Giáo án Đại số Lớp 8 - Chương III: Phương trình bậc nhất một ẩn - Lê Thị Hồng Thắm

Giáo án Đại số Lớp 8 - Chương III: Phương trình bậc nhất một ẩn - Lê Thị Hồng Thắm

I. Mục tiu:

- Kiến thức: Nắm chắc định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn, hiểu được hai quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân

- Kĩ năng :Nhận biết được PT bậc nhất một ẩn, vận dụng thành thạo hai quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân vừa học để giải phương trình bậc nhất một ẩn.

- Thái độ : Rèn luyện tính cẩn thận , chính xác.

II. Chuẩn bị :

-GV :Bảng phụ ghi đề bài

-HS :Ôn tập quy tắc nhân và quy tắc chuyển vế của đẳng thức số, bảng nhóm

III. Phương pháp :

- Vấn đáp.

- Hợp tác thảo luận nhóm

IV. Tiến trình ln lớp :

 

docx 71 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Chương III: Phương trình bậc nhất một ẩn - Lê Thị Hồng Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHƯƠNG III
PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
I/MỤC TIÊU:
Học xong chương này, HS cần đạt một số yêu cầu:
*Kiến thức:
- Hiểu khái niệm phương trình : Một phương trình với ẩn x có dạng A(x) = B(x), trong đó:
Vế trái A(x) , vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng mộât biến x , 
-Nhận biết được phương trình, hiểu nghiệm của phương trình
-Hiểu khái niệm hai phương trình tương đương.
-Hiểu định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn : ax +b =0 (x là ẩn ; a, b là những hằng số a ¹ 0) và nghiệm của phương trình bậc nhất 
-Nắm vững các bước giải bài toán bằng cách lập phươg trình
*Kĩ năng:
-Vận dụng được quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.
-Có kĩ năng biến đổi tương đương để đưa phương trình đã cho về dạng ax + b = 0.
-Vềø phương trình tích : A.B.C = 0(A, B, C là các đa thức chứa ẩn), nắm vững cách tìm nghiệm của phương trình này bằng cách tìm nghiệm của các phương trình A=0; B = 0; C = 0
-Phương trình chứa ẩn ở mẫu : có kĩ năng trình bày đủù các bước giải.
-Có kĩ năng giải và trình bày lời giải bài toán bằng cách lập phương trình
*Thái độ :- Rèn luyện tính cẩn thận trong tính toán , khả năng tư duy.
 	 -Giáo dục cho HS tính chính xác , khoa học.
II/ NỘI DUNG :Gồm 16 tiết gồm các chủ đề:
1/Khái niệm về phương trình, phương trình tương đương.
2/Phương trình bậc nhất một ẩn : +Phương trình đưa về dạng ax + b = 0
	+Phương trình tích.
	+Phương trình chứa ẩn ở mẫu
	3/ Giải bài toán bằng cách lập phương trình
*Dự kiến nội dung KT 1 tiết:
-Giải phương trình dạng tích, phương trình đưa về dạng ax + b = 0, Phương trình chứa ẩn ở mẫu
- Giải bài toán bằng cách lập phương trình
 III/PHƯƠNG PHÁP:
-Vấn đáp.
-Phát hiện và giải quyết vấn đề.
-Hợp tác theo nhóm nhỏ.
-Luyện tập- thực hành.
Chương III: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
Tuần 20-Tiết 41
	§1. MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
I. Mục tiêu:
Kiến thức:Hiểu được khái niệm phương trình một ẩn và các thuật ngữ liên quan: vế trái, vế phải, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình, hiểu được khái niệm hai phương trình tương đương.
Kĩ năng :Biết cách kết luận một giá trị của biến đã cho có phải là nghiệm của một phương trình đã cho hay không.
 Thái độ : Rèn luyện tính cẩn thận , chính xác.
II. Chuẩn bị :
HS: đọc trước bài học, bảng nhóm ghi đề bài 4
GV: bảng phụ ?2, ?3, BT1, BT4.
III. Phương pháp : 
 Vấn đáp.
Hợp tác thảo luận nhóm
IV. Tiến trình lên lớp :
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
GHI BẢNG
HĐ 1:ĐẶT VẤN ĐỀ (5’)
- GV: Cho HS đọc bài toán cổ: "Vừa gà, bao nhiêu chó".
- GV: "Ta đã biết cách giải bài toán trên bằng phương pháp giả thuyết tạm; liệu có cách giải khác nào nữa không và bài toán trên liệu có liên quan gì với bài toán sau: Tìm x, biết:
2x + 4(36 – x) = 100?
Học xong chương này ta sẽ có câu trả lời".
Giới thiệu chương III
Nghe GV trình bày
Đọc đề bài tr 4
HĐ 2:PHƯƠNG TRÌNH MỘT ẨN (17’)
HĐTP1:Giới thiệu kh/n phương trình một ẩn
- GV: đặt vấn đề: "Có nhận xét gì về các hệ thức sau:
2x + 5 = 3(x – 1) + 2;
x2 + 1 = x + 1;
2x5 = x3 + x;
- "Mỗi hệ thức trên có dạng A(x) = B(x) và ta gọi mỗi hệ thức trên là một phương trình với ẩn x?"
- HS thực hiện ?1
- Lưu ý HS các hệ thức: 
x + 1 = 0; x2 – x = 100
cũng được gọi là phương trình một ẩn.
-Mỗi hệ thức 
2x + 1 = x;
2x + 5 = 3(x – 1) + 2;
x – 4 = 0;
x2 + 2x = 1
có phải là phương trình một ẩn không? Nếu phải hãy chỉ ra vế trái, vế phải của mỗi phương trình.
2x + y = 7x – 3 
Có phải là pt một ẩn không?
- HS trao đổi nhóm và trả lời:
"Vế trái là 1 biểu thức chứa biến x".
- HS suy nghĩ cá nhân, trao đổi nhóm rồi trả lời.
2x + y = 7x – 3 
Không là pt một ẩn vì có hai ẩn x và y
1. Phương trình một ẩn
Ta gọi :
2x + 5 = 3(x – 1) + 2 là một phương trình với ẩn số x.
Tổng quát : Một phương trình với ẩn x luôn có dạng A(x) = B(x), trong đó:
A(x) :Vế trái của phương trình.
B(x): Vế phải của phương trình.
Ví dụ:
2x + 1 = x;
2x + 5 = 3(x – 1) + 2;
x – 4 = 0;
x2 + 2x = 1
là các phương trình một ẩn. 
HĐTP2:"Giới thiệu nghiệm của một phương trình".
Cho HS làm ?2
Yêu cầu HS làm ở phiếu học tập.
Gọi 1 HS lên bảng.
Cho HS đổi bài, nhận xét.
Giới thiệu : Hai vế của pt bằêng nhau khi x = 6. Ta nói số 6 thoả mãn pt , gọi x= 6 là một nghiệm của pt
Cho HS làm ?3.
Yêu cầu nửa lớp làm câu a) và nửa lớp làm câu b)
Gọi đại diện 2 nhóm trình bày KQ thảo luận và nhóm khác nhận xét.
GV kết luận : khi thay giá trị của x vào hai vế PT bằng nhau thì x là một nghiệm của PT, nếu hai vế không bằng nhau thì x không thoả mãn PT(không là nghiệm của PT)
- Giới thiệu chú ý a
- Hãy dự đoán nghiệm của các phương trình sau:
a. x2 = 1
b. (x – 1)(x + 2)(x – 3) = 0
c. x2 = -1
Từ đó rút ra nhận xét gì?
Nêu chú ý b)
HS làm ?2 ở phiếu học tập.
1 HS lên bảng giải.
x = 6:
VT= 2.6 + 5 = 17
VP= 3(6 – 1 )+2 =17
Nhận xét
Trao đổi bài ở nhóm, KT lẫn nhau.
HS làm ?3.
Nửa lớp câu a)
Thay x = –2 vào 2 vế:
VT = 2 (–2 + 2) – 7=- 7 
VP=3 –( –2) = 5
Vậy x = –2 không thoả mãn PT
Nửa lớp câu b)
Thay x = 2 vào 2 vế:
VT = 2 (2 + 2) – 7 = 1 
VP=3 – 2 = 1
Vậy x = 2 là một nghiệm của PT.
?2 Khi x = 6, tính giá tri mỗi vế của phương trình:
2x + 5 = 3(x – 1) + 2
VT = .
VP =.
 ?3.Cho PT 2 (x + 2) – 7 = 3 – x.
a)x = – 2 có thoả mãn PT không?
b)x = 2 có thoả mãn PT không?
Chú ý:
a)Hệ thức x = m (với m là một số tuỳ ý) cũng là một phương trình.Phương trình này chỉ rõ m là nghiệm duy nhất của nó.
b)Một phương trình có thể có một nghiệm, hai nghiệm, ba nghiệm nhưng cũng có thể vô nghiệm hoặc vô số nghiệm.
VD :
a)x2 = 1 có hai nghiệm là – 1 và 1
b) x2 = -1 vô nghiệm
HĐ 3: GIẢI PHƯƠNG TRÌNH (5’)
 Giới thiệu thuật ngữ tập nghiệm, giải phương trình.
-Tập nghiệm của một phương trình, giải một phương trình là gì?
Cho HS làm ?4
Đọc SGK , trả lời
1 HS lên bảng điền
a)PT x = 2 có tập nghiệm là S = { 2}
b)PT vô nghiệm có tập nghiệm là S ={ Ỉ}
nhận xét
2.Giải phương trình
Tập hợp tất cả các nghiệm của một phương trình được gọi là tập nghiệm của phương trình đó.
Kí hiệu : S
Giải phương trình là tìm tất cả các nghiệm (hay tìm tập nghiệm)của phương trình đó.
HĐ 4 : PHƯƠNG TRÌNH TƯƠNG ĐƯƠNG (5’)
Cho PT x = - 1 và x +1 =0. Hãy tìm tập nghiệm của mỗi PT.
Nêu nhận xét.
Ta gọi 2 PT trên là 2 PT tương đương?
PT x – 2 = 0 và x = 2 có tương đương không?
PT x2 = 1 và x = 1 có tương đương không?Vì sao?
GV kết luận .
Vậy 2 PT tương đương là2 PT mà mỗi nghiệm của PT này cũng là nghiệm của PT kia và ngược lại.
PT x = - 1 có tập nghiệm là: S ={ - 1 }
PT x + 1= 0 có tập nghiệm là: S ={ - 1 }
Nhận xét : hai PT có cùng một tập nghiệm.
PT x – 2 = 0 và x = 2 tương đương không vì có cùng một tập nghiệm là S ={ 2 }
Thảo luận nhóm đôi, trả lời , nhóm khác nhận xét.
PT x2 = 1 có tập nghiệm là: S ={1; - 1 }
x = 1có tập nghiệm là: S ={ 1 }
Vậy 2 PT không tương đương.
3. Phương trình tương đương
Hai phương trình tương đương là hai phương trình có cùng một tập nghiệm.
Kíù hiệu : " Û"
Ví dụ:
x + 1 = 0 Û x – 1 = 0
x = 2 Û x – 2 = 0
HĐ 5 : CỦNG CỐ (10’)
Gọi HS đọc đề bài và nêu cách giải.
Cho cả lớp làm vào vở
Gọi 3 HS lên bảng giải
Gọi HS nhận xét
GV chốt lạ các lỗi sai của HS , bổ sung cách trình bày
Cho HS thảo luận nhóm (4’)
Gọi đại diện 2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
Đọc đề bài.
Nêu cách giải.
Cả lớp làm vào vở
3 HS lên bảng giải.
Nhận xét.
Thảo luận nhóm (4’)
Đại diện 2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
BÀI TẬP.
Bài 1 
a)4x – 1 = 3x – 2 
Thay x = – 1 vào PT a)
VT = 4(– 1) – 1 = – 5
VP = 3(– 1) – 2 = – 5
 Þ VT = VP
Vậy x = – 1 là nghiệm của PT a)
b)x + 1 = 2(x – 3 )
Thay x = – 1 vào PT b)
VT = (– 1) + 1 = 0
VP = 2(– 1 – 3) = – 8 
Þ VT ¹ VP
Vậy x = –1không là nghiệm của PT b)
c)2(x + 1) +3 = 2 – x .
Thay x = – 1 vào PT c)
VT = 2(– 1 + 1) + 3 = 3
VP = 2– (– 1) = 3 
Þ VT = VP
Vậy x = –1 là nghiệm của PT c)
Bài 4:
3 (x – 1 ) = 2x – 1 (a) 
1x+1 = 1 – x4 (b) 
x2 – 2x – 3 = 0 (c) 
HĐ 6 : HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (3’)
Nêu BTVN.
*Hướng dẫn:bài 2)
Gọi HS đọc đề bài, nêu cách giải.
GV chốt lại :Lần lượt thế các giá trị t = - 1 ; 0; 1 vào PT giá trị nào thoả mãn thì đó là nghiệm của PT
Gọi HS trả lời bài 3)
Đọc đề bài
Trả lời bài 3 phương trình nghiệm đúng với mọi x . Tập nghiệm của PT là R
-Nắm vững khái niệm PT một ẩn, thế nào là nghiệm của PT, tập nghiệm, hai PT tương đương.
-Làm bài 2, 3, 5 tr 6, 7.
-Đọc : “ Có thể em chưa biết”
-Xem trước bài mới §2
V/RÚT KINH NGHIỆM:
-----------– —----------
Tiết 42
	§2. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN 
VÀ CÁCH GIẢI 
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Nắm chắc định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn, hiểu được hai quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân
Kĩ năng :Nhận biết được PT bậc nhất một ẩn, vận dụng thành thạo hai quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân vừa học để giải phương trình bậc nhất một ẩn.
Thái độ : Rèn luyện tính cẩn thận , chính xác.
II. Chuẩn bị :
-GV :Bảng phụ ghi đề bài
-HS :Ôn tập quy tắc nhân và quy tắc chuyển vế của đẳng thức số, bảng nhóm
III. Phương pháp : 
 Vấn đáp.
Hợp tác thảo luận nhóm
IV. Tiến trình lên lớp :
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
GHI BẢNG
HĐ 1:KTBC(5’)
Treo bảng phụ, gọi HS KT
GV kiểm tra vở 1 số HS
Cho cả lớp theo dõi, nhận xét.
GV KL
1 HS lên bảng
1)Hai phương trình tương đương là hai phương trình có cùng một tập nghiệm.
2)Không tương đương vì x = 0 có tập nghiệm là: S ={ 0}
x( x – 1 ) = 0 có tập nghiệm là: S ={ 0; 1 }
3)thay t = 0 vào hai vế của PT.
VT = (0+2)2 = 4
VP = 3.0 + 4 = 4
VT = VP.
Vậy t = 0 là nghiệm của PT đã cho.
Cả lớp theo dõi, nhận xét
1)Thế nào là 2 PT tương đương?
2)Hai PT x = 0 và x(x – 1 )= 0 có tương đương không? Vì sao?
3) t = 0 có là nghiệm của PT
 (t +2)2 = 3t + 4 không?
HĐ 2: ĐỊNH NGHĨA PT BẬC NHẤT MỘT ẨN (7’)
- Hãy nhận xét dạng của của các phươ ... ường AB là 120(km)
HĐ 4 : HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (4’)
Nêu BTVN.
*HD :
Bài 48 :
Gọi số dân năm ngoái của tỉnh A là x(x :nguyên, dương, x<4 tr)
Gọi số dân năm ngoái của tỉnh B là 4 000 000 – x 
Do đó số dân năm nay của tỉnh A là 101,1100x
Ghi vào vở
Đọc đề bài.
-Xem lại các bài tập đã giải.
-Làm bài 48 tr 32 SGK
-Soạn các câu hỏi ôn chương III
-Làm bài tập ôn chương 50, 51,52,54
-Ôn tập các dạng PT đã học
-Chuẩn bị tiết sau ôn chương 
*HD :Bài 48 
số dân năm ngoái
số dân năm nay 
Tỉ lệ tăng thêm
Tỉnh A
x
101,1100x 
1,1%
Tỉnh B
4 tr– x
101,2100(4tr – x)
1,2%
PT :
101,1100x - 101,2100(4 000 000 – x) 
= 807 200
V/RÚT KINH NGHIỆM:
-----------– —-----------
Tuần 27-Tiết 55
ÔN TẬP CHƯƠNG III
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức : Hệ thống kiến thức chương III
- Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng giải các dạng PT, giải bài toán bằng cách lập PT
- Thái độ : Rèn tính cẩn thận, chính xác trong tính toán
II. CHUẨN BỊ:
- GV: bảng phụ ghi đề bài 
- HS: Ôn tập kiến thức chương III, soạn câu hỏi ôn chương
III.PHƯƠNG PHÁP :
 -Luyện tập – Thực hành
 -Thảo luận nhóm
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
GHI BẢNG
HĐ1 : ÔN TẬP LÍ THUYẾT-BT TRẮC NGHIỆM (15’)
Gọi HS lần lượt trả lời câu hỏi .
Hãy nêu các quy tắc biến đổi PT.
Gọi HS nêu VD câu 2
GV chốt lại :Khi nhân 2 vế của một PT với cùng một biểu thức chứa ẩn thì PT nhận được có thể không tương đương với PT đã cho.
GV đưa bảng phụ, ghi tóm tắt kiến thức cần nhớ.
Đưa đề bài trắc nghiệm lên bảng.
Cho HS thảo luận theo bàn.
Gọi đại diện trả lời.
Yêu cầu HS giải thích
Gọi HS nhận xét
1 HS đọc câu hỏi
HS khác trả lời.
Nhắc lại 2 quy tắc :
+Chuyển vế
+Nhân với môït số
Nêu VD câu 2
HS thảo luận theo bàn.
Đại diện trả lời
Giải thích
Nhận xét
I/ ÔN TẬP LÍ THUYẾT
1)Hai PT tương đương là hai PT có cùng tập nghiệm
2)VD :
x - 3 = 0 (1)
Nhân 2 vế với x, ta được PT
 x(x – 3 ) = 0 (2)
Hai PT này không tương đương vì không cùng tâïp nghiệm
S1 = {3}
S2 = {0, 3}
3)ĐK : a ≠ 0 thì PT ax + b = 0 là một PT bậc nhất một ẩn
4)Một PT bậc nhất một ẩn có 1 nghiệm duy nhất
Chọn : luôn có môït nghiệm duy nhất
5)Khi giải PT chứa ẩn ở mẫu, ta phải chú ý đến ĐKXĐ của PT.
6)Các bước giải bài toán bằng cách lập PT (SGK tr25)
II / TRẮC NGHIỆM
1)Trong các PT sau, PT nào là PT bậc nhất một ẩn ?
A.0x + 3 = 0 B.x – 2y = 0
C.0,2x – 4 = 0 D. xx-1 + 1 = 0
2)Điền dấu « x » vào ô thích hợp :
PT
TĐ
Không TĐ
1
x – 4=0và 2x – 8=0
x
2
x – 1 =0 
và (x -1)(x +1)=0
x
3)PT 3x – 4 = 0 có nghiệm là :
A. 43 B. -43 C. 34 D. -34 
4)PT ( 2x – 4)(x + 3) = 0 có tập nghiệm là : 
A.{ - 2 ; 3} B. { - 2 ; -3}
C.{ 2 ; -3} D. { 2 ; 3}
5)ĐKXĐ của PT xx-2 - 1x+2 = x+5x2- 4 là :
A. x ≠ 2 B. x ≠ - 2
C. x ≠ ± 2 D. x ≠ 0, x ≠ ± 2
HĐ 2 : GIẢI PT (15’)
Gọi HS nhắc lại các dạng PT đã học
Gọi HS đọc đề bài
Cho HS nhận dạng PT, Hãy nêu cách giải từng dạng
Gọi 2HS lên bảng giải
Yêu cầu cả lớp theo dõi, nhận xét.
GV chốt lại cách trình bày
Gọi HS đọc đề bài 52, cho HS nhận dạng
Gọi HS nhắc lại các bước giải.
Gọi 1 HS lên bảng giải
Yêu cầu cả lớp cùng làm
Nhận xét
Nhắc lại các dạng PT đã học
Đọc đề bài
Nhận dạng PT :
Bài 50 : PT đưa được vềâ dạng ax + b = 0
Bài 51 :PT đưa về dạng tích
 nêu cách giải từng dạng
2HS lên bảng giải
Cả lớp theo dõi, nhận xét
HS đọc đề bài 52
Nhận dạng : PT chứa ẩn ở mẫu.
Nhắc lại các bước giải.
1 HS lên bảng.
Cả lớp cùng làm 
Nhận xét bài ở bảng.
II/BÀI TẬP
GIẢI PT
DẠNG 1 : PT ĐƯA ĐƯỢC VỀ DẠNG ax + b = 0
Bài 50 :
a)3 – 4x (25 – 2x ) = 8x2 +x – 300 
Û3 – 10x +8x2 = 8x2 + x – 300 
Û – 10x +8x2 – 8x2 – x = – 300 – 3 
Û –101 x = – 303
Û x = 3
Vậy PT có tập nghiệm là S ={3}
DẠNG 2 : PT ĐƯA VỀ DẠNG TÍCH
Bài 51 :
a)(2x + 1)(3x – 2 ) = (5x – 8 )(2x +1)
Û (2x +1)(3x – 2) –(5x – 8)(2x +1) = 0
Û (2x +1)[(3x – 2 ) – ( 5x – 8 )] = 0
Û (2x +1)(3x – 2 – 5x +8) = 0
Û (2x + 1 )(6 – 2x ) = 0
1)2x + 1 = 0
Ûx = -12 
2)6 – 2x = 0
Û x = 3 
Vậy PT có tập nghiệm là S ={-12 ; 3}
DẠNG 3 : PT CHỨA ẨN Ở MẪU
Bài 52 :
a)12x-3 - 3x(2x-3) = 5x
ĐKXĐ : x ≠ 0 và x ≠ 32 
MTC :x (2x – 3)
1.x2x-3.x - 3x(2x-3) = 5(2x-3)x(2x-3)
Þx – 3 = 10x – 15 
Û –9x = –15 + 3
Û –9x = –12
Û x = -12-9 
Û x = 43 (thỏa ĐKXĐ) 
Vậy PT có tập nghiệm là S ={42 }
HĐ 3 :GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PT (13’)
Đưa đề bài lên bảng
Gọi HS đọc đề bài
Cho HS thảo luận nhóm đôi cách đặt ẩn và lập PT
Gọi HS trình bày miệng.
GV ghi lời giải
Gọi 1 HS lên bảng giải
Gọi HS nhận xét 
Gọi HS đọc đề bài
Gọi 1 HS lên bảng điền vào bảng
Gọi 1 HS lên bảng đăït lời giải
Yêu cầu cả lớp cùng làm
Đọc , tìm hiểu đề
Thảo luận nhóm đôi cách đặt ẩn và lập PT
Trình bày miệng.
1 HS lên bảng giải PT và trả lời.
Cả lớp cùng giải.
Nhận xét 
Đọc đề bài
1 HS lên bảng điền vào bảng.
1 HS lên bảng đăït lời giải
Cả lớp cùng làm.
Về nhà tự giải PT và trả lời
BÀI TẬP
1)Số HS của lớp 8A bằng 79 số HS của lớp 8B. Nếu chuyển 5 HS từ lớp 8B sang lớp 8A thì số HS 2 lớp bằng nhau. Tính số HS mỗi lớp ?
Giải .
Gọi số HS của lớp 8B là x (hs)(x : nguyên, dương)
Số HS của lớp 8A là 79 x
Khi chuyển 5 HS từ lớp 8B sang lớp 8A thì số HS của lớp 8A là 79 x + 5
Và số HS của lớp 8B là x - 5
Sau khi chuyển thì số HS 2 lớp bằng nhau nên ta có PT :
 x – 5 = 79 x + 5
Giải PT được x = 45
Trả lời :
Số HS lớp 8B : 45 (hs)
Số HS lớp 8A : 79 .45=35 (hs)
2)Hai xe máy khởi hành cùng lúc từ A đến B, vận tộc xe thứ nhất là 30 km/h, vận tốc xe thứ hai là 35 km/h. Do đó xe thứ hai đến B sớm hơn xe thứ nhất 20 phút . tính độ dài quãng đường AB ?
V(km/h)
S (km)
t(h)
Xe 1
30
x
x30
Xe 2
35
x
x35
PT : x30- x35 = 13 
Giải.
Gọi x (km) là độ dài quãng đường AB (x> 0)
Thời gian xe thứ nhất đi : x30 (h)
Thời gian xe thứ hai đi : x35 (h)
Đổi sang giờ :
20 phút = 13 (h)
Do xe thứ hai đến B sớm hơn xe thứ nhất 12 (h) nên ta có PT :
x30- x35 = 13 
Giải PT ta được x = 70
Trả lời :
Độ dài quãng đường AB là 70 (km)
HĐ 4 : HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (2’)
Giải đáp những thắc mắc của HS
Nêu yêu cầu về nhà
Ghi vào vở
Nêu cách đặt ẩn :
1)gọi x là lượng dầu thùng 2 (l)(ĐK : x>0)
Lượng dầu thùng 1 lúc đầu là 2x(l)
Sau khi thêm , bớt thì lượng dầu thùng 1 là 2x – 10
Lượng dầu thùng 2 là x + 15.
Theo đề bài, ta có PT :
2x – 10 = x = 15
-Ôn tập lí thuyết chương
-Xem lại các dạng bài tập đã giải.
Làm BT :
1)Thùng dầu thứ nhất gấp đôi lượng dầu thùng dầu thứ hai, nếu thêm thùng thứ hai 15 lít và bớt thùng thứ nhất 10 lít thì lượng dầu hai thùng bằêng nhau. Tính lượng dầu mỗi thùng lúc đầu ?
2)Một xe máy đi từ A đến B với vận tốc 35 km/h, rồi từ B về A với vận tốc 30 km/h . Do đó thời gian đi ít hơn thời gian về là 20 phút. Tính độ dài quãng đường AB ?
-Chuẩn bị tiết sau KT 1 tiết
V/RÚT KINH NGHIỆM:
-----------– —-----------
Tiết 56
KIỂM TRA CHƯƠNG III
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức : KT kiến thức chương III
- Kĩ năng : KT kĩ năng giải các dạng PT, giải bài toán bằng cách lập PT
- Thái độ : Rèn tính cẩn thận, chính xác trong tính toán
II .MA TRẬN ĐỀ :
NỘI DUNG
MỨC ĐỘ KIẾN THỨC
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
VD thấp
VD cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
PT tương đương
2
1đ
2
1đ
4
2đ
PT ax + b = 0
2
1đ
2
1đ
PT đưa được về
 ax + b = 0
1
1đ
1
1đ
PT tích
1
1đ
1
0,5đ
2
1,5đ
PT chứa ẩn ở mẫu
1
0,5đ
1c
1,5đ
2c
2đ
Giải bài toán bằng cách lập PT
1c
2.5đ
1c
2.5đ
Tổng
4
2đ
5
3,5đ
2
4đ
0,5đ
13c
10đ
III.ĐỀ : 
1/TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Trong các phương trình sau phương trình nào là phương trình bậc nhất một ẩn ?
A.7x – 5 = 0 B.x2 + 1= 0 C.3x –y = 0 D.0x + 2 = 0
Câu 2.Trong các số sau đây số nào là nghiệm của phương trình 3x – 4= 0 ?
A.	34	 	 	B. -43	 	C. 43	D. -34
Câu 3.Điền dấu “x” vào ơ thích hợp:
Câu
Hai phương trình
Tương đương
Khơng tương đương
1
x – 2 = 0 và 2x – 4= 0
2
x(x +1) = 0 và x + 1 = 0
Câu 4.Các phép biến đổi sau đúng hay sai ?
A. 4x +1 = x – 2 Û 4x + x = – 2 + 1 
B. 5x – 3 – x = 2 – 4x Û 5x – x + 4x = 2 + 3 
Câu 5. ĐKXĐ của phương trình – = là:
A.x ≠ 1 B. x ≠ – 1 C. x ≠ ± 1 D. x ≠ 0; x ≠ ±1
Câu 6. Tập nghiệm của phương trình ( x2 + 4)( x – 2) = 0 là:
A. {–2} B.{2} C.{–2; 2} D.{0,2}
2/ TỰ LUẬN:
Câu 1.Giải các phương trình:
 a) x + 3( x – 5) = 2x – 1 
 b)(2x – 5)( x + 4) = 0 c) = + 
Câu 2.Một xe máy đi từ A đến B với vận tốc 25 km/h rồi từ B về A với vận tốc bằng 65 vận tốc lúc đi.Do đĩ thời gian về ít hơn thời gian đi là 30 phút. Tính độ dài quãng đường AB ./.
IV.ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM
Câu
NỘI DUNG
ĐIỂM
TỔNG
1/TRẮC NGHIỆM: (4đ)
1
1A 
0.5đ
2
2B 
0.5đ
3
1 ): tương đương
2)không tương đương
0.5đ
0.5đ
4
a)Đ
b)S
0.5đ
0.5đ
5
C
0,5đ
6
B
0.5đ
2/ TỰ LUẬN :  (6đ)
1
a) x + 3( x – 5) = 2x – 1 
x + 3x – 15 =2x – 1 
Û 4x – 2x = - 1 + 15
Û2x = 14 
Û x = 7
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
1đ
b) )(2x – 5)( x + 4) = 0 
2x – 5 =0 hoặc x + 4 = 0
1)2x – 5 = 0 Ûx = 2,5
2)x + 4 = 0 Û x = -4 
Tập nghiệm S ={2,5 ; - 4}
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
1đ
c)ĐKXĐ : x ≠ - 1 , x ≠ 2
MTC : (x + 1)(x – 2)
QĐ :
2(x-2)x+1(x-2) = 3x-11x+1(x-2) + 1(x+1)x-2(x+1)
Þ2x – 4 = 3x – 11 + x + 1
Û2x –3x – x = –11 + 1 – 4
Û –2x = – 6
Û x = 3(thỏa ĐKXĐ)
Vậy PT có tập nghiệm S ={3}
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
1,5đ
2
Gọi x(km) là độ dài quãng đường AB (x > 0)
Vận tốc lúc về : 65 .25 = 30 (km/h)
30 phút = 12 h
Thời gian đi từ A đến B là x25 (h)
Thời gian về từ B về A là x30 (h)
Do thời gian về ít hơn thời gian đi 30 phút nên ta có PT:
x25 - x30 = 12
Giải PT :
x.625.6 - x.530.5 = 1.752.75
Û 6x – 5x = 75
Û x = 75(thỏa ĐK)
Vậy độ dài quãng đường AB là 75 (km)
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,75đ
0,25đ
2,5đ
V. THỐNG KÊ ĐIỂM :
LỚP/SS
SỐ HSKT
G
(8 "10)
KH
(6,5"7,75)
TB
(5"6,25)
Y
(3,5"4,75)
KÉM
Dưới 3,5
DƯỚI 5
TRÊN 5
81(33)
33
10
13
6
3
1
4
29
82(34)
34
 9
11
6
8
0
8
26
VI.RÚT KINH NGHIỆM
-----------– —-----------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_8_chuong_iii_phuong_trinh_bac_nhat_mot_an.docx