GV: Đưa ra ví dụ 1.
HS: Theo dõi
GV:Nhận xét về các hạng tử? Dùng phương pháp gì?
HS: Trả lời
GV: Đặt nhân tử nào làm nhân tử chung
HS: x2
GV: ?Nhận xét về x2+2x+1
HS: Đó là hằng đẳng thức
GV: Yêu cầu HS thực hiện
HS: Thực hiện
GV: ? Đa thức có nhân tử chung (khác 1) không? Tìm cách nhóm các hạng tử cho thích hợp.
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Lưu ý HS khi nhóm ngoặc với dấu trừ đằng trước.
HS: Chú ý
GV: Ta đã phối hợp những phương pháp nào?
Hs: Suy nghĩ, trả lời
GV: Chốt
Ngày soạn: 04/10/2010 Tiết 13: §9. PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ BẰNG CÁCH PHỐI HỢP NHIỀU PHƯƠNG PHÁP. A.MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được một số yêu cầu tối thiểu sau: 1. Kiến thức: - Học sinh biết vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học vào việc giải loại toán phân tích đa thức thành nhân tử 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử 3. Thái độ: - Rèn tính chính xác, cẩn thận B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu và giải quyết vấn đề, thực hành C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên: Giáo án, sgk * Học sinh: sgk, vở nháp, ôn ba phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định tổ chức- Kiểm tra sỉ số: (1’) Lớp 8A: Tổng số: Vắng: Lớp 8B: Tổng số: Vắng: 2. Kiểm tra bài củ: Em hãy nhắc lại các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đa học? 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: (1’) Ở các tiêt trước, các em đã được học các phương pháp cơ bản phân tích đa thức thành nhân tử. Đó là phương pháp đặt nhân tử chung, phương pháp dùng hằng đẳng thức và phương pháp nhóm hạng tử. Mỗi phương pháp trên chỉ thực hiện cho các trường hợp riêng rẽ, độc lập. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu cách phối hợp các phương pháp đó để phân tích các đa thức thành nhân tử. b. Triển khai bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1 GV: Đưa ra ví dụ 1. HS: Theo dõi GV:Nhận xét về các hạng tử? Dùng phương pháp gì? HS: Trả lời GV: Đặt nhân tử nào làm nhân tử chung HS: x2 GV: ?Nhận xét về x2+2x+1 HS: Đó là hằng đẳng thức GV: Yêu cầu HS thực hiện HS: Thực hiện GV: ? Đa thức có nhân tử chung (khác 1) không? Tìm cách nhóm các hạng tử cho thích hợp. HS: Suy nghĩ trả lời GV: Lưu ý HS khi nhóm ngoặc với dấu trừ đằng trước. HS: Chú ý GV: Ta đã phối hợp những phương pháp nào? Hs: Suy nghĩ, trả lời GV: Chốt Hoạt động 2 Gv: Yêu cầu hs làm bài tập ?2 sgk HS: Thực hiện Gv: Trước hết ta cần làm gì? Hs: Phân tích đa thức thành nhân tử sau đó thay giá trị của biến vào trong biểu thức vừa tìm được rồi thực hiện các phép tính. Gv: Dùng bảng phụ ghi nội dung ?2 b treo lên bảng, yêu cầu hs quan sát và cho biết: Bạn Việt đã dùng phương pháp nào để phân tích? Hs: Chỉ ra các phương pháp Hoạt động 3 Gv: Củng cố và rèn kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử cho hs bằng bài tập 41 sgk Hs: Làm nháp Gv: gọi đồng thời 2 hs lên bảng trình bày. 1.Ví dụ: Phân tích đa thức sau thành nhân tử: a)x4 + 2x3 + x2 = x2(x2 + 2x + 1) = x2(x + 1)2 b) 2xy - x2 - y2 + 16 = 16 - (x2 + y2 - 2xy) = 42 - (x - y)2 =(4 - x + y)(4 + x - y) Cách làm như trên gọi là phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp. 2. Áp dụng: Bài tập 1 Tính nhanh giá trị biểu thức: .x2 + 2x + 1 -y2 tại x = 94,5 và y = 4,5 Ta có: x2 + 2x + 1 - y2 = ( x2 + 2x + 1) - y2 = (x + 1)2 - y2 = (x + 1 - y)(x + 1 + y) Thay x = 94,5 và y = 4,5 vào biểu thức (x + 1 - y)(x + 1 + y), ta có: (94,5 + 1 -,5)(94,5 + 1 + 4,5) = 91.100 = 9100. b) x2 + 4x - 2xy - 4y + y2 = ( x2 - 2xy + y2) + (4x - 4y) = (x - y)2 + 4(x - y) = (x - y)(x - y + 4) Bạn đã sử dụng ba phương pháp: -Nhóm hạng tử -Đặt nhân tử chung. -Dùng hằng đẳng thức. Luyện tập: * Bài tập 51 (SGK): Phân tích đa thức thành nhân tử. a) x3 - 2x2 + x = x(x2 - 2x + 1) = x(x - 1)2 b) 2x2 + 4x + 2 - 2y2 = 2(x2 + 2x + 1 - y2) = 2[(x2 + 2x + 1) - y2] = 2[(x + 1)2 - y2] = 2(x + 1 - y)(x + 1 + y). 4.Củng cố: Gv: Hệ tống lại các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử. Lưu ý cho hs: Bài toán phân tích đa thức thành nhân tử ta có thể giải theo nhiều cách khác nhau hoặc theo nhiều phương pháp khác nhau nhưng có cùng một kết quả. 5. Dặn dò: - Xem lại các ví dụ đã giải. - BTVN: 52, 53, 54 (SGK); 34, 35, 36(SBT). - Xem các bài tập tiết sau Luyện tập
Tài liệu đính kèm: