Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 14: Chia đơn thức cho đơn thức - Năm học 2012-2013 - Nông Văn Khoa

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 14: Chia đơn thức cho đơn thức - Năm học 2012-2013 - Nông Văn Khoa

Hoạt động 1: Tìm hiểu quy tắc chia đơn thức cho đơn thức

GV: Hãy nêu quy tắc chia hai luỹ thừa cùng cơ số?

GV: Em hãy chia hai luỹ thừa cùng cơ số sau:

Để chia hai luỹ thừa cùng cơ số ta làm như thế nào?

HS vận dụng thưc hiện ?1

GV: Với các luỹ thừa cùng cơ số ta thực hiện như thế nào?

GV: Hướng dẫn HS thực hiện cách chia hai luỹ thừa có hệ số.

GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện.

GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm.

GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh.

 

doc 6 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 677Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 14: Chia đơn thức cho đơn thức - Năm học 2012-2013 - Nông Văn Khoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/10/2012
Ngày dạy: 15/10/2012
 Tiết 14: CHIA ĐƠN THỨC CHO ĐƠN THỨC
I. MỤC TIÊU 
– Học sinh hiểu được khái niệm đơn thức A chia hết cho đơn thức B.
– Học sinh năm vững khi nào đơn thức A chia hết cho đơn thức B.
– Học sinh thực hiện thành thạo phép chia đơn thức cho đơn thức.
II. CHUẨN BỊ 
* Giáo viên: Giáo án, SGK, phấn, thước thẳng.
* Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập, chuẩn bị bài. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 
2. Bài cũ: Thế nào gọi là một đơn thức? Đơn thức gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
3. Bài mới: Giới thiệu bài. 
Hoạt động
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu quy tắc chia đơn thức cho đơn thức
GV: Hãy nêu quy tắc chia hai luỹ thừa cùng cơ số?
GV: Em hãy chia hai luỹ thừa cùng cơ số sau:
Để chia hai luỹ thừa cùng cơ số ta làm như thế nào?
HS vận dụng thưcï hiện ?1 
GV: Với các luỹ thừa cùng cơ số ta thực hiện như thế nào?
GV: Hướng dẫn HS thực hiện cách chia hai luỹ thừa có hệ số.
GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện. 
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh. 
Hoạt động 2: Chia các luỹ thừa
(Hoạt động theo nhóm)
GV: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán.
GV: Hướng dẫn HS cách trình bày.
GV: Cho học sinh đại diện nhóm lên bảng trình bày. 
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh. 
GV: Cho HS nêu nhận xét trong SGK.
Có phải khi nào đơn thức A củng chia hết cho đơn thức B hay không?
Điều kiện để đơn thức A chia hết cho đơn thức B là gì?
GV: Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B ta làm như thế nào?
GV: Qua các ví dụ trên em hãy nêu cách chia đơn thức cho đơn thức? Lần lượt trình bày các bước.
GV: Cho HS nêu quy tắc trong SGK 
GV: Nhấn mạnh lại quy tắc.
Hoạt động 3: Vận dụng.
Hãy vận dụng quy tắc chia đơn thức cho đơn thức để thực hiện ?3 
GV: Thế nào gọi là đơn thức chia và đơn thức bị chia?
GV: Để tính giá trị của biểu thức tại giá trị của biến ta làm như thế nào? Có thể thay giá trị vào tính hay không?
GV: Hướng dẫn HS cách trình bày.
GV: Cho 2HS lên bảng trình bày cách thực hiện.
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh. 
1. Quy tắc
Nhắc lại :
 x ¹ 0 m, n Ỵ N. m ³ n thì:
xm : xn = xm – n nếu m > n
xm : xn = 1 nếu m = n
 ?1 Làm tính chia:
a) x3 : x2 = x3 – 2 = x
b) 15x7 : 3x2 = 5x5
c) 20x5 : 12x = x4 
 ?2 Tính
a) 15x2y2 : 5xy2 = 3x
b) 12x3y : 9x2 = xy
Nhận xét
(SGK)
Quy tắc:
(SGK)
2. Áp dụng
 ?3 Hướng dẫn 
a) Tìm thương trong phép chia, biết đơn thức bị chia là 15x3y5z, đơn thức chia 5x2y3.
b) P = 12x4y2 : (–9xy2) . Tính giá trị của biểu thức P tại x = –3 và y = 1,005
Hướng dẫn 
a) 15x3y5z : 5x2y3 = 3xy2z.
b) P = 12x4y2 : (–9xy2) = 
thay x = –3 và y = 1,005 vào ta được:
P = 
4. Củng cố 
– Hãy nêu cách chia đơn thức cho đơn thức?
– GV nhấn mạnh lại các kiến thức trọng tâm của bài.
– Hướng dẫn HS làm bài tập 59; 61 SGK.
5. Dặn dò 
– Học sinh về nhà học bài và làm bài tập 60; 62 SGK.
Chuẩn bị bài mới.
Ngày soạn:11/10/2012
Ngày dạy: 16/10/2012
Tiết 15: CHIA ĐA THỨC CHO ĐƠN THỨC
I. MỤC TIÊU 
- HS cần nắm được khi nào đa thức chia hết cho đơn thức.
- Nắm vững quy tắc chia đa thức cho đơn thức
- Vận dụng tốt vào giải toán
II. CHUẨN BỊ 
* Giáo viên : Giáo án, SGK, phấn, thước thẳng. 
* Học sinh : Vở ghi, dụng cụ học tập, chuẩn bị bài. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 
2. Bài cũ: - Khi nào đơn thức A chia hết cho đơn thức B.
 - Phát biểu quy tắc chia đơn thức A cho đơn thức B
3. Bài mới: Giới thiệu bài 
Hoạt động
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu quy tắc chia đa thức cho đơn thức : 
GV yêu cầu HS thực hiện ?1 cho đơn thức :
GV: Hãy viết một đa thức có các hạng tử đều chia hết cho 3xy2?
HS cho ví dụ.
GV: Chia các hạng tử của đa thức đó cho 3xy2?
GV:Hãy cộng các kết quả với nhau?
GV: Kết quả 2x2 + 3xy - gọi là thương của phép chia (9x2y3+6x3y2-4xy2) : 3xy2
GV: Muốn chia một đa thức cho một đơn thức ta làm thế nào?
GV: Có phải đa thức nào củng chia hết cho đơn thức bất kì hay không?
GV: Một đa thức muốn chia hết cho đơn thức thì cần điều kiện gì?
GV: Hãy nêu quy tắc chia đa thức cho đơn thức?
GV: Nhấn mạnh lại quy tắc.
GV: Hãy thực hiện ví dụ sau:
GV: Gọi HS đứng tại chỗ trình bày.
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
GV: Cho HS nêu chú ý SGK 
GV lưu ý cho HS trong thực hành có thể tính nhầm và bỏ bớt một số phép tính trung gian như ví dụ trên ta có thể làm như sau:
 (30x4y3 - 25x2y3 - 3x4y4) : 5x2y3 =
= 6x2 - 5 - x2y
GV: Hướng dẫn HS cách thực hiện
Hoạt động 2: Vận dụng chia đa thức cho đơn thức.
GV yêu cầu HS thực hiện ?2.
GV: Hãy kiểm tra xem ban Hoa thực hiện phép chia như trên đúng hay sai?
GV gợi ý : Em hãy thực hiện phép tính theo quy tắc?
GV: Bạn Hoa giải đúng hay sai? Vì sao?
GV: Để chia một đa thức cho một đơn thức, ngoài áp dụng quy tắc, ta còn có thể làm như thế nào?
GV: Ta còn có thể phân tích đa thức bị chia thành nhân tử mà có chứa nhân tử là đơn thức chia.
GV: Em hãy thực hiện phép chia đa thức cho đơn thức sau:
GV gọi 1 HS lên bảng thực hiện câu b.
GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện. 
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh. 
Hoạt động 3: Luyện tập 
 GV: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán.
GV: Để chia đa thức cho đơn thức ta làm như thế nào?
GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện. 
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh. 
1. Quy tắc 
 ?1 Cho đơn thức 3xy2 viết đa thức có các hạng tử chia hết cho 3xy2
Ví dụ:
(9x2y3+6x3y2-4xy2) : 3xy2
=(9x2y3 : 3xy2) + (6x3y2 : 3xy2) + (-4xy3 : 3xy2) =
= 3xy + 2x2 - 
Quy tắc : 
Muốn chia đa thức A cho đơn thức B (trường hợp các hạng tử của đa thức A đều chia hết cho đơn thức B), ta chia mỗi hạng tử của A cho B, rồi cộng các kết quả với nhau
Ví dụ : 
(30x4y3 - 25x2y3 - 3x4y4) : 5x2y3 
=(30x4y3:5x2y3)+(25x2y3:5x2y3)+(-3x4y4:5x2y3) 
= 6x2 - 5 - x2y
 uChú ý : (SGK)
2. Áp dụng 
 ?2 Hướng dẫn 
a) Ta có :
(4x4 - 8x2y2 + 12x5y) : (-4x5) 
= (4x4 : (-4x5) - 8x2y2 : (-4x5) + 12x5y) : (-4x5)
= x2 + 2y2 - 3x3y
Nên bạn Hoa giải đúng
b) (20x4y - 25x2y2 - 3x2y) : 5x2y
= 4x2 - 5y - 
Bài 64 28 SGK.
Hướng dẫn 
a) (-2x5 + 3x2 - 4x3) : 2x2 = - x3 + - 2x
b) (x3 - 2x2y + 3xy2) : (-x)= 
= - 2x2 + 4xy - 6y2
c) (3x2y2 + 6x2y3 - 12xy) : 3xy = xy + 2xy2 - 4
4. Củng cố 
– Điều kiện để một đa thức chia hết cho đơn thức là gì?
– Hướng dẫn HS làm bài tập 66 SGK.
5. Dặn dò 
- Học thuộc quy tắc chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức.
- Ôn lại phép trừ đa thức, phép nhân đa thức đã sắp xếp, các hằng đẳng thức đáng nhớ
– Về nhà học bài và làm bài tập 63; 65 28-29 SGK.
– Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Dai tuan 9.doc