Giáo án Đại số lớp 8 - Học kì II - Phạm Bá Thành

Giáo án Đại số lớp 8 - Học kì II - Phạm Bá Thành

I. MỤC TIÊU.

1) Hiểu khái niệm phương trình và các thuật ngữ: vế phải, vế trái, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình(lúc này chưa đưa vào khái niệm tập xác định của phương trình), hiểu và biết cách sử dụng các thuật ngữ cần thiết khác để diễn đạt bài giải phương trình sau này.

2) Hiểu khái niệm giải phương trình, bước đầu làm quen và biết cách sử dụng qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân.

II. CHUẨN BỊ.

 GV: Bảng phụ ghi câu hỏi và bài tập, bút lông.

 HS: Bảng nhóm, bút lông.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1) Kiểm tra bài cũ: (HOẠT ĐỘNG 1) Thông qua_không thực hiện.

**Nêu vấn đề: GV nêu vấn đề và giới thiệu nội dung chương III:

Ở các lớp dưới, chúng ta đã biết cách giải nhiều bài toán dạng tìm x, nhiều bài toán đố. Chẳng hạn bài toán cổ: “Vừa gà vừa chó . . . .Một trăm chân chẵn. Hỏi có bao nhiêu gà, bao nhiêu chó?” ở Việt Nam.

GV tiếp tục nêu vấn đề như SGK/ tr 4.

Sau đó GV giới thiệu nội dung chương III gồm:

* Khái niệm chung về phương trình.

* Phương trình bậc nhất một ẩn và một số dạng phương trình khác.

* Giải bài toán bằng cách lập phương trình.

 

doc 77 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 1165Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số lớp 8 - Học kì II - Phạm Bá Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	HOÏC KYØ II
CHÖÔNG III_PHÖÔNG TRÌNH BAÄC NHAÁT MOÄT AÅN
§1. MÔÛ ÑAÀU VEÀ PHÖÔNG TRÌNH
TUẦN 20_1 
Tiết 43 
Ngày soạn: 09 	
Ngày dạy: 12/01/2010
MỤC TIÊU.
Hiểu khái niệm phương trình và các thuật ngữ: vế phải, vế trái, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình(lúc này chưa đưa vào khái niệm tập xác định của phương trình), hiểu và biết cách sử dụng các thuật ngữ cần thiết khác để diễn đạt bài giải phương trình sau này.
Hiểu khái niệm giải phương trình, bước đầu làm quen và biết cách sử dụng qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân.
CHUẨN BỊ.
GV: Bảng phụ ghi câu hỏi và bài tập, bút lông.
HS: Bảng nhóm, bút lông.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Kiểm tra bài cũ: (HOẠT ĐỘNG 1) Thông qua_không thực hiện.
**Nêu vấn đề: GV nêu vấn đề và giới thiệu nội dung chương III:
Ở các lớp dưới, chúng ta đã biết cách giải nhiều bài toán dạng tìm x, nhiều bài toán đố. Chẳng hạn bài toán cổ: “Vừa gà vừa chó . . . .Một trăm chân chẵn. Hỏi có bao nhiêu gà, bao nhiêu chó?” ở Việt Nam.
GV tiếp tục nêu vấn đề như SGK/ tr 4.
Sau đó GV giới thiệu nội dung chương III gồm:
* Khái niệm chung về phương trình.
* Phương trình bậc nhất một ẩn và một số dạng phương trình khác.
* Giải bài toán bằng cách lập phương trình.
Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 2 . Phương trình một ẩn.
GV ghi bảng bài toán sau: 
Tìm x, biết: 2x + 5 = 3(x – 1) + 2
GV giới thiệu: 
Trong bài toán trên, hệ thức 2x + 5 = 3(x – 1) + 2 được gọi là một phương trình với ẩn số x(hay ẩn x).
HS lắng nghe GV trình bày và ghi bài.
Mỗi phương trình bao giờ cũng gồm có hai vế: vế trái và vế phải.
H: Hãy nêu các ví dụ về phương trình ẩn x, ẩn t?
Học sinh làm , , tr.5
Chú ý:
Hệ thức x = m (với m là một số thực nào đó) cũng là một phương trình. Phương trình này chỉ rõ rằng m là nghiệm duy nhất của nó.
Một phương trình có thể có một, hai,... nghiệm, hoặc vô số nghiệm, nhưng cũng có thể không có nghiệm nào cả (SGK, tr.6)
Làm bài tập 1, 2 tr.6_SGK
HOẠT ĐỘNG 3 .Giải phương trình.
GV giới thiệu khái niệm và cách ký hiệu tập nghiệm của phương trình ® Ví dụ: phương trình x = có tập nghiệm là S = 
HS làm 
S = {2}; S = Æ
Làm BT 3/ tr.7_SGK ® 
HSTL: phương trình có tập nghiệm là S = R
GV đưa bảng phụ BT 4/ tr.7_SGK, gọi HS lên bảng làm.
HOẠT ĐỘNG 4. Phương trình tương đương.
Thế nào là hai phương trình tương đương?
Phương trình x = -1 có tập nghiệm là . Phương trình
x + 1 = 0 cũng có tập nghiệm là . Ta nói rằng hai phương trình ấy tương đương với nhau.
GV yêu cầu vài HS xét xem các phương trình sau có tương đương không? và giải thích tại sao?
a. x - 2 = 0 và 2x = 4
b. x2 = 4 và = 2
I. Phương trình một ẩn.
Bài toán:
Tìm x, biết: 2x + 5 = 3(x – 1) + 2
* Hệ thức 2x + 5 = 3(x – 1) + 2 là một phương trình với ẩn số x(hay ẩn x).
Một phương trình ẩn x luôn có dạng A(x) = B(x) trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x.
Ví d ụ: 
 2x + 1 = x là phương trình ẩn x.
 2t - 5 = 3 - 4t là phương trình ẩn t
* Chú ý : SGK/tr5,6.
II. Giải phương trình.
* Tập hợp tất cả các nghiệm của một phương trình gọi là tập nghiệm của phương trình đó và thường được ký hiệu bởi chữ S.
* Giải một phương trình tức là ta phải đi tìm tất cả các nghiệm(hay tìm tập nghiệm) của phương trình đó.
III. Phương trình tương đương:
Hai phương trình có cùng một tập nghiệm là hai phương trình tương đương.
Ký hiệu: “Û” để chỉ hai phương trình tương đương.
Ví dụ:
 § x + 1 = 0 Û x = - 1
 § 4x + 5 = 3 (x + 2) - 4
 Û x + 3 = 0
 Û x = - 3
Vận dụng-Củng cố: (HOẠT ĐỘNG 5 )
* Làm bài tập 1, 2 tr.6_SGK
* Làm bài 3 tr.7
* GV đưa bảng phụ bài 4 tr.7, gọi hs lên bảng làm.
Dặn dò:
- Về nhà học bài
- Làm bài tập 5 tr.7
- Xem trước bài “Phương trình bậc nhất một ẩn số và cách giải”
Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
™˜™™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™
§2. PHÖÔNG TRÌNH BAÄC NHAÁT MOÄT AÅN VAØ CAÙCH GIAÛI
TUẦN 20_1 
Tiết 44 
Ngày soạn: 09
Ngày dạy: 12/01/2010
MỤC TIÊU.
Nắm được khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn.
Nắm được qui tắc chuyển vế, qui tắc nhân và vận dụng thành thạo chúng để giải các phương trình bậc nhất.
CHUẨN BỊ.
GV: Bảng phụ ghi 2 qui tắc biến đổi phương trình và đề bài tập.
HS: Ôn tập quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân của đẳng thức số. Bảng nhóm, bút lông.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Kiểm tra bài cũ: (HOẠT ĐỘNG 1) ® 1 HS lên bảng kiểm tra.
· Phương trình một ẩn là gì? Cho ví dụ phương trình ẩn y.[3 điểm]
HSTL: Một phương trình ẩn x luôn có dạng A(x) = B(x) trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x.
· Thế nào là hai phương trình tương đương? [3 điểm]
HSTL: Hai phương trình có cùng một tập nghiệm là hai phương trình tương đương.
Ký hiệu: “Û” để chỉ hai phương trình tương đương.
Xét xem hai phương trình sau có tương đương không?
a. x - 3 = 0 và - 3x = 9 [1 điểm] ® HSTL : Không tương đương.
b. 4x - 12 = 0 và x2 - 9 = 0 [1 điểm] ® HSTL : Không tương đương.
c. Cho hai phương trình ẩn x là: 2x + 3 = 7 và x - m = 0
1. Với giá trị nào của m thì hai phương trình trên tương đương? [1 điểm] ® m = 2
2. Với giá trị nào của m thì hai phương trình trên không tương đương? [1 điểm] ® m ¹ 2
Nêu vấn đề: Như SGK
Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 2 .Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn.
GV giới thiệu: Phương trình có dạng ax + b = 0, với a, b là hai số đã cho và a ¹ 0 được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.
Ví dụ: 
2x – 1 = 0 (1); 5 - (2); -2 + y = 0 (3) là các phương trình bậc nhất một ẩn.
GV yêu cầu HS xác định các hệ số a, b trong mỗi phương trình trên.
HSTL: (1) có a = 2; b = -1
 (2) có a = - ; b = 5
 (3) có a = 1; b = -2
HOẠT ĐỘNG 3.Hai quy tắc biến đổi phương trình.
GV giới thiệu: Tương tự như đối với đẳng thức số, đối với một phương trình, ta cũng có qui tắc chuyển vế như sau:
Trong một phương trình ta có thể chuyển một hạng tử vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.
Ví dụ: Với phương trình x – 3 = 0, ta chuyển hạng tử -3 từ vế trái sang vế phải và đổi dấu thành +3, ta được x = 3.
Học sinh làm : Giải các phương trình:
a). x - 4 = 0
b). + x = 0
c). 0,5 - x = 0
GV giới thiệu: Trong một đẳng thức số, ta có thể nhân cả hai vế với cùng một số khác 0, hoặc chia cả hai vế cho cùng một số khác 0. Đối với phương trình, ta cũng có thể làm tương tự. 
Ví dụ: Với phương trình: , ta nhân cả hai vế của phương trình với 2, ta được x = -2.
Với phương trình: 2x = 6, ta nhân cả hai vế với , ta được: x = 3 
Học sinh làm 
H: Hãy phát biểu gộp quy tắc nhân_chia?
HSTL: Trong một phương trình ta có thể nhân hay chia cả 2 vế với cùng một số khác 0.
HOẠT ĐỘNG 4. Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn.
GV: Ta thừa nhận rằng: Từ một phương trình, dùng quy tắc chuyển vế hay quy tắc nhân, ta luôn nhận được một phương trình mới tương đương với phương trình đã cho. Sử dụng hai quy tắc trên, ta giải phương trình bậc nhất một ẩn như sau:
GV gọi 2 HS đọc hai ví dụ /tr9_SGK.
GV: Ở VD1, ta được hướng dẫn cách làm, giải thích việc vận dụng quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân.
Còn ở VD2, ta được hướng dẫn cách trình bày một bài giải phương trình cụ thể.
I. Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn.
Phương trình dạng ax+ b = 0, với a, b là hai số đã cho và a ¹ 0 được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.
Ví dụ: 
2x – 1 = 0 (1); 5 - (2); -2 + y = 0 (3) là các phương trình bậc nhất một ẩn.
II. Hai quy tắc biến đổi phương trình.
a). Quy tắc chuyển vế.
Trong một phương trình ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.
a). x = 4
b). x = - 
c). x = 0,5
b). Quy tắc nhân với một số.
 (Quy tắc nhân)
Trong một phương trình, ta có thể nhân cả hai vế với cùng một số khác 0
Hoặc:
Trong một phương trình, ta có thể chia cả hai vế cho cùng một số khác 0
a). 
b). 0,1x = 1,5 Û x = 15
c). -2,5x = 10 Û x = -4
III. Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn.
Từ một phương trình, dùng quy tắc chuyển vế hay quy tắc nhân, ta luôn nhận được một phương trình mới tương đương với phương trình đã cho.
* Tổng quát, phương trình ax + b (với a ¹ 0) được giải như sau:
 ax + b = 0 Û ax = -b Û x = 
Vậy phương trình bậc nhất ax + b = 0 luôn có nghiệm duy nhất 
Vận dụng-Củng cố: (HOẠT ĐỘNG 5 )
GV cho HS hoạt động nhóm làm BT8/tr10_SGK ® GV đưa đề bài lên bảng phụ:
Giải các phương trình: 
a). 4x – 20 = 0 b). 2x + x + 12 = 0
c). x – 5 = 3 – x d). 7 – 3x = 9 – x
Nửa lớp làm câu a,b; nửa lớp làm câu c, d.
Kết quả: 
H: Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn. Phương trình bậc nhất một ẩn có bao nhiêu nghiệm? (Phương trình dạng ax+ b = 0, với a, b là hai số đã cho và a ¹ 0 được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn,
phương trình bậc nhất ax + b = 0 luôn có nghiệm duy nhất )
H: Phát biểu hai quy tắc biến đổi phương trình.
(Qui tắc chuyển vế: Trong một phương trình ta có thể chuyển một hạng tử vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó. Qui tắc nhân: Trong một phương trình ta có thể nhân hay chia cả 2 vế với cùng một số khác 0.)
Dặn dò:
Học bài & làm các BT 6,7,9/tr 9,10_SGK.
GV hướng dẫn HS làm BT 6/tr 9_SGK:
 A
B
C
D
H
K
x
x
7
4
Thay S = 20, ta được hai phương trình tương đương đương. Xét xem trong hai phương trình đó, có phương trình nào là phương trình bậc nhất hay không?
Xem trước bài: “§3. Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0.
Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ... g:
 và dạng 
 Có kiến thức hệ thống về BĐT, BPT theo yêu cầu của chương.
II. CHUẨN BỊ.
GV: Giáo án, nghiên cứu bài dạy, hình vẽ minh họa.
HS: Ôn tập bài học và làm hết các BTVN. Mang bảng nhóm, bút lông, vở ghi, SGK.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Kiểm tra bài cũ: (HOẠT ĐỘNG 1) 1 HS lên bảng kiểm tra.
CÂU HỎI_BÀI TẬP
ĐÁP ÁN_BIỂU ĐIỂM
GV nêu yêu cầu kiểm tra:
1). Để giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối, ta phải xét những trường hợp nào?
2) Giải phương trình sau:
 (1)
HS lớp nhận xét kết quả.
GV chốt kiến thức và cho điểm.
HSTL:
1) Để giải pt chứa dấu gttđ, ta phải xét hai trướng hợp: x ≥ 0 và 
 x < 0.	 (3 điểm)
2) (1)
* Nếu x ≥ 0, thì – 3x ≤ 0 Þ = – (– 3x) = 3x
Ta có phương trình: 3x = x + 6
 Û 2x = 6 Û x = 3 (nhận)
* Nếu x < 0, thì – 3x ≥ 0 Þ = – 3x 
Ta có phương trình: – 3x = x + 6 
 Û – 4x = 6
 Û x = ( nhận )
Vậy S = (7 điểm)
Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 2. Luyện tập 
BT 35/tr 51_SGK ® 1 HS đọc to yêu cầu của đề bài.
GV yêu cầu HS tự giải vào vở và chỉ định đồng thời 4HS lên giải trên bảng: Mỗi em 1 câu.
H: Với yêu cầu của câu c), ta chỉ xét mấy trường hợp?
HSTL:  1 trường hợp khi x > 5.
H: Với câu d), ta làm thế nào?
HSTL: Ta phải xét hai trường hợp: x ≥ – 5 và x < – 5 , rồi rút gọn D trong từng trường hợp.
HS dưới lớp nêu nhận xét từng câu.
GV chuẩn hoá kiến thức trên bài giải mẫu (nếu cần) và cho HS ghi vở.
GV lưu ý HS cách giải quyết câu c) có hơi khác so với những câu còn lại. Cần nhớ dạng này.
BT 36(b, d) /tr 51_SGK
GV yêu cầu vài HS đọc đề bài.
H: Khi giải mỗi phương trình này, ta xét mấy trường hợp?
HSTL: . . .ta cần xét 2 trường hợp x ≥ 0 và x < 0, với mỗi trường hợp ta có một phương trình, giải các phương trình đó, ta có tập nghiệm của pt đã cho.
H: Có phải mọi giá trị tìm được của ẩn đều được coi là nghiệm của pt đã cho hay không? Tại sao?
HSTL: Tuỳ trường hợp và không nhất thiết mọi giá trị tìm được của ẩn đều là nghiệm của pt đã cho. Vì phải đối chiếu gái trị tìm được đó với điều kiện của ẩn.
GV chỉ định 2 HS lên bảng giải cùng lúc mỗi em 1 câu, trong khi đó HS dưới lớp tự làm vào vở.
Lớp nhận xét kết quả bài giải của 2 bạn trên bảng.
GV chốt kiến thức và ghi điểm cho hai bạn, đồng thới uốn nắn lưu ý những sai sót(nếu có).
GV có thể lấy ví dụ từ kết quả câu b): phương trình vô nghiệm để minh hoạ rõ nét cho nhận xét về kết luận nghiệm của pt có chứa dấu gttđ, đồng thời cũng nhấn mạnh để HS thấy được tầm quan trọng của việc đặt diều kiện trong đại số.
BT 69(a, c) / tr 48_SGK
GV chỉ định 2 HS lên thực hiện giải trên bảng: mỗi em 1 câu.
HS dưới lớp tự làm vào vở.
Lớp nhận xét kết quả
GV chốt lại kiến thức, hoàn chình bài giả và cho HS ghi vở.
Luyện tập.
BT 35/tr 51_SGK: Bỏ dấu gttđ và rút gọn các biểu thức:
a). A = 3x + 2 + khi x ≥ 0 và khi x < 0
 * Khi x ³ 0 thì 5x ³ 0, nên = 5x.
Vậy A = 3x + 2 + = 3x + 2 + 5x = 8x + 2 
 * Khi x < 0 thì 5x < 0, nên = - 5x
Vậy A = 3x + 2 – 5x = - 2x + 2
b). B = – 2x + 12 khi x ≤ 0 và x > 0.
 * Khi x ≤ 0 thì ≥ 0 Þ = – 4x
Vậy B = – 4x – 2x + 12 = – 6x + 12 
c) C = – 2x + 12 khi x > 5
 * Khi x > 5, thì > 0 Þ = x – 4 
Vậy C = x – 4 – 2x + 12 = – x + 8
d) D = 3x + 2 + 
Xét 2 trường hợp:
*Nếu = x + 5 thì x + 5 ≥ 0 Þ x ≥ – 5 
Vậy D = 3x + 2 + x + 5 = 4x + 7
*Nếu = – (x + 5) thì x + 5 < 0 Þ x < – 5 
Vậy D = 3x + 2 – x – 5 = 2x – 3 
BT 36(b, d) /tr 51_SGK
Giải các phương trình:
b). = x – 8
Giải:
* Nếu = – 3x, thì – 3x ≥ 0 Þ x ≤ 0
Ta có phương trình: 
 – 3x = x – 8 
 Û – 3x – x = – 8 
 Û – 4x = – 8 
 Û x = 2 (loại)
* Nếu = 3x, thì – 3x 0
Ta có phương trình:
 3x = x – 8
 Û 3x – x = – 8 
 Û 2x = – 8 
 Û x = – 4 (loại)
Vậy phương trình b) vô nghiệm.
d) – 16 = 3x 
* Nếu = – 5x, thì – 5x ≥ 0 Þ x < 0
Ta có phương trình:
 – 5x – 16 = 3x 
 Û – 8x = 16
 Û x = – 2 (nhận)
* Nếu = 5x, thì – 5x 0
Ta có phương trình:
 5x – 16 = 3x 
 Û 2x = 16
 Û x = 8 (nhận)
Vậy phương trình d) có tập nghiệm là 
BT 69(a, c) / tr 48_SGK
Giải các phương trình:
a) 
*Nếu = 3x – 2, thì 3x – 2 ≥ 0 Þ x ≥ 
Ta có phương trình:
 3x – 2 = 2x 
 Û x = 2 (nhận)
*Nếu = – (3x – 2), thì 3x – 2 < 0 Þ x < 
Ta có phương trình:
 – 3x + 2 = 2x
 Û – 5x = – 2 
 Û x = (nhận)
Vậy phương trình a) có tập nghiệm là: 
c) phương trình có tập nghiệm là 
Vận dụng-củng cố ( HOẠT ĐỘNG 4 )
	Trong quá trình thực hiện giải bài tập ở trên.
Dặn dò:
Học bài và soạn bài, trả lời vào vở bài tập 5 câu hỏi trang 52/ SGK và Ghi nhớ các nội dung trong Bảng tóm tắt về liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, nhân trang 52_SGK bằng cách phát biểu thành lời các tính chất nêu trong bảng.
Lưu ý ôn tập kỹ các kiến thức về bất đẳng thức, bất phương trình và phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối.
BTVN: 77, 88 / tr 49, 50_SBT.
Tiết sau:”Ôn tập chương IV”
Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
™˜™™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™
OÂN TAÄP CHÖÔNG IV
TUẦN 33_14 
Tiết 70 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
MỤC TIÊU.
Có kiến thức hệ thống hơn về bất đẳng thức, bất phương trình và phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối theo yêu cầu mục tiêu của chương.
Rèn luyện kỹ năng giải bất phương trình bậc nhất và phương trình cứa dấu giá trị tuyệt đối có dạng: và dạng 
Rèn kỹ năng tư duy: quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,  trong quá trình giải toán.
CHUẨN BỊ.
GV: Bảng phụ ghi đề bài tập và các câu hỏi ôn tập, phiếu học tập.
HS: Ôn tập ở nhà theo nội dung dặn dò của GV ở tiết trước, mang bút lông, bảng nhóm, làm đầy đủ các 	 BTVN.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Kiểm tra bài cũ: (HOẠT ĐỘNG 1) 1 HS lên bảng kiểm tra.
CÂU HỎI_BÀI TẬP
ĐÁP ÁN_BIỂU ĐIỂM
GV nêu yêu cầu kiểm tra:
1). a/. Thế nào là bất đẳng thức? Cho ví dụ.
 b/. Viết công thức liện hệ giữa thứ tự và phép cộng, phép nhân.
2). Sửa BT 38(a)/tr53_SGK.
HS lớp nhận xét kết quả.
GV chốt kiến thức và cho điểm.
Hệ thức có dạng a b, a £ b, a ³ b là bất đẳng thức. Ví dụ: -2 > -9; 3x £ 15 [ 4 điểm ]
Các công thức liên hệ:
Nếu a < b thì a + c < b + c
Nếu a 0 thì ac < bc
Nếu a bc
Nếu a < b và b < c thì a < c [ 4 điểm ]
BT 38/a_tr53_SGK
Cho m > n, ta cộng thêm 2 vào cả hai vế của BĐT thì được:
m + 2 > n + 2. [ 2điểm ]
Nêu vấn đề:
Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 2. Ôn tập bất đẳng thức và bất phương trình.
BT 38( d)/ tr 53_SGK 
Cho m > n. Chứng minh: 4 – 3m < 4 – 3n
1 HS lên bảng thực hiện giải ® lớp nhận xét ® GV chốt kết quả, đánh giá cho điểm HS.
H: Viết dạng tổng quát của bất phương trình bậc nhất một ẩn? Cho ví dụ.
HSTL và tự cho ví dụ ® chỉ rõ một nghiệm của bất phương trình trong ví dụ trên.
BT 39(a, b) / tr 53_SGK
2 HS đồng thời lên bảng giải: mỗi em một câu.
Lớp nhận xét 
GV đánh giá cho điểm.
H: Hãy phát biểu quy tắc chuyển vế để biến đổi bất phương trình. Quy tắc này dựa trên tính chất nào của thứ tự trên tập hợp số?
HSTL: (Như SGK / tr 44). Quy tắc này dựa trên tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng trên tập hợp số.
H: Phát biểu quy tắc nhân để biến đổi bất phương trình . Quy tắc này dựa trên tính chất nào của thứ tự trên tập hợp số?
HSTL: ( Như SGK / tr 44). Quy tắc này dựa trên tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân trên tập hợp số.
BT 41(a, d) / tr 53_SGK
2 HS lên bảng thực hiện giải mỗi em 1 câu.
Lớp nhận xét.
GV sửa chữa, hoàn chỉnh.
HS dưới lớp ghi vở.
BT 45/ tr 54_SGK
GV ôn tập cách giải phương trình chứa dấu gttđ qua việc giải BT 45(a)/ tr 54_SGK.
H: Để giải phương trình chứa dấu gttđ này ta cần xét những trường hợp nào?
HSTL: Cần xét 2 trường hợp: Khi 3x ≥ 0 và khi 3x < 0.
GV chỉ định 2 HS lên bảng và mỗi em xét một trường hợp, sau đó GV cùng cả lớp nhận xét và đưa ra kết luận nghiệm của pt đã cho.
A. Bất đẳng thức và bất phương trình.
* Khái niệm bất đẳng thức.
(SGK / tr 36)
BT 38( d)/ tr 53_SGK
Giải:
 Vì m > n , nên – 3m < – 3n 
 Þ 4 – 3m < 4 – 3n
* Khái niệm bất phương trình bậc nhất một ẩn:
Bất phương trình bậc nhất một ẩn có dạng 
ax + b 0, hoặc 
ax + b ≤ 0, hoặc ax + b ≥ 0), trong đó a, b là hai số đã cho và a ≠ 0.
BT 39(a, b) / tr 53_SGK
a) – 3x + 2 > – 5 
Thay x = – 2 vào BPT, ta được BĐT số:
 – 3.(– 2 ) + 2 > – 5 hay:
 8 > – 5 là khẳng định đúng.
Vậy – 2 là nghiệm của BPT (a).
b) 10 – 2x < 2
Thay x = – 2 vào BPT, ta được BĐT số:
 10 – 2.(– 2 ) < 2 hay:
 14 < 2 là khẳng định sai.
Vậy – 2 không là nghiệm của BPT (b).
* Quy tắc chuyển vế để biến đổi BPT.
(SGK / tr 44)
* Quy tắc nhân để biến đổi BPT.
(SGK / tr 44)
BT 41(a, d) / tr 53_SGK
Giải các bất phương trình:
a) 
Û 2 – x < 20
Û x > – 18 là nghiệm của BPT
d) 
Û 3(2x + 3) ≤ 4(4 – x)
Û 6x + 9 ≤ 16 – 4x 
Û 10x ≤ 7
Û x ≤ 
Û x ≤ 0,7 là nghiệm của BPT
B. Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối.
BT 45/ tr 54_SGK
Giải các phương trình:
a) = x + 8
* Nếu = 3x thì 3x ≥ 0 Þ x ≥ 0
Ta có phương trình:
 3x = x + 8
 Û 2x = 8
 Û x = 4 ( nhận )
* Nếu = - 3x thì 3x < 0 Þ x < 0
Ta có phương trình:
 - 3x = x + 8
 Û - 4x = 8
 Û x = - 2 ( nhận )
Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là:
Vận dụng-Củng cố: (HOẠT ĐỘNG 4 )
GV tiến hành trong quá trình ôn tập luyện tập cho HS. 
Dặn dò:
Ôn tập tiếp tục các kiến thức về bất đẳng thức, bất phương trình và phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối.
BTVN: 39, 41, 45 (còn lại) và 40, 42 / tr 53, 54_SGK.
Tiết sau: “ Kiểm tra 45 phút chương IV ”
Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
™˜™™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™
	///////////////////////

Tài liệu đính kèm:

  • docDAI 8 HOC KY I1_Word sua loi.doc