẫn về nhà :
 - Kiến thức ôn tập: Về nhà xem lại các bài tập đã giải. Chuẩn bị các câu hỏi trong phần ôn tập chương.
 - Bài tập về nhà: Làm bài tâp 74 sgk.
Bài tập hs giỏi: tìm giá trị nguyên của n để sao cho là số nguyên./.
 Ngày giảng : 
Tiết 19 : Ôn tập chương I
 	A – Mục tiêu:
- Kiến thức : Hệ thống kiến thức cơ bản trong chương I.
- Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng giải các loại bài tập cơ bản trong chương I
 - Thái độ : Nghiêm túc , cẩn thận , chính xác .
B – Chuẩn bị của GV và HS:
 - GV: Bảng phụ , Thước thẳng .
 - HS: SGK , SBT , Dụng cụ học tập .Trả lời các câu hỏi phần ôn tập
C – Tiến trình dạy – học:
1) Tổ chức :
 2) Kiểm tra : Kết hợp trong bài
3) Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1: Lý thuyết
GV: Nêu câu hỏi để HS trả lời
? Quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
? Viết b ảy hằng đẳng thức đáng nhớ.
? Đơn thức A chia hết cho đơn thức B khi nào
?Khi nào đa thức A chia hết cho đa thức B
Hoạt động 2: Bài tập
GV cho 3 HS lên bảng thực hiện
Bài tập 75 SGK 
 Làm tính nhân:
 5x2.(3x2-7x+2)
Bài tập 76 b
Làm tính nhân:
 (x-2y).(3xy+5y2+x)
Bài tâp 77a SGK
Tính nhanh giá trị của biểu thức
 M=x2+4y2-4xy tại x=18, y=4
Bài tập 79 SGK
Phân tích các đa thức sau thành nhân tử 
 a) x2-4 +(x-2)2
 b) x3-2x2+x-xy2	
c) x3-4x2-12x+27
GV yêu cầu HS làm song mỗi ý phải nêu rõ sử dụng phương pháp và cách phân tích
Bài tập 80 SGK
Làm tính chia :
 a) (6x3 - 7x2 - x + 2) : (2x + 1)
Bài tập 82 SGK
Chứng minh:
x2 - 2xy + y2 + 1 > 0 với mọi số thực x và y.
GV hướng dẫn học sinh cùng giải 
? Phân tích VT thành nhân tử
? Có nhận xết gì về (x - y)2 
? Từ đó suy ra biểu thức (x - y)2 + 1 ntn
Bài tập 83 SGK
Tìm n ẻ Z để 2n2 - n + 2 
 chia hết cho 2n + 1	
? Yêu cầu 1HS lên thực hiện phép chia
Vậy 
Với n ẻ Z thì n - 1 ẻ Z
ị 2n2 - n + 2 chia hết cho 2n + 1 
khi hay 2n+1 ẻ Ư(3)	
- HS phát biểu q uy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
- Bảy hằng đẳng thức đáng nhớ.
- Đơn thức A chia hết cho đơn thức B khi mỗi biến của B là biến của A với số mũ không lớn hơn số mũ của nó trong A
- Đa thức A chia hết cho đa thức B nếu các hạng tử của đa thức A chia hết cho đơn thức B
- Đa thức A chia hết cho đa thức B khi số dư r = 0 ; phép chia A cho B là phép hết .
75a) 5x2.(3x2-7x+2) 
 =5x2.3x2+5x2.(-7x)+5x2.2
 =15x4-35x2+10x2
76b) (x-2y).(3xy+5y2+x)
 =3x2y+5xy2+x2-6xy2-10y3-2xy
 =3x2 y-xy2-2xy+x2-10y3
77a) M=x2+4y2-4xy tại x=18, y=4
 M=x2-2x.2y+(2y)2 
 M=(x-2y)2
Thay x=18, y=4 vào biểu thức ta có :
 M=(18-2.4)2=102=100
Vậy giá trị của M tại x=18, y=4 là 100.
79 a) x2-4 +(x-2)2=(x-2)(x+2)+(x-2)2
 =(x-2).(x+2+x-2)
 =(x-2).2x
b) x3-2x2+x-xy2=x.(x2-2x+1-y2)
=x.[(x-1)2-y2]
=x.[(x-1+y)][(x-1)-y]
c) x3-4x2-12x+27
=(x3+27)-(4x2+12x)
=(x+3).(x2-3x+9)-4x(x+3)
=(x+3).(x2-3x+9-4x)
=(x+3).(x2-7x+9)
80a/ 6x3 - 7x2 - x + 2 2x + 1
 6x3 + 3x2 3x2 - 5x + 2
 10x2- x + 2
 - 10x2-5x
 4x + 2
 4x + 2
 0
Giải:
 x2 - 2xy + y2 + 1 = (x - y)2 +1
Ta có (x - y)2 0 với mọi x,y
Do đó (x - y)2 + 1 > 0 với mọi số thực 
x ,y 
 2n2 - n + 2 2n + 1
 2n2 + n n - 1 
 - 2n + 2 
 - 2n - 1 
 3 
HS: Giải tiếp
ĐS: n ẻ {0; -1 ; -2; 1}
4) Củng cố : 
-Lưu ý những sai sót cho HS trong quá trình làm bài
5) Hướng dẫn về nhà :
- Về nhà học thuộc các câu hỏi trong phần ôn tập .
- Làm các bài tập còn lại trong phần ôn tập chương
- Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học .
Ngày giảng :
Tiết 20 : ôn tẬp chương I ( tiếp).
 A – Mục tiêu:
 - Kiến thức: HS tiếp tục được củng cố và khắc sâu các kiến thức cơ bản các hằng đẳng thức đáng nhớ, phân tích đa thức thành nhân tử, chia đơn, đa thức.
 - Kỹ năng: Thực hiện thành thạo việc tổng hợp các kĩ năng đã có về phân tích đa thức thành nhân tử, chứng minh, tìm x ...
 - Thái độ : Có thái độ nghiêm túc và ý thức tích cực trong học tập .
 B – Chuẩn bị của GV và HS: 
 - GV: Bảng phụ ,thước thẳng .
 - HS: SGK , SBT , Dụng cụ học tập,giấy kiểm tra 15’. 
C – Tiến trình dạy – học: 
1) Tổ chức :
2) Kiểm tra : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV nêu yêu cầu kiểm tra. HS cả lớp cùng làm, 2 HS thực hành trên bảng.
 (HS1) : ? Làm bài 77a SGK tr 33.
 (HS2 ): ? Phân tích đa thức sau thành nhân tử: .
HS nhận xét bổ xung . GV đánh giá cho điểm và ĐVĐ vào bài mới.
Hai HS lên bảng đồng thời .
- HS trả lời và làm bài tập .
3) Bài mới : 
Hoạt động 1 : Luyện tập
Bài 1: Thực hiện phép nhân.
a/ 5x2.(3x2 – 7x + 2)
b/ xy.(2x2y – 3xy + y2) 
c/ (2x2 – 3x)(5x2 – 2x + 1)
d/ (x – 2y)(3xy + 5y2 + x)
- Gv đưa đề bài trên bảng.
? Để thực hiện được các phép nhân trong bài ta làm như thế nào.
- Gv gọi HS dưới lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 81: SGK tr 33. Tìm x, biết.
a/ x(x2 – 4) = 0
c/ x + 2x2 + 2x3 = 0
? Nhắc lại cách làm bài tập tìm x trong dạng bài tập trên.
- Gọi 2 ...  nhận xét , đánh giá bài làm trên bảng .
4) Củng cố : Kết hợp trong giờ .
5) Hướng dẫn về nhà : 
- Ôn lại bài , nắm vững cách khử dấu GTTĐ , làm bài tập 35 , 36 , 37 ( SGK , tr 51 ) 
- Làm các câu hỏi phần ôn tập chương 
- Làm các bài tập 38 , 39 , 40 ( SGK ) 
1. Nhắc lại về giá trị tuyệt đối .
HS trả lời câu hỏi GV đưa ra :
Giá trị tuyệt đối của 1 số a được xác định theo công thức sau :
 = 
 = 12 ; 
 = ; 
 = 0 .
HS đọc hiểu VD 1 ( SGK , tr 50 )
HS : = x - 3 .
HS : = 2x .
a ) Khi x 0 -3x 0 
nên = -3x
C = -3x + 7x - 4 
 = 4x - 4 
b ) Khi x < 6 x - 6 < 0 
nên = 6 - x 
D = 5 - 4x + 6 - x 
 = 11 - 5x 
2 . Giải một số phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối .
HS tự tìm hiểu 2 VD trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV .
VD 2 (SGK ):
HS : Với x 0 3x = x + 4 2x = 4 x = 2 
Với x < 0 -3x = x + 4 - 4x = 4 
 x = - 1 .
VD 3 ( SGK ) :
HS : Giải các bất phương trình x - 3 0 và x - 3 < 0 
?2 HS 1 :
a ) = 
Với x -5 x + 5 = 3x + 1 
 - 2x = - 4 x = 2 ( TMĐK x -5 ) 
Với x < -5 - x - 5 = 3x + 1 
 - 4x = 6 x = - 1,5 
( loại do không tmđk x < - 5 ) 
Vậy PT có duy nhất 1 nghiệm là : x = 2 .
b ) = 
Với x 0 - 5x = 2x + 21 
 - 7x = 21 x = -3 ( TMĐK x 0 )
Với x > 0 5x = 2x + 21 3x = 21 
 x = 7 ( TM ĐK x > 0 )
Vậy Pt có tất cả 2 nghiệm là : x = -3 và x =7 .
Bài 36 c ) Tập nghiệm của phương trình là S = 
4) Củng cố : 
- HS nhắc lại cách phá dấu giá trị tuyệt đối của một biểu thức.
5) Hướng dẫn về nhà : 
- Ôn lại bài , nắm vững cách khử dấu GTTĐ , làm bài tập 35 , 36 , 37 ( SGK , tr 51 ) 
- Làm các câu hỏi phần ôn tập chương 
- Làm các bài tập 38 , 39 , 40 ( SGK )
Ngày giảng :
Tiết 66: ôn tập chương IV
 A – Mục tiêu:
 - Kiến thức: Có kiến thức hệ thống hơn về bất đẳng thức, bất phương trình theo yêu cầu của chương.
 - Kỹ năng: Có kĩ năng giải bất phương trình bậc nhất và phương trình dạng và dạng 
 - Thái độ : Rèn tính cẩn thận, chính xác, khoa học trong quá trình giải bất phương trình . 
B – Chuẩn bị của GV và HS: 
 - GV: Bảng phụ ,thước thẳng .
 - HS: SGK , SBT , Dụng cụ học tập , 
ôn tập các câu hỏi phần ôn tập chương IV tr52-SGK.
C – Tiến trình dạy – học: 
1) Tổ chức : 
2) Kiểm tra : 
3) Bài mới : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 *HĐ 1: Ôn lí thuyết
- GV cho HS trả lời 5 câu hỏi /SGK 
- Giáo viên treo bảng phụ 2 lên bảng yêu cầu học sinh làm bài.
bảng phụ 1 ghi tập nghiệm và biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình và bảng phụ 2 ghi nội dung sau:
Nối các câu ở cột A với các câu ở cột B để có khẳng định đúng:
Cột A
Cột B
1. Nếu a b 
2. Nếu a b và c < 0
3. Nếu a.c 0
4. Nếu a + c < b + c
5. Nếu ac bc và c < 0
6. ac bc và c < 0
a) thì a.c b.c
b) thì a < b
c) thì a b
d) thì a + c b + c
e) thì a > b
f) thì a b
- Cả lớp thảo luận theo nhóm.
- Đại diện 1 học sinh lên bảng làm.
- Học sinh khác nhận xét.
? Nhắc lại các tính chất liên hệ giữa thứ tự với phép cộng, phép nhân.
- 1 học sinh trả lời.
- Giáo viên đưa ra bảng phụ 1
- Học sinh chú ý theo dõi và nêu cách biểu diễn nghiệm.
*HĐ 2: Bài tập 
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 4 phàn a, c
- Cả lớp làm bài, 2 học sinh trình bày trên bảng
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 41
? Nêu cách làm bài.
- 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời.
- 2 học sinh lên bảng trình bày phần c, d
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên đánh giá.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 45
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 1 học sinh lên bảng làm bài
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung (nếu có)
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 44
- Cả lớp thảo luận theo nhóm.
- HS trả lời tại chỗ
- HS nghiên cứu nội dung của bảng phụ
. Nếu a b thì a + c b + c
. Nếu a b và c > 0 thì ac bc
. Nếu a b và c < 0 thì ac bc
Bài tập 4 (tr53-SGK) 
Giải các bất phương trình sau:
a) x - 1 < 3
 x < 3 + 1
 x < 4
Vậy nghiệm của bất phương trình là x < 4
c) 0,2x < 0,5
 0,2x : 0,2 < 0,6 : 0,2
 x < 3
Vậy nghiệm của BPT là x < 3
Bài tập 41 (tr53-SGK) 
c) 
 5(4x - 5) > 3(7 - x)
 20x - 25 > 21 - 3x
 23x > 46
 x > 2
Vậy nghiệm của bất phương trình là x > 2
d) 
 -3(2x + 3) 4(x - 4)
 -6x - 9 4x - 4
 10x -5
 x 
Vậy nghiệm của BPT là x 
Bài tập 45 (tr54-SGK) 
c) 
ta có 
* Khi x 5 ta có PT: x - 5 = 3x
 2x = -5 (loại)
* Khi x < 5 ta có PT: 5 - x = 3x
 4x = 5 (thoả mãn đk x < 5)
Vậy nghiệm của PT là 
Bài tập 44 (tr54-SGK) 
Gọi số lần trả lời đúng là x (x N)
Ta có BPT
5x - (10 - x) 40
 6x 50 x 
Số lần trả lời đúng là 7, 8, 9 hoặc 10
4) Củng cố : Lồng trong bài .
5) Hướng dẫn về nhà : 
- Ôn lại theo phần lí thyết phần ôn tập chương.
- Làm bài tập 38, 39, 40b,d; 41a,b; 42; 43 tr53-SGK.
- Làm bài tập 76, 82, 83 (tr49-SBT)
 Ngày giảng :
Tiết 67: ôn tập cuối năm
 A – Mục tiêu:
- Kiến thức: Ôn tập , hệ thống hóa kiến thức về đa thức, phân thức và biểu thức.
- Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính toán , phân tích để tìm lời giải cho bài toán đại số . Rèn kĩ năng trình bày.
- Thái độ :Nghiêm túc trong học tập , cẩn thận , chính xác . 
B – Chuẩn bị của GV và HS: 
 - GV: Hệ thống câu hỏi và BT ôn tập
 - HS: Ôn kiến thức về đa thức, phân thức.
C – Tiến trình dạy – học: 
1) Tổ chức : 
2) Kiểm tra : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Em Hãy viết lại 7 HĐT đáng nhớ?
- Nêu các cách phân tích đa thức thành nhân tử?
- Nêu KN phân thức, các phép tính về phân thức? 
Sau khi HS trả lời xong , GV nhận xét , chốt lại .
1HS viết trên bảng. 
Lớp nhận xét
Học sinh đứng tại chỗ trả lời .
3) Bài mới : 
 - Yêu cầu học sinh làm bài tập 1.
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm một phần.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên đánh giá.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 2
- Cho học sinh làm ít phút
- 1 học sinh khá trình bày trên bảng
- Lớp nhận xét, bồ sung.
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Giáo viên có thể gợi ý.
- 1 học sinh khá lên bảng trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt kết quả.
Rút gọn rồi tính giá trị của biểu
 thức tại x =
Yêu cầu cả lớp độc lập làm bài .
GV gọi 1 HS lên bảng trình bày lời giải cho bài toán .
Các HS khác nhận xét .
Bài tập 1 (tr130-SGK)
Phân tích đa thức thành nhân tử:
Bài tập 2 (tr130-SGK)
Thực hiện phép chia:
Bài tập 4 (tr130-SGK) ĐKXĐ : x 
Đặt P (x) là biểu thức đã cho , ta có :
4) Củng cố : Lồng trong bài .
5) Hướng dẫn về nhà : 
- Làm bài tập 3, 5, 6 (tr130, 131-SGK)
HD5: Có thể chứng minh VT = VP hoặc VP = VT
Ngày soạn: 
Tiết 68: ôn tập cuối năm (t)
 A – Mục tiêu:
 - Kiến thức: Ôn luyện kiến thức về phương trình, giải bài toán về cách lập phương trình.
- Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính toán , phân tích tìm lời giải cho bài toán và kĩ năng trình bày bài toán .
 - Thái độ : Nghiêm túc , cẩn thận , chính xác . 
B – Chuẩn bị của GV và HS: 
 - GV: Hệ thống BT ôn tập
 - HS: Ôn kiến thơcs kì II
C – Tiến trình dạy – học: 
1) Tổ chức : 
2) Kiểm tra : 
-Nêu cách giải phương trình tích , phương trình chứa ẩn ở mẫu thức 
-Trình bày các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình .
3) Bài mới : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 10
- Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm:
+ Nhóm 1, 2 làm phần a
+ Nhóm 3, 4 làm phần b
- Giáo viên lưu ý: 
- Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên đánh giá.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 11 theo 
nhóm.
- Giáo viên gợi ý: 
PT 
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện 2 nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Giáo viên chốt kết quả.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 12
- Học sinh nghiên cứu kĩ đầu bài.
? Công thức tính quãng đường:
- Học sinh: S = v.t
? Biểu diễn thời gian đi và về của người đó theo x.
- Học sinh đứng tại chỗ trả lời.
- Vậy PT như thế nào.
- 1 học sinh lên bảng giải.
Bài tập 10 (tr131-SGK)
Giải các phương trình:
Vậy nghiệm của PT là x = 3
PT có vô số nghiệm
Bài tập 11 (tr131-SGK) Giải phương trình:
Vậy nghiệm của PT là x = -1, x = 1/3
Bài tập 12 (tr131-SGK)
Gọi quãng đường AB là x (km) (x > 0)
Thời gian lúc đi của người đó là: x/25 (h)
Thời ggian lúc về của người đó là x/30 (h)
Theo bài ra ta có:
Vậy quãng đường AB dài 50km
4) Củng cố : Kết hợp trong bài .
5) Hướng dẫn về nhà : 
- Xem lại các bài tập đã chữa
- Làm nốt bài tập phần ôn tập.
- Ôn tập lại toàn bộ chương trình đại số, xem lại tất cả các dạng bài tập.
- Chuẩn bị kiểm tra HK.
 Ngày giảng :
Tiết 69-70: kiểm tra cuối năm ( cả đại số và hình học )
 A – Mục tiêu:
 - Kiến thức: Kiểm tra kiến thức đã học trong chương trình lớp 8 
 - Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích, tính toán, vẽ hình, lập luận, chứng minh 
 - Thái độ :GD lòng tự tin, tính trung thực cho HS 
B – Chuẩn bị của GV và HS: 
 - GV: Đề KT
 - HS: Thước thẳng, ê ke, com pa, MTĐT
C – Tiến trình dạy – học: 
1) Tổ chức : 
2) Kiểm tra :
 (Không KT)
3) Bài mới : 
Đề bài
I. Trắc nghiệm khách quan
Câu 1. Hình vẽ bên biểu diễn tập nghiệm của BPT nào sau đây:
A. x>3	B. x<3	C. x≥3	D. x≤3
Câu 2. Điều kiện xác định của phương trình là:
	A. x≠-2 hoặc x≠3	 B. x≠-2 và x≠3	C. x≠3 và x≠-2 D. x≠0 ; x≠3
Câu 3. Cho hình vẽ bên, MN//BC. Đẳng thức đúng là:
	A. 
	C. 
Câu 4. Giả sử tam giác ABC đồng dạng với tam giác ADE.
Vậy tỉ số: bằng:
	A. 2	B. 1/2 	C. 3	D. 1/3 
 II.Phần tự luận
Câu 5. Giải các phương trình sau:
	a) 8x – (x+2) = 2(8 – x)	b) 
Câu 6. Giải bất phương trình sau:
	2 - 3x ≥ 12 - 2x 
Câu7. Một ô tô đi tứ A đến B với vận tốc 60 km/h. Sau đó quay về A với vận tốc 45km/h. Thời gian cả đi và về là 7 giờ. Tính quãng đường AB.
Câu 8. Cho Tam giác ABC có AB=6cm. AC=8cm, BC = 10cm. Đường cao AH. Phân giác AD.
	a) CM: DABC đồng dạng cới DHAC
	b) AC2=BC.HC
	c) Tính độ dài đoạn thẳng BD
B. Đáp án
I. Trắc nghiệm khách quan
Câu
1
2
3
4
Đáp án
C
C
B
D
Câu
Đáp án
Thang điểm
5
2
8x – (x+2) = 2(8 – x)
 8x-x-2 = 16-2x 
 9x=18
 x=2
Vậy phương tình có nghiệm x=2
b) ĐKXĐ: x≠-3 và x≠1
=> 5(x-1) = 3(x+3)
 2x=17 x=7 (TMĐKXĐ)
Vậy phương trình có nghiệm x=7
0,5
0,5
0,5
0,5
6
 2 - 3x ≥ 12 - 2x 
 -x ≥ 10
 x ≤ 10
0,5
0,5
7
Gọi độ dài quãng đường AB là x (km), x>0
Thời gian đi là: x:60 giờ.
Thời gian về là: x:45 giờ.
Vì tổng thời gian cả đi và về hết 7 giờ nên ta có phương trình:
x/60 + x/45 = 7
 x = 180 (TMĐK)
Vậy độ dài quãng đường AB là 180 km
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
8
3
 a) Tac có: AB2+AC2=BC2 (=100)
DABC vuông tại A
Ta có DABC DHAC (g-g)
Vì: 
DABC DHAC => AC/BC = HC/AC 
 => AC2=BC.HC
Vì AD là tia phân giác của góc A 
BD/AB = CD/AC = (BD+CD)/ (AB+AC) = 10/14 = 5/7
BD/AB = 5/7 => BD = AB. 5/7 = 6. 5/7 4,3 cm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
4) Củng cố : 
Nhận xét thái độ làm bài của HS
5) Hướng dẫn về nhà : 
Làm các BT phần ôn tập cuối năm, phần đại số
BT: 89, 90, 91/ SCĐ

Tài liệu đính kèm:

  • docGA dai so 81011.doc