LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Khắc sâu kiến thức về thu thập số liệu thống kê, tần số
1.2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết số các giá trị của hiệu
1.3. Thái độ
- Thấy được ý nghĩa của thống kê trong đời sống.
2. Chuẩn bị
- Giáo viên: SGK, giáo án. thước thẳng, bảng phụ
- Học sinh: Chuẩn bị bài như yêu cầu tiết trước, SGK
Ngày soạn: Tiết 42 Ngày giảng: LUYệN TậP 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức - Khắc sâu kiến thức về thu thập số liệu thống kê, tần số 1.2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng nhận biết số các giá trị của hiệu 1.3. Thái độ - Thấy được ý nghĩa của thống kê trong đời sống. 2. Chuẩn bị - Giáo viên: SGK, giáo án. thước thẳng, bảng phụ - Học sinh: Chuẩn bị bài như yêu cầu tiết trước, SGK 3. Phương pháp - Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, vấn đáp 4. Tiến trình dạy học 4.1. ổn định - Lớp trưởng điểm danh báo cáo sĩ số . 4.2. Kiểm tra bài cũ Thế nào là dấu hiệu, giá trị của một dấu hiệu, tần số của một giá trị? - Dấu hiệu là vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm. Giá trị của dấu hiệu: là số liệu kết quả điều tra. Tần số: là số lần xuất hiện của các giá trị khác nhau. 4.3./ Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Cho học sinh nghiên cứu các câu hỏi và trả lời ? Vấn đề bạn An quan tâm là gì? ? Có tất cả bao nhiêu gía trị? ? Có bao nhiêu giá trị khác nhau? Tìm tần số của chúng? HS: Nghiên cứu các câu hỏi, lần lượt 3 học sinh lên bảng viết câu trả lời, dưới lớp hoàn thành vào vở và nhận xét bài cho bạn trên bảng GV: Nhận xét và kết luận Bài 2 SGK/7 a. Dấu hiệu mà bạn An quan tâm là: thời gian cần thiết hàng ngày mà An đi từ nhà đến trường. Dấu hiệu đó có 10 giá trị. b. có 5 giá trị khác nhau: 17; 18; 19; 20; 21 c. Tần số của các giá trị trên là 1; 3; 3; 2; 1 GV : Chuo học sinh nghiên cứu bài HS : Nghiên cứu các yêu cầu của bài - GV: Dấu hiệu chung cần tìm hiểu ở bảng 2 là gì? HS: Thời gian chạy của 50 học sinh - GV: Cho học sinh hoạt động theo nhóm nhỏ làm câu b, c 3 nhóm làm câu b, 3 nhóm làm câu c HS: Hoạt động nhóm làm theo yêu cầu của giáo viên sau đó các nhóm trình bày bài giải của mình, các nhóm nhận xét bài cho nhau GV: Hướng dẫn các nhóm làm bài sau đó nhận xét kết luận Bài 3 – SGK /7 Dấu hiệu chung cần tìm là: thời gian chạy 50 m của mỗi học sinh. b. đối với bảng 5. Số các giá trị là: 20 Số các giá trị khác nhau là: 5 Đối với bảng 6. Số các giá trị là 20 Số các giá trị khác nhau là 4 c. Đối với bảng 5 Các giá trị khác nhau là: 8.3; 8.4; 8.5; 8.7; 8.8 Tần số lần lượt là: 2; 3; 5; 2 Đối với bảng 6: Các giá trị khác nhau là: 9,2; 8.7; 9,0; 9,3; Tần số lần lượt là: 7; 3; 5; 5 - GV: Tiếp tục cho học sinh hoạt động nhóm làm bài HS : Hoạt động nhóm nhỏ làm bài sau đó các nhóm đứng tại chỗ đọc kết quả bài của mình GV : Ghi lại các kết quả và nhận xét kết quả đúng HS: Quan sát và ghi bảng Bài 4 SGK /9 Dấu hiệu: Khối lượng chè trong từng hộp. Số các giá trị: 30 Số các giá trị khác nhau là 5. Các giá trị khác là: 98; 99; 100; 101; 102 Tần số của các giá trị lần lượt là: 3; 4; 16; 4; 3 4.4/ Củng cố: - GV: Thế nào là dấu hiệu? - GV: Giá trị của một dấu hiệu? - GV: Tần số của một giá trị? - Dấu hiệu là vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm. -Giá trị của dấu hiệu: là số liệu kết quả điều tra -Tần số: là số lần xuất hiện của các giá trị khác nhau 4.5/ Hướng dẫn về nhà : - Xem kỹ bài tập - BTVN: 1; 2; 3 SBT t3,4 - Chuẩn bị bài Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu 5. Rút kinh nghiệm *************************
Tài liệu đính kèm: