LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Củng cố, khắc sâu về đồ thị của hàm số y =ax (a 0)
1.2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng vẽ đồ thị của hàm số y = ax (a 0).
- Biết tìm trên đồ thị giá trị gần đúng của của hàm số khi cho trước giá trị của biến số và ngược lại.
- Biết xác định hệ số a khi biết đồ thị của hàm số
1.3: Thái độ
- Thấy được ý nghĩa của đồ thị trong thực tế và trong nghiên cứu hàm số.
Ngày soạn: 7/12/2010 Tiết 40 Ngày giảng: 10/12/2010 Luyện tập 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức - Củng cố, khắc sâu về đồ thị của hàm số y =ax (a 0) 1.2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng vẽ đồ thị của hàm số y = ax (a 0). - Biết tìm trên đồ thị giá trị gần đúng của của hàm số khi cho trước giá trị của biến số và ngược lại. - Biết xác định hệ số a khi biết đồ thị của hàm số 1.3: Thái độ - Thấy được ý nghĩa của đồ thị trong thực tế và trong nghiên cứu hàm số. 2. Chuẩn bị - Giáo viên: SGK, giáo án. thước thẳng, bảng phụ - Học sinh: Chuẩn bị bài như yêu cầu tiết trước, SGK 3. Phương pháp: - Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, vấn đáp 4.- Tiến trình dạy học 4.1. ổn định - Lớp trưởng điểm danh báo cáo sĩ số . 4.2. Kiểm tra bài cũ Đồ thị của hàm số y =f(x) là gì? ?Đồ thị của hàm số y =ax (a 0) là gì? Bài 41/SGK - Là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;y) trên mặt phẳng tọa độ - Là đường thẳng đi qua gốc tọa độ Bài 41: Điểm A và C thuộc đồ thị hàm số *HS1: ? . ? ? Vẽ trên cùng một hệ trục toạ độ Oxy đồ thị của các hàm số y = 2x; y = -0,5x; y = 4x; y = -2x? - Trình bày bảng. 4.3./ Bài mới : Giáo viên và Học sinh Bài ghi Bài 41 : SGK/72 - Hướng dẫn HS cách làm. Cho hàm số y = f(x) Nếu điểm M(x0;y0) thuộc đồ thị của hàm số y = f(x) thì y0 = f(x0). Và ngược lại. - GV: Vậy đối với bài toán trên ta phải làm như thế nào? - Thay toạ độ của điểm A vào công thức : y = -3x với x = nếu y = 1 thì kết luận A thuộc đồ thị của hàm số y = -3x và ngược lại. - Tương tự: Điểm B không thuộc đồ thị của hàm số, điểm C thuộc đồ thị của hàm số. - GV: Làm tương tự đối với điểm B; C(0;0). Bài 41 : SGK/72 Những điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số y = -3x A Thay x = vào y = -3x => y = -3. = 1 vậy điểm Athuộc đồ thị hàm số y = -3x Bài 42 : SGK/72 - GV: Hướng dẫn HS giải toán - GV: Muốn tìm được hệ số a ta phải biết 1 điểm thuộc đồ thị của hàm số. - Điểm A(2;1) Thay x = 2 ; y = 1 vào công thức y = ax => a. Bài 42 : SGK/72 a) Theo hình vẽ điểm A(2;1) thuộc đồ thị hàm số y = ax thay x = 2 ; y = 1 vào công thức ta có : 1 = a.2 => a = 1:2 = 0,5 b) Điểm B c) Điểm C(-2;-1) Bài 44 : SGK/73 - GV: Cho HS lên bảng vẽ đồ thị. - GV: Bằng đồ thị hãy tìm f(2)? Cho x = 2 => y = -0,5.2 = -1 Đồ thị hàm số đi qua điểm A(2;-1) Đường thẳng đi qua OA là đồ thị của hàm số. - GV: Tương tự đối với các câu còn lại. - GV: Bằng đồ thị hãy tìm giá trị của x khi y = -1? - Tại điểm có tung độ là -1 kẻ đường vuông góc với Oy cắt đồ thị tại A - Từ A kẻ đường vuông góc với Ox cắt Ox tại đâu thì đó chính là x khi y = -1. - GV: Tương tự đối với các câu còn lại - GV: Nhìn vào đồ thị có nhận xét gì về các giá trị của x khi y dương, y âm? - Khi y dương thì x âm. - Khi y âm thì x dương Bài 44 : SGK/73 Vẽ đồ thị hàm số y = f(x) = -0,5x o A a) f(2) = -1 ; f(-2) = 1 f(4) = -2 ; f(0) = 0 b) y -1 0 2.5 x 2 0 -5 c) Nếu y dương thì x âm Nếu y âm thì x dương. 4.4/ Củng cố: - GV: Đồ thị của hàm số là gì? - Là tập hợp các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;y). - GV: Đồ thị của hàm số y = ax (a 0) là gì? - Là đường thẳng đi qua gốc tọa độ. 4.5/ Hướng dẫn về nhà : - Học lại lý thuyết về đồ thị hàm số trong vở ghi lẫn SGK - Làm tiếp các bài tập 45, 47 trang 74 SGK. ./ Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: