1. Về kiến thức
Học sinh hiểu được thế nào là giải bài toán bằng cách lập phương trình.
Nắm được các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.
2. Về kĩ năng
Biết vận dụng các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình để giải một số bài tập cụ thể.
Thành thạo kĩ năng giải phương trình.
3. Về thái độ
Chú ý nghe giảng, tích cực xây dựng bài.
Có tinh thần sáng tạo, chủ động trong học tập.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
Bảng phụ, thước.
2. Chuẩn bị của học sinh
Thước, sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi
Ngày soạn:10/09/2010 Ngày giảng: Bài 6: GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH I. Mục tiêu 1. Về kiến thức Học sinh hiểu được thế nào là giải bài toán bằng cách lập phương trình. Nắm được các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình. 2. Về kĩ năng Biết vận dụng các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình để giải một số bài tập cụ thể. Thành thạo kĩ năng giải phương trình. 3. Về thái độ Chú ý nghe giảng, tích cực xây dựng bài. Có tinh thần sáng tạo, chủ động trong học tập. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên Bảng phụ, thước. 2. Chuẩn bị của học sinh Thước, sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi. III. Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 7 phút ) Yêu cầu hai học sinh làm bài 30 (tr.23) Học sinh 1: phần a Học sinh 2: phần b Cả lớp quan sát. Yêu cầu 1 HS nhận xét bài làm của bạn. GV: Nhận xét, cho điểm. Đặt vấn đề: Như vậy ở các tiết trước chúng ta đã biết cách giải phương trình bậc nhất một ẩn, phương trình tích, phương trình chứa ẩn ở mẫu. Vậy phương trình có ứng dụng gì trong giải toán hay không? Chúng ta cùng vào bài hôm nay: “ Giải bài toán bằng cách lập phương trình ”. HS1: a) ; TXĐ: x ≠ 2 Ta thấy x = 2 không thỏa mãn TXĐ. Kết luận: phương trình vô nghiệm. HS2: b) ; TXĐ: x ≠ - 3 Kết luận: phương trình có nghiệm x = Hoạt động 2: Biểu diễn một đại lượng bởi biểu thức chứa ẩn ( 15 phút ) Trong thực tế, nhiều đại lượng biến đổi phụ thuộc lẫn nhau. Nếu kí hiệu một trong các đại lượng ấy là x thì các đại lượng khác có thể được biểu diễn dưới dạng một biểu thức của biến x. Xét ví dụ 1: + Gọi x ( km/h ) là vận tốc của một ô tô. Khi đó quãng đường ô tô đi được trong 5h được biểu diễn như thế nào? + Nếu ô tô đi được quãng đường S = 100 km thì thời gian biểu diễn như thế nào? Tương tự như ví dụ 1, yêu cầu học sinh làm ?1 ( sgk/4 ) Đưa ra đáp án: a) S = 180x b) v = Yêu cầu 1 HS đọc ?2 ( sgk/24 ) Chia lớp thành 2 nhóm. Cả 2 nhóm đều làm ?2 Mỗi nhóm cử một đại diện lên bảng làm ?2 Đưa ra đáp án đối chiếu? a) 5.100 + x b) x.10 + 5 Gọi HS nhận xét GV: Đánh giá, cho điểm HS: S = 5x HS: t = HS: trả lời HS: trình bày vào vở HS: hoạt động theo nhóm HS: trình bày bài giải vào vở. Hoạt động 3: Ví dụ về giải bài toán bằng cách lập phương trình ( 15 phút ) Yêu cầu HS đọc bài toán cổ trên bảng phụ. ( ví dụ 2 – sgk/24 ) Bài toán cho biets gì và hỏi gì? Bây giờ, nếu gọi x là số gà thì x cần phải có điều kiện gì? Khi đó số chó được biểu diễn như thế nào? Gà có 2 chân, chó có 4 chân. Vậy số chân gà, số chân chó được biểu diễn như thế nào? Theo đề bài ta có tổng số chân gà và chó là 100. Ta có thể biểu diễn như thế nào? Yêu cầu một HS giải pt lập được Yêu cầu 1 hs so sánh kết quả với điều kiện của ẩn. Vậy số gà là 22 thì số chó là bao nhiêu? Từ ví dụ trên, yêu cầu 1 hs tóm tắt cách giải bài toán bằng cách lập phương trình. Nhận xét, đưa ra các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình. Yêu cầu 1 hs làm ?3 ( sgk/25 ) Nhận xét. HS: đọc bài HS: Biết: gà + chó : 36 con Tổng chân: 100 Tính: gà? chó? HS: x nguyên dương x< 36 HS: số chó là 36 – x HS: số chân gà: 2x Số chân chó: 4(36 – x ) 2x + 4( 36 – x ) = 100 2x +4( 36 – x ) = 100 Số chó là: 36 – 22 = 14 ( con ) Hs trình bày bài vào vở. Hs trình bày vào vở. 1 hs lên bảng Hoạt động 4: Vận dụng ( 6 phút ) Yêu cầu 1 hs nhắc lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình. Làm bài tập 34 ( sgk/25 ) 1 hs đọc đề bài và cho biết giả thiết và yêu cầu của bài toán? Áp dụng các bước giải ở trên để giải bài toán này. Yêu cầu 1 hs lên trình bày? Nhận xét. Hs trả lời Biết: mẫu số > tử số là 3 đơn vị. Mẫu + 2, tử + 2 => p/s = Hỏi: p/s ban đầu? Hs: Gọi mẫu số là x; xZ; x0. Khi đó tử số là: x – 3. => p/s ban đầu là: Khi tăng cả tử và mẫu thêm 2 đơn vị ta được p/s mới: Theo đề bài: ; TXĐ: x Vậy p/s ban đầu là Hs trình bày bài vào vở. Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà ( 2 phút ) Học lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình. Đọc “ có thể em chưa biết ”. BTVN: 35; 36 ( sgk/25; 26 ).
Tài liệu đính kèm: