Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 1 đến 63 - Năm học 2008-2009 - Trường THCS Tiên Kiên

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 1 đến 63 - Năm học 2008-2009 - Trường THCS Tiên Kiên

- GV giới thiệu chương trình đại số lớp 8 (4 chương)

- Quy định về sách, vở, dụng cụ học tập, ý thức và phương pháp học tập bộ môn toán.

- GV giới thiệu chương I

- Nhắc lại quy tắc nhân một số với một tổng? a(b + c)?

- Quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số? xm.xn =?

- Thực hiện?1 SGK

- Gọi hs thực hiện từng bước, Gv ghi lại lên bảng.

- Vậy muốn nhân đơn thức với đa thức ta thực hiện ntn?

- GV nhắc lại qui tắc và nêu dạng tổng quát.

VD1: Làm tính nhân:

 3x(5x2 – 2x – 1)

VD2: Làm tính nhân:

a) x2y(2x3 - xy2 – 1)

b) (3x3y - x2 + xy)6xy3

 

doc 136 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 1 đến 63 - Năm học 2008-2009 - Trường THCS Tiên Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NG:...../...../2008
CHƯƠNG I
PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA CÁC ĐA THỨC
Tuần 1:	Tiết 1: §1. NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC
Mục tiêu:
Kiến thức: học sinh nắm được quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
Kỹ năng: học sinh thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức.
Chuẩn bị của GV và HS:
GV: bảng phụ (ghi các bài:?1, quy tắc,?3(vẽ hình),trắc nghiệm, bài 2(hđ4), BTVN, phấn màu, bút dạ, bảng phụ nhóm.
HS: ôn tập quy tắc nhân một số với một tổng, nhân hai đơn thức.
Các bước lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Tổng Quát (2ph)
GV giới thiệu chương trình đại số lớp 8 (4 chương)
Quy định về sách, vở, dụng cụ học tập, ý thức và phương pháp học tập bộ môn toán.
B. Bài Cũ (3ph)
GV giới thiệu chương I
Nhắc lại quy tắc nhân một số với một tổng? a(b + c)?
Quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số? xm.xn =?
C. Quy Tắc (7 ph)
Thực hiện?1 SGK
Gọi hs thực hiện từng bước, Gv ghi lại lên bảng.
Vậy muốn nhân đơn thức với đa thức ta thực hiện ntn?
GV nhắc lại qui tắc và nêu dạng tổng quát.
D: Áp Dụng (18 ph)
VD1: Làm tính nhân: 
	3x(5x2 – 2x – 1)
VD2: Làm tính nhân:
x2y(2x3 - xy2 – 1)
(3x3y - x2 + xy)6xy3
GV nhận xét bài làm của hs.
GV: Khi đã nắm vững quy tắc rồi các em có thể bỏ bớt bước trung gian.
VD3:?3 (SGK/5)
Hãy nêu công thức tính diện tích hình thang?
Viết biểu thức tính diện tích mảnh vườn theo x và y.
a
h
b
GV treo bảng phụ bài tập sau:
Bài giải sau đúng (Đ) hay sai (S)?
x(2x + 1) = 2x2 + 1
(y2x – 2xy)(-3x2y) = 3x3y3 + 6x3y2
3x2(x – 4) = 3x3 – 12x2
-x(4x – 8) = - 3x2 + 6x
6xy(2x2 – 3y) = 12x2y + 18xy2
D. Luyện tập (13 ph)
-x(2x2 + 2) = - x3 + x
GV treo bảng phụ bài tập 2
Gọi 2 hs lên bảng làm:
HS1: bài 1
HS2: bài 2a
GV yêu cầu hs nhận xét bài làm trên bảng
Sau đó: HS3 làm bài 2b.
HĐ5: 
GV chữa bài.
GV yêu cầu hs hoạt động nhóm (đề bài được ghi ở bảng nhóm)
GV kiểm tra bài làm của một vài nhóm.
Bài 4: Tìm x, biết:
2x(x – 5) – x(3 + 2x) = 26
GV: muốn tìm x trong đẳng thức trên, trước hết ta cần làm gì?
HS mở mục lục tr.134 SGK để theo dõi.
a(b + c) = ab + ac
1. Quy tắc:
Đọc bài?1 rồi thực hiện từng bước theo SGK
Phát biểu quy tắc theo SGK
A(B + C) = A.B + A.C
(A, B, C là các đơn thức)
2. Áp dụng:
HS thực hiện VD theo hướng dẫn của gv.
	3x(5x2 – 2x – 1)
	= 3x.5x2 + 3x.(-2x) + 3x.(-1)
	= 15x3 – 6x2 – 3x
Cả lớp làm bài. Hai hs lên bảng trình bày
HS1:
x2y(2x3 - xy2 – 1)
= x2y.2x3 + x2y.(-xy2) + x2y.(-1)
= x5y - x3y3 - x2y
HS2:
(3x3y - x2 + xy)6xy3
= 3x3y. 6xy3 + (- x2). 6xy3 + xy. 6xy3
= 18x4y4 – 3x3y3 + x2y4
HS cả lớp nhận xét bài của bạn.
Sthang=
S = 
	= (8x + 3 + y)y
	= 8xy + 3y + y2
Với x = 3m, y = 2m, ta có:
S = (8.3.2 + 3.2 + 22
	= 48 + 6 + 4
	= 58 (m2)
HS đứng tại chỗ trả lời
S
S
Đ
Đ
S
S
Bài 1: Làm tính nhân:
(x2 + 2xy – 3)(-xy)
= - x3y – 2x2y2 +3xy
Bài 2: Cho biểu thức sau:
P = 5x(x2 – 3) + x2(7 – 5x) – 7x2
Rút gọn biểu thức;
Tính giá trị của biểu thức tại x = - 5.
P = 5x(x2 – 3) + x2(7 – 5x) – 7x2
	= 5x3 – 15x + 7x2 – 5x3 – 7x2
	= - 15x
Thay x = - 5 vào biểu thức:
-15.(-5) = 75
Vậy tại x = -5 thì P = 75.
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức sau:
Q = x(x – y) + y(x – y)
tại x = 1,5 và y = 10
Đại diện một nhóm lên trình bày lời giải
HS lớp nhận xét, góp ý.
Muốn tìm x trong đẳng thức trên, trước hết ta cần thu gọn vế trái.
Cả lớp làm bài, một hs lên bảng làm.
E. Hướng Dẫn Về Nhà (2ph)
Học thuộc quy tắc nhân đơn thức với đa thức, có kĩ năng nhân thành thạo, trình bày theo hướng dẫn.
Làm các bài tập: 1, 2, 3, 4, 5, 6 SGK/ 5, 6
	Bài tập 2, 3b, 4 SBT/ 3.
Đọc trước bài Nhân đa thức với đa thức.
Xem lại: (a + b)(c + d)
Líp
SS
Tªn Häc sinh v¾ng
Ghi chĩ
8A
8B
8C
NG:...../...../2008
Tiết 2: §2. NHÂN ĐA THỨC VỚI ĐA THỨC
Mục tiêu:
Kiến thức: hs nắm vững quy tắc nhân đa thức với đa thức.
Kỹ năng: hs biết trình bày phép nhân đa thức theo các cách khác nhau
Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Bảng phụ để ghi bài tập, phấn màu, bút dạ.
Các bước lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ (8 ph)
HS1: 
Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức. 
Áp dụng:
Làm tính nhân: -3x(x – 2)
Rút gọn biểu thức: 2x(x +3) – x(2x – 1)
GV nhận xét và cho điểm hs.
HS2: nhắc lại: (a + b)(c + d)
HS1: Phát biểu và viết công thức:
A(B + C) = A.B + A.C
Áp dụng:
-3x(x – 2)
= -3x2 + 6x
b) 2x(x +3) – x(2x – 1)
= 2x2 + 6x – 2x2 + x
= 7x
HS nhận xét bài làm của bạn.
B. Quy tắc (18 ph)
GV: yêu cầu hs xem VD ở SGK: nhân đa thức với đa thức.
VD: (x – 2)(6x2 – 5x – 1)
Các em hãy tự đọc SGK để hiểu cách làm.
GV nêu lại các bước làm và nói: 
Muốn nhân đa thức x – 2 với đa thức 
6x2 – 5x – 1, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức x – 2 với từng hạng tử của đa thức 6x2 – 5x – 1 rồi cộng các tích lại với nhau.
(A + B)(C + D) = AC + AD + BC + BD
Ta nói đa thức 6x3 – 17x2 + 11x – 2 là tích của đa thức x – 2 và đa thức 6x2 – 5x – 1.
Vậy muốn nhân đa thức với đa thức ta làm?
Tổng quát?
GV: yêu cầu hs đọc nhận xét ở SGK tr7
GV hướng dẫn hs làm VD sau:
	(x – 1)(x2 + x + 1)
= x(x2 + x + 1) – 1(x2 + x + 1)
= x3 + x2 + x – x2 – x – 1
= x3 – 1
GV cho hs làm tiếp bài?1 SGK tr7
?1 Nhân đa thức: 
xy – 1 với đa thức x3 – 2x - 6
GV cho hs nhận xét bài làm.
GV: Khi nhân một đa thức một biến ở VD trên, ta có thể trình bày theo cách sau (chuẩn bị ở bảng phụ):
Cách 2: nhân đa thức sắp xếp.
x
6x2 – 5x – 1
	 x – 2
+
6x2 – 5x – 1– 12x2 + 10x - 2
	6x3 – 5x2 + x
6x3 – 17x2 + 11x – 2
GV nhấn mạnh: Các đơn thức đồng dạng phải sắp xếp cùng một cột để dễ thu gọn.
HS cả lớp nghiên VD tr.6 SGK và làm vào vở.
Một hs lên bảng trình bày lại.
	(x – 2)(6x2 – 5x + 1)
= x.( 6x2 – 5x + 1) – 2.( 6x2 – 5x + 1)
= 6x3 – 5x2 + x – 12x2 + 10x - 2
= 6x3 – 17x2 + 11x – 2
HS nêu qui tắc trong SGK tr7.
HS đọc nhận xét ở SGK tr7
VD:
	(x – 1)(x2 + x + 1)
= x(x2 + x + 1) – 1(x2 + x + 1)
= x3 + x2 + x – x2 – x – 1
= x3 – 1
HS làm vào vở, một hs lên bảng làm.
	(xy – 1)( x3 – 2x – 6)
= xy.( x3 – 2x – 6) – 1.( x3 – 2x – 6)
= x4y – x2y – 3xy – x3 + 2x + 6
HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
HS chú ý theo dõi và tham khảo chú ý ở SGK.
C. Áp dụng (10ph)
GV yêu cầu hs làm?2	
Câu a GV yêu cầu hs làm theo hai cách:
Cách 1: nhân theo hàng ngang.
Cách 2: nhân đa thức sắp xếp.
Lưu ý: cách 2 chỉ dùng khi hai đa thức cùng chỉ chứa một biến và đã được sắp xếp.
GV nhận xét bài làm của HS.
GV yêu cầu HS làm?3
(treo bảng phụ bài?3)
Ba hs lên bảng trình bày.
HS1: 
(x + 3)( x2 + 3x – 5)
= x(x2 + 3x – 5) + 3(x2 + 3x – 5)
= x3 + 3x2 – 5x + 3x2 + 9x – 15
= x3 + 6x2 + 4x – 15
HS2:
x
 x2 + 3x – 5
+
x + 3
3x2 + 9x – 15
	 x3 + 3x2 – x 
x3 + 6x2 + 4x – 15
HS3:
 (xy – 1)(xy + 5)
= xy(xy + 5) – 1(xy + 5)
= x2y2 + 5xy – xy – 5 
= x2y2 + 4xy – 5 
HS cả lớp nhận xét và góp ý
1 HS đứng tại chỗ trả lời
?3 Diện tích hình chữ nhật là:
S = (2x + y)(2x – y)
= 2x(2x – y) + y(2x – y)
= 4x2 – y2
Thay x = 2,5m và y = 1m vào S, ta được:
S = 4()2 – 12 
= 25 – 1 
= 24(m2)
D. Luyện tập (7ph)
Bài 1: Làm tính nhân:
(x – 1)(x2 + x + 1)
(5x – 2y)(x2 – xy + 1)
Nửa lớp làm câu a
Nửa lớp làm câu b
(mỗi bài đều làm theo hai cách)
GV cho hs đối chiếu bài làm của mình với bài giải
GV kiểm tra bài làm của một vài nhóm và nhận xét.
Bài 2: (bài 9 SGK/8)
GV tổ chức cho HS “Thi tính nhanh” giữa hai đội.
Tổ chức: Hai đội chơi, mỗi đội có 5 hs. Mỗi đội điền kết quả trên một bảng.
Luật chơi: Mỗi hs được điền kết quả một lần. Hs sau có thể sữa bài của bạn liền trước. Đội nào làm đúng và nhanh hơn là đội thắng.
HS hoạt động theo nhóm
(x – 1)(x2 + x + 1)
= x(x2 + x + 1) – 1(x2 + x + 1)
= x3 + x2 + x – x2 – x – 1
= x3 – 1
(5x – 2y)(x2 – xy + 1)
= 5x(x2 – xy + 1) – 2y(x2 – xy + 1)
= 5x3 – 5x2y + 5x – 2x2y + 2xy2 – 2y
= 5x3 – 7x2y + 2xy2 + 5x – 2y
HS đối chiếu, nhận xét.
Hai đội hs tham gia cuộc thi
Giá trị của x và y
Giá trị của biểu thức
(x – y)(x2 + y + y2)
X = - 10; y = 2
- 1008
X = - 1; y = 0
- 1
X = 2; y = - 1
9
X = - 0,5; y = 1,25
- 
GV và lớp xác định đội thắng, thua
E. Hướng dẫn về nhà (2ph)
Học thuộc quy tắc nhân đa thức với đa thức.
Nắm vững cách trình bày phép nhân hai đa thức.
Làm bài tập: 7, 8 SGK
	 bài tập: 6b,c; 7, 8 SBT/4
Líp
SS
Tªn Häc sinh v¾ng
Ghi chĩ
8A
8B
8C
NG:...../...../2008
Tiết 3: LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
HS được củng cố kiến thức về các qui tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
HS thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức, đa thức.
Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Bảng phụ.
HS: Bảng nhóm, bút viết bảng.
Các bước lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ (10ph)
GV nêu yêu cầu kiểm tra.
HS1: - Phát biểu qui tắc nhân đa thức với đa thức.
Chữa bài tập 8 SGK tr 8.
HS2: Chữa bài 6(a, b) SBT tr 4
GV nhận xét và cho điểm HS.
Hai HS lên bảng kiểm tra.
HS1: Phát biểu qui tắc tr7 SGK.
Chữa bài tập số 8 SGK: Làm tính nhân.
(x2y2 - xy + 2y)(x – 2y)
= 	x2y2(x – 2y) - xy(x – 2y) + 2y(x – 2y)
= 	x3y2 – 2x2y3 - x2y + xy2 + 2xy – 4y2
(x2 – xy + y2)(x + y)
= 	x2(x + y) – xy(x + y) + y2(x + y)
= 	x3 + x2y – x2y – xy2 + xy2 + y3
= 	x3 + y3
HS2: Chữa bài 6(a, b) SBT tr 4
(5x – 2y)(x2 – xy + 1)
=	5x(x2 – xy + 1) – 2y(x2 – xy + 1)
=	5x3 – 5x2y + 5x – 2x2y + 2xy2 – 2y
=	5x3 – 7x2y + 2xy2 + 5x – 2y
(x – 1)(x + 1)(x + 2)
=	(x2 + x – x – 1)(x + 2)
=	(x2 – 1)(x + 2)
=	x2(x + 2) – 1(x + 2)
=	x3 + 2x2 – x – 2 
HS lớp nhận xét bài làm của bạn.
Hai HS trong bàn đổi vở để kiểm tra bài nhau.
B. Luyện tập (34ph)
Bài 1: Thực hiện phép tính:
(x2 + 2x – 4)(x + 1)
(x – y)(x2 + 2xy + y2)
Bài 2: Chứng minh rằng giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến: (3x – 5)(2x + 11) – (2x + 3)(3x + 7)
GV: Muốn chứng minh giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến ta làm ntn?
Bài 3: Tìm x, biết:
x(x – 2) – (x + 1)(x + 3) = 5
GV kiểm tra bài làm
Bài 4: (bài 14 SGK tr 9)
GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 ... ng trình (17ph)
GV: Giới thiệu khái niệm tập nghiệm của BPT.
Gv: Đưa ra ví dụ 1 SGK và hướng dẫn cách biểu diễn tập hợp nghiệm trên trục số.
Gv: Yêu cầu HS làm ?3 và ?4 SGK trang 42
2. Tập nghiệm của bất phương trình:
Tập hợp tất cả các nghiệm của một bất phương trình được gọi là tập nghiệm của bất phương trình đó. Giải bất phương trình là tìm tập nghiệm của bất phương trình đó.
Ví dụ 1: Tập hợp nghiệm của BPT x>3 là tập hợp các số lớn hơn 3 tức là tập hợp: 
 Biểu diễn tập hợp nghiệm của bất phương trình trên trục số :
Ví dụ 2: SGK trang 42: {x/ x < 7}
C. Bất phương trình tương đương (5ph)
Gv:Hai phương trình tương đương với nhau khi nào?
GV: Hai bất phương trình tương đương cũng có khái niệm tương tự. Vậy thế nào là hai bất phương trình tương đương ?
Gv: Hãy cho ví dụ.
Gv: Để chỉ sự tương đương đó , ta dùng kí hiệu:
“”.
3. Bất phương trình tương đương:
HS: Hai phương trình được gọi là tương đương khi chúng có cùng một tập hợp nghiệm.
Hs: Hai bất phương trình có cùng một tập hợp nghiệm là hai bất phương trình tương đương.
HS: Bất phương trình :x>3 và bất phương trình 3<x có cùng tập hợp nghiệm là: . Vậy hai bất phương trình trên tương đương.
Ví dụ: 22
D. Luyện tập - Củng cố (6ph)
GV: Yêu cầu HS làm bài 15, 16.
Phiếu học tập: Bài 17 SGK trang 42 
Hs lên bảng làm.
Cho hoạt động nhóm sau đó yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
E. Hướng dẫn về nhà (2ph)
Nắm vững khái niệm BPT một ẩn, biết viết và biểu diễn tập nghiệm trên trục số.
Nắm vững khái niệm bất phương trình tương đương.
Làm bài tập 18 SGK trang 43.
Hướng dẫn bài 18 SGK trang 43.
Xem trước bài “ Bất phương trình bậc nhất một ẩn”.
Tuần 29: 
Tiết 61: §4. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
Mục tiêu:
HS nhận biết được bất phương trình bậc nhất một ẩn.
Biết áp dụng từng quy tắc biến đổi bất phương trình để giải các bất phương trình đơn giản.
Biết sử dụng các quy tắc biến đổi bất phương trình để giải thích sự tương đương của bất phương trình.
Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Bảng phụ ghi câu hỏi, bài tập, và hai quy tắc biến đổi bất phương trình.
HS: Ôn tập các tính chất của bất đẳng thức, hai quy tắc biến đổi phương trình.
Các bước lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ (5ph)
HS1: Viết và biểu diễn tập nghiệm trên trục số của BPT sau đây:
a/ x-5
Sau khi Hs lên bảng làm, Gv yêu cầu HS nhận xét và ghi điểm.
B. Định nghĩa (7ph)
Gv: Hãy nhắc lại định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn.
GV: Tương tự, hãy phát biểu định nghĩa BPT bậc nhất một ẩn?
GV: Nhắc lại.
Gv: Yêu cầu HS làm ?1
1. Định nghĩa:
HS: Phương trình dạng ax +b =0 vớia,b là hai số đã cho và a khác 0 được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.
HS: Nêu như SGK trang 43
HS:?1 BPT bậc nhất một ẩn là:
a/ 2x-3 < 0 c/ 5x-15 0
C. Hai quy tắc biến đổi bất phương trình (28ph)
Gv: Để giải phương trình ta thực hiện theo hai quy tắc nào?
GV: : Để giải bất phương trình ta thực hiện theo hai quy tắc trên.
Gv: Giới thiệu Ví dụ 1 SGK trang 44, ví dụ 2 SGK trang 44
Gv: Yêu cầu HS làm ?2
Gv: Phát biểu tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số âm và với số dương ?
Gv: từ tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương hoặc số âm, ta có quy tắc nhân để biến đổi tương đương BPT.
Gv: giới thiệu ví dụ 3,4 SGK trang 44
Gv: yêu cầu HS làm tiếp ?3.?4
2. Hai quy tắc biến đổi bất phương trình:
HS:Quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân với một số.
a/Quy tắc chuyển vế:SGK trang 44
Ví dụ 1: Giải BPT:x-5 <18
Ta có : x-5 <1
	x<18+5
	x<23 
Vậy tập nghiệm của BPT là: 
HS:a/ x+12>21
 x>21-12
 x>9
Vậy tập nghiệm của BPT là: 
b/ -2x >-3x-5
 -2x+3x>-5
 x>-5
Vậy tập nghiệm của BPT: 
b. Quy tắc nhân với một số:
HS: Phát biểu lại
Hs: Phát biểu như SGK trang 44
HS: Lên bảng làm
?3 a/ 2x<24 x<12. 
Tập nghiệm của BPt là:
b/-3x -9
Tập nghiệm của BPt là: 
?4 x+3<7 x<7-3x<4
 x-2<2 x<4
Vây hai BPT trên tương đương vì có cùng một tập hợp nghiệm.
b/ 2x<-4 x<-2
 -3x>6x<-2
Vây hai BPT trên tương đương vì có cùng một tâïp hợp nghiệm
D. Củng cố (3ph)
Thế nào là BPT bậc nhất một ẩn? 
Nêu hai quy tắc biến đổi tương đương BPT.
E. Hướng dẫn về nhà (2ph)
Nắm vững quy tắc biến đổi BPT.
Bài tập: 19,20,21 SGKtr 47
Về nhà xem tiếp bài học để hôm sau học tiếp.
Tiết 62: §4. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
Mục tiêu:
Củng cố hai quy tắc biến đổi bất phương trình.
Biết giải và trình bày lời giải bất phương trình bậc nhất một ẩn.
Biết cách giải một số bất phương trình đưa được về dạng bất phương trình bậc nhất một ẩn.
Chuẩn bị của GV và HS:
GV: bảng phụ ghi câu hỏi và bài tập.
HS: Ôn tập hai quy tắc biến đổi tương đương bất phương trình
Các bước lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ (8ph)
HS1: 
Định nghĩa bất phương trình bậc nhất một ẩn. Cho ví dụ.
Phát biểu quy tắc chuyển vế để biến đổi tương đương bất phương trình.
Chữa bài tập 19(c,d) SGK tr47
HS2:
Phát biểu quy tắc nhân để biến đổi tương đương bất phương trình.
Chữa bài tập 20(b,c) SGK tr47
Hai HS lần lượt lên bảng
Bài 19: Giải các bất phương trình (theo quy tắc chuyển vế)
–3x > -4x + 2
Û -3x + 4x > 2
Û x > 2
Tập nghiệm của bất phương trình là: 
{x/x > 2}
8x + 2 < 7x – 1
Û 8x – 7x < - 1 – 2 
Û x < - 3 
Tập nghiệm của bất phương trình là:
{x/x < -3}
Bài 20: Giải các bất phương trình (theo quy tắc nhân)
b) –4x < 12
Û x > 12 : (-4)
Û x > -3
Tập nghiệm của bất phương trình là:
{x/x > -3}
c) –x > 4
Û x < 4 : (-1)
Û x < -4
Tập nghiệm của bất phương trình là:
{x/x < -4}
B. Giải bất phương trình bậc nhất một ẩn (15ph)
VD2: Giải các bất phương trình và biểu diễn tập nghiệm trên trục số:
3x – 6 < 0
Một HS lên bảng giải bất phương trình, một HS biểu diễn tập nghiệm trên trục số.
?5 Giải bất phương trình:
- 4x – 8 < 0
và biểu diễn tập nghiệm trên trục số.
GV yêu cầu HS tự xem VD6 SGK tr46
3. Giải bất phương trình bậc nhất một ẩn:
VD2: 
HS: 3x – 6 < 0
Û 3x < 6
Û x < 2
Tập nghiệm của bất phương trình là:
.
0
)
2
{x/x < 2}
HS:
- 4x – 8 < 0
Û - 4x < 8
Û x > 8 : (-4)
Û x > - 2
Tập nghiệm của bất phương trình là:
.
0
(
-2
{x/x > - 2}
C. Bất phương trình đưa được về dạng 
ax + b 0; ax + b 0; ax + b 0 (10ph)
VD3: Giải bất phương trình:
4x + 3 < 7x – 9 
Nếu ta chuyển tất cả các hạng tử ở vế phải sang vế trái rồi thu gọn ta sẽ được bất phương trình bậc nhất một ẩn:
-3x – 12 < 0
Để giải bất phương trình này ta nên làm như thế nào? 
?6 Giải bất phương trình:
- 0,2x – 0,2 > 0,4x - 2
Bất phương trình đưa được về dạng 
ax + b 0; ax + b0; ax + b 0:
Nên chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế, các hạng tử còn lại sang vế kia.
HS giải bất phương trình:
4x + 3 	< 7x – 9
Û 4x – 7x < - 9 – 3
Û 	- 3x 	< - 12
Û 	x	> -12 : (-3)
Û	x	> 4
Tập nghiệm của bất phương trình là:
.
0
(
4
{x/x > 4}
?6
	- 0,2x – 0,2 	> 0,4x - 2
Û 	- 0,2x – 0,4x	> - 2 + 0,2
Û 	- 0,6x	> -1,8
Û 	x	< (-1,8) : (-0,6)
Û 	x	< 3
Tập nghiệm của bất phương trình là:
{x/x < 3}
D. Luyện tập (10ph)
GV yêu cầu HS làm bài 23a, c SGK tr47
Bài 23: Giải các bất phương trình:
2x – 3 > 0
c) 4 – 3x 0
E. Hướng dẫn về nhà (2ph)
Ôn tập lại lí thuyết hai quy tắc biến đổi bất phương trình.
Bài tập 22, 23(b,d), 24, 25, 26 SGK tr47.
Chuẩn bị tiết sau luyện tập.
***********************************
Tuần 30:
Tiết 63: LUYỆN TẬP 
Mục tiêu:
Luyện tập cách giải và trình bày lời giải bất phương trình bậc nhất một ẩn.
Luyện tập cách giải một số bất phương trình quy về được bất phương trình bậc nhất nhờ hai phép biến đổi tương đương.
Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Bảng phụ ghi bài tập.
HS: Ôn tập hai quy tắc biến đổi bất phương trình, cách trình bày gọn, cách biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình trên trục số.
Các bước lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ (8ph)
HS1: Chữa bài tập 24a,c SGK tr47
HS2: Chữa bài tập 25a,c SGK tr47
Bài 24: Giải các bất phương trình:
2x – 1 > 5
c) 2 – 5x 17
Bài 25: Giải các bất phương trình:
a) 
c) 
B. Luyện tập (35ph)
Bài 1: Giải các bất phương trình sau và biểu diễn tập nghiệm trên trục số:
a) 
b) 
c) 
d) 
Bài 2: (bài 34 SGK tr49)
Tìm sai lầm trong lời giải.
Bài 3: (bài 28 SGK tr48)
Cho bất phương trình x2 > 0
Chứng tỏ x = 2, x = - 3 là nghiệm của bất phương trình đã cho.
Có phải mọi giá trị của ẩn x đều là nghiệm của bất phương trình đã cho hay không?
Bài 1:
a) 
Û 3x – 1 > 2.4
Û 3x > 8 + 1
Û x > 9 : 3
Û x > 3
Tập nghiệm của bất phương trình là:
.
0
(
3
{x/x > 3}
b) 
Û 2x + 4 < 3.3
Û 2x < 9 – 4
Û x < 
Tập nghiệm của bất phương trình là:
.
0
)
{x/x < }
c) 
Û 2(1 – 2x) – 2.8 < 1 – 5x
Û 2 – 4x – 16 < 1 – 5x
Û - 4x + 5x < 1 + 14
Û x < 15
Tập nghiệm của bất phương trình là:
.
0
)
15
{x/x < 15}
d) 
Û 3(x – 1) – 1.12 > 4(x + 1) + 8.12
Û 3x – 3 – 12 > 4x + 4 + 96
Û 3x – 4x > 100 + 15
Û - x > 115
Û x < - 115
Tập nghiệm của bất phương trình là:
.
0
{x/x < 115}
(
-115
Bài 3:
HS trình bày miệng:
Thay x = 2 vào bất phương trình 22 > 0 hay 4 > 0
là một khẳng định đúng. Vậy x = 2 là một nghiệm của bất phương trình.
Tương tự: với x = - 3
Ta có: (- 3)2 > 0 hay 9 > 0 là một khẳng định đúng.
Vậy x = - 3 là một nghiệm của bất phương trình.
Không phải mọi giá trị của ẩn đều là nghiệm của bất phương trình đã cho.
Vì với x = 0 thì 02 > 0 là một khẳng định sai.
Nghiệm của bất phương trình là x ¹ 0
C. Hướng dẫn về nhà (2ph)
GV hướng dẫn HS bài 29, 30, 31, 32 về nhà làm.
Ôn tập quy tắc tính giá trị tuyệt đối của một số.
Đọc trước bài “Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối”

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN DAI SO THEO TT MOI.doc