Đ4. ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Biết được khái niệm 2 đơn thức đồng dạng, nhận biết được các đơn thức đồng dạng.
1.2. Kỹ năng:
- Biết cộng trừ các đơn thức đồng dạng.
- Rèn kĩ năng cộng trừ đơn thức.
1.3. Thái độ:
- Rèn tính chính xác cẩn thận trong tính toán.
2. Chuẩn bị
- Giáo viên: bảng phụ ghi nội dung các bài tập, SGK, giáo án, thước thẳng
- Học sinh: bút dạ, SGK, học và chuẩn bị bài
Ngày soạn: 28/2/2011 Tiết 54 Ngày giảng:3/3/2011 Đ4. Đơn thức đồng dạng 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức - Biết được khái niệm 2 đơn thức đồng dạng, nhận biết được các đơn thức đồng dạng. 1.2. Kỹ năng: - Biết cộng trừ các đơn thức đồng dạng. - Rèn kĩ năng cộng trừ đơn thức. 1.3. Thái độ: - Rèn tính chính xác cẩn thận trong tính toán. 2. Chuẩn bị - Giáo viên: bảng phụ ghi nội dung các bài tập, SGK, giáo án, thước thẳng - Học sinh: bút dạ, SGK, học và chuẩn bị bài 3. Phương pháp - Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhỏ, thuyết trình, đàm thoại 4. Tiến trình dạy học 4.1. ổn định - Lớp trưởng điểm danh báo cáo sĩ số . 4.2. Kiểm tra bài cũ : Đơn thức là gì? Lấy ví dụ đơn thức thu gọn có bậc là 4 với các biến là x, y, z Tính giá trị đơn thức 5x2y2 tại x = -1; y = 1. Đơn thức: Là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các tích Ví dụ: x2yz; xy2z; xyz2 Thay x = -1; y = 1 vào đơn thức 5x2y2 ta có 5x2y2= 5.(-1)2.12= 5 4.3./ Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiêu Đơn thức đồng dạng - Giáo viên đưa ?1 lên bảng phụ. - Học sinh hoạt động theo nhóm bàn sau đó các bàn cử đại diện đứng tại chỗ trả lời . GV: Cùng học sinh theo dõi và nhận xét GV: Các đơn thức của phần a là đơn thức đồng dạng. ? Thế nào là đơn thức đồng dạng. HS : 3 học sinh phát biểu.( Hai đơn thức đồng dạng là 2 đơn )thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến. GV: Cho một số học sinh đọc lại định nghĩa sau đó nêu nội dung chú ý - GV : Cho học sinh làm ?2, yêu cầu học sinh giải thích - Học sinh làm bài: bạn Phúc nói đúng. 1. Đơn thức đồng dạng ?1 Định nghĩa: - Hai đơn thức đồng dạng là 2 đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến. * Chú ý: SGK ?2 Bạn Phúc nói đúng vì 0,9xy2 và 0,9x2y có phần biến khác nhau Hoạt động 2: Cộng trừ các đơn thức đồng dạng - Giáo viên cho học sinh tự nghiên cứu SGK. - Học sinh nghiên cứu SGK khoảng 3' rồi trả lời câu hỏi của giáo viên. ? Để cộng trừ các đơn thức đồng dạng ta làm như thế nào. HS: ( Cộng, trừ phần hệ số với nhau, phần biến giữ nguyên) - Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?3 - Cả lớp làm bài, ba học sinh lên bảng - Giáo viên theo dõi, hướng dẫn học sinh làm bài - Cả lớp theo dõi và nhận xét. Giáo viên cho học sinh các tổ thi làm thi viết nhanh HS; Học sinh ba tổ thi với nhau theo luật nài đã đưa, tôt nào nhanh tổ đó thắng 2. Cộng trừ các đơn thức đồng dạng Ví dụ: SGK - Để cộng (trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến. ?3 Hoạt động : Luyện tập GV: Cho học sinh làm bài HS: Một học sinh lên bảng, các học sinh khác làm vào vở GV: Cùng học sinh nhận xét, đánh giá bài tập GV: Cho học sinh nghiên cứu bài HS: Cả lớp làm bài, một học sinh lên bảng GV: Theo dõi, hướng dẫn học sinh dưới lớp làm bài HS: Nhận xét bài của bạn trên bảng Bài tập 16 - tr34 SGK 25xy2 + 55xy2 + 75xy2 = (25+55+75)xy2 = 155xy2 Bài tập 17 - tr35 SGK Thay x = 1; y = -1 vào biểu thức ta có: (Học sinh làm theo cách khác) 4.4/ Củng cố: GV: Cho học sinh nhắc lại thế nào là đơn thức, đơn thức đồng dạng, cộng, trừ đơn thức đồng dạng 4.5/ Hướng dẫn về nhà : - Nắm vững thế nào là 2 đơn thức đồng dạng - Làm thành thạo phép cộng, trừ các đơn thức đồng dạng. - Làm các bài 15, 18/ SGK 5./ Rút kinh nghiệm ****************************
Tài liệu đính kèm: