Hoạt động 1:
GV lưu kết quả kiểm tra ở phần hệ thống kiến thức
Qua bài tập cho hs tổng hợp các yêu cầu khi phân tích 1 đa thức
-Để phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp Đặt nhân tử chung theo em cần có yêu cầu gì về các hạng tử?
-Khi nào ta sử dụng được phương pháp phân tích dùng Hằng đẳng thức?
HS suy nghĩ trả lời miệng .GV chốt lại : Trước khi phân tích cần quan sát đề để định hướng cách làm bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
+Các hạng tử có NTC ? - Nếu có ,ta dùng phương pháp Đặt NTC
+Nếu không có NTC ,ta dùng phương pháp nào?
+ Khi dùng Hằng đẳng thức cần xem đề có mấy hạng tử ? và dấu các hạng tử .Để xác định dạng của HĐT
*Hoạt động 2:
-Cho hs quan sát nêu cách làm. Mỗi hs thực hiện 1 câu (2 hs lên bảng), còn lại làm vở bài tập, lớp đối chiếu nhận xét
Tuần 6 Giảng : 6/10/2008 Tiết: 11 LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: -Hệ thống lại các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách Đặt nhân tử chung, dùng hằng đẳng thức -Rèn kỹ năng phân tích, quan sát , nhận dạng và định hướng cách phân tích -Rèn luyện tư duy , phân tích tổng hợp khi giải bài tập -Rèn tính cẩn thận, tính thẩm mỹ trong trình bày bài II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ HS: Xem lại 2 bài phân tích đã học và làm bài tập III/ Hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra: Cho HS1 lên điền vào bảng phụ : Điền vào chỗ trống để hoàn thiện kiến thức: *Đặt nhân tử chung : A.B A.C = *Dùng hằng đẳng thức: = (A + B)2 = (A - B)2 = (A+B)(A-B) = (A+B)3 = (A-B)3 = (A+B)(A2-AB+B2) = (A-B)(A2+AB+B2) HS2: Phân tích đa thức sau thành nhân tử bằng các phương pháp đã học a/ -x2 +9x2 -27x +27 Đáp án: (3-x)3 b/ 2x(x-3) – (x-3)2 (x-3)(x+3) 2/ Bài mới: Hoạt động của GV- HS Nội dung * Hoạt động 1: GV lưu kết quả kiểm tra ở phần hệ thống kiến thức Qua bài tập cho hs tổng hợp các yêu cầu khi phân tích 1 đa thức -Để phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp Đặt nhân tử chung theo em cần có yêu cầu gì về các hạng tử? -Khi nào ta sử dụng được phương pháp phân tích dùng Hằng đẳng thức? HS suy nghĩ trả lời miệng .GV chốt lại : Trước khi phân tích cần quan sát đề để định hướng cách làm bằng cách trả lời các câu hỏi sau: +Các hạng tử có NTC ? - Nếu có ,ta dùng phương pháp Đặt NTC +Nếu không có NTC ,ta dùng phương pháp nào? + Khi dùng Hằng đẳng thức cần xem đề có mấy hạng tử ? và dấu các hạng tử .Để xác định dạng của HĐT *Hoạt động 2: -Cho hs quan sát nêu cách làm. Mỗi hs thực hiện 1 câu (2 hs lên bảng), còn lại làm vở bài tập, lớp đối chiếu nhận xét -Tiếp tục GV nêu câu c,d . Hs suy nghĩ làm theo bàn .GV chỉ định 2 hs lên bảng, lớp nhận xét? GV nêu tiếp vấn đề: -Nếu cô cho đa thức ở câu d = 0 (VP=0).Ta có thể tìm x? . Lúc này theo em đề toán được nêu như thế nào? -Hs trả lời miệng. - Gv ghi đề Bài 2 và hướng dẫn hs giải như bên -Qua bài 2 hãy cho biết cách giải bài toán tìm x (VP =0) GV nêu đề bài 3 cho hs hoạt động nhóm Hs thảo luận giải toán GV nêu đề và hướng dẫn -Biểu thức khi nào thì chia hết cho 8? (khi có chứa thừa số 8)Hướng dẫn như bên *Hoạt động 3: củng cố Gv chốt lại như phần 1 đã hệ thống I/ Hệ thống kiến thức: Khi phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp: *Đặt nhân tử chung thì các hạng tử phải có NTC (nhân tử chung) A.B A.C = A( BC ) *Dùng hằng đẳng thức thì các hạng tử phải có dạng của hằng đẳng thức A2+ 2AB +B2 = (A + B)2 A2 - 2AB +B2 = (A - B)2 A2 – B2 = (A+B)(A-B) A3 +3A2B +3AB2 +B3 = (A+B)3 A3 - 3A2B +3AB2 - B3 = (A-B)3 A3 + B3 = (A+B)(A2-AB+B2) A3 – B3 = (A-B)(A2+AB+B2) II/ Luyện tập: Bài 1: Phân tích đa thức thành nhân tử a/ 8x3+12x2y+6xy2+y3 = (2x)3 +3.(2x)2.y +3.(2x).y2 +y3 = (2x + y)3 b/ (x+5)2 -3(x+5) = (x+5)(x+5-3) = (x+5)(x+2) c/ x2- x + = x2 - 2.x.+()2 = (x - )2 d/ 5x(x-2) - (2 - x) = 5x(x-2) + (x - 2) = (x - 2)(5x + 1) Bài 2: Tìm x , biết: a/ 3x(x+7) – x - 7 = 0 3x(x+7) – (x + 7) = 0 (x + 7)(3x - 1) = 0 Suy ra x+7 = 0 hoặc 3x – 1 = 0 x = -7 ; 3x = 1 x = 1/3 b/ x2 + 36 = 12x x2 -12x +36 = 0 x2 – 2x6 + 62 = 0 (x - 6)2 = 0 Suy ra : x-6 =0 x=6 Bài 3: Tính nhanh giá trị của biểu thức sau với a= 2007 M = (a+4)2+ 2(a+4)(6-a) +(6-a)2 Giải: M = [a+4 + 6-a]2 = (10)2 =100 với mọi a Bài 4: (Hướng dẫn về nhà) Chứng minh rằng với mọi số nguyên n ta có: (4n+3)2 – 25 8 *Hướng dẫn: Phân tích vế trái (4n+3)2 – 25 thành tích trong đó có chứa thừa số 8 (4n+3)2 – 25 = (4n+3)2 – 52 = ? *Hướng dẫn về nhà: -Xem lại cách giải các bài tập đã luyện rút ra phương pháp giải cho từng dạng -Làm tiếp các bài tập còn lại -Xem trước bài mới và ôn 7 hằng đẳng thức đáng nhớ * Rút kinh nghiệm: .. Tuần 6 Giảng : 8 /10/ 2008 Tiết 12 PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHÓM CÁC HẠNG TỬ I/ Mục tiêu: - Hs biết nhóm các hạng tử để phân tích đa thức thành nhân tử - Hs biết nhận xét chọn các hạng tử để nhóm một cách hợp lý - Rèn kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử II /Chuẩn bị : -Bảng phụ ?2 III/ Các hoạt động dạy học: 1/Kiểm tra: -Cho hs làm bài tập 43b(5đ), trong khi đó 3hs khác đọc cách làm và kết quả 3 câu còn lại. Cả lớp cùng đối chiếu. Hãy cho biết cần chú ý điều gì khi nhĩm các hạng tử (5đ), Bài 43 a/ x2+6x+9 = (x+3)2 b/ 10x-25-x2 = -(x+5)2 c/ 8x3- = (2x-)(4x2+x+) d/ x2-64y2 = (x+8y)(x-8y) 2/Bài mới: Hoạt động của GV- HS Nội dung *Hoạt động 1: - Gv nêu ví dụ 1 và gợi ý câu a +Có thể đặt nhân tử chung cho các hạng tử? Vì sao? +Những hạng tử nào có nhân tử chung? Hãy thử đặt nhân tử chung cho các hạng tử đó? Tiếp tục cho đến khi có kết quả là tích - Hs trả lời miệng.Gv ghi bảng, sau đó khái quát : Cách làm như trên gọi là phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách nhóm các hạng tử - Theo em còn có cách nào khác để nhóm hay không? Khi nhóm thì các hạng tử trong nhóm phải như thế nào? -Hs trả miệng.(có nhân tử chung )và trình bày cách nhóm thứ hai. GV nêu ví dụb và cho hs quan sát tìm cách nhóm (nêu các cách nhóm ?) +Dãy trong: Nhóm 2 số hạng đầu, 2 số hạng cuối +Dãy ngoài:Nhóm 1,3 - 2,4. - Cho 2hs đại diện 2 dãy lên làm, còn lại làm vở bài tập - Gv chốt lại: Một đa thức có thể có nhiều cách nhóm , ta cần chọn cách thích hợp để nhóm dễ dàng và cho kết quả nhanh nhất - GV nêu tiếp vd2 -Hs quan sát đề , nêu cách nhóm và thực hiện trên vở. Một hs lên bảng *Hoạt động 2: - Cho hs làm ?1 trên bảng con, lớp nhận xét.Gv thu 1 vài bảng sửa nếu có sai ?2 - Gv treo bảng phụ, cho hs quan sát trả lời miệng theo yêu cầu của bài: Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Đề: Phân tích đa thức sau thành nhân tử x4-9x3+x2-9x = a/ x (x3-9x2+x-9) ; b/ (x-9)(x3+x) c/ x (x2+1)(x-9) *Hoạt động 3: củng cố - Cho hs làm bài 47b trên bảng con - Cho hs làm bài 48c - Gv cho hs quan sát đề nêu cách làm? - Hs trả lời miệng , 1 hs lên bảng còn lại làm vở bài tập, đối chiếu nhận xét. Gv nêu bài tập 50a - Để tìm x trước hết ta làm gì? Gv chốt lại: Phân tích vế trái thành nhân tử . Hs nhóm bằng miệng - Gv hướng dẫn khai thác tiếp + Tích 2 số bằng 0 khi nào? +Hs trả lời miệng: khi từng thừa số =0x? -GV:Tóm lại ta đã có mấy cách phân tích đa thức thành nhân tử? +HS trả lời: -Đặt nhân tử chung -Dùng hằng đẳng thưc -Nhóm hạng tử - Khi nhóm hạng tử cần chú ý điều gì? -Gv chốt lại: Hạng tử khi nhóm phải có + nhân tử chung +hoặc có dạng hằng đẳng thức 1/ ví dụ: Ví dụ 1: Phân tích đa thức sau thành nhân tử a/ x2-3x+xy-3y = (x2-3x)+(xy-3y) = x(x-3)+y(x-3) = (x-3)(x+y) b/ 3x2-3xy-5x+5y Cách 1: = (3x2-3xy) - (5x-5y) =3x(x-y) -5(x-y ) = (x-y)(3x-5) Cách 2: = (3x2-5x) - (3xy-5y) = x(3x-5)-y(3x-5) = (3x-5)(x-y) Ví dụ 2: Phân tích đa thức thành nhân tử 2xy+3z+6y+xz = (2xy+6y) + (3z+xz) = 2y(x+3) + z(3+x) = (x+3)(2y+z) 2/ Aùp dụng: ?1 = 15(64+36)+100(25+60) = 15.100 + 100.85 = 100. (15+85) = 100.100 = 10000 ?2 Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Đề: Phân tích đa thức sau thành nhân tử x4-9x3+x2-9x = a / x (x3-9x2+x-9) ; b/ (x-9)(x3+x) c / x (x2+1)(x-9) Bài 47b: Phân tích đa thức thanøh nhân tử = (xz+yz)- 5(x+y) = z(x+y)-5(x+y) = (x+y)(z-5) Bài 48c: = (x2-2xy+y2) – (z2-2zt+t2) = (x-y)2 – (z-t)2 = (x-y+z-t)(x-y-z+t) Bài 50a/ 23sgk: Tìm x biết x(x-2) + x-2 = 0 x(x-2) + (x-2) = 0 (x-2)(x+1) = 0 Suy ra: x-2 = 0 hoặc x+1 = 0 x = 2 hoặc x = -1 IV/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Cần xem kỹ các bài tập đã phân tích, tìm cách thích hợp nhất để phân tích - Làm bài tập 38ab, 47a, 49,50/22sgk V/ RÚT KINH NGHIỆM: Tuần 7 Giảng: 13/10/ 2008 Tiết : 13 PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ BẰNG CÁCH PHỐI HỢP NHIỀU PHƯƠNG PHÁP I/ Mục tiêu: - Hs biết vận dụng linh hoạt các phương pháp phân tích 1 đa thức thành nhân tử - Rèn luyện tính năng động , linh hoạt trong vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tình huống cụ thể II /Chuẩn bị : - Bảng phụ ? 2 câu b III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra: Cho hs làm bài tập 48b / 22sgk 3x2 + 6xy + 3y2 - 3z2 = 3(x2+ 2xy+ y2- z2) = 3[(x+y)2 - z2] = 3(x+y+z)(x+y-z) (6đ) - Hãy nêu các phương đã dùng để phân tích? (4đ) 2/ Bài mới: Hoạt động của GV- HS Nội dung *Hoạt động 1: - Gv nêu ví dụ a,b .Cho hs quan sát , suy nghĩ và nêu các bước phân tích bằng miệng . Gv ghi bảng - Tương tự cho hs phân tích ví dụ b và trình bày bài, nêu các bước phân tích? GV khai thác : Qua 2 ví dụ ,để phân tích 1 đa thức có phải ta chỉ dùng 1 phương pháp như các bài trước đã học không? Mà ta phải phân tích như thế nào? +Hs trả lời miệng:Đã phối hợp nhiều phương pháp khi giải - Gv cho hs làm?1 theo nhóm / bàn(hội ý trong bàn và làm vào vở cá nhân). -Một hs lên bảng trình bày, lớp nhận xét và nêu thêm cách khác nếu có , ở các nhóm còn lại - GV lưu ý hs: Việc phối hợp nhiều phương pháp trong từng bài cần phải phù hợp để có kết quả nhanh và chính xác *Hoạt động 2: - Để tính giá trị 1 biểu thức ta có mấy cách? +Hs nêu bằng miệng - Gv chốt lại : Có 2 cách +Thay giá trị của biến vào biểu thức rồi tính +Rút gọn rồi mới thay giá trị của biến vào tính kết quả -Trong thực tế ta thường làm theo cách nào? Vì sao ? +Hs trả lời miệng . -Gv chốt lại : Để có nhanh kết quả và chính xác ta thường làm theo cách 2 - Gv cho hs làm ?2 theo cách 2, 1hs lên bảng ,còn lại làm vở bài tập. Cả lớp đối chiếu nhận xét. -Gv đưa câu b ở bảng phụ, gọi hs trả lời.Gv ghi phương pháp bên cạnh từng dòng phân tích b/ = (x2-2xy+y2)+(4x-4y): Nhóm hạng tử = (x-y)2+4(x-y): Hằng đẳng thức và đặt nhân tử chung = (x- y)(x- y+4): Đặt nhân tử chung *Hoạt động 3: củng cố - Qua câu ... m số dư. Dựa vào điều kiện chia hết suy ra a = ? -Lớp đối chiếu nhận xét ( chú ý sửa cách trình bày cho logic) *Hoạt động 2: -GV nêu đề bài 73a , d/32 -Cho HS làm theo nhóm trên bảng phụ. Yêu cầu HS giải thích cách thực hiện trong quá trình sửa bài. GV khai thác cho HS phương pháp : + Qua hai bài tập a, d để có ngay kết quả ( thương) em đã đưa đa thức bị chia về dạng gì? ( dạng tích ) Tích có gì đặc biệt (một thừa số là số chia ) +Vậy để chia nhanh đa thức cho đa thức ta làm thế nào? *Hoạt động 3: Củng cố -Cho HS làm bài tập 72 theo cá nhân , một HS lên bảng thực hiện. Cả lớp đối chiếu nhận xét Bài 74/32 : A = 2x3 – 3x2 + x + a x+ 2 = B 2x3 + 4x2 2x2 – 7x + 15 - 7x2 + x + a -7x2 – 14x 15x + a 15x + 30 a – 30 Để A chia hết cho B thì a – 30 = 0 a = 30 Bài 73/32 : tính nhanh a/ ( 4x2 – 9y2) : ( 2x – 3y) = [(2x)2 – (3y)2 ] : ( 2x – 3y) = (2x – 3y) ( 2x + 3y) : (2x – 3y) =2x + 3y d/ (x2 – 3x + xy – 3y) : ( x+ y) = [ x( x – 3 ) + y ( x – 3)] : (x + y) = ( x – 3) ( x + y) : (x + y) = x – 3 Để chia nhanh đa thức cho đa thức ta làm như sau: -Phân tích đa thức bị chia thành nhân tử có một thừa số là số chia -Kết quả là thừa số còn lại Bài 72/32 : 2x4 + x3 – 3x2 + 5x – 2 x2 – x + 1 2x4 – 2x3 + 2x2 2x2 + 3x – 2 3x3 – 5x2 + 5x – 2 3x3 – 3x2 + 3x - 2x2 + 2x – 2 - 2x 2 + 2x – 2 0 *HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: -Làm các bài tập còn lại 70,71/32. Xem phương pháp giải các bài tập đã luyện -Ôn các nội dung chương I và soạn câu trả lời 5 câu hổi ôn tập chương I vào vở bài tập theo dạng sơ đồ ý chính -Làm bài tập ôn 75 đến 80/33. Để chuẩn bị tiết sau ôn tập và kiểm tra -Phân công trong từng bàn kiểm tra 7 hằng đẳng thức đáng nhớ theo vòng tròn *RÚT KINH NGHIỆM: .. Tuần 10 Giảng : Tiết 19 ÔN TẬP CHƯƠNG I I/ Mục tiêu : -Hệ thống và củng cố kiến thức cơ bản của chương I -Rèn kỹ năng giải bài tập trong chương -Nâng cao khả năng vận dụng kiến thức đã học để giải toán II/ Chuẩn bị : -Bảng phụ , hệ thống các nội dung cơ bản của 5 câu hỏi ôn tập chương 1 -Bảng phụ các nhóm III/Hoạt động dạy học : Hoạt động của GV - HS Nội dung *Hoạt động 1 : -Kiểm tra : Cho HS điền vào chỗ trống sơ đồ sau để hoàn thiện hệ thống ( điền miệng, sửa sai nếu có ) -GV mở dần hệ thống bảng đã chuẩn bị sẵn. *Hoạt động 2 : -Rèn kỹ năng giải bài tập -GV nêu đề, HS làm theo cá nhân, hai HS lên bảng thực hiện -Lớp nhận xét sửa sai nếu có. *Hoạt động 3 : -Cho HS nêu cách làm , một em lên bảng thực hiện, cả lớp cùng làm đối chiếu nhận xét *Hoạt động 4 : -GV nêu đề , cho làm theo dãy trong câu a, ngoài câu b. -Từng dãy làm theo cá nhân, có hội ý trong bàn . -Cho môth HS lên bảng thực hiện -Trước đó cần nêu cách rút gọn từng câu? -GV nêu thêm câu c cho HS trình bày miệng -Để tính nhanh giá trị biểu thức trước tiên ta làm gì? GV chốt lại 2 ý : + Rút gọn + Thay giá trị của biến vào kết quả rút gọn rồi tính 1/ Hệ thống kiến thức chương 1 : ° Nhân : -Đơn thức với đơn thức +Nhân hệ số Nhân luỹ thừa cùng biến : xm . xn = xm+n -Đơn thức với đa thức A ( B + C ) = AB + AC -Đa thức với đa thức (A + B ) ( C + D ) = AC + AD + BC + BD ° Chia : -Đơn thức A cho đơn thức B + Hệ số A : hệ số B +Chia luỹ thừa cùng biến của A cho B theo công thức xm : xn = xm - n -Đa thức cho đơn thức : ( A + B ):C = A : C + B : C với(A,B C) ° ĐIỀU KIỆN CHIA HẾT : -Để đơn thức A đơn thức B thì mọi biến trong B đều có trong A với mũ mũ trong A. -Để đa thức A + B đơn thức C thì A C , B C -Đa thức A đa thức B Khi A = B .Q + R thì số dư R = 0 hoặc R = bội ( B ) ° 7 HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ : A2 2AB + B2 = ( A B)2 A2 - B2 = (A – B) ( A+B) A3 B3 = ( A + B)(A2 AB + B2) A3 3A2B + 3AB2 + B3 = ( A B) 3 2/ Bài tập : Bài 75/33 : Làm tính nhân a/ 5x2( 3x2 – 7x + 2) = 15x4 – 35x3 + 10x2 b/ xy . ( 2x2y – 3xy + y2) = x3y2 – 2x2y2 + xy3 Bài 76 : Làm tính nhân a/ ( 2x2 – 3x) (5x2 – 2x + 1) =10x4 – 4x3+ 2x2 - 15x3 + 6x2 – 3x =10x4 – 19x3 + 8x2 - 3x Bài 78 /33 : Rút gọn a/ ( x + 2) ( x – 2 ) – ( x – 3) ( x + 1) = A = x2 – 4 – ( x2 + x – 3x -3) = x2 – 4 – x2 - x + 3x + 3 = 2x – 1 b/ ( 2x + 1)2+ (3x–1)2+ 2 ( 2x+ 1)(3x – 1) = B = {( 2x + 1) + (3x–1) }2 = (5x)2 = 25x2 c / Tính nhanh giá trị của A , B ? với x = –5 A = 2 (–5) – 1 = -10 – 1 = -11 B = 25 ( -5)2 = 25 . 25 = 625 *Hướng dẫn về nhà : -Nắm lại phương pháp giải các bài tập 75 , 76 , 77 , 78/33 -Ôn kỹ lý thuyết theo bảng hệ thống -Làm bài tập ôn còn lại /33 *Rút kinh nghiệm : Tuần 10 Giảng: Tiết 20 ÔN TẬP CHƯƠNG I ( TT) I/ Mục tiêu : -Rèn cho HS kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử vfa kỹ năng vận dụng để giải các dạng toán chia hai đa thức , tìm x và chứng minh -Rèn kỹ năng trình bày bài logic chính xác -Giáo dục HS tính cẩn thận, tư duy linh hoạt trong việc giải toán II/ Chuẩn bị : -HS học thuộc phần đã hệ thống ở tiết 19 -Làm các bài tập còn lại của chương I III/Hoạt động dạy học : Hoạt động của GV - HS Nội dung *Hoạt động 1 : -GV nêu đề bài 79 cho HS làm theo nhóm /2 bàn : chẵn làm đề a, lẽ làm đề b -GV chốt lại cho HS các bước phân tích : -Đặt thừa số chung cho các hạng tửcủa biểu thức (nếu được) -Nhìn dạng để nhóm rồi dùng phương pháp hằng đẳng thức hoặc đặt nhân tử chung *Hoạt động 2 : -Nêu phương pháp giải toán tìm x? (có vế phải = 0) GV chốt lại cho HS phương pháp : +Phân tích vế trái thành nhân tử +Suy ra từng thừa số = 0 rồi tìm x? -GV nêu đề cho HS hoạt động nhóm/bàn -GV thu kết quả dán lên bảng cùng sửa -Qua kết quả câu a suy ra phương pháp chứng minh biểu thức dương? *Hoạt động 3 : -Cho HS nêu các bước thực hiện.GV chốt lại phương pháp giải như sau : Phương pháp c/ minh 1 biểu thức dương *Biến đổi đa thức = ()2 + số dương Phương pháp c/m một biểu thức âm *Biến đổi đa thức = - ()2 + số âm *Hoạt động 4 : -Hướng dẫn bài 83 : Cho HS thực hiện phép chia tìm số dư rồi dựa vào điều kiện chia hết của 2 đa thức : R = bội (số chia) Bài 79/ 33 : Phân tích đa thức thành nhân tử a/ x2 – 4 + ( x – 2)2 = ( x2 – 22) + (x – 2)2 = (x – 2)(x+2) (x -2)2 = (x – 2) (x + 2 + x – 2) = (x – 2 ) . 2x b/ x3 – 2x2 + x – xy2 = x (x2 – 2x + 1 – y2) = x [( x – 1)2 – y2 ] = x (x – 1 – y ) (x – 1 + y) Bài 81/33 : Tìm x a/ x + 2 x2 + 2x3 = 0 x(1+ 2 x + 2 x2 ) = 0 x [12+ 2 x . 1+ ( x )2 ] = 0 x (1+ x )2 = 0 Suy ra : x = 0 Hoặc 1 + x = 0 x = -1 x = Bài 82 : Chứng minh x2 – 2 xy + y2 + 1 = (x - y)2 + 1 Với số thực x , y ta có : (x - y)2 0 ( x - y)2 + 1 > 0 1 > 0 Vậy x2– 2xy + y2+ 1> 0 với mọi x , y R Bài 83/33 : Hướng dẫn * (2n2 – n + 2) : (2n + 1) = n – 1 + * Để( 2n2 – n + 2) (2n + 1) với n Z Thì 2n + 1 phải là ước của 3. Từ đó tìm được n = 0 ; -1 ; -2 ; 1 *Hướng dẫn về nhà : -Xem lại phương pháp giải các bài tập đã ôn và bài luyện tập 74/32 -Học thuộc phần lý thuyết đã hệ thống -Chuẩn bị giấy để kiểm tra 1 tiết *Rút kinh nghiệm : Tuần 7 Giảng : / 10/ 2006 Tiết 13cũ LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: -Rèn cho hs kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử thông qua các dạng bài tập - Rèn tư duy chọn lọc cách thích hợp để phân tích cho kết quả nhanh , chính xác - Rèn tính cẩn thận, cách trình bày bài II /Chuẩn bị : -GV chuẩn bị bảng phụ bài trắc nghiệm - HS xem lại các phương pháp phân tích đã học ,bảng nhóm III/ Các hoạt động dạy học: 1/Kiểm tra: Thông qua bài học 2/Bài mới: Hoạt động của GV- HS Nội dung *Hoạt động 1: - Gv nêu đề bài 1 - Cả lớp làm vào vở bài tập, 2 hs lên bảng mỗi em làm 1 câu - Lớp nhận xét, cho điểm từng em *Hoạt động 2: - Gv nêu đề bài 2 - Hs nêu hướng giải - Gv chốt lại cách giải +Phân tích vế trái thành nhân tử +Aùp dụng: a.b = 0 suy ra a = 0 hoặc b = 0 suy ra x = ? hoặc x = ? - Cả lớp làm cá nhân. Một em lên bảng thực hiện. Lớp đối chiếu nhận xét *Hoạt động 3: - Gv nêu đề bài 3 . Cho lớp quan sát đề bài và hỏi: -Để tính nhanh giá trị đa thức trên ta làm như thế nào? +Hs trình bày miệng cách của mình làm - GV chốt lại:để tính nhanh ta phân tích đa thức đã cho thành nhân tử,sau đó thay giá trị của biến vào kết quả phân tích để tính +Lớp hoạt động theo nhóm -Gv cho treo bài giải của hs lên bảng, lớp nhận xét sửa sai nếu có *Hoạt động 4:Củng cố - Gv treo bảng phụ bài trắc nghiệm cho cả lớp làm miệng. Sau đó Gv chốt lại như sau: + Có nhiều cách nhóm để phân tích đa thức thành nhân tử. Cần chọn hạng tử để nhóm cho thích hợp mới có kết quả nhanh, chính xác + Cần chú ý khi nhóm : *Các hạng tử phải có nhân tử chung hoặc có dạng hằng đẳng thức *Sau khi nhóm để phân tích phải làm xuất hiện nhân tử chung mới hoặc hằng đẳng thức mới thì mới phân tích tiếp đến kết quả được * a- b = 1.(a-b) Bài 1: Phân tích đa thức sau thanøh nhân tử a/ 5x-5y+ax-ay b/ x2-2xy+y2-z2 Giải: a/ = (5x-5y)+(ax-ay) = 5(x-y)+ a(x-y) = (x-y)(5+a) b/ =(x2-2xy+y2)-z2 =(x-y)2 –z2 =(x-y-z)(x-y+z) Bài 2: Tìm x, biết 5x(x-3) - x+3 = 0 5x(x-3) – (x-3) = 0 suy ra x-3 = 0 hoặc 5x-1 = 0 x = 3 hoặc x = Bài 3:Tính nhanh giá trị đa thức x2 -2xy - 4z2 +y2 với x= 6 ; y = 4; z = 45 Giải: x2 -2xy - 4z2 +y2 = (x2 -2xy +y2) – (2z)2 = (x-y)2 - (2z)2 = (x-y+2z)(x-y-2z) = (6 + 4 + 90)(6 + 4 - 90) =100(-80) = - 8000 Bài 4: Phân tích đa thức thành nhân tử có các cách giải sau: Em hãy điền Đ – S vào sau cách giải Cách 1: x2- xy + x -y = (x2-xy) + (x - y) = x(x - y) + (x - y) Đ = ( x - y)(x + 1) Cách 2: x2- xy + x -y = (x2+x) –(xy+x) = x(x+1) –y(x+1) Đ = (x+1)(x-y) Cách 3: x2- xy + x -y = (x2-xy) +(x-y) S = x(x-y) +(x-y) = (x-y)(x+1) IV/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Xem lại các bài đã giải và các chú ý khi nhóm. Làm bài tập còn lại của sbt tập 1 - Ôn các phương pháp phân tích đã học - Ôn 7 hằng đẳng thức đã học theo cả 2 chiều V/ RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: