Giáo án Đại số Lớp 8 học kì I - Năm học 2010-2011 - Đặng Thanh Hoa

Giáo án Đại số Lớp 8 học kì I - Năm học 2010-2011 - Đặng Thanh Hoa

Hoạt động 1: Tìm hiểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức:

GV đưa ra ví dụ ?1 SGK

+ Hãy viết một đơn thức và một đa thức

+ Hãy nhân đơn thức đó với từng hạng tử của đa thức vừa viết

Mỗi HS viết một đơn thức và một đa thức tùy ý vào vở nhp và thực hiện

+ Cộng các tích tìm được

GV lưu ý lấy ví dụ SGK

GV gọi 1 HS đứng tại chỗ trình bày.

GV giới thiệu :

8x3 + 12x2 4x là tích của đơn thức 4x và đa thức 2x2 + 4x 1

GV : Muốn nhân một đơn thức với một đa thức ta làm thế nào ?

 1HS nêu quy tắc SGK

 Một vài HS nhắc lại

Hoạt động 2: Ap dụng quy tắc

GV đưa ra ví dụ SGK làm tính nhân :

Hãy chỉ ra đơn thức đa thức trong phép nhân?

Ta thực hiện như thế nào?

GV: cho hs trình bày cách nhân đơn thức với đa thức.

 

doc 113 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 học kì I - Năm học 2010-2011 - Đặng Thanh Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 01	Ngày soạn : 03/09/ 2010
Tiết : 01	Ngày giảng: 05/09/ 2010 
CHƯƠNG I 	PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA CÁC ĐA THỨC
 §1. NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC
I. MỤC TIÊU 
- HS nắm được quy tắc nhân đơn thức với đa thức
- HS thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức
II. CHUẨN BỊ 
* Giáo viên: - Giáo án, SGK , thước thẳng, phấn.
* Học sinh : - Ôn lại các kiến thức : đơn thức ; đa thức ; nhân một số với một 
tổng. SGK - dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số
2. Bài cũ: Nhắc lại kiến thức cũ
- Đơn thức là gì ? Đa thức là gì ?
- Quy tắc một số nhân với một tổng
 Đặt vấn đề : Ta đã học một số nhân với một tổng :
A (B + C) = AB + AC. Nếu gọi A là đơn thức ; (B + C) là đa thức thì quy tắc nhân đơn thức với đa thức có khác gì với nhân một số với một tổng không ? 
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức:
GV đưa ra ví dụ ?1 SGK
+ Hãy viết một đơn thức và một đa thức
+ Hãy nhân đơn thức đó với từng hạng tử của đa thức vừa viết
Mỗi HS viết một đơn thức và một đa thức tùy ý vào vở nháp và thực hiện
+ Cộng các tích tìm được
GV lưu ý lấy ví dụ SGK
GV gọi 1 HS đứng tại chỗ trình bày. 
GV giới thiệu :
8x3 + 12x2 - 4x là tích của đơn thức 4x và đa thức 2x2 + 4x - 1
GV : Muốn nhân một đơn thức với một đa thức ta làm thế nào ?
- 1HS nêu quy tắc SGK
- Một vài HS nhắc lại
Hoạt động 2: Aùp dụng quy tắc
GV đưa ra ví dụ SGK làm tính nhân :
Hãy chỉ ra đơn thức đa thức trong phép nhân?
Ta thực hiện như thế nào?
GV: cho hs trình bày cách nhân đơn thức với đa thức.
GV cho HS thực hiện ?2 
(3x3y - x2 + xy).6xy3
GV gọi 1 vài HS đứng tại chỗ nêu kết quả 
Hs nhận xét cách trình bày của bạn.
Hoạt động 3: hoạt động nhóm thực hiện ?3 
GV: cho học sinh đọc ?3 
?3 có mấy yêu cầu? Đó là những yêu cầu nào? Hãy nêu công thức tính diện tích hình thang? Chỉ ra đáy bé, đáy lớn, chiều cao?
GV cho HS hoạt động theo nhóm
GV gọi đại diện của nhóm trình bày kết quả của nhóm mình
Hs nhận xét và sửa sai
GV: Uốn nắn và bổ sung thêm.
Hoạt động 3: luyện tập
HS thực hiện phép nhân đơn thức với đa thức.
2 học sinh lên bảng trình bày hai câu.
Hs nhận xét và bổ sung thêm vào cách trình bày của bạn.
Gv: Uốn nắn thống nhất cách trình bày 
1. Quy tắc 
a) Ví dụ :
4x . (2x2 + 3x - 1)
= 4x.2x2 + 4x.3x + 4x (-1)
= 8x3 + 12x2 - 4x
b) Quy tắc
 (sgk)
2. Áp dụng 
 (Sgk)
ví dụ : Làm tính nhân 
(-2x3)(x2 + 5x - )
= (-2x3).x2 + (-2x3).5x + (-2x3). (-)
= -2x3 - 10x4 + x3 
 ?2 : Làm tính nhân
(3x3y - x2 + xy).6xy3
= 3x3y.6xy3+(-x2).6xy3 +xy.6xy2
=18x4y4 - 3x3y3 + x2y4
 ?3 Hướng dẫn ta có :
+ S = 
 = (8x+3+y)y
 = 8xy+3y+y2
+ Với x = 3m ; y = 2m
Ta có :
S = 8 . 3 . 2 + 3 . 22
 = 48 + 6 + 4 = 58 (m2)
Bài 1 tr 5 SGK :
a) x2(5x3 - x - )
= 5x5 - x3 - x2
c) (4x3 - 5xy + 2x)(- xy)
= -2x4 + x3y - x2y
4. củng cố 
– Hãy phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức?
– Hướng dẫn học sinh nắm được tiến trình nhân đơn thức với đa thức
5. Dặn dò
- Học thuộc quy tắc nhân đơn thức với đa thức
- Làm các bài tập : 2b ; 3 ; 4 ; 5 tr 5 - 6
- Ôn lại “đa thức một biến”
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .
Tuần : 01	Ngày soạn : 07/09/ 2007
Tiết : 02	Ngày giảng: 10/09/ 2007 
§2. NHÂN ĐA THỨC VỚI ĐA THỨC
I. MỤC TIÊU 
- HS nắm vững quy tắc nhân đa thức với đa thức
- HS biết trình bày phép nhân đa thức theo các cách khác nhau
II. CHUẨN BỊ 
* Giáo viên : Giáo án, SGK, phấn, thước thẳng. 
* Học sinh : Vở ghi , dụng cụ học tập, chuẩn bị bài 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 
2. Bài cũ: - Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức
Áp dụng làm tính nhân : (3xy - x2 + y) . x2y
Đáp số : 2x3y2 - x4y + x2y2
3. Bài mới: Giới thiệu bài: Các em đã học quy tắc nhân đơn thức với đa thức. Ta có thể áp dụng quy tắc này để nhân đa thức với đa thức được không ? 
Hoạt động
Nội dung
Hoạt động 1: : Hình thành quy tắc nhân hai đa thức :
GV cho HS làm ví dụ :
GV: Đa thưc thứ nhất có mấy hạng tử?
Hãy thực hiện các bước theo hướng dẫn theo SGK 
HS thực hiện cách trình bày
GV: Hướng dẫn uốn nắn cách trình bày cho HS
GV : Như vậy theo cách làm trên muốn nhân đa thức với đa thức ta phải thực hiện như thế nào?
Hãy phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức?
HS phát biểu quy tắc.
GV: Nhắc lại quy tắc.
GV: Em có nhận xét gì về tích của hai đa thức ?
GV cho HS làm bài ?1 
HS : Áp dụng quy tắc thực hiện phép nhân
GV: Cho HS nhận xét và sửa sai của bạn
GV: Khi nhân đa thức một biến như trên ta còn có cách nhân khác như sau:
GV: Hướng dẫn HS trình bày cách nhân như SGK 
Em có nhận xết gì về kết quả của hai cách nhân trên?
Hoạt động 2: Vận dụng quy tắc
Hãy vận dụng quy tắc để nhân các đa thức sau:
Để nhân hai đa thức ta thực hiện như thế nào?
Có thể lấy từng hạng tử của đa thức thứ hai nhân với đa thức thứ nhất được không?
2 HS lên bảng trình bày cách giải
HS nhận xét và bổ sung thêm vào cách trình bày của bạn
Hoạt động 3: Hoạt động theo nhóm thực hiện ?3 
GV: Cho HS đọc ?3 và nêu yêu cầu của ?3 
GV: Em hãy nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật? Chỉ ra chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật trên?
GV: Hướng dẫn HS trình bày cách thực hiện
GV gọi đại diện nhóm trình bày cách giải
HS nhận xét và bổ sung thêm.
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho HS
Hoạt động 4: Luyện tập
Hãy thực hiện phép nhân hai đa thức sau:
GV:cho 2 HS lên bảng trình bày
GV: Gọi HS nhận xét và sửa sai cho bạn
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho HS
** Từ câu b hãy suy ra kết quả của phép nhân (x3 - 2x2 + x - 1)(5 - x)
Em có nhận xét gì về (5 – x) và (x – 5)?
GV: vì (5 - x) và (x-5) là hai số đối nên :
5 - x = - (x - 5)
Nên chỉ cần đổi dấu các hạng tử của kết quả 
1 Quy tắc :
a) Ví dụ : Nhân đa thức 
x-2với đa thức (6x2-5x+1)
Giải 
	(x - 2) (6x2 - 5x + 1)
= x(6x2-5x+1)-2(6x2-5x +1).
= x . 6x2 + x (-5x ) + x . 1+
+(-2).6x2+(-2)(-5x)+(-2).1
= 6x3-5x2+x-12x2+10x -2
= 6x3 - 17x2 + 11x - 2
b) Quy tắc :
 (SGK )
* Nhận xét : Tích của hai đa thức là một đa thức 
 ?1 Hướng dẫn 
 Nhân đa thức xy – 1 với đa thức x3 - 2x - 6
Giải
(xy - 1)(x3 - 2x - 6)
= x4y - x2y - 3xy - x3 + 2x + 6
* Chú ý : SGK 
´
	 6x2- 5x +1
	 x - 2
+
 	 - 12x2 + 10x - 2
	 6x3 - 5x2 + x
 	 6x3 - 17x2 + 11x - 2
2. Áp dụng 
 ?2 làm tính nhân
a) (x + 3)(x2 + 3x - 5)
=x3 + 3x2 - 5x +3 x2 + 9x - 15
= x3 + 6x2 + 4x - 15
b) (xy - 1)(xy + 5)
= x2y2 + 5xy - xy - 5
= x2y2 + 4xy - 5
 ?3 Hướng dẫn 
Ta có (2x + y)(2x - y)
= 4x2- 2xy + 2xy - y2
Biểu thức tính diện tích hình chữ nhật là : 4x2 - y2
t Nếu x = 2,5m ; y = 1m thì diện tích hình chữ nhật : 4 ()2 - 12 = 24 (m2)
Bài 7 tr 8 SGK 
Hướng dẫn 
a) (x2 - 2x + 1)(x - 1)
= x3 - x2 - 2x2 + 2x + x -1
= x3 - 3x2+ 3x - 1
b) (x3 - 2x2 + x - 1)(5 - x)
= 5x3- x4 - 10x2 + 2x3 + 5x - x2 - 5 + x
= -x4+ 7x3- 11x2 + 6x - 5
vì (5 - x) = - (x - 5)
Nên kết quả của phép nhân : 
(x3 - 2x2 + x - 1)(5 - x)
là: -x4+ 7x3- 11x2 + 6x - 5
4. Củng cố
– Nêu quy tắc nhân đa thức với đa thức?
– Hướng dẫn HS cách thực hiện nhân đa thức với đa thức.
– Hướng dẫn HS làm bài tập 9 SGK 
5. Dặn dò
– Về nhà học thuộc quy tắc nhân hai đa thức.
– Làm bài tập 10; 12; 13; 14; SGK 
- Nắm vững quy tắc - Xem lại các ví dụ
– Chuẩn bị tiết tới luyện tập
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .
Tuần : 02	Ngày soạn : 08/09/ 2007
Tiết : 03	Ngày giảng: 11/09/ 2007 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
- Củng cố kiến thức về các quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
- HS thực hiện thành thạo phép nhân đơn , đa thức
II. CHUẨN BỊ 
* Giáo viên : Giáo án, SGK, phấn, thước thẳng. 
* Học sinh : Vở ghi , dụng cụ học tập, chuẩn bị bài 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 	
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 
2. Bài cũ: 
HS1 : 	- Nêu quy tắc nhân đơn thức với đa thức
Áp dụng : Rút gọn biểu thức : x(x - y) + y(x - y) . Đáp số : x2 - y2
HS2 : 	- Nêu quy tắc nhân đa thức với đa thức
Áp dụng làm phép nhân : (x2y2 - xy + 2y) (x - 2y)
Đáp số : x3y2 - xy + 2xy - 2x2y3 + xy2 - 4y2
3. Bài luyện tập
Hoạt động
Nội dung
t Bài tập 8b tr 8 SGK :
Làm tính nhân
(x2 - xy + y2)(x + y)
GV gọi 1HS lên bảng
t Bài tập 10 tr 8 SGK :
GV : Nêu cách thực hiện?
Trả lời : Nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích
a) (x2 - 2x + 3)(x - 5)
b) (x2 - 2xy + y2)(x - y)
- Gọi 2 HS lên bảng đồng thời mỗi em một câu
- Cho lớp nhận xét
- GV sửa sai
HĐ 3: luyện tập 
GV cho HS đọc đề bài 11
GV : Em nào nêu hướng giải bài 11
GV gọi 1 HS lên bảng thực hiện
GV cho lớp nhận xét và sửa sai
HĐ 3 : Giải bài tập tìm x 
t Bài tập 13 tr 9 SGK : 
GV cho HS đọc đề bài
 ... ác kiến thức trọng tâm
– Nhân đa thức với đa thức;
– Những hằng đẳng thức đáng nhớ;
– Phân tích đa thức thành nhân tử;
– Chia đa thức cho đơn thức;
– Phân thức đại số;
– Tính chất cơ bản của phân thức;
– Rút gọn phân thức;
– Quy đồng mẫu thức nhiều phân thức;
– Phép cộng trừ các phân thức;
– Nhân chia các phân thức.
– Giá trị của biểu thức.
II. Bài tập
Dạng 1: Nhân đa thức với đa thức
a) (x – 2y)( 3xy + 5y2 + x) =
 = 3x2y + 5xy2 + x2 – 6xy2 – 10y3 – 2xy =
= 3x2y – xy2 + x2– 10y3 – 2xy
b) (x3 - 2x2 + x - 1)(5 - x)
= 5x3- x4 - 10x2 + 2x3 + 5x - x2 - 5 + x
= -x4+ 7x3- 11x2 + 6x - 5
Dạng 2: Phân tích đa thức thành nhân tử
a) 3x2+6xy +3y2–3z2 =3(x2 +2xy +y2– z2) 
=3(x + y + z)(x + y – z)	
b) x3 - 2x2 + x = x(x2 – 2x + 1)=
= x(x – 1)2 	
c) x2 + 5x + 6 = x2 + 2x +3x + 6 =	
= (x2 + 2x) +(3x + 6)= x(x + 2) + 3(x + 2)=
=(x + 2)(x + 3)
Dạng 3: Rút gọn phân thức
a) =
b) =
=
4. Củng cố 
– GV hệ thống lại các kiến thức trọng tâm của phần ôn tập;
– Hướng dẫn HS về nhà làm các dạng bài tập tương tự.
5. Dặn dò 
– Học sinh về nhà học bài và làm bài tập 
– Chuẩn bị bài tập các dạng còn lại về phân thức.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Tuần: 	18	Ngày soạn : 28/12/2007
Tiết : 	36	Ngày dạy: 31/12/2007 
ÔN TẬP HỌC KÌ I (tt)
I. MỤC TIÊU 
– Hệ thống hoá lại các kiến thức của chương trình học kỳ I;
– Rèn luyện kỷ năng giải các dạng các bài tập.
II. CHUẨN BỊ 
* Giáo viên: Giáo án, SGK, phấn, thước thẳng. 
* Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập, chuẩn bị bài. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 
2. Bài cũ: 
3. Bài ôn tập
Hoạt động
Nội dung
Hoạt động 1: Quy đồng mẫu nhiều phân thức.
GV: Cho đề bài
Hãy nêu quy tắc quy đồng mẫu thức nhiều phân thức?
GV: Nhấn mạnh lại các bước thực hiện. 
GV: Cho 2 HS lên bảng trình bày cách thực hiện. 
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh. 
Chú ý khi thực hiện với các phép toán cộng và trừ chúng ta không cần phải tuân thủ ba bước như quy tắc mà vận dụng một cách linh hoạt.
Hoạt động 2: Cộng– trừ
GV: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán. 
GV: Cho HS nêu cách thực hiện các bước.
GV: Cho 2 HS lên bảng trình bày cách thực hiện. 
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh. 
GV: Chú ý cho HS khi cộng, trừ các phân thức kết quả phải được rút gọn.
Hoạt động 3: Nhân – Chia phân thức
GV: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán. 
GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện. 
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh. 
Dạng 1: Quy đồng mẫu thức nhiều phân thức.
a) 
Giải :
4x2 - 8x + 4 = 4(x -1)2
6x2 - 6x = 6x (x - 1)
MTC : 12x(x -1)2
Ta có :
b) 
MTC : x2 - 1
NTP : (x2 -1) ; ( 1 )
Þ 
Dạng 2: Cộng trừ các phân thức
a)
b) 
= 
= 
 = 
 = 
Dạng 3: Nhân chia các phân thức
a) 
 =
b) =
c) (2x-4)
= 
4. Củng cố 
– GV hệ thống lại các kiến thức trọng tâm của phần ôn tập;
– Hướng dẫn HS về nhà làm các dạng bài tập tương tự.
5. Dặn dò 
– Học sinh về nhà học bài và làm bài tập các dạng tương tự
– Chuẩn bị kiểm tra học kì I.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Tuần: 	18	Ngày soạn: 20/12/2007
Tiết : 	37 + 38	Ngày dạy: 05/01/2008 
KIỂM TRA HỌC KÌ I
(Thực hiện theo lịch thi của trường )
Tuần: 18	Ngày soạn: 04/01/2008
Tiết : 39	Ngày dạy: 07/01/2008 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU	
- Rèn luyện cho HS kỹ năng thực hiện các phép toán trên các phân thức đại số
- HS có kỹ năng tìm ĐK của biến : Phân biệt được khi nào cần tìm ĐK của biến, khi nào không cần. Biết vận dụng ĐK của biến vào giải bài tập.
II. CHUẨN BỊ 
* Giáo viên : Giáo án, SGK, phấn, thước thẳng. 
* Học sinh : Vở ghi, dụng cụ học tập, chuẩn bị bài. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 
2. Bài cũ: 
	- Sửa bài tập 50 a) trang 58 SGK
Đáp án : 
 Bài này có cần tìm ĐK của biến hay không ? tại sao ?
3. Bài mới :
Hoạt động
Nội dung
Hoạt động 1: Chứng tỏ số chẵn 
GV: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán. 
GV: Tại sao trong đề bài lại có ĐK : x ¹ 0 ; 
x ¹ ± a?
Khi x ¹ 0 ; x ¹ ± a thì biểu thức như thế nào?
GV: Số có tính chất gì gọi là số chẵn?
GV: Em hãy biến đổi biểu thức trên để có được kết quả đơn giản nhất?
GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện. 
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh. 
Hoạt động 2: Biến đổi các biểu thức có quy luật 
GV: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán. 
GV: Câu a ta thực hiện các phép toán gì? Em có nhận xét gì về các biểu thức trên?
GV: Khi tính được câu thứ nhất ta lấy kết quả thay vào câu thứ hai và tương tự để thực hiện câu thứ ba.
GV: Hướng dẫn HS cách trình bày.
GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện. 
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh. 
GV: Hướng dẫn HS dự đoán câu b.
HS nêu dự đoán và giải thích cách lựa chọn của mình. Từ đó suy ra các dạng tương tự.
Hoạt động 3: Giải toán tổng hợp
GV: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán. 
GV: Phân thức xác định khi nào?
GV: Để tìm ĐK xác định của phân thức ta làm như thêù nào?
GV: Cho 3 HS lên bảng trình bày cách thực hiện. 
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh. 
GV chốt lại : Chỉ có thể tính được giá trị của phân thức đã cho nhờ phân thức rút gọn với những giá trị của biến thỏa mãn ĐK.
Dạng 1: Chứng tỏ giá trị của một biểu thức là một số chẵn.
Bài 52 trang 58 SGK
 Hướng dẫn 
= 
=
= 
= 2a là số chẵn do a nguyên
Dạng 2: Biến đổi biểu thức
Bài 53 trang 58 SGK
Hướng dẫn 
a) 1+ = ;
=
=;
=.
b) Qua kết quả câu a, ta thấy kết quả tiếp theo là một phân thức mà tử bằng tổng của tử và mẫu, còn mẫu là tử thức của kết quả trước nó. Vậy có thể dự đoán rằng nếu biểu thức có bốn gạch phân số thì kết quả là:
Trong trường hợp có năm gạch phân số thì kết quả là: 
Dạng 3: Toán tổng hợp
Bài 55 trang 59 SGK
Hướng dẫn 
a) Phân thức : 
ĐK : x2 - 1 ¹ 0 
Þ (x -1)(x +1) ¹ 0 Þ x ¹ ± 1
b) 
=
c) Với x = 2 (thỏa mãn ĐKXĐ)
nên : = 3
Vậy : bạn Thắng tính đúng
với x = -1 (không thỏa mãn ĐKXĐ). Nên giá trị phân thức không xác định 
vậy : bạn Thắng tính sai
4. Củng cố 
– GV hệ thống hoá lại kiến thức chương II;
– Hướng dẫn HS làm các dạng bài tập tương tự;
Tìm x biết : 
+ Rút gọn biểu thức vế trái được phân thức 
+ = 0 Û 
5. Dặn dò 
– Học sinh về nhà học bài và làm bài tập 56 SGK ; 
– chuẩn bị cho tiết trả bài kiểm tra học kỳ I
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Tuần: 	18	Ngày soạn: 05/01/2008
Tiết : 	40	Ngày dạy: 08/01/2008 
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU 
– Đánh giá kết quả làm bài kiểm tra học kì của học sinh;
– Học sinh nhận biết những sai sót của mình trong cách làm bài;
– Rút ra bài học cho từng cá nhân học sinh.
II. CHUẨN BỊ 
* Giáo viên: Giáo án, đề bài + đáp án, phấn.
* Học sinh: Nhớ lại bài làm.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 
2. Bài cũ: Không kiểm tra.
3. Trả bài kiểm tra:
GV: Cho HS đọc lại đề bài
GV: Hướng dẫn HS trình bày cách giải các bài tập.
GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện từng câu. 
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh. 
GV: Thông báo thang điểm cho từng câu, từng bài.
4. Nhận xét – dặn dò
– Ưu điểm:
+ Đa số học sinh đi thi đầy đủ, làm bài nghiêm túc không có bạn nào vi phạm quy chế;
+ Bài làm đạt kết quả tương đối cao.
– Khuyết điểm: 
+ Có một số bài trình bày còn cẩu thả, chưa đạt điểm cao.
GV: Thu bài lấy điểm công khai.
THỐNG KÊ KẾT QUẢ
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu 
Kém 
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
8A
31
02
6,5
01
3,2
11
35,5
17
54,8
0
0
8B
28
01
3,6
05
17,9
09
32,1
10
35,7
03
10,7
8C
33
07
21,2
07
21,2
08
24,2
10
30,2
01
3,2
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
= = = = = = – Tổng kết chương trình học kỳ I — = = = = = = 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN DAI SO 8(30).doc