Giáo án Đại số Lớp 8 học kì I - Năm học 2012-2013 - Trần Hồng Ninh

Giáo án Đại số Lớp 8 học kì I - Năm học 2012-2013 - Trần Hồng Ninh

Hoạt động 3: Áp dụng (8’)

- Gv: Cho học sinh tìm hiểu ví dụ trong SGK/4 sau đó đưa ra ví dụ mới và lời giải mẫu trên bảng

- Hs: Nghe, ghi ví dụ và lời giải mẫu vào vở

- Gv: Lưu ý cho Hs cách viết các phép tính

 Khi thực hiện phép nhân các đơn thức với nhau, các đơn thức có hệ số âm(nghĩa là các đơn thức có mang dấu(-) ở trước ) được đặt ở trong dấu ngoặc tròn(.)

- HS: Nghe, hiểu để ghi nhớ khi làm bài

*Hoạt động 4: Luyện tập (15’)

- Gv: Ghi bảng ?2 /SGK-5 và cho học sinh làm bài

- 1Hs: Lên bảng thực hiện

- Hs: Còn lại làm bài tại chỗ vào vở

- Gv: Cho Hs lớp nhận xét bài làm của bạn về cách trình bày, kết quả của phép tính sau đó đưa ra bảng phụ có ghi sẵn lời giải mẫu

- Hs: Quan sát lời giải mẫu, sửa chữa chỗ sai (nếu có ) của mình

- Gv: Chú ý: Khi thực hiện phép tính ta có thể tính nhẩm các kết quả và ghi ngay kết quả đó vào phần tính cuối cùng

- HS: Nghe và cùng nhẩm theo

 

doc 96 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 học kì I - Năm học 2012-2013 - Trần Hồng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1
Ngày giảng: / 8 /2012
CHƯƠNG I: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA CÁC ĐA THỨC
BÀI 1: NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Học sinh nắm vững quy tắc nhân đơn thức với đa thức theo công thức A(B + C) = AB + AC, trong đó A,B,C là các đơn thức.
2. Kĩ năng:- Học sinh thực hiện đúng các phép tính nhân đơn thức với đa thức có không quá 3 hạng tử và không quá 2 biến.
3. Thái độ:- Giáo dục cho học sinh tính chính xác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ ghi nội dung.
- Hs: Ôn các khái niệm đơn thức, đa thức, phép nhân hai đơn thức ở lớp 7.
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra: (6’)
- Hs1: Một biểu thức đại số như thế nào thì được gọi là một đơn thức? 
- Một biểu thức đại số như thế nào thì được gọi là một đa thức? 
- Tính tích sau: . 
- ĐA: 
2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1: Đặt vấn đề (2’)
- Gv: Ở lớp 7 các em đã được học phép nhân đơn thức với đơn thức. Các em cũng đã biết đa thức là tổng các đơn thức. Vậy phép nhân đơn thức với đa thức có điều gì mới lạ, phải thực hiện phép tính này như thế nào? Để hiểu rõ điều đó ta cùng nhau nghiên cứu nội dung bài học hôm nay
*Hoạt động 2: Tìm hiểu quy tắc (10’)
- Gv: Cho học sinh làm ?1 /SGK-4
- Hs: Làm bài cá nhân vào bảng nhỏ
- Gv: Theo dõi kết quả làm bài của một số Hs đặc biệt là Hs yếu để giúp đỡ nếu cần
- 1Hs: Lên bảng trình bày ví dụ đưa ra và kết quả làm bài của mình
- Gv: Cho lớp nhận xét và chốt lại vấn đề bằng cách đưa ra ví dụ mới
- Gv: Đến đây em nào có thể cho biết, muốn nhân một đơn thức với một đa thức ta phải làm như thế nào?
- Hs: Trả lời tại chỗ
- Gv: Chốt lại: Muốn nhân một đơn thức với một đa thức,ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau.
 - Hs: Nhắc lại quy tắc và ghi công thức vào vở
*Hoạt động 3: Áp dụng (8’)
- Gv: Cho học sinh tìm hiểu ví dụ trong SGK/4 sau đó đưa ra ví dụ mới và lời giải mẫu trên bảng
- Hs: Nghe, ghi ví dụ và lời giải mẫu vào vở
- Gv: Lưu ý cho Hs cách viết các phép tính 
 Khi thực hiện phép nhân các đơn thức với nhau, các đơn thức có hệ số âm(nghĩa là các đơn thức có mang dấu(-) ở trước ) được đặt ở trong dấu ngoặc tròn(...)
- HS: Nghe, hiểu để ghi nhớ khi làm bài
*Hoạt động 4: Luyện tập (15’)
- Gv: Ghi bảng ?2 /SGK-5 và cho học sinh làm bài
- 1Hs: Lên bảng thực hiện
- Hs: Còn lại làm bài tại chỗ vào vở
- Gv: Cho Hs lớp nhận xét bài làm của bạn về cách trình bày, kết quả của phép tính sau đó đưa ra bảng phụ có ghi sẵn lời giải mẫu 
- Hs: Quan sát lời giải mẫu, sửa chữa chỗ sai (nếu có ) của mình
- Gv: Chú ý: Khi thực hiện phép tính ta có thể tính nhẩm các kết quả và ghi ngay kết quả đó vào phần tính cuối cùng
- HS: Nghe và cùng nhẩm theo
- Gv: Cho Hs thực hiện tiếp ?3/SGK-5 theo nhóm 7 phút.
- Hs: Làm bài theo 4 nhóm.
- 1Hs: Nhắc lại công thức tính diện tích hình thang đã học ở Tiểu học.
- Gv: Yêu cầu các nhóm gắn bài lên bảng sau đó đưa ra bảng phụ có ghi sẵn lời giải mẫu. 
- Hs: Quan sát lời giải mẫu và nhận xét bài chéo nhau.
- Gv: gọi 3 HS lên bảng làm
- Hs1: Làm bài 1 ý b.
- Hs2: làm bài 2 ý a.
- Hs3: làm bài 3 ý a.
- Hs: cả lớp cùng làm và nhận xét.
1. Quy tắc: SGK/4
 A(B+C) = AB+AC
 (A, B, C là các đơn thức)
Ví dụ: Làm tính nhân
3x(5x2 - 2x – 1)
= 3x.5x2 + 3x(-2x) + 3x(-1)
= 15x3 – 6x2 – 3x
2. Áp dụng
Ví dụ: Làm tính nhân
(-2x3) 
= (-2x3).x2 + (-2x3).5x + 
+ (-2x3)
= - 2x5 – 10x4 + x3
3. Luyện tập
?2. Làm tính nhân
= 3x3y. 6xy3 + .6xy3 + 
+ .6xy3 
= 18x4y4 - 3x3y3 +
?3. – Biểu thức tính diện tích hình thang
S = 
 = 8xy + y2 +3y
Với x = 3; y = 2 thì 
S = 8.3.2 + 22 + 3.2 = 58 (m2).
Bài 1 (SGK/5)
b) (3xy- x2 + y)x2y
= 3xy.x2y +(-x2).x2y + y.x2y
= 2x3y2 - x4y + x2y2
Bài 3(SGK/5): tìm x biết
a) 3x(12x - 4) - 9x(4x - 3) = 30
 36x2 - 12x - 36x2 + 27x = 30
 15x = 30
 x = 2 
Bài 2(SGK/5):
a) x(x – y) + y(x + y) 
tại x = – 6 ; y = 8
Ta có: x(x – y) + y(x + y) 
= x2 – xy + xy + y2
= x2 + y2
Thay x = – 6 ; y = 8 vào biểu thức ta được:
(– 6)2 + 82 = 36 + 64 = 100.
3. Củng cố: (3’)
- Hs: Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
- Rèn kĩ năng nhân có bỏ qua bước trung gian.
4. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
 	- Học thuộc quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
- Làm các bài 1;2;3.
Tiết 2
Ngày giảng: / 8 /2012
BÀI 2: NHÂN ĐA THỨC VỚI ĐA THỨC
	I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Học sinh nắm vững quy tắc nhân đa thức với đa thức. Biết cách nhân hai đa thức một biến đã sắp xếp cùng chiều. 
	2. Kĩ năng: Học sinh thực hiện đúng phép nhân đa thức không có quá hai biến và mỗi đa thức không có quá ba hạng tử, chủ yếu là nhân tam thức với nhị thức. Chỉ thực hiện nhân hai đa thức đã sắp xếp có một biến.
	3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh tính chính xác, cẩn thận.
	II. Chuẩn bị
- GV: SGK+bảng phụ có nội dung ( SGK/ 7)
- HS: SGK + bài tập về nhà.
III. Tiến trình lên lớp: 
1. Kiểm tra: (6’)
- Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
- Làm tính nhân: (3x2 - 5xy + y2)(-2xy)
2. Bài mới: (35’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: (15’) Tìm hiểu quy tắc
- Gv: Ta phải thực hiện phép nhân đa thức 
 x – 2 với đa thức 6x2 – 5x + 1
Theo các em muốn nhân hai đa thức này với nhau ta phải làm như thế nào?
- Hs: Suy nghĩ – Trả lời
- Gv: Chốt lại vấn đề bằng cách gợi ý cho - - Hs - Nhân mỗi hạng tử của đa thức x – 2 với đa thức 6x2 – 5x + 1
- Cộng các kết quả lại và cho biết đáp số tìm được ( nhớ thu gọn các hạng tử đồng dạng của đa thức tìm được và chú ý dấu của các hạng tử)
- Hs: Thực hiện phép tính sau đó cho biết kết quả tìm được
- Gv: Trình bày cách làm và coi đó là lời giải mẫu
- Hs: Sửa chữa kết quả bài làm của mình và ghi lời giải mẫu để hiểu rõ cách trình bày phép nhân hai đa thức 
- Gv: Qua việc thực hiện phép nhân hai đa thức trên em nào có thể phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức?
- Hs: Suy nghĩ- Phát biểu
- Gv: Chốt lại vấn đề bằng cách nêu quy tắc trong SGK và viết công thức 
- Hs: Nhắc lại quy tắc vài lần
- Gv: Cho Hs làm ?1/SGk
- 1Hs: Lên bảng thực hiện phép tính 
- Hs: Còn lại làm bài tại chỗ vào bảng nhỏ
- Gv: Cho Hs nhận xét cách làm của vài bạn rồi đưa ra lời giảu mẫu trên bảng phụ
- Hs: Quan sát cách giải mẫu 
- Gv: Cho Hs đọc phần chú ý trong SGK với câu hỏi hướng dẫn sau:
+ Khi nhân hai đa thức một biến ta còn có thể trình bày phép tính nhân theo cột dọc với những điều kiện cần lưu ý sau 
+ Phải sắp xếp các đa thức theo luỹ thừa giảm hoặc tăng của biến 
+ Đa thức nọ viết dưới đa thức kia (nên để đa thức ít hạng tử viết ở dòng thứ 2)
+ Kết quả mỗi lần nhân được viết riêng một dòng 
+ Các đơn thức đồng dạng được xếp vào cùng một cột 
+ Cộng theo từng cột 
- Hs: Nghe, hiểu và ghi phần thực hiện phép tính theo cột dọc vào vở ghi 
Hoạt đông 2: (20’) Luyện tập 
- Gv: Cho Hs làm ?2/SGk với yêu cầu sau :
Câu a, trình bày phép tính theo cột dọc
Câu b, trình bày phép tính theo hàng ngang
- Hs: Làm theo yêu cầu của Gv theo 4 nhóm.
(mỗi nhóm làm cả 2 cách )
- Gv: Yêu cầu sau 5 phút các nhóm cùng gắn bài lên bảng 
- Hs: Các nhóm lần lượt nhận xét bài chéo nhau về tính chính xác, cách trình bày phép tính, sửa lại chỗ sai nếu có
- Gv: Chốt lại vấn đề: + Đối với phép nhân hai đa thức một biến các em có thể trình bày bằng một trong hai cách đã nêu ở trên.
+ Đối với phép nhân 2 đa thức có nhiều biến thì không yêu cầu thực hiện theo cách thứ 2.
+ Trong quá trình nhân ta cũng có thể tính nhẩm ( bỏ qua bước trung gian).
- Gv: Cho Hs làm tiếp ?3/SGK báo cáo cách làm và nêu đáp số 
- Hs: Làm bài theo nhóm cùng bàn
- Gv: Gọi đại diện các nhóm trả lời sau đó chốt lại vấn đề: Với đề toán ở ?3 ta có thể làm theo 2 cách 
- Gv: Ta có thể viết một biểu thức đại số dưới dạng tổng hoặc dạng tích các nhân tử. Nhưng khi cần phải tính giá trị của biểu thức khi có các giá trị của biến ta phải lựa chọn cách viết (bằng cách biến đổi biểu thức ) sao cho được cách tính thuận lợi nhất 
- Hs: Quan sát, nghe, hiểu và ghi cách viết 2 dạng của biểu thức tính diện tích hình chữ nhật.
Bài 7 SGK/8 
- Gv: (Đề bài đưa lênbảng phụ )
- Hs hoạt động theo nhóm.
+ Nửa lớp làm phần a.
+ Nửa lớp làm phần b.
(mỗi bài đều làm hai cách)
- Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày, mỗi nhóm làm một phần.
- Hs lớp nhận xét, góp ý.
- Gv: lưu ý khi trình bày cách 2, cả hai đa thức phải sắp xếp theo cùng một thứ tự. 
1. Quy tắc SGK/7
(A+B)(C+D)=A(C+D)+B(C+D)
 (A,B,C,D là các đơn thức)
Ví dụ: Nhân đa thức 
x – 2 với đa thức 6x2 – 5x + 1
Giải: 
(x- 2)( 6x2 – 5x + 1)
= x(6x2 –5x + 1) - 2(6x2 – 5x +1)
= x.6x2 + x(-5x) + x.1 + (-2)6x2 +
+ (-2)(-5x) + (-2).1
= 6x3- 5x2 + x - 12x2 + 10x- 2
= 6x3- 17x2 + 11x – 2
 Nhận xét: Tích của hai đa thức là một đa thức
?1. Nhân đa thức với đa thức
 x3 – 2x – 6
Giải: 
=(x3–2x – 6) -1(x3 –2x – 6)
=.x3 + (-2x)+ (-6)
 +(-1)x3 +(-1)(-2x)+(-1)(-6)
= x4y- x2y - 3xy – x3 +2x +6
Chú ý: Khi nhân các đa thức một biến ở ví dụ trên ta còn có thể trình bày như sau: 
+
x
6x2- 5x + 1
 x – 2
-12x2 + 10x - 2
 6x3 - 5x2 + x
 6x3 - 17x2 + 11x - 2
2. Luyện tập
?2. Làm tính nhân
+
x
a) x2 + 3x – 5
 x + 3
 3x2+ 9x - 15
 x3 + 3x2 - 5x
 x3 + 6x2 + 4x – 15
b) (xy - 1)(xy + 5)
 = xy(xy + 5) - 1(xy + 5)
 = xy.xy + xy.5 + (-1).xy + (-1).5
 = x2y2 + 5xy – xy - 5
 = x2y2 + 4xy – 5
?3. Gọi S là diện tích của hình chữ nhật với hai kích thước đã cho ta có:
S = (2x + y)(2x - y)
hoặc S = 4x2 – y2
Với x = 2,5m; y = 1m 
+ Cách 1: Viết dưới dạng tổng 
 S = (2x+y)(2x-y) = 4x2- y2
 Với m = 2,5m; y = 1m ta tính được 
 S = 4.(2,5)2 – 12 = 25 – 1 = 24m2
+ Cách 2: Để nguyên dạng tích
 S = (2x+y)(2x-y)
 Với m = 2,5m; y = 1m ta có:
 (2.2,5 +1)( 2.2,5 -1) = (5+1)(5-1)
 = 6.4 = 24m2.
Bài 7(SGK/8)
a) Cách 1: (x2 – 2x + 1) . (x – 1)
= x2 (x – 1) – 2x(x – 1) + 1(x – 1)
= x3 – x2 – 2x2 + 2x + x – 1 
= x3 – 3x2 + 3x – 1
Cách 2:
b) Cách 1: (x3 – 2x2 + x – 1) ( 5 – x)
= x3(5 – x) –2x2 (5 – x) +
+ x (5 – x) –1(5 – x)
= 5x3 – x4 – 10x2 + 
+ 2x3 + 5x – x2 – 5 + x
= – x4 + 7x3 – 11x2 + 6x – 5.
Cách 2: 
	3. Củng cố: (3’)
	- Hs: Phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức.
	- Rèn kĩ năng nhân theo hàng ngang và theo cột dọc (có thể bỏ qua bước trung gian đối với phép tính theo hàng ngang ).
	4. Hướng dẫn học ở nhà :(1’)
	- Học thuộc quy tắc
	- Làm các bài 7; 8; 9 /9SGK.
Tiết 3
Ngày giảng: / 9 /2012
BÀI TẬP
	I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố để học sinh nắm chắc các quy tắc phép nhân đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tính toán phép nhân đa thức với đa thức, tập cho học sinh cách trình bày một phép nhân đa thức với đa thức ngắn gọn hơn, đỡ nhầm lẫn về dấu bằng cách cho học sinh nhân trực tiếp mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia và viết luôn vào kết quả của tổng. 
3. Thái độ: Phát huy trí lực của học sinh
II. Chuẩn bị
- Gv: Bảng phụ, thước kẻ
 ... ho thi học kì I.
Tiết 36
Ngày giảng : Lớp 8 : / /2011
ÔN TẬP CHƯƠNG II
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức cho HS để nắm vững các khái niệm: Phân thức đại số, hai phân thức bằng nhau, hai phân thức đối nhau, phân thức nghịch đảo, biểu thức hữu tỉ.
2. Kỹ năng: Vận dụng các qui tắc của 4 phép tính: Cộng, trừ, nhân, chia phân thức để giải các bài toán một cách hợp lý, đúng quy tắc phép tính ngắn gọn, dễ hiểu.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị:
- Gv: Ôn tập chương II (Bảng phụ). 
- Hs: Ôn tập + Bài tập ( Bảng nhóm).
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra: Lồng vào ôn tập
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
*HĐ1: Khái niệm về phân thức đại số và tính chất của phân thức.
+ GV: Nêu câu hỏi SGK HS trả lời
1. Định nghĩa phân thức đại số . Một đa thức có phải là phân thức đại số không?
2. Định nghĩa 2 phân thức đại số bằng nhau. 
3. Phát biểu T/c cơ bản của phân thức .
( Quy tắc 1 được dùng khi quy đồng mẫu thức)
( Quy tắc 2 được dùng khi rút gọn phân thức)
4. Nêu quy tắc rút gọn phân thức.
 5. Muốn quy đồng mẫu thức nhiều phân thức có mẫu thức khác nhau ta làm như thế nào?
- GV cho HS làm VD SGK
x2 + 2x + 1 = (x+1)2
x2 – 5 = 5(x2 – 1)(x-1)
 = 5(x+1)(x-1)
MTC: 5(x+1)2 (x-1)
Nhân tử phụ của (x+1)2 là 5(x-1)
Nhân tử phụ của 5(x2-1) là (x-1)
*HĐ2: Các phép toán trên tập hợp các phân thức đại số.
+ GV: Cho học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi 6, 7, 8, 9 , 10, 11, 12 và chốt lại.
*HĐ3: Thực hành giải bài tập
Chữa bài 57 ( SGK)
- GV hướng dẫn phần a.
- HS làm theo yêu cầu của giáo viên
- 1 HS lên bảng, cả lớp cùng làm
- Tương tự HS lên bảng trình bày phần b.
* GV: Em nào có cách trình bày bài toán dạng này theo cách khác
+ Ta có thể biến đổi trở thành vế trái hoặc ngược lại 
+ Hoặc có thể rút gọn phân thức.
Chữa bài 58:
- GV gọi 3 HS lên bảng thực hiện phép tính.
b) B = 
Ta có: => B = 
Chữa bài 60. Cho biểu thức.
a) Hãy tìm điều kiện của x để giá trị biểu thức xác định 
Giải:
- Giá trị biểu thức được xác định khi nào?
- Muốn CM giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến ta làm như thế nào?
- HS lên bảng thực hiện.
I. Khái niệm về phân thức đại số và tính chất của phân thức.
- PTĐS là biểu thức có dạng với A, B là những phân thức & B đa thức 0 (Mỗi đa thức mỗi số thực đều được coi là 1 phân thức đại số)
- Hai PT bằng nhau = nếu AD = BC
- T/c cơ bản của phân thức
+ Nếu M0 thì (1)
+ Nếu N là nhân tử chung thì : 
- Quy tắc rút gọn phân thức:
+ Phân tích tử và mẫu thành nhân tử.
+ Chia cả tử và mẫu cho nhân tử chung
- Muốn quy đồng mẫu thức nhiều phân thức
+ B1: PT các mẫu thành nhân tử và tìm MTC
+ B2: Tìm nhân tử phụ của từng mẫu thức
+ B3: Nhân cả tử và mẫu của mỗi phân thức với nhân tử phụ tương ứng.
* Ví dụ: Quy đồng mẫu thức 2 phân thức
 và Ta có:  ; 
II. Các phép toán trên tập hợp các PTđại số.
* Phép cộng:+ Cùng mẫu : 
+ Khác mẫu: Quy đồng mẫu rồi thực hiện cộng
* Phép trừ:
+ Phân thức đối của kí hiệu là 
= 
* Quy tắc phép trừ: 
* Phép nhân: 
* Phép chia
+ PT nghịch đảo của phân thức khác 0 là 
+ 
III. Thực hành giải bài tập
1. Chữa bài 57 ( SGK)
 Chứng tỏ mỗi cặp phân thức sau đây bằng nhau:
a) và 
Ta có: 3(2x2 +x – 6) = 6x2 + 3x – 18
(2x+3) (3x+6) = 6x2 + 3x – 18
Vậy: 3(2x2 +x – 6) = (2x+3) (3x+6)
Suy ra: = 
b) 
2. Chữa bài 58: Thực hiện phép tính sau:
a) 
= 
Bài 60:
a) Giá trị biểu thức được xác định khi tất cả các mẫu trong biểu thức khác 0
2x – 2 khi x
x2 – 1 (x – 1) (x+1) khi x 
2x + 2 Khi x 
Vậy với x & x thì giá trị biểu thức được xác định
b) 
=4
3. Củng cố:
- GV: chốt lại các dạng bài tập
- Khi giải các bài toán biến đổi cồng kềnh phức tạp ta có thể biến đổi tính toán riêng từng bộ phận của phép tính để đến kết quả gọn nhất, sau đó thực hiện phép tính chung trên các kết quả của từng bộ phận. Cách này giúp ta thực hiện phép tính đơn giản hơn, ít mắc sai lầm.
4. Hướng dẫn về nhà
- Xem lại các bài đã chữa
- Trả lời các câu hỏi sgk
- Làm các bài tập 61,62,63. 
Tiết 37
Ngày giảng : Lớp 8 : / /2011
KIỂM tra ch­¬ng II
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm kĩ: Tính chất cơ bản của phân thức; các phép tính cộng, trừ, nhân.chia các phân thức; biết biến đổi các biểu thức hữu tỉ.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tính toán hợp lí, vận dụng được kiến thức đã học để làm bài tập.
3. Thái độ: Rèn luyện tư duy độc lập suy nghĩ, tính sáng tạo trong làm bài ,tính trung thưc của HS
II. Hình thức:
- Đề bài kết hợp TNKQ + TL:
- Hs làm bài tại lớp trong 45 phút.
III. Ma trận:
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biêt
Thông hiểu
Vận dung
Cộng
Cấp độ Thấp
Cấp độ Cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Phân thức- ĐKXĐ của phân thức. Tính chất cơ bản phân thức.
Nhận biết được một phân thức.
Tìm được ĐKXĐ của một phân thức.
Số câu hỏi:
Số điểm : 
Tỉ lệ % :
1(C1,)
0,5
5%
1
0,5
5%
2. Rút gọn - Qui đông mẫu thức.
Biết vận dụng qui tắc thực hiện các phép rút gọn và qui đồng.
Vận dụng qui tắc để phối hợp thực hiện các phép cộng, trừ, nhân, chia.
Số câu hỏi :
Số điểm :
Tỉ lệ % :
1(C8b)
1.5
15%
1
1,5
15%
3. Phép công, trừ, nhân, chia phân thức. ( 5 tiết )
Nhận biết được các phép tính đơn giản
Thực hiện được các phép tính đơn giản
Phối hợp thực hiện các phép tính về cộng, trừ, nhân, chia.
Số câu hỏi :
Số điểm :
Tỉ lệ % :
3(C2,5,6)
1,5
5%
1(C4)
0.5
5%
3(C7a,b,c)
3
30%
7
5
50%
Biến đổi biểu thức hữu tỉ. Giá trị của phân thức.( 2 tiết ) 
Biết phối hợp thực hiện các phép tính về cộng, trừ, nhân, chia.
Tìm ĐKXĐ khi biến đổi biểu thức hữu tỉ, tìm giá trị của phân thức.
Tìm điều kiện để biểu thức có giá trị nguyên 
Số câu hỏi :
Số điểm : 
Tỉ lệ % : 
1(C3)
0,5
5%
1(C8a)
1.5
15%
1(C9)
1
10%
3
3
30%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
4
2
20%
3
2.5
25%
4
4,5
45%
1
1,0
10%
12
10
100%
IV. Đề kiểm tra:
A. Trắc nghiệm khách quan: (3điểm) 
Haõy khoanh troøn chöõ caùi ñöùng tröôùc keát quaû ñuùng nhất trong caùc caâu sau
Câu 1: Biến đổi phân thức thành phân thức có tử là 12x2 + 9x thì khi đó mẫu thức là:
A. 3x3 + 15; 	B. 3x3 – 15; 	C. 3x3 + 15x;	D. 3x3 – 15x. 
Câu 2: Thöïc hieän pheùp tính: . ta ñöôïc keát quaû laø:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 3: Điều kiện của x để phân thức có giá trị xác định là :
A. x 1	B. x = 1	C. x 0	D. x = 0
Câu 4: Thöïc hieän pheùp tính: ta ñöôïc keát quaû laø:
A. 	B.	C. 	D.
Câu 5: Phân thức nghịch đảo của phân thức là:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 6: Phân thức bằng với phân thức là:
A. 	B. 	C. 	D. 
B. Tự luận: ( 7điểm)
Câu 7: (3điểm) 
Thực hiện phép tính:
a) ;	 b) ;	 c) 	
Câu 8: (3 điểm) 
Cho phân thức A = 
a) Tìm điều kiện của x để giá trị của phân thức được xác định.
b) Rút gọn phân thức
Câu 9: (1 điểm). Tìm giá trị nguyên của x để biểu thức A = (với x1) có giá trị là một số nguyên.
V. Hướng dẫn chấm – Biểu điểm
A. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) 
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. 
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
B
A
D
C
A
B. Tự luận: (7 điểm)
Câu 7: (3 điểm)
a) 	 (0.5đ)
 	 (0,5đ) 
b) = 	 (0,5đ)
 =	 0,5đ)
c) 
 	 (0,5đ)
 =
 = 	(0,5đ)
Câu 8: (3 điểm) 
Cho phân thức A = 
a) Tìm điều kiện của x để giá trị của phân thức được xác định.
Để A xác định thì x2 – 4 ≠ 0 x ≠ ± 2 ( 1.5 điểm)
b) Rút gọn phân thức
A = = 	 (0.5 điểm)
 	 (1 điểm)
Câu 9 :Tìm giá trị nguyên của x để biểu thức (với x1) có giá trị là một số nguyên.
Vì = = 	 (0,5đ)
Nên biểu thức A có giá trị nguyên khi x – 1 Ư(2) = {-1; -2; 1; 2) (0,25đ)
x – 1 = -1 x = 0
x – 1 = -2 x = -1
x – 1 = 1 x = 2
x – 1 = 2 x = 3	 (0,25đ)
(Học sinh làm cách khác hợp lí vẫn cho điểm tối đa).
Duyệt của tổ chuyên môn
Người ra đề
Lại Ánh Hiền
Tiết 38
Ngày giảng : Lớp 8 : / /2011
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hệ thống kiến thức cơ bản trong học kỳ I
- Ôn lại lí thuyết và bài tập dạng cơ bản 
2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng làm bài tập vận dụng 
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị:
- Gv: Ôn tập học kỳ 1 (Bảng phụ). 
- Hs: Ôn tập + Bài tập ( Bảng nhóm).
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra: Lồng vào ôn tập
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Hệ thống kiến thức 
- GV: Nhắc lại các kiến thức cơ bản của học kỳ I?
- HS : Chương I:
+ Phép nhân và phép chia đa thức 
+ Nhân đơn, đa thức 
+ Các hằng đẳng thức 
+ Phân tích đa thức thành nhân thử 
+Phép chia đa thức 
Chương II: Phân thức đại số
+ Định nghĩa 
+ Tính chất cơ bản phân thức 
+ Rút gọn phân thức 
+ Các phép toán trên phân thức.
- GV gọi HS nhận xét 
HĐ2: Ôn tập 
GV: Đưa ra bảng phụ tổng kết chương I ở bảng phụ
Nhân đơn thức với đa thức 
Nhân đa thức với đa thức
Những hằng đẳng thức 
HS: Nhân đơn thức với đa thức 
A(B+C) = AB +AC 
Nhân đa thức với đa thức
(A+B)(C+D) 
= AC+AD+BC+BD
Các hằng đẳng thức 
1,2. (A±B)2 = A2±2AB+B2
3. (A+B)(A-B) = A2-B2
4,5 (A±B)3 = A3±A2B+3AB2± B3
6,7. A3± B3 = (A±B) A2 + AB+B2
- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức chương II và yêu cầu HS xem lại ở tiết 34
- HS : nhắc lại kiến thức cơ bản chương II
Chốt lại lý thuyết cơ bản học kỳ I 
- HS : Trình bày ở phần ghi bảng 
- GV : Các em làm bài tập sau 
Phân tích đa thức thành nhân tử 
a) x3+x2y -4x -4y 
b) x4 -16 
- HS nhận xét từng bước làm của HS 
- HS hoạt động theo nhóm và đưa ra kết quả của nhóm.
- Gv: cho HS xem lại các bài tập đã giải trong chương I, nêu những vướng mắc để giải đáp.
GV : Nghiên cứu bài tập sau trên bảng phụ: cho biểu thức 
a) tìm tập xác định của biểu thức A
b) Rút gọn A
c) Tính giá trị của A tại x = -2 
HS đọc đề bài 
+ Các nhóm cùng giải phần a
+ Yêu cầu các nhóm đưa ra kết quả, sau đó chữa và chốt phương pháp phần a.
HS hoạt động theo nhóm 
HS đưa ra kết quả nhóm và nhận xét 
+ 2 em lên bảng giải phần b?
+ Nhận xét bài làm của từng bạn?
+ yêu cầu HS làm phần c, sau đó chốt phương pháp bài 1 
HS trình bày ở phần ghi bảng 
HS nhận xét 
HS trình bày tại chỗ GV cho HS làm bài tập 58 (sgk tr62)
Nhận xét.
GV: cho HS xem lại các bài tập đã giải, nêu những vướng mắc để GV giải đáp.
A- Lý thuyết
1. Chương I
Phép nhân và phép chia 
- Nhân, chia đơn và đa thức
- Các hằng đẳng thức 
- Phân tích đa thức thành nhân tử.
2. Chương II: Phân thức đại số 
- Định nghĩa, tính chất cơ bản phân thức 
- Rút gọn 
- Các phép tính phân thức 
B- Bài tập 
* Dạng bài tập phân tích đa thức thành nhân tử 
a) x3+x2y -4x -4y
= x2(x+y) -4(x+y)
= (x+y) (x-2)(x+2)
b) x4 -16 = (x2 - 4)(x2 +4)
= (x2 +4) (x-2)(x+2)
1. Bài tập 1: cho biểu thức 
a) TXĐ: x ≠±6
b) 
c) Thay x = -2 vào có:
2. Bài tập 58 (sgk tr62):
a,():
=
=
3. Củng cố:
- GV: Hệ thống lại kiến thức, chốt lại các dạng bài tập
4. Hướng dẫn về nhà
- Xem lại các bài đã chữa
- Trả lời các câu hỏi sgk
- Làm các bài tập SGK
- Chuẩn bị giờ sau thi kiểm tra chất lượng học kỳ I. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDai so 8 20112013.doc