Giáo án Đại số Lớp 7 - Tuần 24 - Nguyễn Đức Hoài

Giáo án Đại số Lớp 7 - Tuần 24 - Nguyễn Đức Hoài

I/ MỤC TIÊU :

- Học sinh hiểu khái niệm về biểu thức đại số.

- Tự tìm hiểu một số ví dụ về biểu thức đại số.

- Có ý thức tự giác trong học tập.

II/ CHUẨN BỊ : Bảng phụ.

III/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

HĐ1: 1. NHẮC LẠI VỀ BIỂU THỨC

- GV giới thiệu qua về nội dung của chương.

- Ở lớp dưới ta đã học về biểu thức, lấy ví dụ về biểu thức ?

- Yêu cầu HS làm ví dụ tr24-SGK.

- Yêu cầu 1 HS đọc ví dụ và làm bài.

- Yêu cầu HS làm ?1 - HS chú ý lắng nghe

- HS lấy ví dụ.

Ví dụ: Biểu thức số biểu thị chu vi hình chữ nhật là: 2(5 + 8) (cm)

- HS làm ?1

3(3 + 2) cm2.

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 409Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 7 - Tuần 24 - Nguyễn Đức Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24: Soạn ngày : Ngày dạy:
Chương IV: Biểu thức đại số
Tiết 51: Đ1. Biểu thức đại số
I/ Mục Tiêu : 
Học sinh hiểu khái niệm về biểu thức đại số.
Tự tìm hiểu một số ví dụ về biểu thức đại số.
Có ý thức tự giác trong học tập.
II/ Chuẩn bị : Bảng phụ. 
III/Tiến trình dạy học : 
HĐ1: 1. Nhắc lại về biểu thức
GV giới thiệu qua về nội dung của chương.
ở lớp dưới ta đã học về biểu thức, lấy ví dụ về biểu thức ?
Yêu cầu HS làm ví dụ tr24-SGK.
Yêu cầu 1 HS đọc ví dụ và làm bài.
Yêu cầu HS làm ?1
- HS chú ý lắng nghe
- HS lấy ví dụ.
Ví dụ: Biểu thức số biểu thị chu vi hình chữ nhật là: 2(5 + 8) (cm)
- HS làm ?1
3(3 + 2) cm2.
HĐ2: 2. Khái niệm về biểu thức đại số
GV yêu cầu HS đọc bài toán và suy nghĩ làm bài.
GV: Người ta dùng chữ a để thay của một số nào đó.
Yêu cầu HS làm ?2
Cả lớp thảo luận theo nhóm, đại diện 1 nhóm lên trình bày.
GV: Những biểu thức a + 2; a(a + 2) là những biểu thức đại số.
Biểu thức đại số là gì ?
Lấy ví dụ về biểu thức đại số ?
Yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm của các bạn.
Yêu cầu HS làm ?2
Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài.
GV: Người ta gọi các chữ đại diện cho các số là biến số (biến)
Tìm các biến trong các biểu thức trên ?
Yêu cầu HS đọc chú ý tr25-SGK.
Bài toán:
 - HS: Ta có: 2(5 + a)
- HS làm ?2
Bài làm: Gọi a là chiều rộng của HCN
 chiều dài của HCN là a + 2 (cm)
 Biểu thức biểu thị diện tích: a(a + 2)
- 2 HS lên bảng viết, mỗi HS viết 2 ví dụ về biểu thức đại số.
- HS làm ?2
a) Quãng đường đi được sau x (h) của 1 ô tô đi với vận tốc 30 km/h là : 30.x (km)
b) Tổng quãng đường đi được của người đó là: 5x + 35y (km)
- HS đứng tại chỗ trả lời.
HĐ3: Củng cố
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài tập 1 và bài tập 2 tr26-SGK
Bài tập 1
a) Tổng của x và y: x + y
b) Tích của x và y: xy
c) Tích của tổng x và y với hiệu x và y: (x+y)(x-y)
Bài tập 2: Biểu thức biểu thị diện tích hình thang 
- Yêu cầu học sinh đọc phần có thể em chưa biết.
Hướng dẫn học ở nhà:
- Nắm vững khái niệm thế nào là biểu thức đại số.
- Làm bài tập: 3, 4, 5 tr27-SGK 
- Làm bài tập: 1 5 (tr9, 10-SBT)
- Đọc trước bài : ''Giá trị của một biểu thức đại số''.
Tuần 24: Soạn ngày : Ngày dạy:
Tiết 52: Giá trị của một biểu thức đại số
I/ Mục Tiêu : 
HS biết cách tính giá trị của một BTĐS, biết cách trình bày lời giải của dạng toán này.
Rèn kỹ năng tính giá trị của một biểu thức.
Rèn tính cẩn thận trong tính toán.
II/ Chuẩn bị : Bảng phụ. 
III/Tiến trình dạy học : 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
GV nêu yêu cầu kiểm tra:
HS1: Lấy ví dụ về BTĐS ? Chữa BT 4 (SGK-tr27).
HS2: a)Viết biểu thức biểu thị chu vi của hcn có chiều rộng là a và chiều dài là b.
 b) Tính chu vi hcn đó khi a=3, b=4? 
Chu vi hcn là:2(a+b) và khi a=3, b=4 thì chu vi là 2(3+4)=14 ta nói 14 là giá trị của biểu thức 2(a+b) khi a=3 và b=4.
GV yêu cầu HS lớp nhận xét và cho điểm phần trình bày của các bạn.
HĐ2: 1. Giá trị của một biểu thức đại số.
GV yêu cầu HS tìm hiểu ví dụ 1 
Yêu cầu 1 hs lên bảng làm.
GV: Ta nói 18,5 là giá trị của biểu thức 3m+n tại m=9, n=0,5.
Muốn tính giá trị của BT ta làm ntn?
GV nêu ví dụ 2.
Yêu cầu HS lớp trao đổi và làm bài theo bàn, mỗi nửa làm 1 ý của ví dụ 2.
Gọi 2 HS lên bảng trình bày, mỗi em làm 1 ý.
Yêu cầu HS lớp nhận xét, bổ sung. 
GV tổng kết lại cách tính giá trị BT và cách trình bày.
Yêu cầu HS đọc cách tính trong SGK- tr28.
- HS đọc Ví dụ 1 - SGK
- 1 HS lên bảng làm:
Thay m=9, n=0,5 và bt đã cho ta có:
2.9 + 0,5 = 18,5.
- HS: Ta thay giá trị của biến vào biểu thức rồi tính.
Ví dụ 2 - SGK 
-HS trình bày:
Thay x=-1 vào BT ta có: 3.(-1)2-5.(-1)+1 = 9.
Vậy giá trị của biểu thức 3x2-5x+1tại x=-1 là 9.
-Thay x= 1/2 vào BT ta có: 3.(1/2)2-5.(1/2) +1
= 3.1/4-5/2+1 =-3/4.
Vậy giá trị của BT 3x2-5x+1 tại x=1/2 là -3/4.
*Cách tính GTBT: (SGK).
HĐ3: 2. áp dụng
GV yêu cầu HS trao đổi làm ?1.
GV gọi 1 HS lên bảng trình bày.
Yêu cầu HS lớp nhận xét, bổ sung. 
GV nhấn mạnh kết quả. 
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân ?21phút.
Gọi HS đọc kết quả chọn.
Yêu cầu HS lớp nhận xét, bổ sung. 
- HS trao đổi làm ?1
Tính giá trị biểu thức 3x2-9x tại x=1 và x=1/3.
- HS trình bày:
-Thay x=1 vào biểu thức ta có: 3.(1)2 -9.1 = -6.
Vậy giá trị của biểu thức tại x=1 là -6.
-Thay x=1/3 vào biểu thức ta có:3.(1/3)2 -9.1/3=-8/3. Vậy giá trị của biểu thức tại x=1/3 là -8/3.
- HS làm?2.
HĐ3: Củng cố.
Muốn tính giá trị của BT ta làm ntn?
Yêu cầu hs tìm hiểu BT 6 (SGK).
GV đưa bài tập lên bảng phụ.
Cho HS trao đổi theo nhóm bàn, mỗi bàn làm 1 ý rồi lên điền vào bảng phụ.
Đọc tên của nhà toán học?
Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. 
GV chốt bài và nói thêm về nhà toán học Lê Văn Thiêm.
Yêu cầu HS tìm hiểu bài tập 7.
Với BT có 2 biến ta tính giá trị ntn?
Gọi 2 HS lên bảng làm. HS cả lớp cùng làm.
Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. 
-HS phát biểu.
Bài tập 6: (SGK T28).Tính giá trị của BT tại x=3, y=4 và z=5 rồi điền vào ô trống.
N: x2 = 32=9.
T: y2=42=16.
Ă: 1/2(xy+z) =1/2(3.4+5)=17/2 =8,5.
L: x2-y2=32-42=-7.
Ê: 2z2+1=2.52+1= 51.
H: x2+y2=32+42=25.
V: z2-1=52-1=24.
I: 2(y+z) = 2(4+5)= 18.
M: 
-7
51
24
8,5
9
16
25
18
51
5
L
Ê
V
Ă
N
T
H
I
Ê
M
-HS: Nhà toán học: Lê Văn Thiêm.
Bài tập 7(SGK).
Tính giá trị của BT tại m=-1 và n=2.
- Hai HS lên bảng làm:
a) Thay m=-1 và n=-2 vào BT ta có:
3.(-1) – 2.2 = (-3) - 4 = -7.
Vậy G.trị của BT tại m=-1 và n=2 là: -7.
b) Thay m=-1 và n=-2 vào BT ta có:
7.(-1) +2.2 - 6 = (-7) +4 - 6 = -9.
Vậy G.trị của BT tại m=-1 và n=2 là: -9.
Hướng dẫn về nhà: 
- Cần nắm chắc cách tính giá trị biểu thức và cách trình bày dạng toán này.
- Làm BT đầy đủ, xem kỹ các BT đã chữa.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_7_tuan_24_nguyen_duc_hoai.doc